Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và xây dựng quy trình chế biến sản phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe từ cua lột (Scylla)

Ở nước ta, cua bùn (Scylla spp.) là một Ďối tượng nuôi thủy sản nước mặn-lợ

truyền thống, có giá trị kinh tế-xã hội quan trọng trong cộng Ďồng ngư dân ven biển

và là nguồn thực phẩm ưa thích của số Ďông người Việt. Nghề nuôi cua bùn thương

phẩm phát triển kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cua lột Ďã làm tăng lên giá trị

kinh tế của Ďối tượng này và làm Ďa dạng hơn nghề nuôi thủy sản. Nuôi cua lột cũng

là một nghề truyền thống mà sản phẩm là những con cua vỏ mềm (Ďược gọi là cua

lột), sau khi Ďã lột bỏ lớp vỏ cứng thay bằng lớp màng chitin mềm mại bao bọc cơ

thể. Cho Ďến nay, sản phẩm cua lột chỉ Ďược sử dụng như một thực phẩm “ăn liền”,

nghĩa là chỉ dừng ở việc sơ chế, Ďóng gói, bảo quản cấp Ďông rồi tiêu thụ nội Ďịa

hoặc xuất khẩu Ďể làm nguyên liệu cho các nhà hàng chế biến ra hàng loạt các món

ăn. Các nghiên cứu về thành phần hóa học, hoạt tính sinh học của cua lột cũng như

công nghệ chế biến làm tăng giá trị, bào chế các sản phẩm có chất lượng cao còn rất

hạn chế.

Trong những năm gần Ďây, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan tâm

nhiều hơn Ďến các thực phẩm chức năng an toàn, có lợi cho sức khỏe. Những minh

chứng xác thực về vai trò quan trọng của thực phẩm chức năng trong việc giảm

thiểu bệnh và cải thiện sức khỏe Ďã và Ďang là Ďộng lực cộng hưởng thúc Ďẩy công

nghệ chế biến trong lĩnh vực này phát triển mạnh mẽ. Trong Ďó, công nghệ enzym

Ďược xếp hạng là một trong những công nghệ “xanh-sạch”, giữ vị trí tiên quyết tạo

ra các hợp chất có thành phần giàu dinh dưỡng, hoạt tính sinh học cao, bao gồm các

protein và peptid, các axit béo không no bão hòa (PUFAs), các probiotic và

prebiotic, các chất xơ, các chất khoáng, Ďược sử dụng có Ďịnh hướng trong sản xuất

các sản phẩm bảo vệ sức khỏe chất lượng cao. Những năm qua, nhiều sản phẩm của

công nghệ enzym Ďã Ďược sản xuất ở quy mô công nghiệp và Ďược thương mại hóa

nhờ vào những ưu Ďiểm nổi trội của xúc tác enzym như tốc Ďộ phản ứng nhanh, có

tính chuyên hóa cao, Ďiều kiện phản ứng Ďơn giản, không cần loại bỏ hóa chất dư

thừa sau phản ứng ra khỏi sản phẩm cuối cùng và dễ dàng mở rộng quy mô sản

xuất.

Động vật thủy sản nói chung, các loài cua biển nói riêng là những thực phẩm

có mùi vị, giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, cần Ďược nghiên cứu sâu về

thành phần hóa học và hoạt tính sinh học. Với hàm lượng protein cao, chúng có thể

Ďược sử dụng như một nguồn nguyên liệu lý tưởng Ďể thu nhận các sản phẩm có

hoạt tính sinh học Ďa dạng bằng công nghệ enzym nhằm phục vụ phát triển sản xuất

các loại thực phẩm chức năng có giá trị gia tăng.

pdf 245 trang kiennguyen 19/08/2022 4460
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và xây dựng quy trình chế biến sản phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe từ cua lột (Scylla)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và xây dựng quy trình chế biến sản phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe từ cua lột (Scylla)

Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và xây dựng quy trình chế biến sản phẩm có tác dụng tăng cường sức khỏe từ cua lột (Scylla)
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ 
 CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
---------- 
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LAN 
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ XÂY DỰNG 
QUY TRÌNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CÓ TÁC DỤNG 
TĂNG CƢỜNG SỨC KHỎE TỪ CUA LỘT (SCYLLA) 
LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC 
Hà Nội- 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ 
 CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
---------- 
NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LAN 
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ XÂY DỰNG 
QUY TRÌNH CHẾ BIẾN SẢN PHẨM CÓ TÁC DỤNG 
TĂNG CƢỜNG SỨC KHỎE TỪ CUA LỘT (SCYLLA) 
 LUẬN ÁN TIẾN SỸ HÓA HỌC 
Chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa học 
Mã số: 9.52.03.01 
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Quyết Chiến 
 2. TS. Lê Tất Thành 
Hà Nội- 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam Ďoan: 
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của 
PGS. TS. Nguyễn Quyết Chiến và TS. Lê Tất Thành. Các số liệu và kết quả thu 
Ďược trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa Ďược công bố trong bất kỳ công 
trình nào khác. 
Hà Nội, ngày tháng năm 2021 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Thị Phương Lan 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Với sự kính trọng, lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin bày tỏ 
lòng biết ơn tới PGS.TS. Nguyễn Quyết Chiến và TS. Lê Tất Thành là những 
người thầy Ďã hướng dẫn tận tình và tạo mọi Ďiều kiện giúp Ďỡ tôi trong thời gian 
thực hiện luận án. 
Tôi xin Ďược cảm ơn sự giúp Ďỡ và tạo Ďiều kiện thuận lợi của Học Viện 
Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong 
suốt thời gian tôi thực hiện luận án. 
Tôi cũng xin Ďược cảm ơn sự quan tâm, giúp Ďỡ của GS.TS. Phạm Quốc 
Long, Ban Lãnh Ďạo Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa 
học và Công nghệ Việt Nam và Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, những người Ďã 
cùng tôi chia sẻ công việc cũng như Ďộng viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu 
và học tập. 
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Trung tâm Nghiên cứu và Phát 
triển sản phẩm thiên nhiên - Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Kiểm 
nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia Ďã giúp Ďỡ tôi nhiệt tình trong suốt 
thời gian thực hiện luận án. 
Đặc biệt, tôi xin Ďược bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới 
toàn thể những người thân trong gia Ďình tôi, bạn bè Ďã Ďộng viên Ďể tôi có thể 
hoàn thiện Ďược luận án này. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn! 
Hà Nội, ngày tháng năm 2021 
 Tác giả luận án 
Nguyễn Thị Phương Lan 
iii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i 
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii 
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii 
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ xi 
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... xiii 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN ..................................................................................... 2 
1.1. Tổng quan về cua Scylla spp. ............................................................................ 2 
1.1.1. Giới thiệu chung về cua.............................................................................. 2 
1.1.2. Giới thiệu về chi cua bùn Scylla ................................................................ 2 
1.1.3. Giới thiệu chung về cua lột và nghề nuôi cua lột ..................................... 6 
1.1.4. Tình hình sử dụng, chế biến cua lột .......................................................... 9 
1.2. Các nghiên cứu hóa học về cua ......................................................................... 9 
1.2.1. Nghiên cứu về thành phần hóa học các loài cua biển trên thế giới ........ 9 
1.2.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học của các loài cua bùn Scylla .......... 14 
1.2.3. Nghiên cứu về các chất có hoạt tính sinh học của các loài cua............. 16 
1.2.3.1. Hoạt tính chống oxy hóa ................................................................... 17 
1.2.3.2. Hoạt tính kháng vi sinh vật ............................................................... 17 
1.2.3.3. Các hoạt tính khác............................................................................. 18 
1.2.3.4. Hoạt tính của lipid và phospholipid .................................................. 19 
1.3. Công nghệ thuỷ phân protein trong chế biến thực phẩm ............................ 20 
1.3.1. Giới thiệu chung ....................................................................................... 20 
1.3.2 Tính chất hóa lý của protein thủy phân ................................................... 21 
1.3.3. Hoạt tính sinh học của protein thủy phân ............................................... 21 
1.3.4. Ứng dụng của protein thủy phân ............................................................. 22 
1.3.5. Các phương pháp thủy phân protein ....................................................... 22 
1.4. Giới thiệu về quy hoạch thực nghiệm và tối ƣu hóa quy trình công nghệ 
hóa học ...................................................................................................................... 26 
iv 
1.4.1. Giới thiệu về quy hoạch thực nghiệm (Phương pháp bề mặt đáp ứng –
RSM) .................................................................................................................... 26 
1.4.2. Phần mềm quy hoạch thực nghiệm Design Expert 12.0 ........................ 28 
1.5. Định hƣớng nghiên cứu ................................................................................... 29 
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 32 
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 32 
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 33 
2.2.1. Các phương pháp xác định thành phần hóa học .................................... 33 
2.2.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính sinh học .............................................. 34 
2.2.3. Phương pháp thủy phân bằng công nghệ enzym .................................... 35 
2.2.4. Phương pháp quy hoạch thực nghiệm và tối ưu hóa quy trình công 
nghệ ..................................................................................................................... 36 
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM ............................................................................. 37 
3.1. Sơ chế và xử lý mẫu cua lột ............................................................................. 37 
3.2. Sơ đồ nghiên cứu mẫu cua lột ......................................................................... 38 
3.3. Phân tích các thành phần hóa học cơ bản ..................................................... 38 
3.3.1. Xác định hàm lượng ẩm ........................................................................... 38 
3.3.2. Xác định hàm lượng tro ........................................................................... 39 
3.3.3. Xác định hàm lượng protein .................................................................... 39 
3.3.4. Xác định hàm lượng lipid t ng ................................................................ 40 
3.3.5. Xác định các vitamin ................................................................................ 40 
3.3.5.1. Vitamin A, D, E ................................................................................. 40 
3.3.5.2. Xác định vitamin K ............................................................................ 41 
3.3.5.3. Xác định vitamin B2, B3 ..................................................................... 42 
3.3.6. Xác định khoáng chất ............................................................................... 42 
3.3.6.1. Xác định Ca, Mg, Na, K, P, Fe, Zn ................................................... 42 
3.3.6.2. Phương pháp xác định Cu, Mn ......................................................... 43 
3.3.7. Xác định cholesterol, ecdysone ................................................................ 44 
3.4. Phân tích thành phần và hàm lƣợng axit amin ............................................. 45 
3.5. Xác định thành phần và hàm lƣợng các axit béo .......................................... 46 
3.6. Xác định thành phần và hàm lƣợng các lớp chất lipid trong lipid tổng ..... 47 
3.7. Phân tích các dạng phân tử của lipid phân cực ............................................ 47 
v 
3.7.1. Xác định các nhóm chất trong từng phân lớp lipid phân cực ................ 48 
3.7.2. Xác định các dạng phân tử của phân lớp phospholipid ......................... 49 
3.8. Thử nghiệm hoạt tính sinh học ....................................................................... 57 
3.8.1. Thử nghiệm hoạt tính gây độc tế bào ung thư ........................................ 57 
3.8.2. Thử nghiệm hoạt tính chống oxy hóa bằng phương pháp đo 
malondialdehyde (MDA) .................................................................................... 58 
3.8.3. Thử nghiệm hoạt tính kháng viêm .......................................................... 58 
3.8.4. Thử nghiệm hoạt tính chống loãng xương của sản phẩm thủy phân cua 
lột và sản phẩm thực phẩm chức năng từ bột cua lột thuỷ phân ..................... 60 
3.9. Nghiên cứu và tối ƣu hóa quá trình thủy phân cua lột bằng enzym ........... 62 
3.9.1. Thiết bị và nguyên liệu ............................................................................. 63 
3.9.2. Quy trình chung cho phản ứng thủy phân ............................................. 63 
3.9.3. Xác định độ thủy phân (phương pháp OPA) và hàm lượng peptid ....... 64 
3.9.4. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng ................................................................ 66 
3.9.5. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình thủy phân ........................................... 67 
3.10. Nghiên cứu và tối ƣu hóa quá trình sấy phun ............................................. 67 
3.10.1. Thiết bị và nguyên liệu ........................................................................... 67 
3.10.2. Quy trình chung ...................................................................................... 68 
3.10.3. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy phun ...................... 68 
3.10.4. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình sấy phun ........................................... 68 
3.11. Sản xuất bột cua lột thủy phân ở qui mô pilot ............................................ 69 
3.12. Sơ đồ định hƣớng nghiên cứu quy trình công nghệ tạo sản phẩm có tác 
dụng tăng cƣờng sức khỏe quy mô phòng thí nghiệm ............. ... --------|----------|----------|--|------------------
 47.493 BB 3885.99902 2.37231e-1 921.87945 Proline 
Totals : 921.87945
1 Warnings or Errors :
Warning : Calibration warnings (see calibration table listing)
=====================================================================
 *** End of Report ***
Data File C:\CHEM32\2\DATA\18032206.D
Sample Name: Mau C.TS.4.3.1
Instrument 2 3/26/2018 12:06:51 PM Phong PTHH, Vien HCTN Page 2 of 2
1 
 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 
 VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC 
 _____________________________________ 
Địachỉ: 18 Hoang Quoc Viet, CauGiay, Hanoi, Vietnam 
Tel: 844-38361774; Fax: 844-38363144; Email: thaodo@ibt.ac.vn 
KẾT QUẢ THỬ NGHIỆMHOẠT TÍNH BIỆT HÓA 
NGUYÊN BÀO XƢƠNG THÀNH TẾ BÀO XƢƠNG 
(Kết quả thử nghiệm chỉ có giá trị với mẫu đem thử) 
- Tên mẫu: A1. 
- Dạng mẫu thử:Dạng bột,trên nhãn ghi tên mẫu rõ ràng. 
- Ngàysảnxuất: 
- Dòng tế bào thử nghiệm: 
+ MC3T3-E1:Dòng tế bào nguyên bào xương chuột MC3T3-E1 được cung cấp 
bởi ngân hàng tế bào ATCC (Manassas, Virginia, USA) 
- Đơn vị gửi mẫu: Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm 
KHCNVN 
- Thời hạn thử nghiệm:tháng 10-12/2018 
- Tài liệu tham khảo: 
1. Alcantara EH, Shin MY, Sohn HY, Park YM, Kim T, Lim JH, Jeong HJ, Kwon ST, 
Kwun IS (2011) diosgenin stimulates osteogenic activity by Increasing bone 
matrix protein synthesis and bone-specific transcription factor Runx2 in 
osteoblastic MC3T3-E1 cells. J Nutr Biochem 22(11): 1055-63. 
2. Lai CH, Wu YW, Yeh SD, Lin YH, Tsai CH Lai YH, Wu YW, Yeh SD, Lin YH, 
Tsai YH (2014) Effects of 6-Hydroxyflavone on Osteoblast Differentiation in 
MC3T3-E1 Cells. Based Complement Med EVID alternat 2014: 924560 
I. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
1.1. Vật liệu 
Vật liệu và hoá chất: 
- FBS của GIBCO, Invitrogen, TCA (Sigma), SRB (Sigma) 
- Đĩa 96 giếng nhựa (Corning, USA), pippette (eppendorf), máy đọc ELISA 96 
giếng (Bio-rad) 
- Các hóa chất thông thường khác 
2 
1.2. Phƣơng pháp 
Phương pháp nuôi cấy tế bào in vitro 
- Dòng tế bào MC3T3-E1 được nuôi cấy dưới dạng đơn lớp trong môi trường 
nuôi cấy alpha-MEM có bổ sung 10% huyết thanh phôi bò (FBS), 1% kháng 
sinh PS ở điều kiện 37oC và 5% CO2. Tế bào đựợc cấy chuyển bằng Trypsin - 
EDTA (0,05 %) sau 2 ngày nuôi cấy. 
- Để xác định khả năng biệt hóa MC3T3-E1 thành nguyên bào xương, tế bào sau 
khi phủ 80% bề mặt nuôi cấy, được nuôi trong môi trường biệt hóa có bổ sung 
10mM β-glycerophosphate và 50 µg/mL ascorbic acid. 
Phép thử sinh học xác định sự phát triển của tế bào dưới tác động của chất nghiên 
cứu 
Phương pháp MTT được sử dụng để xác định sự phát triển của tế bào MC3T3-E1 dưới 
tác động của chất nghiên cứu. Phương pháp này xác định sự phát triển của tế bào 
thông qua sự hình thành sản phẩm formazan mầu khi đưa MTT vào giếng tế bào 
dưới tác động của enzyme trong tế bào sống. Phương pháp được thực hiện theo các 
bước sau: 
- Tế bào MC3T3-E1 được đưa vào đĩa 96 giếng với nồng độ 1x104 tế bào/giếng 
;Tế bào trong đĩa được ủ với chất thử (10 l) pha trong DMSO 10% để có nồng 
độ nồng độ 100g/ml, 20 g/ml; 4 g/ml; 0.8 g/ml. Các giếng tế bào chỉ có 
dung môi pha mẫu được sử dụng làm đối chứng âm; 
- Ủ đĩa tế bào thí nghiệm trong tủ ấm 37oC, 5% CO2 trong 3 ngày; 
- Thêm vào mỗi giếng 20µl MTT (5mg/ml), ủ trong tủ ấm 37oC trong 4 giờ; 
- Loại bỏ dịch nổi, thêm vào mỗi giếng100µl DMSO để hòa tan mầu formazan tạo 
thành, đưa lên máy lắc đĩa lắc nhẹ trong 10 phút và sử dụng máy ELISA Plate 
Reader (Bio-Rad) để đọc kết quả ở bước sóng 490 nm. Khả năng sống sót của tế 
bào khi có mặt chất thử sẽ được xác định thông qua công thức sau: 
 OD(chất thử) x 100 
 % sống sót = 
 OD(đối chứng âm) 
Phương pháp xác định sự hoạt động của Alkalin phosphatase (ALP) 
Tế bào được đưa ra đĩa 96 giếng. Khi tế bào phủ kín 80% bề mặt nuôi cấy, tế 
bào được nuôi trong môi trường biệt hóa có bổ sung 10mM β-glycerophosphate và 50 
µg/mL ascorbic acid. Sau đó mẫu thí nghiệm được đưa vào với các nồng độ khác 
nhau. Môi trường cũng như mẫu thử được thay mới 2- 3 ngày một lần. Hoạt động của 
ALP trong tế bào vào ngày thứ 7 được xác định bằng ALP Assay Kit (Abcam, 
Cambridge, England) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 
3 
Xác định khả năng kích thích tạo Collagen 
- Tế bào được nuôi trong môi trường biệt hóa và ủ với mẫu thử. 
- Sau 10 ngày ủ hoạt chất, tế bào được rửa bằng PBS, cố định bằng dung dịch 
Bouin’s fluid trong 1 giờ. 
- Sau khi cố định, đĩa thí nghiệm được rửa dưới vòi nước trong 15 phút và để 
khô. Sau đó tế bào được nhuộm bằng Sirius red 0,1% trong acid picric trong 
1 h và rửa bằng HCl 0,01M để loại bỏ thuốc nhuộm còn dư; Cuối cùng, 
mầu nhuộm đã gắn với collagen tế bào được hòa lại trong NaOH 0,1M. Mật 
độ quang OD được xác định bằng máy đo ELISA (Bio-Rad) ở bước song 
550nm 
- Khả năng kích thích tạo collagen dưới tác động của mẫu thử được so sánh với 
đối chứng âm theo công thức: 
[OD(chất thử) x 100] 
 % tạo collagen = 
 [ OD(đối chứng âm)] 
Xác định khả năng kích thích tạo khoáng 
- Khả năng tạokhoáng dưới tác động của mẫu thử được xác định theo phương 
pháp nhuộm Anizarin red S. 
- Sau 15 ngày ủ mẫu, tế bào được rửa 2 lần với PBS và cố định với ethanol 70% 
trong 1 giờ. 
- Tế bào sau đó được nhuộm với alirazin Red S 40 mM (pH 4,4) trong 15 
phút và rửa lại bằng nước cất khử ion. 
- Lượng mầu nhuộm gắn với canxi được hòa tan với cetylpyridinum 
chloride 10% và lắc nhẹ trong 15 phút. Đo mật độ quang học ở bước 
sóng 561 nm bằng máy đo Microplate Reader (Biorad). 
- Khả năng kích thích tạo khoáng dưới tác động của mẫu thí nghiệm được so 
sánh với đối chứng âm 
Phương pháp xử lí số liệu 
- Các số liệu được xử lí trên Excel, được trình bày dạng mean ± SD. Các thuật 
toán thống kê Student's t-test, F’test và phương pháp phân tích phương sai một 
nhân tố ngẫu nhiên (one way ANOVA) để kiểm tra sự sai khác có ý nghĩa so 
với đối chứng âm, với P<0.05 được coi là sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê 
sinh học 
II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Tế bào tiền nguyên bào xương MC3T3-E1 là loại tế bào có khả năng 
biệt hóa thành các tế bào tạo xương. Trong quá trình biệt hóa, tế bào MC3T3-
4 
E1thể hiện những đặc điểm đặc trưng của nguyên bào xương như sản xuấtalkalin 
phosphatase (ALP), tăng cường tổng hợp collagen chất nền ngoại bào từ 
procollagen và cuối cùng là lắng đọng khoáng trên chất nền ngoại bào. Vì vậy dòng 
tế bào này được chúng tôi sử dụng để đánh giá khả năng chống loãng xương của các 
mẫu nghiên cứu. Các chỉ tiêu như khả năng kích thích tạo ALP, khả năng tăng cường 
tổng hợp collagen và khả năng tăng cường tạo khoáng là các dấu hiệu đặc trưng cho 
khả năng chống loãng xương. 
1. Sự phát triển của tế bào MC3T3 – E1 dƣới tác động của mẫu nghiên cứu 
Tác động của mẫu nghiên cứu đến sự phát triển của tế bào MC3T3 – E1 được thể 
hiện qua bảng 1. 
Bảng 1. Ảnh hưởng của các mẫu nghiên cứu đến sự phát triển của tế bào 
Nồng độ 
(µg/ml) 
A1 
% TB 
sống Sai số 
100 74,53 2,44 
20 94,76 0,46 
4 95,44 1,59 
0,8 96,81 1,05 
ĐC 100 1,77 
Ghi chú: *là sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê với P<0,05 
Qua bảng trên, chúng tôi nhận thấy: 
- Ở nồng độ 100 µg/ml, mẫu nghiên cứu gây ức chế sự phát triển của tế bào so 
với đối chứng không ủ mẫu với % tế bào sống là 74.53%, (P<0.05). 
- Khi nồng độ mẫu thử giảm xuống 20 µg/ml đến 0,8 µg/ml , sự phát triển của tế 
bào bị ảnh hưởng ít hơn với % tế bào sống đều cao hơn 74 %. 
2. Xác định tác động đến sự hoạt động của enzyme ALP 
Tác động của mẫu nghiên cứu đến hoạt động của ALP trong tế bào MC3T3-E1 
được thể hiện qua bảng 2. 
Bảng 1 Tác động của mẫu nghiên cứu đến hoạt động của ALP 
Nồng độ 
(µg/ml) 
A1 
% kích thích Sai số 
100 70,61 4,99 
20 127,59* 5,55 
4 118,43* 3,51 
0,8 98,88 4,30 
ĐC 100,00 3,51 
Ghi chú: *là sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê với P<0,05 
5 
- Kết quả ở bảng 2 cho thấy hoạt động của ALP tăng cường ở mức có ý nghĩa 
thống kê dưới tác động của các mẫu A1 ở nồng độ 20 µg/ml và 4µg/ml với % 
kích thích tương ứng là 127.59 và 118.43 % khi so sánh với đối chứng âm 
(100%). 
3.Xác định khả năng tăng cƣờng tổng hợp collagen 
Khả năng tăng cường tạo collagen dưới tác động của mẫu thử được thể hiện qua 
bảng 3. 
Bảng 3. Tác động của mẫu nghiên cứu đến sự tổng hợp collagen 
Nồng độ 
(µg/ml) 
A1 
% tổng hợp Sai số 
100 86,89 4,00 
20 105,64* 2,52 
4 109,77* 0,32 
0,8 106,86* 2,04 
ĐC 100,00 0,21 
Ghi chú: *là sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê với P<0,05 
Kết quả ở bảng 3 cho thấy: 
- Mẫu A1 ở nồng độ 0,8 đến 20 µg/ml thể hiện rõ khả năng tăng cường tổng hợp 
collagen ở mức có ý nghĩa thống kê so với đối chứng âm không được thử mẫu 
(P<0.05); 
Nồng độ 
(µg/ml) 
20 4 0,8 0 
A 1 
Hình 1. Tác động của mẫu nghiên cứu ở các nồng độ khác nhau tới sự tổng hợp 
collagen trên tế bào MC3T3-E1 
4. Xác định khả năng kích thích tạo khoáng 
Tác động của các mẫu nghiên cứu đến khả năng tạo khoáng ở tế bào MC3T3-E1 thể 
hiện qua bảng 4. 
6 
Bảng 4. Tác động của mẫu nghiên cứu đến sự tạo khoáng 
Nồng độ 
(µg/ml) 
A1 
% tổng hợp Sai số 
100 101,57 1,74 
20 119,77* 1,31 
4 114,98* 4,01 
0,8 105,66 7,93 
ĐC 100,00 2.68 
Ghi chú: *là sự sai khác ở mức có ý nghĩa thống kê với P<0,05 
Kết quả ở bảng 4 cho thấy: 
- Mẫu A1 ở nồng độ 20 và 4 µg/ml có khả năng kích thích tạo khoáng ở mức có ý 
nghĩa thống kê so với đối chứng không thử mẫu với P<0,05. 
IV. KẾT LUẬN 
 Mẫu A1 cho thấy khả năng cảm ứng biệt hóa nguyên bào xƣơng và chống 
loãng xƣơng tốt ở nồng độ 20 và 4µg/ml đối với các chỉ số tạo khoáng, tạo 
collagen và tăng cƣờng hoạt động ALP (P<0.05); 
HàNội, ngày18tháng12năm 2018 
Xác nhận của 
Viện Công nghệ sinh học 
Trƣởng phòng 
PGS.TS. Đ Thị Thảo 
PHỤ LỤC: TỐI ƯU QUÁ TRÌNH THỦY PHÂN VÀ SẤY PHUN 
TỐI ƯU SẤY PHUN 
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
60 viên
LƯU Ý:
- Thực phẩm này không phải là thuốc, không có 
tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
- Không dùng cho người nhạy cảm với bất kỳ 
thành phần nào của thực phẩm.
- Đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng
BẢO QUẢN: 
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực 
tiếp. Để xa tầm tay của trẻ em.
Hạn sử dụng: 3 năm kể từ ngày sản xuất
LSX:
NSX
Khối lượng viên: 500mg /viên±7.5% ( Chưa kể 
khối lượng vỏ nang).
Thương nhân sản xuất và chịu trách nhiệm về sản 
phẩm:
Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên
Địa chỉ: nhà 1H, số18 Hoàng Quốc Việt, phường 
nghĩa Đô, quận Cầu giấy, thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 02437562023 
THÀNH PHẦN : 
Cua lột thủy phân 200 mg (có chứa 2.33 mg 
canxi, 1.72 mg photpho, 100mg protein), 
Canxi photphat 200 mg, magie photphate 
100 mg, Vitamin D3 2 mcg
Phụ liệu: Vỏ nang Gelatin vừa đủ 1 viên.
CÔNG DỤNG :
Bổ sung canxi và vitamin D3 cho cơ thể, Hỗ 
trợ tăng cường hấp thụ canxi vào xương, 
giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ loãng 
xương.
ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG
Người trưởng thành cần bổ sung canxi, phụ 
nữ tiền mãn kinh và người già có nguy cơ bị 
loãng xương.
CÁCH DÙNG:
Ngày 2 viên chia 2 lần sau bữa ăn.
 BONESS
 60 viên
 THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
 BONESS

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_thanh_phan_hoa_hoc_va_xay_dung_quy_trinh.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng anh.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng việt.pdf
  • pdfTrang thông tin đóng góp mới.pdf
  • docTrang thông tin đóng gớp mới.doc
  • pdfTrích yếu luận án.pdf