Luận án Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang ngày càng nóng bỏng và

mang tính sống còn của loài người trên toàn cầu. Thực tế những thập kỷ gần

đây cho thấy, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên

nhiên, sự khủng hoảng sinh thái trên phạm vi toàn thế giới đang được hầu hết

các quốc gia dành sự quan tâm hàng đầu, bởi sự trả thù của tự nhiên đã trở

thành hiện thực. Sự mất cân bằng giữa cuộc sống con người và môi trường

đang đẩy các quốc gia vào những thảm họa của thiên nhiên. Chính vì điều này

mà không có nước nào có thể đứng ngoài và thờ ơ với vấn đề này.

Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế những năm vừa qua được thế giới ghi

nhận. Nhưng, sự tăng trưởng kinh tế này đã phải trả giá bằng sự cạn kiệt tài

nguyên, sự xuống cấp môi trường. Trong giai đoạn tới, một mặt, nước ta

không thể tiếp tục vì tăng trưởng mà hi sinh môi trường, mặt khác, nền kinh tế

phát triển khá hơn sẽ cho phép bảo vệ môi trường tốt hơn. Vấn đề đặt ra đối

với nước ta hiện nay là cần phải hành động để giải quyết bài toán hai mặt của

vấn đề hóc búa này.

Trước tình hình nêu trên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số văn

bản pháp luật cũng như thành lập một số cơ quan chức năng bảo vệ môi

trường. Vấn đề bảo vệ môi trường được tuyên truyền rộng rãi trên các phương

tiện thông tin đại chúng. Bộ Tài nguyên và Môi trường BTNMT cùng các

nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tổ chức nhiều hội thảo với mong muốn

tìm kiếm đáp án cho bài toán môi trường tại Việt Nam. Hệ thống luật pháp

liên quan đến lĩnh vực môi trường được thực hiện nghiêm túc hơn, các vấn đề

bức xúc về môi trường được sự vào cuộc của hệ thống chính trị. Các dự án

đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng đô thị phải tuân thủ chặt chẽ các

quy định về bảo vệ môi trường.

pdf 175 trang kiennguyen 19/08/2022 5461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay

Luận án Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH1 
BÙI HỒNG THANH 
 PHẬT GIÁO VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
 NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC 
 HÀ NỘI - 2021 
 1 
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
BÙI HỒNG THANH 
 PHẬT GIÁO VỚI VẤN ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
 NGÀNH: TÔN GIÁO HỌC 
 Mã số: 9229009 
 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Lê Tâm Đắc 
 2. TS. Nguyễn Khắc Đức 
 HÀ NỘI - 2021 
 2 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của 
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là 
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn 
đầy đủ theo quy định. 
 Tác giả 
 Bùi Hồng Thanh 
 3 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
BVMT : Bảo vệ môi trường 
ƯPVBĐKH : Ứng phó với biến đổi khí hậu 
UBTWMTTQVN : Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc 
BTNMT : Bộ Tài Nguyên và Môi trường 
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc 
GHPGVN : Giáo hội Phật giáo Việt Nam 
 4 
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU 
1 
 NỘI DUNG 6 
 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
6 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 6 
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến luận án 22 
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM 
30 
2.1. Cơ sở lý luận tham gia bảo vệ môi trường của Phật giáo Việt Nam 30 
2.2. Cơ sở thực tiễn tham gia bảo vệ môi trường của Phật giáo Việt Nam 45 
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THAM GIA BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG 
 CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM 
56 
3.1. Chủ trương, phương pháp bảo vệ môi trường của Phật giáo Việt Nam 56 
3.2. Lực lượng, mô hình bảo vệ môi trường của Phật giáo Việt Nam 78 
 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM 
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG 
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG Ở VIỆT NAM 
106 
4.1. Một số vấn đề đặt ra đối với thực tiễn tham gia bảo vệ môi trường của Phật giáo 
Việt Nam 
106 
4.2. Dự báo xu hướng tham gia bảo vệ môi trường của Phật giáo Việt Nam 115 
4.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy vai trò của Phật giáo Việt Nam đối với hoạt 
động bảo vệ môi trường 
127 
KẾT LUẬN 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
138 
140 
141 
159 
MỞ ĐẦU 
 1. Tính cấp thiết của luận án 
Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang ngày càng nóng bỏng và 
mang tính sống còn của loài người trên toàn cầu. Thực tế những thập kỷ gần 
đây cho thấy, vấn đề ô nhiễm môi trường, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên 
nhiên, sự khủng hoảng sinh thái trên phạm vi toàn thế giới đang được hầu hết 
các quốc gia dành sự quan tâm hàng đầu, bởi sự trả thù của tự nhiên đã trở 
thành hiện thực. Sự mất cân bằng giữa cuộc sống con người và môi trường 
đang đẩy các quốc gia vào những thảm họa của thiên nhiên. Chính vì điều này 
mà không có nước nào có thể đứng ngoài và thờ ơ với vấn đề này. 
Ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế những năm vừa qua được thế giới ghi 
nhận. Nhưng, sự tăng trưởng kinh tế này đã phải trả giá bằng sự cạn kiệt tài 
nguyên, sự xuống cấp môi trường. Trong giai đoạn tới, một mặt, nước ta 
không thể tiếp tục vì tăng trưởng mà hi sinh môi trường, mặt khác, nền kinh tế 
phát triển khá hơn sẽ cho phép bảo vệ môi trường tốt hơn. Vấn đề đặt ra đối 
với nước ta hiện nay là cần phải hành động để giải quyết bài toán hai mặt của 
vấn đề hóc búa này. 
Trước tình hình nêu trên, Chính phủ Việt Nam đã ban hành một số văn 
bản pháp luật cũng như thành lập một số cơ quan chức năng bảo vệ môi 
trường. Vấn đề bảo vệ môi trường được tuyên truyền rộng rãi trên các phương 
tiện thông tin đại chúng. Bộ Tài nguyên và Môi trường BTNMT cùng các 
nhà khoa học trong nước và quốc tế đã tổ chức nhiều hội thảo với mong muốn 
tìm kiếm đáp án cho bài toán môi trường tại Việt Nam. Hệ thống luật pháp 
liên quan đến lĩnh vực môi trường được thực hiện nghiêm túc hơn, các vấn đề 
bức xúc về môi trường được sự vào cuộc của hệ thống chính trị. Các dự án 
đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng đô thị phải tuân thủ chặt chẽ các 
quy định về bảo vệ môi trường. Mặc dù vậy, nhiều vụ việc phá hoại môi 
trường không thể phục hồi ở Việt Nam vì chạy theo lợi nhuận bất chấp nguy 
hiểm cho sự sống của người dân vẫn tiếp tục diễn ra. Đặc biệt, do lòng tham 
1 
2 
và thiếu trách nhiệm, một số lãnh đạo đã dung túng cho các hoạt động gây tổn 
hại môi trường. Hơn nữa, các biện pháp chế tài pháp luật về phá hoại môi 
trường còn khá lỏng lẻo và thiếu tính răn đe. 
Trong cuộc chiến bảo vệ môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới, các 
tổ chức tôn giáo có vai trò rất đáng kể. Phật giáo là một trong những tổ chức 
tôn giáo có đóng góp rõ rệt nhất trong việc bảo vệ môi trường từ lý thuyết đến 
thực tiễn. Trong Thông điệp bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu 
tại Hội nghị toàn quốc về “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ 
môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” tổ chức vào tháng 12/2015 tại 
tỉnh Thừa Thiên-Huế, Giáo hội Phật giáo Việt Nam GHPGVN đã kêu gọi 
mỗi người bằng hành động thiết thực của mình bảo vệ môi trường bền vững, 
cùng nhau làm cho môi trường xanh hơn, sạch hơn và đẹp hơn. Không dừng 
lại ở thông điệp, GHPGVN đã cụ thể hóa hoạt động BVMT thông qua chủ 
trương, cách thức, lực lượng và mô hình, khẳng định tinh thần nhập thế, đông 
hành cùng dân tộc qua các giai đoạn lịch sử. Mặc dù còn một số bất cập, 
nhưng kết quả BVMT của Phật giáo Việt Nam thời gian qua là rất đáng kể, 
khẳng định Phật giáo nói riêng và các tôn giáo nói chung là một nguồn lực xã 
hội cần được phát huy trong cuộc chiến chung tay giải quyết vấn nạn môi 
trường ở nước ta. 
Với những lý do nêu trên, tôi chọn chủ đề “Phật giáo với vấn đ bảo vệ 
môi trường ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Tôn giáo 
học. 
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 
2.1. Mục đích của luận án 
Luận án từ góc độ tôn giáo học làm rõ quan điểm của Phật giáo đối với 
môi trường, BVMT và hoạt động BVMT của Phật giáo Việt Nam thời gian 
qua, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm mở rộng sự tham gia của Phật giáo 
và nâng cao hiệu quả công tác BVMT ở Việt Nam thời gian tới. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 
3 
Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án tập trung giải quyết 
những nhiệm vụ cơ bản sau đây: 
Thứ nhất, trình bày hệ thống quan điểm liên quan đến BVMT của Phật 
giáo trong kinh điển và trong lịch sử. 
Thứ hai, đi sâu phân tích các phương diện hoạt động BVMT của Phật 
giáo Việt Nam hiện nay. 
Thứ ba, làm rõ một số vấn đề đặt ra, từ đó đưa ra một số khuyến nghị 
nhằm phát huy vai trò của Phật giáo Việt Nam đối với hoạt động BVMT. 
 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận án 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động BVMT của Phật giáo 
Việt Nam hiện nay. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
Về thời gian: Luận án chú trọng tìm hiểu hoạt động BVMT tự nhiên và 
xã hội của Phật giáo từ năm 2015 thời điểm Chương trình phối hợp v bảo vệ 
môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu được ký kết giữa UBTWMTTQ, 
Bộ TNMT và 40 tổ chức tôn giáo đến năm 2020. 
Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động BVMT tự nhiên và xã 
hội của Phật giáo ở Bắc Bộ Hà Nội, Nam Định, Bắc Ninh , Trung Bộ Thừa 
Thiên-Huế , Đông Nam Bộ TP. Hồ Chí Minh , Tây Nam Bộ Cần Thơ . Đây 
là những khu vực mà Phật giáo có lịch sử lâu đời, cũng là những khu vực tập 
trung các khu công nghiệp, các khu chế xuất, đông dân cư tiềm ẩn sự ô nhiễm 
môi trường. 
4. Cơ sở lý luận, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 
4.1. Cơ sở lý luận 
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy 
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, 
chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo và công tác tôn giáo. 
4.2. Cách tiếp cận 
4 
Cách tiếp cận triết học, tôn giáo học: được luận án áp dụng để nghiên 
cứu những nội dung liên quan đến môi trường và BVMT được đề cập trong 
giáo lý, giới luật của Phật giáo. 
Cách tiếp cận xã hội học, nhân học, chính trị học: được luận án áp 
dụng để nghiên cứu hoạt động BVMT của Phật giáo Việt Nam chủ động thực 
hiện; các hoạt động BVMT do chính quyền các cấp tổ chức, trong đó có sự 
tham gia của Phật giáo. 
4.3. Phương pháp nghiên cứu 
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành tôn 
giáo học kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: 
Phương pháp nghiên cứu văn bản học để tìm hiểu quan điểm Phật giáo 
liên quan đến môi trường và BVMT. 
Phương pháp so sánh để tìm hiểu sự tương đồng, khác biệt và sự tác 
động qua lại giữa hoạt động BVMT của Phật giáo một số quốc gia trên thế 
giới với Việt Nam. 
Phương pháp nghiên cứu lịch sử để tìm hiểu hoạt động BVMT của Phật 
giáo trong dòng chảy lịch sử, đồng thời nhìn nhận những biến cố lịch sử xã 
hội để thấy Phật giáo và hoạt động BVMT có mối quan hệ gắn bó lâu dài. 
 Phương pháp tổng hợp, thống kê nhằm nắm bắt dữ liệu về hoạt động 
của Phật giáo với vấn đề môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật điều 
chỉnh trực tiếp và liên quan đến môi trường ở Việt Nam. 
Kết quả của một số cuộc tọa đàm, phỏng vấn sâu, trao đổi trực tiếp với 
các chuyên gia đầu ngành cũng được luận án lưu tâm sử dụng. 
5. Đ ng g p về khoa học của luận án 
Một là, luận án từ góc độ tôn giáo học, nghiên cứu hệ thống và cập nhật 
quan điểm môi trường, hoạt động BVMT của Phật giáo Việt Nam hiện nay. 
Hai là, luận án vận dụng các lý thuyết nghiên cứu để tìm hiểu chủ 
trương, cách thức, lực lượng, mô hình BVMT của Phật giáo Việt Nam. 
5 
Ba là, luận án bước đầu đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát huy vai 
trò của Phật giáo Việt Nam đối với hoạt đông BVMT thời gian tới. 
6. Ý ngh a lý luận và thực tiễn của luận án 
6.1. Ý nghĩa lý luận 
Luận án đóng góp luận cứ khoa học về quan điểm môi trường và hoạt 
động BVMT của Phật giáo để góp phần giải quyết một số vấn nạn môi trường 
ở Việt Nam. 
6.2. Ý nghĩa thực tiễn 
Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu và 
giảng dạy chuyên ngành tôn giáo học ở nước ta, nhất là ở Học viện Chính trị 
quốc gia Hồ Chí Minh, các trường chính trị tỉnh, thành phố trong cả nước; 
đóng góp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện chủ trương, chính 
sách về môi trường, nâng cao hiệu quả công tác BVMT thời gian tới. 
7. Kết cấu của luận án 
Ngoài Lời cam đoan, Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công 
trình của tác giả có liên quan đến luận án đã công bố, Tài liệu tham khảo, Phụ 
lục, nội dung luận án gồm 04 chương, 9 tiết và tiểu kết các chương. 
6 
NỘI DUNG 
Chƣơng 1 
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ 
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 
1.1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề 
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở ngoài nước 
- Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn 
Phật giáo tham gia bảo vệ môi trường 
Padmasiri de Silva (1998), Environmental Phylosophy and Ethics In 
Buddhism (Triết lý và đạo đức môi trường trong Phật giáo), Macmillan Press 
Ltd., London [190], giới thiệu về các lý thuyết đạo đức môi trường phương  ... Nam 
hiện nay, Lưu hành nội bộ, tr. 153-154. 
175. Hà Thị Xuyên 2016 , Giáo hội Phật giáo Việt Nam tham gia bảo vệ 
môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, Tạp chí Khuông Việt, 
(35), tr. 81-84. 
176. Yamamoto Shuichi 2010 , “Đạo đức môi trường trong Phật giáo Đại 
thừa”, trong Thích Nhuận Đạt, dịch, Đạo Phật và môi trường, Nxb 
Tổng hợp TPHCM. TPHCM, tr.83-111. 
177. Yamamoto Shuichi 2010 , “Hướng đến văn minh địa cầu luận về nạn 
phá rừng và văn minh Phật giáo”, trong Thích Nhuận Đạt, dịch, Đạo 
Phật và môi trường, Nxb Tổng hợp TP HCM. TP HCM, tr.83-111. 
178. Vũ Thị Yến 2016 , “Bảo vệ môi trường - từ ý thức đến hành động”, 
Kỷ yếu Hội thảo Phụ nữ các tôn giáo vùng đồng bằng sông Hồng 
chung tay bảo vệ môi trường, Ninh Bình. 
157 
Tài liệu Tiếng Anh: 
179. Christopher S.Queen & Salle B. King (ed.) (1996) Engaged Buddhism: 
Buddhist Liberation Movement in Asia, pp. 1-2, New York: State 
University of New York. (TR67) 
180. David E. Cooper, Simon P. James (2017), Buddhism, Virtue and 
Environment, Routledge Taylor and Fracis group, New York, USA. 
181. Daniel Corort, James Mark Shields (2018), The Oxford Handbook of 
Buddhist Ethics, Oxford University Press, New York. 
182. Dominique Borne và Jean Paul Willaim (2009), Enseigner les Faits 
Religieux, Armand Colin, Pari, France. 
183. Harvey Peter Harvey. (1995), An Introduction to Buddhism, Teaching, 
History and Practices, Cam-bridge U.Press, U.K. 
184. Harvey P. (2000), An Introduction to Buddhist Ethics, 
CambridgeU.Press, U.K. 
185. Kawda Y. (1994), Chihyu Kankya to Bukkyo Shiso (The global 
environment and Buddhist thoughts), Daisan Bunmei-sha, Tokyo. 
186. Keown D. ed. (2000), Contemporary Buddhist Ethics, Curzon, Great 
Britain. 
187. Lục Trung Vĩ Lu Zhongwei 2003 , Luận bàn an ninh phi truy n 
thống, NXB Thời sự, Bắc Kinh, Trung Quốc. 
188. Nich Wallis (2011), Buddhism and the Environment, 
189. P.P.Sharma 1992 , “Ecology and Environment”, Rastogi Publications, 
6
th
. Ed., 1992, p.2. 
190. Padmasiri de Silva 1998 , “Environment Philosophy and Ethics in 
Buddhism”, ST. Martin’s Press, New York. 
191. Pragati Sahni (2008), Environmental Ethics in Buddhism, Routledge 
Taylor and Fracis Group, New York, USA. 
192. Ranjan Malvika (2014), Environmental Protection in Jainism and 
158 
Buddhism (Bảo vệ môi trường trong đạo Jaina và đạo Phật), Vol 4, 
Indian Journals, Ấn Độ. 
193. Schmithausen L. 1991a , “Buddhism anh Nature,” the lecture 
delivered on the occasion of the Expo 1990, an enlarged version with 
notes, Tokyo: The International Institute for Buddhist Studies. 
194. Schmithausen L. 1991b , “The Problem of the Sentience of Plants in 
Earliest Buddhism,” Tokyo: The International Institute for Buddhist 
Studies. 
195. Vincent A. Smith (1990), Asoka the Buddhist Emperor of India, 
Lowprice Publication, Delhi, India. 
196. Williams, D.R. 1997 , “Animak Liberation Death, and the State: Rites 
to Release Animals in Medieval Japan”, Buddhism and Ecology: The 
Interconnection of Dhama and Deeds, edited by M. Tucker and 
D.R.Williams, Cambridge, MA: Harvard University Press. 
197. 
SGV-07-250813-FINAL.pdf 
198. 
environment.html 
159 
PHỤ LỤC 
Khung ph ng vấn sâu: 
Phật giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay 
(dành cho cán bộ quản lý nhà nƣớc ) 
- Người được phỏng vấn: 
- Chức vụ công tác: 
- Tuổi: ; Giới: 
- Ngày phỏng vấn: 
- Địa điểm phỏng vấn: 
- Người tiến hành phỏng vấn: 
- Nội dung phỏng vấn: 
1/ Phật giáo Việt Nam c những thế mạnh gì để tham gia bảo vệ môi 
trƣờng 
- Lý thuyết 
+ Giáo lý 
+ Giới luật 
+ Chính sách của Đảng và Nhà nước 
- Thực tiễn 
+ Thực hành tu tập của Phật giáo 
* Phóng sinh 
* Ăn chay 
+ Kinh nghiệm của Phật giáo một số nước trên thế giới 
* Những quốc gia đã trải qua thời kỳ công nghiệp hóa 
2/ Thực tiễn hoạt động bảo vệ môi trƣờng của Phật giáo Việt Nam 
- Đối với môi trường tự nhiên 
- Đối với môi trường xã hội 
- Một số hạn chế, khó khăn 
160 
3/ Chủ trƣơng, chính sách, giải pháp để phát huy vai trò của Phật giáo 
Việt Nam tham gia bảo vệ môi trƣờng 
- Chủ trương 
+ Chương trình Phối hợp 
- Chính sách, pháp luật 
+ Hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề môi trường 
+ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 
- Giải pháp để các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng tham gia bảo vệ 
môi trường? 
+ Nhận thức 
+ Chính sách 
+ Pháp luật 
+ Quản lý Nhà nước 
+ Tài chính 
Ngƣời ph ng vấn 
161 
Khung ph ng vấn sâu: 
Phật giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng ở Việt Nam hiện nay 
(dành cho nhà nghiên cứu/ chuyên gia) 
- Người được phỏng vấn: 
- Chức vụ công tác: 
- Tuổi: ; Giới: 
- Ngày phỏng vấn: 
- Địa điiểm phỏng vấn: 
- Người tiến hành phỏng vấn: 
- Nội dung phỏng vấn: 
1/ Là một nhà nghiên cứu, anh (chị) cho biết cơ sở lý luận liên quan đến 
hoạt động bảo vệ môi trƣờng của Phật giáo? 
- Giáo lý 
- Giới luật 
- Chính sách 
- Pháp luật 
- Chính sách khác (ghi rõ) 
2/ Anh (chị) cho biết hoạt động bảo vệ môi trƣờng của Phật giáo Việt 
Nam dựa trên cơ sở thực tiễn nào? 
- Hành vi tu hành 
- Kinh nghiệm của Phật giáo các nước trên thế giới tham gia bảo vệ môi 
trường. 
3/ Anh (chị) đánh giá về hoạt động bảo vệ môi trƣờng của Phật giáo Việt 
Nam thời gian qua thế nào? (qua khảo sát, thực tế, c so sánh với các tôn 
giáo khác) 
- Thấp hơn/mức thấp hơn/biểu hiện 
- Như các tôn giáo khác, biển hiện 
- Cao hơn các tôn giáo khác: mức độ/biểu hiện 
162 
- Chính sách của Nhà nước với bảo vệ môi trường của Phật giáo Việt Nam, 
về: 
+ Nhân lực 
+ Kinh phí 
+ Công nghệ 
+ Chính sách 
+ Lĩnh vực khác ghi rõ 
4/ Xu hƣớng của Phật giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta trong 
thời gian tới? 
- Hoạt động cũ 
- Hoạt động mới 
5/ Theo anh/chị để Phật giáo Việt Nam đ ng g p nhiều hơn nữa cho hoạt 
động bảo vệ môi trƣờng cần c những giải pháp gì? 
- Biện pháp về kinh tế 
- Biện pháp về truyền thông 
- Biện pháp khác ghi rõ 
Ngƣời ph ng vấn 
163 
Khung ph ng vấn sâu: 
Phật giáo với vấn đề bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay 
(dành cho tín đồ Phật giáo) 
- Người được phỏng vấn: 
- Chức vụ công tác: 
- Tuổi: ; Giới: 
- Ngày phỏng vấn: 
- Địa điểm phỏng vấn: 
- Người tiến hành phỏng vấn: 
- Nội dung phỏng vấn: 
1/ Là tín đồ/ chức việc anh/chị cho biết Phật giáo c những nội dung gì 
liên quan đến bảo vệ môi trƣờng? 
- Giáo lý 
- Giới luật 
2/ Là chức việc anh chị hướng dẫn người dân thực hành những nội dung liên 
quan đến bảo vệ môi trường của Phật giáo như thế nào? 
- Phóng sinh 
- Ăn chay 
- Đốt vàng mã 
- Khác (ghi rõ) 
2/ Trong đời sống hàng ngày, anh (chị) (tín đồ) hiểu và thực hành những 
nội dung liên quan đến bảo vệ môi trƣờng của Phật giáo nhƣ thế nào? 
- Phóng sinh 
- Ăn chay 
- Đốt vàng mã 
- Khác (ghi rõ) 
3/ Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động bảo vệ môi trƣờng của Phật 
giáo? 
164 
- Về phía chính quyền: chính sách, pháp luật 
- Về phía Giáo hội: 
4/ Những khuyến nghị để Phật giáo Việt Nam đ ng g p nhiều hơn cho 
hoạt động bảo vệ môi trƣờng 
- Khuyến nghị: 
+ Với cơ quan Đảng và Nhà nươc, chính quyền 
+ Với Giáo hội Phật giáo Việt Nam 
+ Với tín đồ 
Ngƣời ph ng vấn 
165 
Khung ph ng vấn sâu: 
Phật giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay 
(dành cho chức sắc, nhà tu hành Phật giáo) 
- Người được phỏng vấn: 
- Chức vụ công tác: 
- Tuổi: ; Giới: 
- Ngày phỏng vấn: 
- Địa điểm phỏng vấn: 
- Người tiến hành phỏng vấn: 
- Nội dung phỏng vấn: 
1/ Ông (bà) cho biết Kinh sách Phật giáo bàn về bảo vệ môi trƣờng nhƣ 
thế nào? 
- Kinh 
- Luật 
- Luận 
2/ Trong thực hành tu tập của Phật giáo, c những nội dung gì liên quan 
đến bảo vệ môi trƣờng? 
- Phóng sinh 
- Ăn chay 
- Khác (nêu rõ) 
3/ Phật giáo trên thế giới c những hoạt động gì trong việc bảo vệ môi 
trƣờng? 
- Mô hình mức độ, biểu hiện 
- Hoạt động mức độ, biểu hiện 
- Phương diện cụ thể mức độ, biểu hiện 
- Quốc gia mức độ, biểu hiện 
- Khác (ghi rõ) 
4/ Chủ trƣơng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 
166 
- Văn kiện đại hội ghi rõ 
- Văn bản pháp luật 
- Thông điệp 
- Sự nỗ lực của giáo hội hay nhóm các nhà sư 
5/ Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Giáo hội Phật giáo địa phƣơng c 
những hoạt động gì liên quan tới bảo vệ môi trƣờng? 
- Mô hình từ phía Giáo hội 
- Mô hình từ phía tín đồ 
6/ Nội dung liên quan đến bảo vệ môi trƣờng c đƣợc giảng dạy trong các 
loại hình đào tạo của Phật giáo không? 
- Nội dung 
- Phương pháp giảng dạy thực tiễn và lý thuyết 
- Tần suất 
7/ Khuyến nghị: 
- Tác động khách quan của kinh tế thị trường, mở của 
- Khác (ghi rõ) 
Ngƣời ph ng vấn 
167 
Thảo luận nh m: 
Phật giáo tham gia bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta hiện nay 
- Người điều khiển thảo luận 
- Thành phần tham gia thảo luận 
+ Họ tên 
+ Giới tính 
+ Cơ quan công tác/nơi ở 
- Thời gian thảo luận 
- Địa điểm thảo luận 
- Nội dung thảo luận 
1/ Đánh giá về hoạt động bảo vệ môi trƣờng của Phật giáo 
- Thấp hơn/mức độ thấp/biểu hiện 
- Như nhau/biểu hiện 
- Cao hơn/biểu hiện 
- Kết quả 
2/ Đánh giá về Chƣơng trình phối hợp giữa Ban thƣờng trực TWMTTQ, 
BTNMT với các tôn giáo về BMMT và ứng ph với biến đổi khí hậu 
- Chính sách 
+ Phù hợp 
+ Phù hợp một phần 
+ Chưa phù hợp 
- Kết quả 
+ Những mặt đạt được 
+ Những mặt hạn chế 
3/ Đánh giá về những yếu tố tác động/nguyên nhân 
- Chủ quan 
- Khách quan 
4/ Đánh giá rõ kết quả của Chƣơng trình phối hợp 
168 
- Kết quả 
- Hạn chế 
- Nguyên nhân 
5/ Giải pháp/khuyến nghị 
- Giải pháp: truyền thông, tổ chức, kinh phí, hoàn thiện chính sách pháp luật... 
- Khuyến nghị: Đảng/chính quyền; chức sắc nhà tu hành; đoàn thể xã hội và 
cộng đồng 
169 
BIỂU KẾT QUẢ 
Việc tham gia thực hiện Kế hoạch phối hợp “Phát huy vai trò các tôn giáo 
tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” 
 Tính từ ngày 21/6/2016 đến nay 
STT Tôn giáo 
Mô hình 
về bảo vệ 
môi 
trƣờng 
và ứng 
ph với 
biến đổi 
khí hậu 
Các lớp tập huấn 
tại địa phƣơng về 
bảo vệ môi trƣờng 
và ứng ph với 
biến đổi khí hậu 
Số hoạt 
động/chƣơng trình 
đƣợc tổ chức để 
bảo vệ môi trƣờng 
và ứng ph với 
biến đổi khí hậu 
Hoạt động tuyên 
truyền về bảo vệ 
môi trƣờng và ứng 
ph với biến đổi 
khí hậu 
Kinh phí dành cho các hoạt 
động bảo vệ môi trƣờng và 
ứng ph với biến đổi khí hậu 
(Triệu đồng) 
Số lớp 
Số 
người 
tham gia 
Số hoạt 
động 
Số 
lượng 
người 
tham gia 
Số buổi 
Số 
lượng 
người 
tham gia 
Ngân 
sách từ 
ngành 
TNMT 
Từ kinh 
phí hoạt 
động 
thường 
xuyên 
của MT 
Từ 
nguồn 
vận 
động xã 
hội 
1 Phật giáo 60 120 45 896 321 227 538 2 580 101 205 30 275 3 770 
2 Công giáo 45 60 10 578 294 9 518 1 504 55 786 5 130 750 
3 Đạo Tin Lành 8 753 82 
4 Đạo Cao Đài 3 3 389 
 68 
170 
5 Đạo Islam 1 1 152 15 
6 Tôn giáo Baha'i 2 176 17 
7 
Phật đường Nam 
tông 
Minh Sư đạo 
 1 1 78 7 
8 
Giáo hội các Thánh 
hữu ngày sau của 
Chúa Giêsu Kytô 
Việt Nam 
 4 481 48 
 Tổng cộng 110 199 58 503 615 237 056 4 084 156 991 35 642 4 520 
9 
Ủy ban MTTQ Việt 
Nam TP Hà Nội 
 3 98 14 798 1 213 42 8 534 250 
 (Nguon: UBTWMTTQ TP Hà Nội) 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phat_giao_voi_van_de_bao_ve_moi_truong_o_viet_nam_hi.pdf
  • pdfBui Hong Thanh.pdf
  • pdftóm tắt tiếng Việt - Bùi Hồng Thanh.pdf