Luận án Phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Giá trị nhân văn quân sự Việt Nam là đặc trưng riêng, vốn có cấu thành văn hóa quân sự Việt Nam có vai trò to lớn, là động lực tinh thần mạnh mẽ thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác, góp phần làm nên những chiến công hiển hách trước các thế lực ngoại xâm. Giá trị nhân văn quân sự Việt Nam được biểu thị trong hoạt động quân sự như: Trong hoạt động chuẩn bị và tiến hành chiến tranh mang tính chất tự vệ, chính nghĩa, cách mạng; trong hoạt động xây dựng quân đội của dân, do dân, vì dân; trong hoạt động đấu tranh vũ trang bằng nghệ thuật quân sự dân tộc độc đáo, sáng tạo mang đậm tính nhân văn. Đó là những giá trị có vai trò to lớn cần được gìn giữ, khai thác, phát huy ở tất cả các lĩnh vực hoạt động quân sự, trong đó có việc xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay (sau đây gọi là hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội). Những giá trị đó khi được khơi dậy phát huy thường xuyên sẽ tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy nội tâm, thổi bùng lên ngọn lửa lý tưởng, hoài bão, chí tiến thủ không ngừng phấn đấu vươn lên ở hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội, từ đó họ có đầy đủ phẩm chất, năng lực, xứng đáng trở thành người kế tục trung thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó.
Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội là những thanh niên ưu tú được tuyển chọn hằng năm theo luật nghĩa vụ quân sự, là lực lượng đông đảo giữ vai trò xung kích, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, vấn đề phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, trong đó có giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ được lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cơ quan chức năng trong quân đội quan tâm. Do đó, phần lớn hạ sĩ quan, binh sĩ có nhận thức đúng đắn, có tình yêu quê hương đất nước sẵn sàng xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân được xã hội tôn vinh, nhân dân tin tưởng và yêu mến. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc nhận thức, phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội ở nhiều đơn vị vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Trong huấn luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện vẫn còn những hạ sĩ quan, binh sĩ có biểu hiện thụ động, ỷ lại, ngại khó, ngại khổ; một bộ phận hạ sĩ quan, binh sĩ chưa thật sự tin tưởng vào tinh hoa nghệ thuật quân sự dân tộc Việt Nam, chưa thấm nhuần giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong phẩm chất, năng lực của mình, thậm chí có một số hạ sĩ quan, binh sĩ có những hành vi vi phạm pháp luật, v.v., làm tổn hại đến nhân cách quân nhân cách mạng, phẩm giá Bộ đội Cụ Hồ cũng như phai nhạt giá trị nhân văn quân sự Việt Nam.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trích dẫn được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trịnh Khắc Mừng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 9 1.2. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 24 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÂN VĂN QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG NHÂN CÁCH HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 30 2.1. Quan niệm phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam 30 2.2. Những yếu tố cơ bản quy định phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội 56 Chương 3 THỰC TRẠNG, DỰ BÁO NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÂN VĂN QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG NHÂN CÁCH HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 77 3.1. Thực trạng phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 77 3.2. Dự báo nhân tố tác động và một số vấn đề đặt ra đối với phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam 102 Chương 4 GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY GIÁ TRỊ NHÂN VĂN QUÂN SỰ VIỆT NAM TRONG XÂY DỰNG NHÂN CÁCH HẠ SĨ QUAN, BINH SĨ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 120 4.1. Nâng cao trách nhiệm và năng lực của các chủ thể trong phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam 120 4.2. Nâng cao chất lượng giáo dục giá trị nhân văn quân sự Việt Nam nhằm hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội hiện nay 133 4.3. Nâng cao hiệu quả định hướng giá trị nhân văn quân sự Việt Nam vào hoạt động thực tiễn quân sự của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội hiện nay 148 KẾT LUẬN 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 PHỤ LỤC 180 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Giá trị nhân văn quân sự Việt Nam là đặc trưng riêng, vốn có cấu thành văn hóa quân sự Việt Nam có vai trò to lớn, là động lực tinh thần mạnh mẽ thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác, góp phần làm nên những chiến công hiển hách trước các thế lực ngoại xâm. Giá trị nhân văn quân sự Việt Nam được biểu thị trong hoạt động quân sự như: Trong hoạt động chuẩn bị và tiến hành chiến tranh mang tính chất tự vệ, chính nghĩa, cách mạng; trong hoạt động xây dựng quân đội của dân, do dân, vì dân; trong hoạt động đấu tranh vũ trang bằng nghệ thuật quân sự dân tộc độc đáo, sáng tạo mang đậm tính nhân văn. Đó là những giá trị có vai trò to lớn cần được gìn giữ, khai thác, phát huy ở tất cả các lĩnh vực hoạt động quân sự, trong đó có việc xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay (sau đây gọi là hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội). Những giá trị đó khi được khơi dậy phát huy thường xuyên sẽ tạo thành động lực tinh thần to lớn thúc đẩy nội tâm, thổi bùng lên ngọn lửa lý tưởng, hoài bão, chí tiến thủ không ngừng phấn đấu vươn lên ở hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội, từ đó họ có đầy đủ phẩm chất, năng lực, xứng đáng trở thành người kế tục trung thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó. Hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội là những thanh niên ưu tú được tuyển chọn hằng năm theo luật nghĩa vụ quân sự, là lực lượng đông đảo giữ vai trò xung kích, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, vấn đề phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, trong đó có giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ được lãnh đạo, chỉ huy các cấp, cơ quan chức năng trong quân đội quan tâm. Do đó, phần lớn hạ sĩ quan, binh sĩ có nhận thức đúng đắn, có tình yêu quê hương đất nước sẵn sàng xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân được xã hội tôn vinh, nhân dân tin tưởng và yêu mến. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc nhận thức, phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách của hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội ở nhiều đơn vị vẫn còn hạn chế, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Trong huấn luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện vẫn còn những hạ sĩ quan, binh sĩ có biểu hiện thụ động, ỷ lại, ngại khó, ngại khổ; một bộ phận hạ sĩ quan, binh sĩ chưa thật sự tin tưởng vào tinh hoa nghệ thuật quân sự dân tộc Việt Nam, chưa thấm nhuần giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong phẩm chất, năng lực của mình, thậm chí có một số hạ sĩ quan, binh sĩ có những hành vi vi phạm pháp luật, v.v., làm tổn hại đến nhân cách quân nhân cách mạng, phẩm giá Bộ đội Cụ Hồ cũng như phai nhạt giá trị nhân văn quân sự Việt Nam. Việc nghiên cứu phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam dưới góc độ phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử góp phần làm rõ cơ sở khoa học giúp khái quát những khía cạnh bản chất, tính quy định cho phép đề xuất những giải pháp thực tiễn đạt đến chiều sâu gốc rễ của vấn đề. Từ đó giúp các chủ thể lãnh đạo, chỉ huy trong quân đội nâng cao hơn nữa hiệu quả phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ. Sự cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn là cơ sở để tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Phân tích, luận giải những vấn đề lý luận, thực trạng phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp cơ bản phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án; khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã được công bố và chỉ ra những vấn đề luận án tiếp tục giải quyết. Phân tích, luận giải những vấn đề lý luận về phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Đánh giá thực trạng, dự báo nhân tố tác động và những vấn đề đặt ra với việc phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội hiện nay. Đề xuất giải pháp cơ bản phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Bản chất phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu về những vấn đề lý luận, thực tiễn phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ ở đơn vị cơ sở thuộc đơn vị chủ lực, đơn vị đủ quân làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Phạm vi khảo sát: Tiến hành điều tra, khảo sát đại diện tại một số đơn vị cơ sở chiến đấu thuộc sư đoàn bộ binh đủ quân (fBB312/QĐ1; fBB325/QĐ2; fBB10/QĐ3; fBB9/QĐ4), Lữ đoàn 201 và 215 thuộc Binh chủng Tăng Thiết giáp, sư đoàn 361 Phòng không - Không quân. Phạm vi thời gian nghiên cứu, khảo sát giới hạn từ năm 2016 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, văn hóa quân sự Việt Nam, về con người, nhân cách, nhân cách quân nhân cách mạng... Cơ sở thực tiễn Hệ thống tài liệu tổng kết, số liệu thống kê của các cơ quan, đơn vị về giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống; kết hợp với kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả về thực trạng phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội hiện nay. Dựa vào những nhận định, đánh giá trong văn kiện, nghị quyết, báo cáo tổng kết của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị; các tài liệu, báo cáo tổng kết công tác đảng, công tác chính trị, công tác đoàn và phong trào thanh niên, công tác huấn luyện chiến đấu và giáo dục chính trị ở một số đơn vị cơ sở; khái quát, tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát ở một số đơn vị Bộ binh về phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách; phương pháp lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch; khái quát hoá và trừu tượng hoá; so sánh, điều tra xã hội học; tổng kết thực tiễn; xin ý kiến chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Góp phần làm rõ các khái niệm giá trị nhân văn quân sự Việt Nam, phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ. Những yếu tố cơ bản quy định phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Giải pháp cơ bản, đặc thù, có tính khả thi phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ trong Quân đội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về giá trị nhân văn quân sự Việt Nam, phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần cho việc cho việc hoạch định các chủ trương, biện pháp nhằm phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội hiện nay. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập và giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị và những vấn đề có liên quan đến giá trị nhân văn quân sự Việt Nam ở các đơn vị cơ sở hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan về giá trị nhân văn quân sự Việt Nam Giá trị nhân văn quân sự là một trong những nội dung cấu thành văn hóa Việt Nam nói chung cũng như văn hóa quân sự Việt Nam nói riêng. Là một trong những giá trị tinh thần truyền thống quý báu, phản ánh đặc trưng tính chất hoạt động quân sự của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Lĩnh vực ... ơng án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Sâu sắc 187 46,75 190 47,50 195 48,75 259 64,75 Bình thường 63 15,75 61 15,25 54 13,5 45 11,25 Khó trả lời 150 37,50 149 37,25 101 25,25 96 24,00 Bảng 10.3: Nhận thức của hạ sĩ quan, binh Quân đội về vai trò của giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Có vai trò rất quan trọng 187 46,75 190 47,50 195 48,75 259 64,75 Không có vai trò gì 63 15,75 61 15,25 54 13,5 45 11,25 Khó xác định 150 37,50 149 37,25 101 25,25 96 24,00 Bảng 10.4: Phương thức tiếp nhận giá trị nhân văn quân sự Việt Nam Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Giáo dục chính trị 220 55,00 256 64,00 265 66,25 302 80,00 Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu 230 57,50 245 61,25 256 64,00 287 71,75 Sinh hoạt công tác 210 52,5 254 63,5o 255 24,8463,75 268 67,00 Tham quan nhà truyền thống, bảo tàng, di tích lịch sử 245 61,25 276 69,00 287 71,75 301 75,25 Sách báo, phim ảnh 202 55,00 245 61,25 278 69,50 298 74,50 Nhân chứng lịch sử 245 61,25 234 58,50 267 66,75 288 72,00 Trò chơi, hội thi 234 58,5 243 60,75 257 64,25 278 69,50 Phong trào thi đua 220 55,00 254 63,50 266 66,50 289 72,25 Phương án khác................................. 34 8,50 45 11,25 40 10,00 109 27,25 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát của tác giả luận án đối với 400 Chiến sĩ mới và 400 HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới ở fBB312/QĐ 1; fBB325/Q Đ 2; fBB10/QĐ3; fBB9/QĐ 4: Thời gian: Tháng 4 năm 2018. Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát đối với 400 HSQ, BS sau một thời gian nhập ngũ ở fBB3/QK1; fBB316/QK2; fBB395/QK3;fBB/QK4; fBB/QK5; fBB330/QK9. Thời gian: Tháng 11 năm 2018. Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát đối với 400 HSQ, BS chuẩn bị xuất ngũ ở fPK361/QCPK-KQ; LĐ147/QCHQ; LĐ201/BCTTG. Thời gian: Từ tháng 12 năm 2019. Phụ lục 11 Kết quả khảo sát tình hình phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách của hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Bảng 11.1: Đánh giá về niềm tự hào của hạ sĩ quan, binh sĩ về danh hiệu Bộ đội Cụ Hồ Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Rất tự hào 113 28,25 117 29,25 121 30,25 155 38,75 Tự hào 172 43,00 180 45,00 185 46,25 203 50,75 Chưa tự hào 80 20,00 70 17,00 65 16,25 20 5,00 Khó trả lời 35 8,75 33 8,25 29 7,25 22 5,50 Bảng 11.2: Đánh giá về tình cảm, lòng tự hào về những giá trị nhân văn quân sự Việt Nam Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Tốt 25 6,25 28 7,00 33 8,25 37 9,25 Bình thường 235 58,75 245 61,25 260 65,00 275 68,75 Khó trả lời 140 35,00 127 31,75 107 26,75 88 22,00 Bảng 11.3: Đánh giá về mức độ động cơ, ý chí tiếp nhận các giá trị nhân văn quân sự Việt Nam hiện nay Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Tốt 102 25,50 112 28,00 128 32,00 139 34,75 Bình thường 150 37,50 148 37,50 140 35,00 135 33,75 Chưa tốt 50 12,50 52 13,00 48 12,00 46 11,50 Khó trả lời 98 24,50 88 22,50 84 21,50 80 20,00 Bảng 11.4: Đánh giá về mức độ dư luận phê phán các hiện tượng phản nhân văn hiện nay Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Rất mạnh mẽ 113 28,25 117 29,25 121 30,25 155 38,75 Mạnh mẽ 172 43,00 180 45,00 185 46,25 203 50,75 Không mạnh mẽ 80 20,00 70 17,00 65 16,25 20 5,00 Khó trả lời 35 8,75 33 8,25 29 7,25 22 5,50 Bảng 11.5: Đánh giá về mức độ phát huy giá trị nhân văn quân sự Việt Nam trong xây dựng nhân cách hạ sĩ quan, binh sĩ hiện nay Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Phát huy tốt 101 25,25 114 28,50 120 30,00 135 33,75 Phát huy chưa tốt 56 14,00 67 16,75 60 15,00 56 14,00 Có đơn vị phát huy tốt, có đơn vị phát huy chưa tốt 58 14,50 54 13,50 55 13,75 50 12,50 Có chủ thể phát huy tốt, có chủ thể phát huy chưa tốt 58 14,50 55 13,75 55 13,75 58 14,5 Khó trả lời 127 31,75 110 27,50 110 27,50 101 25,25 Bảng 11.6: Đánh giá về cán bộ giảng bài chính trị, giới thiệu nghị quyết hiện nay Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Giảng bài tốt, dễ nghe, dễ hiểu 77 17,5 78 19,50 78 19,50 86 21,50 Đa số giảng bài tốt, dễ nghe, dễ hiểu 125 31,25 128 32,00 130 32,50 138 34,50 Có một số đồng chí giảng bài tốt, dễ nghe, dễ hiểu 88 22,00 87 21,75 88 22,00 78 19,5 Hầu hết giảng bài chưa tốt, khó hiểu 45 11,25 46 11,50 43 10,75 40 10,00 Chủ yếu giảng bài nhiều về lý thuyết, đọc tài liệu 68 17,00 61 15,25 61 15,25 58 14,50 Bảng 11.7: Đánh giá về nề nếp, chế độ đọc báo, nghe đài, xem vô tuyến ở đơn vị hiện nay Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Phù hợp và có hiệu quả tốt 185 46,25 187 46,75 186 46,50 188 47,00 Tương đối phù hợp và có hiệu quả 150 37,50 152 38,00 151 37,75 152 38,00 Chưa thật sự phù hợp và hiệu quả 17 4,25 15 3,75 16 4,00 14 3,50 Cần nghiên cứu để thay đổi 31 7,75 33 8,25 32 8,00 32 8,00 Khó trả lời 17 4,25 14 3,50 15 3,75 14 3,50 Bảng 11.8: Đánh giá về chất lượng, hiệu quả chế độ ngày sinh hoạt chính trị văn hóa tinh thần ở đơn vị hiện nay Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Phù hợp và có hiệu quả tốt 198 49,50 198 49,50 200 50,00 206 51,50 Tương đối phù hợp và có hiệu quả 150 37,50 158 39,50 156 39,00 160 40,00 Chưa thật sự phù hợp và hiệu quả 19 47,50 17 4,25 14 35,00 10 2,50 Cần nghiên cứu để thay đổi 22 55,00 18 4,50 20 5,00 20 5,00 Khó trả lời 11 2,75 9 2,25 10 2,50 4 1,00 Bảng 11.9: Đánh giá về tính gương mẫu và yêu thương chiến sĩ của đội ngũ cán bộ các cấp hiện nay ở đơn vị Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Thật sự gương mẫu, yêu thương chiến sĩ như con em trong gia đình 121 30,25 125 31,25 125 31,25 127 31,75 Đa số gương mẫu, yêu thương chiến sĩ 160 40,00 148 37,00 150 37,50 162 40,50 Có một số gương mẫu, yêu thương chiến sĩ 35 8,75 36 9,00 34 8,50 28 7,00 Hầu hết chưa gương mẫu, chưa yêu thương chiến sĩ 9 2,25 10 2,50 9 2,25 8 2,00 Hầu hết cán bộ cấp trên tin tưởng cấp dưới và chiến sĩ 35 8,75 38 9,50 34 8,50 34 8,50 Chỉ có một số cán bộ cấp trên tin tưởng cấp dưới 25 6,25 22 5,50 26 6,50 21 5,25 Khó trả lời 15 3,75 21 5,25 22 5,50 20 5,00 Bảng 11.10: Đánh giá về các hiện tượng quân phiệt trong đơn vị hiện nay Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Cán bộ đánh chiến sĩ 15 3,75 13 3,25 14 3,50 16 4,00 Cấp trên đánh cấp dưới 11 2,75 10 2,50 11 2,75 13 3,25 Cán bộ mắng, miệt thị chiến sĩ 20 5,00 22 5,50 19 4,75 20 5,00 Cán bộ mắng, miệt thị cấp dưới 14 3,50 15 3,75 17 4,25 17 4,25 Quân phiệt giữa cán bộ với cán bộ 9 2,25 8 2,00 8 2,00 9 2,25 Quân phiệt giữa chiến sĩ với chiến sĩ 98 24,50 100 25,00 102 25,50 96 24,00 Khó trả lời 233 58,25 232 58,00 230 57,50 235 58,75 Bảng 11.11: Lý do chủ yếu nhất làm cho hạ sĩ quan, binh sĩ nhập ngũ Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Vì nghĩa vụ thiêng liêng, cao quý của người công dân 50 12,50 252 63,00 272 68,00 280 70,00 Thích trải nghiệm cuộc sống quân ngũ 7 1,75 11 2,75 8 2,00 6 1,50 Chấp hành luật nghĩa vụ quân sự 312 78,00 80 20,00 66 16,5 60 15,00 Muốn được phục vụ lâu dài trong quân đội 5 1,25 18 4,50 19 4,75 20 5,00 Sau khi xuất ngũ sẽ dễ kiếm được việc làm hơn 3 0,75 10 2,50 11 2,75 10 2,50 Do bạn bè lôi kéo, rủ rê 5 1,25 7 1,75 8 2,00 8 2,00 Do sự ép buộc từ phía gia đình 18 4,5 22 5,50 16 4,00 16 4,00 Lý do khác........................................... 0 0 0 0 0 0 0 0 Bảng 11.12: Nguyện vọng của hạ sĩ quan, binh sĩ sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự Phương án trả lời Chiến sĩ mới HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới HSQ, BS Sau một năm nhập ngũ HSQ,BS Chuẩn bị xuất ngũ Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Số phiếu % Được phục vụ lâu dài trong quân đội 30 7,50 33 8,25 35 8,75 37 9,25 Xuất ngũ về địa phương làm kinh tế, khi đất nước cần, sẵn sàng quay trở lại tham gia sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc 45 11,25 48 12,00 50 12,50 74 18,50 Xuất ngũ về địa phương sinh sống, làm kinh tế 50 12,50 52 13,00 50 12,50 50 12,50 Học nghề các trường nghề quân đội 86 21,50 88 22,00 90 22,50 92 23,00 Học nghề các trường nghề ngoài quân đội 75 18,75 76 19,00 70 17,50 45 11,25 Thi vào các trường Đại học, Cao đẳng 110 27,50 100 25,00 101 25,25 98 24,50 Khó trả lời 4 1,00 3 0,75 4 1,00 4 1,00 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát của tác giả luận án đối với 400 Chiến sĩ mới và 400 HSQ, BS sau huấn luyện chiến sĩ mới ở fBB312/QĐ 1; fBB325/QĐ 2; fBB10/QĐ3; fBB9/QĐ4: Thời gian: Tháng 4 năm 2018. Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát đối với 400 HSQ, BS sau một thời gian nhập ngũ ở fBB3/QK1; fBB316/QK2; fBB395/QK3;fBB/QK4; fBB/QK5; fBB330/QK9. Thời gian: Tháng 11 năm 2018. Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát đối với 400 HSQ, BS chuẩn bị xuất ngũ ở fPK361/QCPK-KQ; LĐ147/QCHQ; LĐ201/BCTTG. Thời gian: Từ tháng 12 năm 2019.
File đính kèm:
- luan_an_phat_huy_gia_tri_nhan_van_quan_su_viet_nam_trong_xay.doc
- 0 Cong van TTM - Trinh Khac Mung TH.jpg
- 1 BIA LUAN AN - KHAC MUNG.doc
- 2 BIA TOM TcT TIsNG VIaT - KHAC MUNG.doc
- 2 TOM TAT TIENG VIET - KHAC MUNG.doc
- 3 BIA TOM TcT TIsNG ANH - KHAC MUNG.doc
- 3 TOM TcT TIsNG ANH - KHAC MUNG.doc
- 4 THONG TIN MANG TIENG VIET - KHAC MUNG.doc
- 4 THONG TIN MoNG TIsNG ANH - KHAC MUNG.doc