Luận án Phát triển logistics xanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội

“TrongTrong định hướng PT các ngành DV ở nước ta, DV logistics được xác định là loại hình DV có giá trị gia tăng cao, giúp tối ưu hóa ba dòng luân chuyển gồm HH, tài chính và thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, logistics luôn song hành với quá trình sản xuất kinh doanh của DN và các hoạt động của quá trình PT kinh tế quốc dân.

Logistics PT đã đóng góp một phần quan trọng vào GDP, và với tốc độ PT hiện tại của ngành logistics 12-14%/năm, ước tính đến năm 2025 lĩnh vực logistics sẽ đóng góp từ 8-10% GDP [78]. Với tốc độ tăng trưởng cao cũng đặt ra vấn đề về ô nhiễm môi trường mà hoạt động logistics gây ra. Đây chính là tác nhân gây ra biến đổi khí hậu, vấn đề hiện đã trở thành thách thức lớn nhất, là vấn đề nóng bỏng cho toàn nhân loại.

Các vấn đề ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm nói chung liên quan đến các hoạt động logistics trong tất cả các khâu từ khai thác, cung ứng nguyên liệu, năng lượng, bao bì, đóng gói, bảo quản, lưu kho đến phân phối, vận chuyển, giao nhận đến tay người tiêu dùng cuối cùng và QL chất thải của toàn bộ quá trình phân phối và sau khi sử dụng, đã trở nên đáng báo động, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì vậy, PT logistics xanh được xem là cơ chế hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi trường trong chuỗi giá trị toàn cầu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.

Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động logistics chủ yếu tập trung ở các TP lớn như HN, TP Hồ Chí Minh Vì vậy, PT logistics xanh trên địa bàn TP HN có vai trò rất quan trọng. Mặt khác, chính phủ cũng như TP HN rất quan tâm đến xanh hóa các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động logistics thông qua Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định 855/QĐ-TTg ngày 6/6/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải; Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược PT kinh tế - xã hội TP HN đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó một trong những mục tiêu là XD TP xanh, không gian mặt nước phong phú với hệ sinh thái bền vững, sạch, đẹp, môi trường được bảo vệ tốt; Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28/3/2019 quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.”

 

doc 147 trang kiennguyen 20/08/2022 7461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển logistics xanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát triển logistics xanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Luận án Phát triển logistics xanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
BỘ CÔN THƯƠNG
VIÊN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG
ĐOÀN THỊ HỒNG ANH
PHÁT TRIỂN LOGISTICS XANH 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 62.34.01.21
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO
2.TS. NGUYỄN VĂN LONG
HN, 2021
PHẦN MỞ ĐẦU 
Tính cấp thiết của đề tài
	“TrongTrong định hướng PT các ngành DV ở nước ta, DV logistics được xác định là loại hình DV có giá trị gia tăng cao, giúp tối ưu hóa ba dòng luân chuyển gồm HH, tài chính và thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, logistics luôn song hành với quá trình sản xuất kinh doanh của DN và các hoạt động của quá trình PT kinh tế quốc dân.
Logistics PT đã đóng góp một phần quan trọng vào GDP, và với tốc độ PT hiện tại của ngành logistics 12-14%/năm, ước tính đến năm 2025 lĩnh vực logistics sẽ đóng góp từ 8-10% GDP [78]. Với tốc độ tăng trưởng cao cũng đặt ra vấn đề về ô nhiễm môi trường mà hoạt động logistics gây ra. Đây chính là tác nhân gây ra biến đổi khí hậu, vấn đề hiện đã trở thành thách thức lớn nhất, là vấn đề nóng bỏng cho toàn nhân loại. 
Các vấn đề ô nhiễm môi trường và an toàn thực phẩm nói chung liên quan đến các hoạt động logistics trong tất cả các khâu từ khai thác, cung ứng nguyên liệu, năng lượng, bao bì, đóng gói, bảo quản, lưu kho đến phân phối, vận chuyển, giao nhận đến tay người tiêu dùng cuối cùng và QL chất thải của toàn bộ quá trình phân phối và sau khi sử dụng, đã trở nên đáng báo động, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì vậy, PT logistics xanh được xem là cơ chế hiệu quả để giải quyết các vấn đề môi trường trong chuỗi giá trị toàn cầu, giúp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. 
Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động logistics chủ yếu tập trung ở các TP lớn như HN, TP Hồ Chí Minh Vì vậy, PT logistics xanh trên địa bàn TP HN có vai trò rất quan trọng. Mặt khác, chính phủ cũng như TP HN rất quan tâm đến xanh hóa các hoạt động kinh tế cũng như hoạt động logistics thông qua Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh; Quyết định 855/QĐ-TTg ngày 6/6/2011 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường trong hoạt động giao thông vận tải; Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược PT kinh tế - xã hội TP HN đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó một trong những mục tiêu là XD TP xanh, không gian mặt nước phong phú với hệ sinh thái bền vững, sạch, đẹp, môi trường được bảo vệ tốt; Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28/3/2019 quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu.” 
“Bên cạnh đó, UBND TP cũng ban hành kế hoạch 149/KH-UBND ngày 22/7/2020 về Hành động tăng trưởng xanh TP HN đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó nêu rõ mục đích là cụ thể hóa Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2015 – 2020, Kế hoạch PT đô thị tăng trưởng xanh Việt Nam đến năm 2030, Chiến lược PT bền vững của Việt Nam và cam kết của Việt Nam với quốc tế trong thực hiện cắt giảm phát thải khí nhà kính thành các mục tiêu, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính; các chỉ tiêu, giảm pháp cụ thể thực hiện tăng trưởng xanh phù hợp với TP HN. 
Vì vậy việc tiến tới PT xanh các ngành các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực logistics là xu hướng tất yếu. Chính vì thế, cần thực hiện PT logistics xanh trên địa bàn TP HN để mang tính định hướng cho cả nước. Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu nào đề cập đến PT logistics xanh trên địa bàn TP HN. 
Nhận thấy PT logistics xanh là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế nói chung đặc biệt là thủ đô HN nói riêng nên tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu PT logistics xanh trên địa bàn TP HN cho luận án tiến sỹ.
Câu hỏi nghiên cứu 
Luận án đặt ra những câu hỏi nghiên cứu như sau: 
- Logsitics xanh là gì? PT logistics xanh bao gồm những thành phần nào và nội dung các tiêu chí đánh giá PT logistics xanh?
- Thực trạng PT logistics xanh trên địa bàn TP HN hiện nay như thế nào?
- Đâu là những giải pháp PT logistics xanh trên địa bàn TP HN?
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu 
Làm rõ cơ sở khoa học về PT logistics xanh, từ đó, đề xuất các giải pháp PT logistics xanh trên địa bàn TP HN đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Nhiệm vụ nghiên cứu
	- Luận giải và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về PT logistics xanh;
	- Xác định nội hàm và chỉ tiêu PT logistics xanh;
	- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự PT logistics xanh;
	- Phân tích thực trạng PT logistics xanh trên địa bàn TP HN hiện nay;
	- Phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến PT logistics xanh trên địa bàn TP HN;
	- Đưa ra phương hướng và đề xuất các nhóm giải pháp PT logistics xanh trên địa bàn TP HN đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về PT logistics xanh thông qua việc xanh hóa các hoạt động vận tải, xanh hóa hoạt động kho bãi, xanh hóa hoạt động phân phối, PT hoạt động logistics ngược và xanh hóa các hoạt động logistics trong DN trên địa bàn TP HN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
	-	Về nội dung: Tiếp cận nghiên cứu PT logistics xanh của luận án thông qua xanh hóa các các hoạt động logistics gồm: Xanh hóa hoạt động vận tải HH, xanh hóa hoạt động kho bãi, PT logistics ngược, xanh hóa hoạt động phân phối và xanh hóa các hoạt động logistics trong DN (xanh hóa hoạt động đầu vào vào đầu ra), đồng thời nghiên cứu các yếu tố tạo lập môi trường cho PT logistics xanh như: cơ sở pháp lý, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực logistics,...
	-	Về góc độ chủ thể: Luận án đi sâu góc độ DN cung cấp DV logistics và DN sử dụng DV logistics nhưng chủ yếu là DN cung cấp DV logistics. Chính phủ và UBND TP.HN và các sở Ban ngành có liên quan tạo môi trường, điều kiện cho PT logistics xanh trên địa bàn TP. 
	-	Về không gian: Các hoạt động logistics diễn ra trên địa bàn TP HN có ảnh hưởng trực tiếp đến PT logistics xanh cũng như PT kinh tế bền vững của thủ đô hiện tại và trong những năm tới. 
	Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu các luận cứ khoa học và thực tiễn PT logistics xanh và các số liệu thứ cấp được sử dụng từ những năm 2015 đến nay.” 
5. Phương pháp nghiên cứu 
5.1. Quy trình nghiên cứu 
 NCS xác định quy trình nghiên cứu sẽ thực hiện trong đề tài bao gồm những bước như hình sau:
Thu thập và tổng quan tài liệu
Xác định mô hình nghiên cứu
Xây dựng các câu hỏi nghiên cứu 
Xác định nội hàm và tiêu chí phát triển logistics xanh 
Thiết kế phiếu khảo sát 
Xác định mẫu khảo sát 
Khảo sát diện rộng bằng phiếu hỏi 
Phân tích dữ liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập
Đánh giá chung về thực trạng phát triển logistics xanh trên địa bàn TP.Hà Nội 
Đưa ra các các giải pháp, kiến nghị để phát triển logistics xanh trên địa bàn TP.Hà Nội
Khảo sát thử 
Điều chỉnh phiếu 
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Phân tích thực trạng phát triển logistics xanh 
Hình 0.1. Quy trình nghiên cứu của đề tài
Nguồn: Tác giả 2019
“Quy trình nghiên cứu của luận án bắt đầu từ việc thu thập và tổng quan tài liệu các công trình nghiên cứu khái quát chung về logistics và DN logistics, các công trình tiếp cận theo logistics và PT kinh tế xanh, tạo lập môi trường cho PT logistics xanh và các công trình nghiên cứu về logistics xanh, PT logistics xanh và chuỗi cung ứng xanh. Trong tổng thể quá trình nghiên cứu thì công tác nghiên cứu tài liệu đóng vai trò rất quan trọng vì sẽ giúp lựa chọn đề tài, đánh giá phạm vi các nguồn tài nguyên hỗ trợ, đặt vấn đề nghiên cứu Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu sẽ giúp củng cố các luận cứ, luận chứng, bổ sung các đánh giá phê bình khoa học. Kết thúc việc nghiên cứu tài liệu sẽ giúp xác định được khoảng trống nghiên cứu cho luận án. 
Bước tiếp theo là XD mô hình nghiên cứu thông qua việc XD hệ thống cơ sở lý luận cho luận án, xác định những câu hỏi nghiên cứu, từ đó, XD phiếu hỏi để thu thập dữ liệu sơ cấp. Các dữ liệu thứ cấp có liên quan tới mô hình cũng được thu thập để phục vụ cho việc phân tích thực trạng. 
Đối với việc thu thập dữ liệu sơ cấp: 
-	Từ các câu hỏi nghiên cứu, tác giả XD và xác định mẫu khảo sát, thiết kế phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát sẽ được điều chỉnh và chuẩn hóa thông qua khảo sát thử, để sau đó có thể tiến hành khảo sát trên diện rộng. 
Phân tích dữ liệu sơ cấp kết hợp với phân tích dữ liệu thứ cấp để đưa ra được những kết luận về thực trạng vấn đề nghiên cứu là bước tiếp theo. Từ đó kết luận về những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. Cuối cùng của quy trình nghiên cứu là việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị cho PT logistics xanh trên địa bàn TP HN.”
5.2. Khung phân tích
Tiêu chí đánh giá
-Xanh hóa hoạt động vận tải 
-Xanh hóa hoạt động kho bãi
- Xanh hóa hoạt động phân phối
- Phát triển hoạt động logistics ngược
-Xanh hóa các hoạt động logistics trong doanh nghiệp
Phương hướng phát triển logsitcs xanh
- Dự báo cá nhân tố tác dộng tới sự phát triển logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Quan điểm, phương hướng phát triển logistics xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Mục tiêu và định hướng phát triển logistics xanh của thành phố Hà Nội 
Thực trạng
Thực trạng phát triển logistis xanh trên địa bàn thành phố Hà Nội
Nhân tố ảnh hưởng
- Cơ chế, chính sách pháp luật của nhà nước
- Cơ sờ hạ tầng giao thông vận tải thành phố
- Trình độ phát triển công nghệ thông tin 
- Nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics xanh
- Quy mô và thị phần doanh nghiệp logistics trên địa bàn thành phố
- Nguồn nhân lực logistics thành phố
Giải pháp và kiến nghị
-Giải pháp xanh hóa hoạt động vận tải 
-Giải pháp xanh hóa hoạt động kho bãi
-Giải pháp xanh hóa các hoạt động phân phối
-Giải pháp xanh hóa hoạt động logistics ngược
-Giải pháp xanh hoạt động logistics trong doanh nghiệp
- Kiến nghị với Chính phủ
- Kiến nghị với UBND thành phố
- Kiến nghị đối với các bộ, ngành có liên quan
Hình 0.2. Khung phân tích luận án
“Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án đã tiến hành hệ thống hóa cơ sở khoa học về logistics xanh, phát triển logistics xanh, trong đó luận án tập trung làm rõ cơ sở lý luận về phát triển logistics xanh, bao gồm: khái niệm logistics xanh, PT logistics xanh, nội dung và các tiêu chí đánh giá PT logistics xanh, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển logistics xanh; Với hệ thống cơ sở khoa học đã được hệ thống hóa, luận án tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng phát triển của của logistics xanh và các nhân tố ảnh hưởng đến PT logistics xanh trên địa bàn TP HN. Sau đó, với quan điểm, phương hướng và triển vọng PT kinh tế xã hội và PT logistics xanh của TP HN, luận án đã đề xuất các giải pháp phát triển logistics xanh trên địa bàn TP HN đến năm 2025, tầm nhìn 2030.
5.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp tổng hợp, quy nạp, di ... HH thông qua cảng.
- Đối với đường không: Mở rộng mặt bằng và hệ thống kho tàng, đầu tư phương tiện xếp dỡ vận chuyển HH hiện đại. Thu hút các đường bay vận chuyển HH tới các điểm có nhu cầu vận chuyển HH đi và đến TP HN. Đồng thời, cần đẩy nhanh việc XD một trung tâm logistics chuyên dụng hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài hoặc có đường giao thông thuận tiện kết nối trực tiếp đến cảng hàng không.
- Đối với vận tải đường sắt: Cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường, đặc biệt là tuyến đường Bắc - Nam nhằm đảm bảo tốc độ chạy; PT các DV văn minh tại ga, cảng HN; mở rộng các tuyến đường sắt tới các khu vực, các trung tâm công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các tuyến đến các ga Hải Phòng, Sài Gòn, Lào Cai... để đáp ứng nhu cầu vận chuyển; đầu tư mới các phương tiện vận chuyển như đầu máy, toa xe, các toa xe chuyên dụng để có thể vận chuyển nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
Bên cạnh đó, TP cũng cần nhanh chóng có biện pháp, chính sách khuyến khích đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực logistics nhằm tạo đà PT hệ thống logistics TP.
Cụ thể hóa các văn bản pháp luật liên quan đến DV logistics thuê ngoài, chuẩn hóa quy trình dịch vụ... Trong đó, hải quan là một trong các khâu quan trọng đồng thời là điểm yếu của logistics Việt Nam và TP. Hà Nội nói riêng. Có thể nói, để coi đây là khâu đột phá tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, cần tiếp tục mở rộng việc thực hiện hệ thống hải quan một cửa, thông quan điện tử với danh mục thuế suất hài hòa, minh bạch...Qua khảo sát, thăm dò ý kiến của các nhà cung cấp DV logistics thì các giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế, chính sách PT logistics xanh trên địa bàn TP đóng vai trò rất quan trọng.
4.4.3. Kiến nghị đối với các bộ ngành có liên quan
“Thứ nhất, để ngành logistics Việt Nam được quan tâm, đầu tư PT ngang tầm với các nước trong khu vực và có sức cạnh tranh cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thì công việc trước mắt là cần nghiên cứu xác định các nội dung QL nhà nước về logistics, phân công, phân cấp QL rõ ràng giữa các bộ, địa phương, đặc biệt là giữa Bộ Công thương và Bộ Giao Thông Vận tải về lĩnh vực này là rất cần thiết hiện nay.
Thứ hai, cần rà soát để sửa đổi và tích hợp kịp thời để tránh trùng lặp chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau trong các chính sách PT của các ngành DV cơ sở hạ tầng như giao thông, thương mại, công nghệ thông tin, tài chính,.  để có được một cơ sở khoa học QL, nguồn số liệu thống kê logistics thống nhất về các chỉ tiêu kinh tế - tài chính từ các hoạt động logistics của Việt Nam được tính toán có cơ sở, tránh trùng lặp thay vì chỉ dựa vào nguồn số liệu của các công ty tư vấn. 
Thứ ba, Cần điều chỉnh và bổ sung Nghị định 163/2017 NĐ-CP ngày 30/12/2017 Quy định về kinh doanh DV logistics ban hành thay thế cho Nghị định 140/2007 NĐ-CP và Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để thống nhất việc xác định các hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực logistics. Ngoài ra cần tích hợp các quy hoạch PT các trung tâm logistics và hệ thống cảng cạn hiện nay ở nước ta, để các Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 03/07/2015 về việc phê duyệt Quy hoạch PT hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và Quyết định 2072/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể PT hệ thống cảng cạn Việt nam giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phù hợp hơn với thực tế logistics và PT logistics xanh hiện nay đồng thời tránh lãng phí trong đầu tư PT. 
Thứ tư, QL Nhà nước về PT logistics xanh trên địa bàn TP là một nội dung quan trọng cần được quan tâm và QL đúng mức, tạo môi trường thuận lợi để hướng tới PT logistics xanh. Thực tế thị trường logistics Việt Nam nói chung và HN nói riêng đang đặt ra nhiều vấn đề trong QL Nhà nước nhằm định hướng cho PT kinh tế xã hội bền vững.
Thứ năm, Đẩy mạnh đào tạo và PT nguồn nhân lực logistics chất lượng cao, để đào tạo nguồn nhân lực có hiệu quả thì chính quyền TP cần XD Đề án cơ chế thu hút lao động chất lượng cao phục vụ PT logistics nói riêng và TP nói chung. Đa dạng hóa và mở rộng các hình thức hợp tác trong đào tạo nguồn nhân lực theo cơ chế ba bên là Nhà nước - cơ sở đào tạo - DN cùng tham gia, phối hợp thực hiện, gắn kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo với DN. Thu hút và có chế độ đãi ngộ nguồn nhân lực trong nước và nước ngoài có trình độ cao và chuyên môn sâu về logistics. Đội ngũ cán bộ QL nhà nước các cấp cũng phải được đào tạo bồi dưỡng bài bản, trang bị kiến thức logistics, có tư duy logistics để tổ chức và QL khoa học các hoạt động của mình với chi phí thấp nhất nhằm xử lý và giải quyết các vấn đề của nền kinh tế và của Thủ đô trên quan điểm lợi ích toàn cục lợi ích quốc gia. Chất lượng đội ngũ QL nói riêng và nguồn nhân lực nói chung là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến PT xanh hóa hoạt động logistics. 
Thứ sáu, ngành và Thủ đô HN cần có các chính sách tài chính và phi tài chính ràng buộc các DN kinh doanh, các ngành, địa phương phải thực hiện hoạt động logistics ngược. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của các DN, xem hoạt động logistics ngược như một hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng và thực hiện hiệu quả thì mọi loại hình DN đều phải thực hiện. Logistics ngược được xem là công cụ cạnh tranh hữu hiệu giữa các DN, do đó, Nhà nước và các địa phương chỉ cần có chính sách, pháp luật khuyến khích thì sẽ tạo nên một làn sóng lan tỏa trong nhận thức, tư duy về hoạt động logistics của các DN trên địa bàn TP HN. Hiện nay ở Việt Nam nói chung và TP HN nói riêng đang rất ít các DN thứ ba chuyên hoạt động trong lĩnh vực tái chế, xử lý phế liệu do đó cần có những chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các loại hình DN này tham gia vào các lĩnh vực hoạt động logistics. Thực tế ở hầu hết các DN, việc QL, kế toán và kiểm tra hoạt động này vẫn chưa được tách biệt, do vậy rất khó theo dõi, đánh giá đã khiến chủ DN né tránh hàng trả lại, xử lý phế liệu, hơn nữa việc xử lý lại kém hiệu quả đã làm cho các hoạt động logistics ngược không thể PT.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, lĩnh vực logistics Việt Nam ngày càng có cơ hội và điều kiện thuận lợi để PT và đóng góp một phần quan trọng vào GDP. Đặc biệt, HN là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, là trung tâm thị trường bán buôn, bán lẻ và cửa ngõ giao thương, trao đổi HH xuất nhập khẩu, do đó ngành DV logistics PT sẽ đem lại hiệu quả trên trên các mặt kinh tế, xã hội. 
Đối với kinh tế TP, logistics có vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối, đặc biệt trong kinh doanh xuất nhập khẩu, đóng góp phần quan trọng cho GRDP của TP. HN nói riêng và của Việt Nam nói chung. Ở tầm quốc gia thì logistics giúp tối ưu hoá quá trình vận chuyển, dự trữ các nguồn lực và phân phối, từ đó, góp phần thúc đẩy sự PT bền vững và hiệu quả. Ở cấp độ vi mô, logistics đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của DN một cách có hiệu quả từ đầu vào cho đến đầu ra thông qua việc tối ưu hóa các thao tác, hoạt động và cả con đường đi của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong quá trình sản xuất - kinh doanh, từ đó giảm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh của DN. Tuy nhiên, với sự PT mạnh mẽ đó thì các vấn đề về bảo vệ môi trường cũng trở lên nóng hơn bao giờ hết. 
Hiện nay, PT logistics xanh không chỉ là xu thế toàn cầu để giải quyết các vấn đề môi trường bên cạnh mục đích PT kinh tế mà còn là các quy định, cam kết với các tổ chức mà Việt Nam tham gia có các ràng buộc về môi trường. Chính vì vậy, HN với vai trò là thủ đô cần tiên phong trong PT logistics xanh để định hướng cho cả nước. 
Như vậy, với mục tiêu PT logistics xanh trên địa bàn TP HN, luận án đã tập trung giải quyết các vấn đề sau: 
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về PT logistics xanh trên địa bàn TP như: Khái niệm logistics xanh, khái niệm PT logistics xanh và vai trò của nó với PT bền vững, nội dung PT logistics xanh và hệ thống tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến xanh hóa hoạt động logistics. Bên cạnh đó, luận án cũng chỉ rõ phạm vi nghiên cứu về nội dung PT logistics xanh làm tiền đề cho các chương tiếp theo.
Thứ hai, luận án phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện thực trạng xanh hóa hoạt động logistics trên địa bàn TP HN từ năm 2015 đến nay như thực trạng xanh hóa hoạt động vận tải, thực trạng xanh hóa hoạt động kho bãi,...Nghiên cứu cũng cho thấy hoạt động vận tải hiện nay chủ yếu là vận tải đường bộ với các phương tiện vận tải phổ biến là có tiêu chuẩn khí thải dưới Euro 4, vận tải đường thủy, đường sắt chiếm tỷ trọng rất nhỏ do chưa được chú trọng, đầu tư và thiếu sự kết nối giữa các phương tiện vận tải. Với hoạt động kho tàng bến bãi hiện nay hầu hết là diện tích kho nhỏ, chất lượng kho bãi xuống cấp, trang thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, vị trí kho bãi bố trí chưa gần các đầu mối giao thông, việc áp dụng công nghệ thông tin trong QL kho bãi còn hạn chế. Hoạt động phân phối hiện nay rất đa dạng, thực trạng logistics ngược chưa được quan tâm và PT đúng mức, xanh hóa logistics trong DN chưa thực sự được quan tâm và đầu tư PT. 
Thứ ba, luận án đã phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến xanh hóa hoạt động logistics, từ đó, cho thấy để thúc đẩy PT logistics xanh thì cần giải quyết các vấn đề còn tồn tại hiện nay như cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, chất lượng cơ sở hạ tầng logistics thấp, việc ứng dụng CNTT còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa đạt yêu cầu... 
Trên cơ sở phân tích thực trạng xanh hóa hoạt động logistics và thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến PT logistics xanh, tác giả đã đánh giá chung về kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong quá trình PT logistics xanh trên địa bàn TP. 
Thứ năm, căn cứ vào phương hướng, triển vọng phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát logistics xanh trên địa bàn TP HN đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, luận án đề xuất các nhóm giải pháp nhằm xanh hóa các hoạt động logistics. Tác giả đã trình bày các giải pháp xanh hóa các hoạt động logistics và đưa ra kiến nghị với Chính phủ, kiến nghị với UBND TP, kiến nghị với các bộ ngành có liên quan nhằm tạo lập môi trường thuận lợi thúc đẩy xanh hóa hoạt động logistics trên địa bàn TP HN.
Các nhóm giải pháp này cần phải tiến hành đồng bộ, có hệ thống và có tầm nhìn dài hạn để phát triển logistics xanh trên địa bàn TP. Hà Nội, xứng tầm là thủ đô với vai trò định hướng PT logistics xanh trên cả nước.
PT logistics xanh là một vấn đề rất mới ở Việt Nam và trên thế giới. Hơn nữa, vấn đề PT logistics xanh trên địa bàn TP thì chưa có nhiều tác giả nghiên cứu. Do đó, quá trình thực hiện nghiên cứu của tác giả đã gặp rất nhiều khó khăn cho nên dù đã rất cố gắng nghiên cứu một cách hệ thống các nội dung và đưa ra được những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn nhưng với những hạn chế về năng lực và thời gian, luận án chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót vì thế rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ phía Quý thầy cô, anh chị em đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện tốt hơn.”

File đính kèm:

  • docluan_an_phat_trien_logistics_xanh_tren_dia_ban_thanh_pho_ha.doc
  • docx2. Tóm tắt luận án 24tr_TA.docx
  • docx2.Tóm tắt luận án 24tr_TV.docx
  • docx3. Kết luận điểm mới LA_TA.docx
  • docx3. Kết luận điểm mới LA_TV.docx
  • docx4. Trích yếu luận án.docx