Luận án Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học phổ thông thông qua dạy học phần dẫn xuất của Hiđrocacbon

Ngày nay, trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng ta đã đề ra

chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo GDĐT): “Nhận thức sâu sắc giáo dục - đào

tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát

triển xã hội, đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển” [1], giáo dục đóng

vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một động lực

đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới,

giáo dục là chìa khoá mở cửa tiến vào tương lai.

Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự

phát triển của đất nước trong giai đoạn này cần đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT.

Công cuộc đổi mới này đòi hỏi nhà trường phải đào tạo ra những con người tự chủ,

năng động, sáng tạo; ngành giáo dục phải đổi mới và hiện đại hóa, phương pháp dạy

học (PPDH) chuyển từ truyền đạt tri thức thụ động sang hướng dẫn học chủ động tiếp

cận tri thức, dạy cho học sinh HS) phương pháp PP) tự học nhằm hình thành và phát

triển những năng lực (NL) cần thiết cho HS. Luật Giáo dục đã nêu: “PP giáo dục phổ

thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc

điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng PP tự học, khả năng làm việc theo nhóm;

rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại

niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [40]. Tuy nhiên một vấn đề quan trọng là đổi mới

PPDH theo hướng tích cực còn chậm, chưa tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, một bước

nhảy vọt trong cách dạy và học.

pdf 311 trang kiennguyen 6800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học phổ thông thông qua dạy học phần dẫn xuất của Hiđrocacbon", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học phổ thông thông qua dạy học phần dẫn xuất của Hiđrocacbon

Luận án Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trung học phổ thông thông qua dạy học phần dẫn xuất của Hiđrocacbon
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 
HOÀNG ĐÌNH XUÂN 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG QUA 
DẠY HỌC PHẦN DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON 
Chuyên ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Hóa học 
Mã số: 9.14.01.11 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Đức Dũng 
 2. PGS.TS. Phạm Văn Hoan 
Hà Nội - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết 
quả nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa từng có ai công bố trong bất 
kì một công trình nào khác. 
 Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2021 
TÁC GIẢ LUẬN ÁN 
Hoàng Đình Xuân 
LỜI CẢM ƠN 
Luận án Tiến sĩ này được thực hiện tại Trường ĐHSP Hà Nội dưới sự hướng 
dẫn khoa học của TS. Nguyễn Đức Dũng và PGS.TS. Phạm Văn Hoan. 
Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Đức Dũng và PGS.TS. Phạm 
Văn Hoan đã định hướng đề tài, ân cần động viên và tận tình giúp đỡ để tôi hoàn 
thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, tác giả các công 
trình đã công bố mà tôi trích dẫn trong luận án, đó là nguồn tư liệu quý báu góp 
phần giúp tôi hoàn thành luận án của mình. 
Tôi trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Lí luận và PPDH bộ môn Hóa 
học, Khoa Hóa học, Trường ĐHSP Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi được thực hiện và 
hoàn thành chương trình nghiên cứu của mình. Xin cảm ơn các nhà khoa học, các 
giáo viên đã có những ý kiến đóng góp để luận án được hoàn thiện hơn. 
Tôi trân trọng cảm ơn đến Ban lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Ban 
Giám hiệu trường THPT Trần Hưng Đạo - Thanh Xuân, Ban Giám hiệu trường 
THPT Nguyễn Trãi - Thường Tín, đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong 
suốt quá trình học tập và nghiên cứu. 
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh ở các trường 
THPT đã giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thực nghiệm sư phạm. 
Cuối cùng là sự biết ơn tới gia đình và những người bạn thân thiết của tôi đã 
liên tục động viên, thông cảm, chia sẻ giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và 
nghiên cứu để hoàn thành luận án. 
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN 
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 2 
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 3 
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 3 
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 3 
7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 4 
8. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 4 
9. Cấu trúc luận án ...................................................................................................... 5 
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN 
NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ 
THÔNG THÔNG QUA DẠY HỌC HÓA HỌC .................................................... 6 
1.1. Lịch sử nghiên cứu về năng lực và phát triển năng lực giải quyết vấn đề ........... 6 
1.1.1. Nghiên cứu ở trên thế giới ...................................................................... 6 
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .......................................................................... 8 
1.2. Một số lí thuyết học tập định hƣớng phát triển năng lực ............................. 13 
1.2.1. Thuyết nhận thức (Cognitivism) ...................................................................... 13 
1.2.2. Thuyết kiến tạo (Constructivism) ..................................................................... 14 
1.2.3. Lí thuyết vùng phát triển gần .......................................................................... 16 
1.2.4. Thuyết đa trí tuệ .............................................................................................. 17 
1.3. Cơ sở lí luận về năng lực và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trƣờng 
Trung học phổ thông ............................................................................................... 18 
1.3.1. Khái niệm và cấu trúc của năng lực ...................................................... 18 
1.3.2. Năng lực giải quyết vấn đề của học sinh Trung học phổ thông ............ 22 
1.4. Một số phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phát triển năng lực giải 
quyết vấn đề cho học sinh ....................................................................................... 30 
1.4.1. Một số phương pháp dạy học tích cực ............................................................ 30 
1.4.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực ..................................................................... 35 
1.5. Thực trạng dạy học hoá học theo hƣớng phát triển năng lực giải quyết vấn 
đề cho học sinh ở một số trƣờng THPT hiện nay ................................................. 36 
1.5.1. Mục đích của việc điều tra, khảo sát ............................................................... 36 
1.5.2. Nội dung, đối tượng, địa bàn và thời gian điều tra ......................................... 37 
1.5.3. Phương pháp điều tra ...................................................................................... 37 
1.5.4. Kết quả và phân tích kết quả khảo sát ............................................................. 37 
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 44 
CHƢƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI 
QUYẾT VẤN ĐỀ CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG 
QUA DẠY HỌC PHẦN DẪN XUẤT CỦA HIĐROCACBON .......................... 45 
2.1. Phân tích mục tiêu, nội dung, cấu trúc và vị trí phần Dẫn xuất của 
hiđrocacbon trong Chƣơng trình môn Hóa học Trung học phổ thông ............. 45 
2.1.1. Mục tiêu phần Dẫn xuất của hiđrocacbon trong Chương trình môn Hóa học 
Trung học phổ thông ................................................................................................. 45 
2.1.2. Nội dung, cấu trúc và vị trí phần Dẫn xuất của hiđrocacbon trong Chương 
trình môn Hóa học Trung học phổ thông .................................................................. 46 
2.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá sự phát triển năng lực giải quyết vấn đề của 
học sinh Trung học phổ thông ............................................................................... 49 
2.2.1. Thiết kế khung năng lực giải quyết vấn đề của học sinh THPT ..................... 49 
2.2.2. Thiết kế phiếu đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh dành cho 
giáo viên sử dụng) ..................................................................................................... 52 
2.2.3. Phiếu hỏi học sinh về mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề khi giáo 
viên tổ chức thực hiện dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon .............................. 54 
2.2.4. Phiếu đánh giá sản phẩm dự án ....................................................................... 57 
2.2.5. Thiết kế đề kiểm tra đánh giá mức độ phát triển năng lực giải quyết vấn đề 
khi giáo viên tổ chức thực hiện dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon ................ 57 
2.3. Lựa chọn và xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải 
quyết vấn đề của học sinh trong dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon ở 
trường THPT ........................................................................................................... 58 
2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn và xây dựng bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết 
vấn đề cho học sinh ................................................................................................... 58 
2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh .. 60 
2.3.3. Hệ thống bài tập phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy 
học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon ở trường THPT ............................................... 63 
2.4. Một số biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong 
dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon ở trƣờng THPT ................................ 73 
2.4.1. Những cơ sở để lựa chọn biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn 
đề cho học sinh ............................................................................................... 73 
2.4.2. Biện pháp 1. Sử dụng dạy học dự án nhằm phát triển năng lực giải 
quyết vấn đề cho học sinh khi dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon ..... 75 
2.4.3. Biện pháp 2. Sử dụng dạy học giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực 
giải quyết vấn đề cho học sinh khi dạy học phần Dẫn xuất của hiđrocacbon ........... 94 
2.4.4. Biện pháp 3. Sử dụng dạy học hợp đồng nhằm phát triển năng lực giải quyết 
vấn đề cho học sinh ................................................................................................. 105 
Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 116 
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 117 
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ................................................................... 117 
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm ................................................................... 117 
3.3. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm .................................................................... 117 
3.3.1. Kế hoạch thực nghiệm .................................................................................. 117 
3.3.2. Quy trình thực nghiệm .................................................................................. 118 
3.3.3. Tổ chức thực nghiệm sư phạm ...................................................................... 119 
3.4. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm ...................................................................... 124 
3.4.1. Kết quả phân tích định tính ........................................................................... 124 
3.4.2. Kết quả phân tích định lượng ........................................................................... 129 
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................... 148 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 149 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN 
LUẬN ÁN ............................................................................................................... 151 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............... ... ng khi từ 1 kg saccarozơ có thể tạo được khoảng gần 1 
kg glucozơ và 1 kg fructozơ. 
PL-131 
- Nguồn saccarozơ trong tự nhiên sẵn hơn glucozơ và fructozơ. 
c. Thực hiện giải pháp GQVĐ (TC6, TC7, TC8): 
- Dùng saccarozơ hiệu quả kinh tế hơn dùng glucozơ. 
d. Đánh giá giải pháp và phát triển vấn đề (TC9, TC10): 
Đánh giá việc dùng saccarozơ để thực hiện quá trình tráng bạc và vận dụng 
vào tình huống mới. 
Bài 30. Tại sao xenlulozơ trinitrat lại được ứng dụng làm chất nổ? 
Hƣớng dẫn giải: 
a. Phát hiện và làm rõ vấn đề (TC1, TC2): 
Chất nổ là chất cháy tỏa nhiệt cao, sinh ra nhiều khí làm tăng áp suất). 
b. Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ (TC3, TC4, TC5): 
- Xenlulozơ trinitrat cháy: 
 [(C6H7O2(ONO2)3]n + 2,25nO2 → 6nCO2 + 1,5nN2 + 3,5nH2O 
- Trong thuốc nổ có chất sinh ra oxi ở nhiệt độ cao do ngòi nổ tạo ra (KNO3 
hoặc KClO3); oxi sinh ra đốt cháy xenlulozơ trinitrat. 
- Khi xenlulozơ trinitrat cháy, thể tích khí tăng gấp gần 5 lần thể tích oxi ban 
đầu; gấp vô số lần thể tích chất rắn trong thuốc nổ, do đó gây ra sự giãn nở đột ngột 
khi được để trong một thể tích nhỏ. 
d. Đánh giá giải pháp và phát triển vấn đề (TC9, TC10): 
Đánh giá việc dùng xenlulozơ trinitrat làm chất nổ và vận dụng vào tình 
huống mới. 
V. Amin - Amino axit – Protein 
Bài 31. Tại sao khi nấu canh cá, nếu thêm khế hay quả xoài non vào thì canh 
mất mùi tanh và cá nhanh nhừ hơn? 
Hƣớng dẫn giải: Xem ví dụ 7 của mục 2.3.3.2. 
Bài 32. Tại sao khi ướp thịt, cá bằng muối thì thịt, cá bị cứng hơn và có nhiều 
nước chảy ra? 
Hƣớng dẫn giải: 
a. Phát hiện và làm rõ vấn đề (TC1, TC2): 
Sau khi ướp thịt, cá bằng muối thì thịt, cá bị cứng hơn và có nhiều nước chảy ra. 
Thịt, cá bị cứng hơn và có nhiều nước chảy ra là do nguyên nhân nào? 
b. Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ (TC3, TC4, TC5): 
Do tính chất bán thẩm của màng tế bào. 
PL-132 
c. Thực hiện giải pháp GQVĐ (TC6, TC7, TC8): 
Do tính chất bán thẩm của màng tế bào: nước trong tế bào của cơ thể vi khuẩn) 
nên muối diệt khuẩn, bảo quản thịt, cá đồng thời thịt; nước trong cơ thể cá đi ra 
muối, nên cá bị cứng hơn. 
d. Đánh giá giải pháp và phát triển vấn đề (TC9, TC10): 
Đánh giá việc dùng muối ướp thịt, cá và vận dụng vào tình huống mới. 
Bài 33. Tại sao anilin lại có tính bazơ yếu? 
Hƣớng dẫn giải: 
a. Phát hiện và làm rõ vấn đề (TC1, TC2): 
Tính bazơ của anilin là do đâu? Nguyên nhân làm tính bazơ yếu đi là gì? 
b. Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ (TC3, TC4, TC5): 
- Tính bazơ là khả năng nhận proton H+; phụ thuộc vào mật độ electron trong 
phân tử chất hữu cơ; 
- Anilin C6H5-NH2 có nguyên tử N còn dư cặp electron chưa tạo liên kết hóa 
học (tương tự trong phân tử NH3), do đó anilin có tính bazơ. 
- Cặp electron tự do của nguyên tử N bị nhân benzen hút do hiệu ứng liên hợp. 
c. Thực hiện giải pháp GQVĐ (TC6, TC7, TC8): 
- Anilin là amin, có nguyên tử nitơ tương tự trong phân tử NH3 nên có tính bazơ. 
- Do ảnh hưởng của gốc phenyl đến nhóm NH2 (cặp electron trên nguyên tử N 
của nhóm NH2 bị dịch chuyển vào nhân benzen, làm giảm mật độ electron trên 
nguyên tử N), làm giảm tính bazơ. 
d. Đánh giá giải pháp và phát triển vấn đề (TC9, TC10): 
Đánh giá tính bazơ của anilin và vận dụng vào tình huống mới. 
Bài 34. Nếu giặt quần áo dệt từ tơ tằm bằng xà phòng thì quần áo sẽ nhanh bị 
hỏng. Tại sao? 
Hƣớng dẫn giải: 
a. Phát hiện và làm rõ vấn đề (TC1, TC2): 
Giặt quần áo dệt từ tơ tằm bằng xà phòng thì quần áo sẽ nhanh bị hỏng. Đặc 
điểm cấu tạo tơ tằm là gì? Nguyên nhân nào làm cho quần áo dệt từ tơ tằm bằng xà 
phòng thì quần áo sẽ nhanh bị hỏng? 
b. Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ (TC3, TC4, TC5): 
- Tơ tằm thuộc loại poliamit, trong phân tử có chứa liên kết -CO-NH-; 
- Có phản ứng nào xảy ra khi giặt quần áo dệt từ tơ tằm trong xà phòng? 
PL-133 
+ Liên kết -CO-NH- rất dễ bị phân cắt trong nước khi có xúc tác bazơ; 
+ Xà phòng có môi trường bazơ có thể tác dụng với các phân tử peptit trong tơ tằm. 
c. Thực hiện giải pháp GQVĐ (TC6, TC7, TC8): 
Do vậy, khi giặt quần áo dệt từ tơ tằm bằng xà phòng thì quần áo sẽ nhanh bị 
hỏng do các phân tử peptit trong tơ tằm bị phá vỡ. 
d. Đánh giá giải pháp và phát triển vấn đề (TC9, TC10): 
Đánh giá việc sử dụng xà phòng để giặt quần áo dệt từ tơ tằm và vận dụng 
vào tình huống mới. 
Bài 35. Đun nóng glyxin trong điều kiện thích hợp thu được poliglyxin 
nhưng quá trình này không phải phản ứng trùng ngưng. Giải thích. 
 Hƣớng dẫn giải: 
a. Phát hiện và làm rõ vấn đề (TC1, TC2): 
Sơ đồ tổng quát: 
CH2COOH
NH2 H2O
NHCH2CO
n
n
n
b. Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ (TC3, TC4, TC5): 
- Khi đun nóng, các α-amino axit xảy ra phản ứng tạo điamit vòng: 
CH2COOH
NH2
HN NH
O
O
2
H2O
- Các amit vòng này kém bền, bị phá vỡ vòng và kết hợp với nhau thành polime: 
HN NH
O
O
NHCH2CO
n
n 2
c. Thực hiện giải pháp GQVĐ (TC6, TC7, TC8): 
Quá trình này không phải phải là phản ứng trùng ngưng, vì nó xảy ra theo 2 
giai đoạn: 
- Giai đoạn 1: Các α-amino axit trải qua quá trình tạo amit nội phân tử vòng 6 cạnh. 
- Giai đoạn 2: Sau đó hợp chất vòng này kém bền sẽ mở vòng, liên kết với 
nhau tạo thành polime. 
Sơ đồ phản ứng như sau: 
PL-134 
CH2COOH
NH2
HN NH
O
O
2
H2O
NHCH2CO
n
n
2n
2
d. Đánh giá giải pháp và phát triển vấn đề (TC9, TC10): 
Đánh giá phản ứng đun nóng glyxin trong điều kiện thích hợp thu được 
poliglyxin và vận dụng vào tình huống mới. 
VI. Polime và vật liệu polime 
Bài 36. Trùng hợp stiren thu được polistiren (PS). Cho PS tác dụng với axit 
sunfuric đặc H2SO4 (HO-SO3H) thu được nhựa trao đổi ion (PS-SO3H). Viết CTCT 
của nhựa trao đổi ion trên. 
Hƣớng dẫn giải: 
a. Phát hiện và làm rõ vấn đề (TC1, TC2): 
Cần xác định được công thức cấu tạo của nhựa trao đổi ion (PS-SO3H): khi PS 
phản ứng với axit sunfuric sẽ tạo ra sản phẩm có công thức cấu tạo như thế nào? 
b. Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ (TC3, TC4, TC5): 
Công thức cấu tạo của polistiren PS) như sau: 
nCH CH2
Polistiren
. 
Khi phản ứng với axit sunfuric, phân tử PS có thể bị thế nguyên tử H của 
nhóm -CH-CH2- bằng nhóm SO3H; hoặc xảy ra phản ứng thế nguyên tử H của vòng 
benzen trong phân tử PS. 
Phân tử PS có thể bị thế nguyên tử H tại các vị trí khác nhau của nhân benzen 
hoặc của nhóm -CH-CH2- bằng nhóm -SO3H; 
c. Thực hiện giải pháp GQVĐ (TC6, TC7, TC8): 
- Xảy ra phản ứng thế nhóm SO3H vào nhân benzen của mắt xích PS hay thế 
vào nhóm -CH-CH2-? 
+ Sản phẩm thế SO3H vào nhóm -CH-CH2- rất kém bền; 
+ Phản ứng thế vào nhân benzen phụ thuộc vào nhóm định hướng và kích 
thước của các nhóm mạch nhánh có sẵn trên vòng benzen. 
PL-135 
- Nhóm CH2-CH định hướng thế ortho, para (tương tự như toluen). Vị trí 
ortho bị án ngữ không gian, do đó chủ yếu thế vào vị trí para. 
- Lựa chọn: Thế nhóm -SO3H vào vị trí para tạo ra nhựa trao đổi ion có CTCT: 
nCH CH2
SO3H 
d. Đánh giá giải pháp và phát triển vấn đề (TC9, TC10): 
Đánh giá CTCT của nhựa trao đổi ion (PS-SO3H) và vận dụng vào tình huống mới. 
Bài 37. Tại sao trước đây người ta thường sản xuất PVC từ axetilen nhưng 
ngày nay lại sản xuất từ etilen? 
Hƣớng dẫn giải: Xem ví dụ 8 của mục 2.3.3.2. 
Bài 38. Khi trộn fomanđehit với phenol có xúc tác axit hoặc bazơ tạo ra 
poli(phenol - fomanđehit) dạng mạch không phân nhánh (nhựa rezol). Nếu cho dư 
fomanđehit thì sẽ chủ yếu thu được nhựa poli(phenol - fomanđehit) có mạch mạng 
không gian (nhựa rezit). Viết PTHH để giải thích. 
Hƣớng dẫn giải: 
a. Phát hiện và làm rõ vấn đề (TC1, TC2): 
Khi trộn fomanđehit với phenol có xúc tác axit hoặc bazơ tạo ra poli(phenol - 
fomanđehit) dạng mạch không phân nhánh (nhựa rezol) hoặc nhựa poli(phenol - 
fomanđehit) có mạch mạng không gian (nhựa rezit) (nếu cho dư fomanđehit). Công 
thức cấu tạo của nhựa rezol và nhựa rezit là gì? 
b. Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ (TC3, TC4, TC5): 
Phenol và anđehit fomic có phản ứng của nhóm C=O với nhóm C-H tại các vị 
trí của vòng benzen theo sơ đồ: 
OH
H HCH=O
OH
CH2OH
(X) 
Sau đó xảy ra phản ứng trùng ngưng hợp chất X: 
OH
CH2
OH
CH2OH
(X)
n
 nnH2O
PL-136 
Phân tử poli(phenol-fomanđehit) - kí hiệu X- có các nhân phenol còn có các 
liên kết C-H của vòng benzen, có khả năng cộng với nhóm C=O của fomanđehit dư 
 tương tự phenol phản ứng với fomanđehit). 
c. Thực hiện giải pháp GQVĐ (TC6, TC7, TC8): 
Phân tử poli(phenol-fomanđehit) - kí hiệu X- có các nhân phenol còn có các 
liên kết C-H của vòng benzen, có khả năng cộng với nhóm C=O của fomanđehit dư, 
tạo ra Y; Y xảy ra phản ứng trùng ngưng tạo ra nhựa rezit theo sơ đồ: 
OH
CH2 n
HCH=O
OH
CH2
CH2OH
 n
OH
CH2
CH2
CH2
OH
 n
 n
(Y)
d. Đánh giá giải pháp và phát triển vấn đề (TC9, TC10): 
Đánh giá phản ứng trộn fomanđehit với phenol có xúc tác axit hoặc bazơ và 
vận dụng vào tình huống mới. 
Bài 39. Tại sao khi dây nitric axit vào da thì da lại có màu vàng? 
Hƣớng dẫn giải: 
a. Phát hiện và làm rõ vấn đề (TC1, TC2): 
Khi dây nitric axit vào da thì da lại có màu vàng. Axit nitric tác dụng với hợp 
chất hữu cơ nào trong da sinh ra chất màu vàng? 
b. Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ (TC3, TC4, TC5): 
- Do gây bỏng làm vàng da. 
- Do axit nitric tác dụng với nhân phenol trong protein tạo thành hợp chất màu vàng. 
- Trong phân tử protein có mắt xích tyrosin chứa nhân phenol. 
HO CH2CHCOOH
NH2 Tyrosin 
Phenol có phản ứng thế nitro với axit nitric sinh ra hợp chất màu vàng. 
c. Thực hiện giải pháp GQVĐ (TC6, TC7, TC8): 
Trong phân tử protein của cơ thể người có hợp phần tyrosine chứa nhân 
phenol (Tyrosin: axit 3-(4-hiđroxiphenyl)-2-aminopropanoic), do đó tác dụng với 
nitric axit tạo ra hợp chất có nhóm 2,6-đinitrotyrosin có màu vàng. 
PL-137 
d. Đánh giá giải pháp và phát triển vấn đề (TC9, TC10): 
Đánh giá phản ứng giữa nitric axit và da khi sơ ý để nitric axit dây vào da) và 
vận dụng vào tình huống mới. 
Bài 40. Khi cho etilen vào dung dịch KMnO4 trong môi trường axit, đun nóng 
sẽ làm thuốc tím mất màu, thu được axit fomic. Khi oxi hóa polibuta-1,3-đien bằng 
dung dịch KMnO4 trong môi trường axit sunfuric thu được sản phẩm hữu cơ nào? 
Hƣớng dẫn giải: 
a. Phát hiện và làm rõ vấn đề (TC1, TC2): 
KMnO4 trong môi trường axit, đun nóng oxi hóa liên kết đôi của anken -
CH=CH- thành 2 nhóm cacboxyl -COOH. Khi oxi hóa polibuta-1,3-đien bằng 
dung dịch KMnO4 trong môi trường axit sunfuric thu được sản phẩm hữu cơ như 
vậy không? 
b. Đề xuất và lựa chọn giải pháp GQVĐ (TC3, TC4, TC5): 
Polibuta-1,3-đien có cấu tạo dạng:...-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-, 
các mắt xích đều có liên kết đôi -CH=CH- như etilen. 
Trong dung dịch KMnO4, liên kết đôi bị oxi hóa. 
Dung dịch KMnO4 trong môi trường axit sunfuric sẽ oxi hóa phân cắt liên kết đôi -
C=C- thành 2 nhóm -COOH tương tự đối với etilen. 
c. Thực hiện giải pháp GQVĐ (TC6, TC7, TC8): 
Oxi hóa cắt mạch của liên kết đôi C=C tạo ra sản phẩm: HOOC-CH2CH2-COOH. 
d. Đánh giá giải pháp và phát triển vấn đề (TC9, TC10): 
Đánh giá phản ứng oxi hóa polibuta-1,3-đien bằng dung dịch KMnO4 trong 
môi trường axit sunfuric và vận dụng vào tình huống mới. 
----------------------------- 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_cho_hoc_sinh_t.pdf
  • pdfTóm tắt tiếng Anh (bản chính).pdf
  • pdfTóm tắt tiếng Việt (bản chính).pdf
  • pdfThông tin tóm tắt về những kết luận mới của LA.pdf