Luận án Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

Công nghệ cao (CNC) được coi là hàng hóa đặc biệt trên TTCN và để phát triển TTCNC tất yếu phải chú trọng phát triển loại hàng hóa đặc biệt này. Xét về bản chất, công nghệ là yếu tố cốt lõi quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và ở cấp độ quốc gia, công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH thông qua việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có. Xét về bản chất của thị trường thì TTCNC không chỉ là loại thị trường đặc biệt mà còn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định tiềm lực KHCN của mỗi quốc gia. Việc phát triển TTCNC luôn gắn với việc thực thi pháp luật về SHTT nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cũng như khuyến khích sự sáng tạo KHCN. Khi đánh giá tiềm lực KHCN của một quốc gia, người ta có thể nhìn nhận thông qua việc tạo lập và vận hành có hiệu quả hay không các hoạt động của thị trường KHCN nói chung và TTCNC nói riêng như: Kết quả của việc tổ chức nghiên cứu, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, mức độ giao dịch mua - bán, CGCN trên thị trường và các yếu tố tạo lập TTCN có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự phát triển KT-XH.

Trước yêu cầu thực tiễn đang đặt ra, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển công nghệ, nhất là CNC, coi đó là nền tảng và nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HĐH và HNKTQT của đất nước. Điều này được thể hiện trong Luật Công nghệ cao năm 2008; Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Chiến lược Phát triển Khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Đại hội XII của Đảng tiếp tục chủ trương phát triển mạnh mẽ KHCN nhằm “Làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế ”[40, tr.119-120]. Từ vai trò quan trọng của CNC đối với phát triển kinh tế - xã hội do đó vấn đề phát triển TTCNC được xác định là một trong những nội dung trọng tâm của chiến lược phát triển KHCN đến năm 2020.

 

doc 198 trang kiennguyen 20/08/2022 7421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam

Luận án Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
LỜI CAM ĐOAN
 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Thanh Tuấn
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
11
1.1.
Một số công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài 
11
1.2.
Một số công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
17
1.3.
Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án luận án tiếp tục giải quyết
30
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM Ở MỘT SỐ QUỐC GIA
33
2.1.
Những vấn đề chung về công nghệ, công nghệ cao, thị trường công nghệ và thị trường công nghệ cao 
33
2.2.
Quan niệm, nội dung và yếu tố tác động đến phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
45
2.3.
Kinh nghiệm phát triển thị trường công nghệ cao của một số quốc gia và bài học với Việt Nam
60
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
79
3.1.
Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
79
3.2.
Thành tựu, hạn chế trong phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
81
3.3.
Nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam
110
Chương 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CÔNG NGHỆ CAO Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030
126
4.1.
Quan điểm phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam đến năm 2030
126
4.2.
Giải pháp phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam đến năm 2030 
134
KẾT LUẬN
169
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
171
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
172
PHỤ LỤC
182
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
01
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Cách mạng 4.0
02
Chuyển giao công nghệ
CGCN
03
Công nghệ cao
CNC
04
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNH, HĐH
05
Hội nhập kinh tế quốc tế 
HNKTQT
06
Khoa học và công nghệ 
KHCN
07
Kinh tế thị trường 
KTTT
08
Kinh tế - xã hội
KT-XH
09
Nghiên cứu và phát triển 
R&D
10
Sở hữu công nghiệp 
SHCN
11
Sở hữu trí tuệ
SHTT
12
Thị trường công nghệ 
TTCN
13
Thị trường công nghệ cao 
TTCNC
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
Bảng 3.1
Số lượng văn bằng bảo hộ của Việt nam được cấp giai đoạn 2011 - 2019
82
Bảng 3.2
Số lượng văn bằng bảo hộ của người nước ngoài được cấp giai đoạn 2011 - 2019
82
Bảng 3.3
Tổ chức đăng ký hoạt động KHCN
89
Bảng 3.4
Tổ chức R&D chia theo quy mô nhân lực
90
Bảng 3.5
Tổ chức R&D theo lĩnh vực CNC
90
Bảng 3.6
Số bài báo KHCN công bố trong nước
91
Bảng 3.7
Số bài báo KHCN công bố quốc tế giai đoạn 2014 - 2019
92
Bảng 3.8
Nhân lực R&D qua các năm (người)
93
Bảng 3.9
Cán bộ nghiên cứu chia theo trình độ
94
Bảng 3.10
Tổng chi quốc gia cho R&D
97
Bảng 3.11
Cơ sở dữ liệu tích hợp thông tin KHCN
103
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
Hình 2.1
Tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm, dịch vụ có độ tập trung CNC và trung bình cao
72
Hình 3.1
Công bố quốc tế của Việt Nam
92
Hình 3.2
Tổng số nhân lực R&D qua các năm
93
Hình 3.3
Nguồn cung công nghệ quan trọng theo lãnh thổ
105
Hình 3.4
Số lượng sáng chế của Việt Nam giai đoạn 2015-2019
105
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Công nghệ cao (CNC) được coi là hàng hóa đặc biệt trên TTCN và để phát triển TTCNC tất yếu phải chú trọng phát triển loại hàng hóa đặc biệt này. Xét về bản chất, công nghệ là yếu tố cốt lõi quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và ở cấp độ quốc gia, công nghệ góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH thông qua việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực hiện có. Xét về bản chất của thị trường thì TTCNC không chỉ là loại thị trường đặc biệt mà còn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định tiềm lực KHCN của mỗi quốc gia. Việc phát triển TTCNC luôn gắn với việc thực thi pháp luật về SHTT nhằm thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cũng như khuyến khích sự sáng tạo KHCN. Khi đánh giá tiềm lực KHCN của một quốc gia, người ta có thể nhìn nhận thông qua việc tạo lập và vận hành có hiệu quả hay không các hoạt động của thị trường KHCN nói chung và TTCNC nói riêng như: Kết quả của việc tổ chức nghiên cứu, thương mại hóa kết quả nghiên cứu, mức độ giao dịch mua - bán, CGCN trên thị trường và các yếu tố tạo lập TTCN có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự phát triển KT-XH.
Trước yêu cầu thực tiễn đang đặt ra, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của phát triển công nghệ, nhất là CNC, coi đó là nền tảng và nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp CNH, HĐH và HNKTQT của đất nước. Điều này được thể hiện trong Luật Công nghệ cao năm 2008; Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và Chiến lược Phát triển Khoa học và công nghệ Việt Nam giai đoạn 2011-2020. 
Đại hội XII của Đảng tiếp tục chủ trương phát triển mạnh mẽ KHCN nhằm “Làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”[40, tr.119-120]. Từ vai trò quan trọng của CNC đối với phát triển kinh tế - xã hội do đó vấn đề phát triển TTCNC được xác định là một trong những nội dung trọng tâm của chiến lược phát triển KHCN đến năm 2020.
Trên thực tế, cùng với quá trình phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, TTCNC ở Việt Nam tuy mới hình thành, phát triển nhưng bước đầu hoạt động khá hiệu quả, góp phần quan trọng vào sự phát triển của thị trường KHCN Việt Nam. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển KT-XH trong bối cảnh cách mạng 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, trong khi trình độ phát triển của KHCN Việt Nam còn thấp, thị trường KHCN cũng như TTCNC còn nhỏ lẻ. Vì thế, Việt Nam chưa thật sự có TTCNC đầy đủ, đặc biệt là cơ chế, chính sách phát triển thị trường này còn nhiều bất cập, nhất là đối với các hoạt động triển khai, thử nghiệm, ứng dụng và sử dụng sản phẩm CNC; chưa phát triển được nhiều sản phẩm có giá trị CNC, có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế; mối quan hệ cung cầu về sản phẩm CNC và dịch vụ CNC còn mất cân đối dẫn đến giá cả sản phẩm, dịch vụ CNC còn đắt so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Do vậy, việc phát triển TTCNC lại càng trở nên cần thiết, cấp bách cả về lý luận và thực tiễn. Vì vậy, với mong muốn nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu TTCNC ở Việt Nam dưới góc độ kinh tế chính trị nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc phát triển trường này thời gian tới, tác giả lựa chọn vấn đề: Phát triển thị trường công nghệ cao ở Việt Nam làm đề tài luận án tiến sĩ, chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn về phát triển TTCNC ở Việt Nam và kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về lĩnh vực này; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài.
Luận giải, làm rõ cơ sở lý luận về phát triển TTCNC ở Việt Nam, trong đó tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản như: quan niệm, nội dung và yếu tố tác động đến phát triển TTCNC. 
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển TTCNC của Trung Quốc, Cộng hòa Liên bang Đức, Israel; trên có sở đó rút ra bài học phát triển TTCNC cho Việt Nam thời gian tới. 
Đánh giá thực trạng phát triển TTCNC ở Việt Nam trong đó tập trung làm rõ thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển TTCNC ở Việt Nam.
Đề xuất quan điểm và giải pháp phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian tới nhằm góp phần phát triển thị trường KHCN nói chung và TTCNC nói riêng ở Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển TTCNC.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, đánh giá về sự phát triển về số lượng, chất lượng nguồn cung, cầu, các tổ chức trung gian môi giới sản phẩm, dịch vụ CNC trên TTCNC.
Phạm vi không gian: Ở Việt Nam.
Phạm vi thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng từ giai đoạn 2011-2019.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 
Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển thị trường KHCN nói chung, TTCN và TTCNC nói riêng.
Cơ sở thực tiễn: Luận án tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực tiễn một số cơ quan, địa phương có liên quan đến đề tài; đồng thời nghiên cứu báo cáo của các bộ, ngành liên quan đến nội dung đề tài, kế thừa kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan đến nội dung luận án.
Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp nghiên cứu chung của luận án. Trên cơ sở đó, luận án sử dụng phương pháp đặc thù của khoa học kinh tế chính trị là phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp với các phương pháp khác như: tiếp cận hệ thống; phân tích, tổng hợp; lịch sử - lôgic; thống kê, so sánh.
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng trong toàn bộ luận án với mục đích gạt bỏ những vấn đề không cơ bản, bản chất để tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản, bản chất liên quan đến phát triển TTCNC. Phương pháp này sử dụng trong việc giới hạn mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu ở phần mở đầu; xây dựng quan niệm, xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TTCNC ở Việt Nam ở chương 2; trong lựa chọn số liệu phân tích thực trạng phát triển TTCNC ở Việt Nam ở chương 3. Đồng thời, sử dụng trong việc đề xuất quan điểm, giải pháp phát triển TTCNC ở chương 4. Theo nghiên cứu sinh, để thúc đẩy phát triển TTCNC ở Việt Nam phải quán triệt nhiều quan điểm và triển khai đồng bộ hệ thống giải pháp. Tuy nhiên, nhóm quan điểm và giải pháp mà nghiên cứu sinh đề xuất là những quan điểm và giải pháp cơ bản, bao trùm, quyết định nhất; khi được triển khai thực hiện tốt sẽ tạo bước đột phá trong phát triển TTCNC ở Việt Nam thời gian tới.
Phương pháp tiếp cận hệ thống được sử dụng xuyên suốt các nội dung nghiên cứu của luận án nhằm luận giải sự phát triển TTCNC Ở Việt Nam trong mối quan hệ gắn kết các nội dung. Đồng thời nghiên cứu sự phát triển TTCNC ở Việt Nam trong quá trình xây dựng, phát triển TTCNC, gắn với các yếu tố đặc thù của thị trường này. Phương pháp nghiên cứu này cho phép kết cấu của luận án được tổ chức theo một bố cục chặt chẽ, logic.
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng trong các chương của luận án. Ở chương 1 phương pháp này được sử dụng để phân tích, nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; từ đó rút ra những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết. Ở chương 2, phương pháp này được sử dụng để thực hiện các thao tác xây dựng quan niệm trung tâm, phân tích nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến phát triển TTCNC Ở Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước và rút ra bài học kinh nghiệm  ... 16.446
17.729
19.507
107.944
Việt Nam
4.071
4.529
5.866
6.602
8.821
12.431
46.094
Philipin
2.255
2.727
3.100
3.375
3.731
5.097
22.244
Brunei
391
442
527
513
472
569
3.207
Campuchia
330
359
403
431
486
518
2.800
Myanmar
154
225
313
444
565
729
2.542
Lào
226
247
271
240
297
339
1.827
 Nguồn: [12]
Phụ lục 6: 10 CHUYÊN NGÀNH NGHIÊN CỨU CÓ SỐ LƯỢNG CÔNG BỐ HÀNG ĐẦU
TT
Lĩnh vực
2015
2016
2017
2018
2019
1
Kỹ thuật
1.132
1.545
1.578
2.488
3.326
2
Khoa học máy tính
967
1.340
1.273
1.820
2.843
3
Vật lý và thiên văn học
562(7)
692(5)
937(4)
1.204
1.927
4
Toán học
588(5)
775(3)
1.057(3)
1.157
1.885
5
Khoa học vật liệu
567(6)
718(4)
822(5)
1.181
1.778
6
Dược phẩm/y học
606(3)
638(7)
746(7)
939
1.357
7
Khoa học môi trường
293(10)
492(9)
519(10)
905
1.289
8
KH nông nghiệp và sinh học
591(4)
691(6)
752(6)
1.041
1.202
9
Hóa sinh, di truyền và sinh học phân tử
434(8)
479(10)
540(9)
761
917
10
Kỹ thuật hóa học
426(9)
520(8)
564(8)
842
792
Chú thích: Trong ngoặc là thứ tự công bố trong năm tương ứng của lĩnh vực
 Nguồn: [12]
Phụ lục 7: 10 TỔ CHỨC CÓ CÔNG BỐ QUỐC TẾ CAO NHẤT NĂM 2019
TT
Tên đơn vị
Số lượng công bố
1
Trường Đại học Tôn Đức Thắng
2.710
2
Trường Đại học Duy Tân
1.165
3
Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam
1.128
4
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
1.110
5
Đại học Quốc gia Hà Nội
981
6
Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh
554
7
Trường Đại học Hà Nội
553
8
Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
553
9
Viện KHCN tính toán
499
10
Trường Đại học Cần Thơ
320
 Nguồn: [12]
Phụ lục 8: CÔNG BỐ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM NĂM 2019 
THEO CHUYÊN NGÀNH
TT
Chuyên ngành
Số bài
Tỷ lệ (%)
1
Kỹ thuật
3.326
26,76
2
Khoa học máy tính
2.843
22,87
3
Vật lý và thiên văn
1.927
15,50
4
Toán học
1.885
15,16
5
Khoa học vật liệu
1.778
14,30
6
Y học
1.357
10,92
7
Khoa học môi trường
1.289
10,37
8
Hóa học
1.272
10,23
9
Khoa học nông nghiệp và sinh học
1.202
9,67
10
Khoa học xã hội
952
7,66
11
Hóa sinh, di truyền học và sinh học phân tử
917
7,38
12
Kỹ thuật hóa học
792
6,37
13
Năng lượng
761
6,12
14
Kinh doanh, quản trị và kế toán
634
5,10
15
Khoa học trái đất và hành tinh
527
4,24
16
Khoa học ra quyết định
497
4,00
17
Kinh tế, kinh tế lượng và tài chính
466
3,75
 Nguồn: [12]
Phụ lục 9: PHÂN BỐ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU 
THEO KHU VỰC THỰC HIỆN NĂM 2017
Khuvực thực hiện
Cán bộ nghiên cứu
2013
2015
2017
Tổchức R&D
Tiến sỹ
3.367
3.781
4.029
Thạc sỹ
8.815
9.405
9.261
Đại học
16.635
15.661
12.694
Cao đẳng
1.002
939
697
Tổng số
29.819
29.786
26.681
Tổ chức giáo dục đại học
Tiến sỹ
7.959
9.624
10.619
Thạc sỹ
31.582
35.922
40.011
Đại học
22.819
19.279
17.624
Cao đẳng
1.075
803
841
Tổng số
63.435
65.628
69.095
Doanh nghiệp
Tiến sỹ
185
205
239
Thạc sỹ
1.154
1.231
1.293
Đại học
15.175
15.876
17.126
Cao đẳng
2.039
2.150
4.356
Tổng số
18.553
19.462
23.014
Đơn vị hành chính, sự nghiệp
Tiến sỹ
481
695
865
Thạc sỹ
3.411
3.932
4.718
Đại học
11.403
8.296
8.069
Cao đẳng
659
829
1.297
Tổng số
15.954
13.752
14.949
Tổ chức dịch vụ KHCN
Tiến sỹ
269
71
122
Thạc sỹ
260
638
607
Đại học
652
1.607
1.509
Cao đẳng
53
101
93
Tổng số
1.234
2.417
2.331
 Nguồn: [11]
Phụ lục 10: CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN 
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NĂM 2019
TT
Chuỗi sự kiện
Địa điểm
1
Trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ 2019
Gia Lai
2
Chợ công nghệ thiết bị và ngày hội khởi nghiệp sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Techmart - Techfest Mekong 2019) 
Cần Thơ
3
Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành công nghệ sinh học - Biotechmart
Hà Nội
4
Triển lãm quốc tế lần thứ 6 về công nghệ thí nghiệm, phân tích chuẩn đoán và công nghệ sinh học (Analytica Việt Năm 2019)
TP. Hồ Chí Minh
5
Triển lãm quốc tế về sản phẩm, dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông 2019(Ictcomm 2019)
TP. Hồ Chí Minh
6
Triển lãm quốc tế chuyên ngành thiết bị và công nghệ chế biến nông - lâm - thủy sản 2019(Growtech 2019)
Hà Nội
7
Triển lãm quốc tế về điều khiển và tự động hóa 
Hà Nội
Nguồn: [12]
Phụ lục 11: CHI CHO R&D THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ NGUỒN CẤP KINH PHÍ NĂM 2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Thành phần kinh tế
Tổng chi
Nguồn cấp kinh phí
NSNN
Tổ chức GDĐH
Doanh nghiệp
Nước ngoài
Nguồn khác
NSTW
NSĐP
Nhà nước
12.970,57
5.083,69
1.160,17
344,75
5.266,66
336,88
778,42
Ngoài nhà nước
10.122,28
326,26
331,29
25,10
8.859,95
553,32
26,36
Có vốn đầu tư nước ngoài
3.275,74
106,01
93,74
0
2.780,96
294,96
0,06
Tổng
26.368,59
5.515,96
1.585,20
369,85
16.907,57
1.185,16
804,84
Nguồn: Điều tra R&D, 
Cục Thông tin KHCN Quốc gia.
Phụ lục 12: GIÁ TRỊ GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ TOÀN NGÀNH 
CÔNG NGHIỆP CHẾ TÁC
Giá tri trung bình (trđ/DN)
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
Tăng trưởng 2012-2018
Giá trị mua/nâng cấp công nghệ trong nước 
474.33
284.92
537.68
816.52
1,065.74
745.46
860.34
10%
Giá trị mua/nâng cấp công nghệ nước ngoài
313.21
300.60
512.84
428.23
663.29
1,038.24
1,369.78
28%
Tổng giá trị mua/nâng cấp công nghệ 
787.54
585.52
1,050.52
1,244.75
1,729.03
1,783.70
2,230.12
19%
Phụ lục 13: HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU ĐỐI TƯỢNG SHCN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2019
Năm
Số lượng đơn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng SHCN
Số lượng hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng SHCN đã được đăng ký
Các bên ký kết
Các bên ký kết
VN-VN
VN-NN
NN-NN
Tổng số
VN-VN
VN-NN
NN-NN
Tổng số
2011
456 (958)
29 (141)
225 (848)
710 (1947)
325 (693)
37 (153)
179 (820)
541 (1666)
2012
477 (1156)
57 (288)
258 (899)
792 (2343)
357 (700)
31 (87)
206 (908)
594 (1695)
2013
513 (1214)
57 (169)
294 (690)
864 (2073)
423 (912)
60 (189)
220 (558)
703 (1659)
2014
540 (1123)
48 (172)
348 (806)
935 (2101)
456 (1116)
53 (303)
334 (802)
843 (2221)
2015
648 (1723)
51 (110)
352 (903)
1051 (2736)
492 (1413)
49 (174)
307 (827)
848 (2414)
2016
720 (1712)
43 (88)
359 (1087)
1122 (2887)
614 (1192)
46 (86)
334 (885)
994 (2163)
2017
761 (1540)
58 (129)
361 (914)
1180 (2583)
630 (1663)
46 (97)
339 (961)
1015 (2721)
2018
781 (1604)
69 (529)
398 (1231)
1248 (3364)
633 (1156)
50 (136)
267 (614)
950 (1906)
2019
901 (1908)
47 (104)
394 (958)
134 (2970)
746 (1426)
54 (107)
376 (959)
117 (2492)
Nguồn:[27]
Phụ lục 14: HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐỐI TƯỢNG SHCN Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 - 2019
Năm
Số lượng đơn đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN
Số lượng hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN đã được đăng ký
Các bên ký kết
Các bên ký kết
VN-VN
VN-NN
NN-NN
Tổng số
VN-VN
VN-NN
NN-NN
Tổng số
2011
84 (102)
56 (205)
30 (193)
170 (500)
64 (73)
54 (281)
25 (156)
143 (510)
2012
136 (309)
60 (320)
16 (148)
212 (777)
89 (198)
45 (169)
8 (208)
142 (575)
2013
90 (146)
93 (369)
21 (122)
204 (637)
109 (152)
46 (144)
9 (45)
164 (341)
2014
110 (257)
73 (455)
24 (104)
206 (816)
90 (188)
104 (461)
22 (166)
216 (815)
2015
135 (315)
92 (714)
28 (400)
255 (1429)
95 (251)
85 (612)
23 (106)
203 (969)
2016
112 (200)
89 (361)
14 (84)
215 (645)
118 (240)
89 (455)
18 (362)
225 (1057)
2017
150 (292)
75 (283)
14 (35)
239 (610)
107 (191)
61 (337)
10 (59)
178 (587)
2018
157 (221)
53 (162)
11 (30)
221 (413)
150 (287)
75 (226)
14 (17)
239 (530)
2019
122 (204)
50 (134)
26 (79)
198 (417)
177 (261)
41 (98)
10 (31)
228 (390)
Nguồn:[27]
Phụ lục 15: TỔ CHỨC R&D THEO VÙNG ĐỊA LÝ
Vùng
Tổ chức R&D
Số lượng
Tỷ lệ %
 Hà Nội
329
47,89
TP. Hồ Chí Minh
131
19,07
Đồng bằng Sông Hồng
24
3,49
Tây Bắc
9
1,31
Đông Bắc
29
4,22
Bắc Trung Bộ
49
7,13
Nam Trung Bộ
29
4,22
8. Tây Nguyên
23
3,35
9. Đông Nam Bộ
28
4,08
10. Đồng bằng sông Cửu Long
36
5,24
Tổng
687
100
 Nguồn: [11]
Phụ lục 16: TỔ CHỨC KHCN CÓ HOẠT ĐỘNG R&D
Vùng
Loại hình tổ chức CNC
Tổng số
R&D
Đại học
Dịch vụ
 Hà Nội
329
62
53
444
 TP. Hồ Chí Minh
131
46
24
201
 Đồng bằng Sông Hồng
24
57
14
95
Tây Bắc
9
18
7
34
Đông Bắc
29
57
12
98
Bắc Trung Bộ
49
36
20
105
Nam Trung Bộ
29
34
15
78
Tây Nguyên
23
18
7
48
Đông Nam Bộ
28
27
14
69
Đồng bằng sông Cửu Long
36
49
23
108
Tổng
687
404
189
1280
 Nguồn: [11]
Phụ lục 17: NHÂN LỰC R&D THEO KHU VỰC THỰC HIỆN
 VÀ CHỨC NĂNG LÀM VIỆC
Khu vực thực hiện
Tổng số
Chức năng làm việc
Cán bộ nghiên cứu
Cán bộ kỹ thuật
Cán bộ hỗ trợ
Tổ chức nghiên cứu CNC
34.197
26.681
2.406
5.110
Trường đại học, học viện, cao đẳng
88.481
69.095
2.981
16.405
Tổ chức dịch vụ nghiên cứu CNC
3.229
2.331
442
456
Đơn vị sự nghiệp hành chính
20.584
14.949
3.148
2.487
Doanh nghiệp
26.192
23.014
2.089
1.089
Tổng cộng
172.683
136.070
11.066
25.547
 Nguồn: [11]
Phụ lục 18: NGUỒN CUNG CÔNG NGHỆ QUAN TRỌNG NHẤT CỦA DOANH NGHIỆP PHÂN THEO NHÓM NGÀNH VÀ VÙNG LÃNH THỔ
Ngành
Các nước và vùng
 lãnh thổ phát triển
Các nước đang
phát triển
Mỹ
Các nước phát triển khác
Đài Loan
Hàn Quốc + Singapore
Trung Quốc
Các nước đang phát triển khác
Việt Nam
Công nghiệp chế tác
544
8.895
5.810
2.539
9.089
849
9.257
Chế biến thực phẩm
168
1.405
420
129
980
268
2.478
Dệt may
46
1.308
518
698
1.127
47
425
Chế biến gỗ giấy
37
1.071
685
140
1,425
79
1.428
Hóa chất, cao su
72
1.472
1,307
664
2,349
240
2.692
Kim loại và chế tạo máy
68
1.443
649
259
1.145
81
905
Điện điện tử máy tính
34
606
270
142
341
26
176
Nguồn: [15]
Phụ lục 19: KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHCN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Năm
Tổng số
(Tỷ đồng)
Ngân sách TW
Ngân sách ĐP
Tỷ đồng
Tỷ lệ %
Tỷ đồng
Tỷ lệ %
2011
6.430
4.870
76
1.560
24
2012
7.160
5.410
76
1.750
24
2013
7.733
5.813
75
1.920
25
2014
7.680
5.745
75
1.935
25
2015
9.790
7.640
78
2.150
22
2016
10.471
8.121
78
2.350
22
2017
11.243
8.731
78
2.512
22
2018
12.190
9.440
77
2.750
23
2019
12.825
9545
78
3280
23
Tổng cộng
85.522
65.315
76,78
20.207
23,22
 Nguồn: [12]
Phụ lục 20: NHU CẦU CÔNG NGHỆ ĐƯỢC HIỂN THỊ TỪCÁC SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ VIỆT NAM 
TT
Tên sàn giao dịch
Cầu công nghệ/Thiết bị
Ghi chú
1
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Việt Nam
5327
2
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Hải Phòng
21
3
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Bắc Giang
10
4
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị An Giang
0
5
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Hải Dương
0
6
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Quảng Ninh
0
7
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Đà Nẵng
493
8
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Hưng Yên
0
9
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị HCM
0
10
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Quảng Nam
0
11
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Cần Thơ
94
12
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Hà Tĩnh
14
Tổng cộng:
5959
Nguồn: Thống kê từ các các Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị

File đính kèm:

  • docluan_an_phat_trien_thi_truong_cong_nghe_cao_o_viet_nam.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN - Thanh Tuan.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Thanh Tuan.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Thanh Tuan.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Thanh Tuan.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Thanh Tuan.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Thanh Tuan.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Thanh Tuan.doc