Luận án Phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được
pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng bảo vệ. Bảo vệ con người trước
hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của họ, vì đó là
những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người.
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ
NPDD của con người nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người
vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; con
người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền
con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều nhằm phấn đấu cho mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, tất cả là vì
con người và cho con người. Nhà nước Việt Nam không chỉ khẳng định sự tôn
trọng và bảo vệ quyền con người nói chung, NPDD của con người nói riêng, mà
còn xây dựng cơ chế, bộ máy và có các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện
các quyền đó trên thực tế. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào
khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THU HIỀN PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THU HIỀN PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 9.38.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Hoàng Xuân Châu 2. TS. Đỗ Đức Hồng Hà HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Thu Hiền MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................. 8 1.1. Các công trình nghiên cứu về phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ở nước ngoài .................................... 8 1.2. Các công trình nghiên cứu về phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ở trong nước .................................. 14 1.3. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ....... 23 Kết luận chương 1 ......................................................................................... 28 Chương 2: LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI ........................................ 29 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người .............................................. 29 2.2. Nguyên tắc phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người .......................................................................................... 46 2.3. Cơ sở pháp lý cho phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ............................................................................ 50 2.4. Chủ thể và nội dung phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ............................................................................ 54 Kết luận chương 2 ......................................................................................... 65 Chương 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ........................................................................................... 66 3.1. Tình hình, nguyên nhân, điều kiện nảy sinh các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .............. 66 3.2. Kết quả phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ....................................................... 80 3.3. Hạn chế trong phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ......................................... 102 Kết luận chương 3 ....................................................................................... 116 Chương 4: DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM NHÂN PHẨM, DANH DỰ CỦA CON NGƯỜI TỪ THỰC TIỄN TỈNH PHÚ THỌ .................................. 118 4.1. Dự báo tình hình tội xâm phạm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................ 118 4.2. Giải pháp tăng cường phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người ở nước ta .......................................................... 127 KẾT LUẬN .................................................................................................. 146 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .................. 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 149 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 159 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANTT An ninh trật tự BLHS Bộ luật Hình sự HĐND Hội đồng nhân dân KSV Kiểm sát viên KT-XH Kinh tế - xã hội NPDD Nhân phẩm, danh dự TAND Toàn án nhân dân THTP Tình hình tội phạm UBND Uỷ ban nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân VPPL Vi phạm pháp luật XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người. Ở Việt Nam, trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ NPDD của con người nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”, tất cả là vì con người và cho con người. Nhà nước Việt Nam không chỉ khẳng định sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người nói chung, NPDD của con người nói riêng, mà còn xây dựng cơ chế, bộ máy và có các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện các quyền đó trên thực tế. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Nhận thức được ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của việc bảo vệ NPDD của con người, thời gian qua công tác bảo vệ, phòng ngừa, đấu tranh chống các tội xâm phạm NPDD của con người đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và được các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc. Các văn kiện, nghị quyết của Đảng, văn bản pháp luật của Nhà nước đều yêu cầu các cơ quan chức năng phải chủ động phòng ngừa, huy động hiệu quả nhất sức mạnh cộng đồng vào công cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Những mục tiêu trên được cụ thể hóa thông qua Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng5 năm 2015 “Về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ 2 thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”; Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm và Quyết định số 1217/QĐ-TTG ngày 06 tháng 9 năm 2012 “Phê duyệt Chương trình mục tiêu phòng, chống tội phạm giai đoạn 2012-2015”; Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 “Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030”; ... Tuy nhiên, việc hiện thực hóa các mục tiêu này trên thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn. Thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán, quy tắc đạo đức không phù hợp hay những thiếu sót trong quy định của pháp luật... khiến cho hiệu quả công tác này thấp. Vì thế, tình hình các tội phạm xâm phạm NPDD của con người đang diễn biến phức tạp, rất đáng lo ngại, tội phạm xảy ra ở nhiều địa phương, với phạm vi khác nhau; gây ra thiệt hại to lớn, lâu dài cho nạn nhân và trật tự xã hội. Không những vậy, hành vi xâm phạm NPDD con người ngày càng tinh vi, đa dạng và phức tạp hơn; gây mất an ninh trật tự, tạo tâm lý bất an cho người dân. Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Côn Minh (Trung Quốc), phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Đây là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển KT-XH ở vùng Trung du miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển KT-XH, các loại tội phạm có sự gia tăng, trong đó có tội xâm phạm NPDD của con người. Do truyền thống, nhận thức, phong tục... mà đa số người dân không nhận thức được hành vi của mình đã xâm phạm đến NPDD của người khác hoặc mình đang bị xâm hại bởi những hành vi đó. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ chủ yếu tập trung giải quyết tội mua bán người trong nhóm tội xâm phạm NPDD của con người, điều này thể hiện thông qua các chương trình, kế hoạch thực hiện hoạt động hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” (Kế hoạch số 2693/KH-BCĐ của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc ngày 04 tháng 7 năm 2016...). Các ngành, các cấp trên địa bàn 3 tỉnh Phú Thọ cũng có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đấu tranh với các loại tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình tội xâm phạm NPDD của con người ở Phú Thọ vẫn còn nhiều phức tạp, vì vậy các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật như Công an, VKSND, TAND tỉnh cần có những biện pháp đấu tranh quyết liệt hơn nhằm tăng cường hiệu quả phòng, chống các loại tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh. Những vấn đề đặt ra trên đây cho thấy rõ nét sự cần thiết, giá trị về lý luận và thực tiễn của việc làm rõ, đánh giá thực trạng phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm, những thực tiễn tốt cũng như đề xuất các giải pháp mới nhằm tăng cường hiệu quả phòng ngừa các tội phạm này trên địa bàn nói riêng và trên phạm vi cả nước trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Phòng ngừa các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người từ thực tiễn tỉnh Phú Thọ”– với tư cách là đề tài luận án tiến sĩ luật học là một việc làm thực sự cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung hệ thống hóa, làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận về phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người cũng như phân tích, đánh giá thực trạng phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay, quá đó đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm tăng cường phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, luận án phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu về phòng ngừa các tội xâm phạm NPDD của con người để từ đó chỉ ... Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 24. 98. Võ Khánh Vinh (2006), Giáo trình Tội phạm học, Nxb. Công an nhân dân. 99. Võ Khánh Vinh (2011), Quyền con người, Nxb. Khoa họcxã hội, Hà Nội. 100. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb. Công an nhân dân. II. Tiếng Anh 158 101. Andrew Von Hirsch, David Garland, Alison Wakefield, Ethical and Social Perspectives on Situational Crime Prevenntion, Published by Hart. 102. Eamonm Carrabine, Paul Iganski, Maggy Lee, Ken Plummer and Nigel Nam, Criminology: A Sociological Introduction, Published by Routlrdge 103. Frank Schmalleger, Criminology Today,Prentice Hall Publisher 104. Jock Young, The Exclusive Society: Social Exclusion, Crime and Difference in Late Modernity, Published by New York University. 105. Manuel Eisner, Measuring Conflict of Interest in Prevention and Intervention Research, Published by Cambridge University. 106. Robert Agnew, Toward a Unifiled Criminology: Integrating Asumptions about Crime, People and Scociety, Published by New York University. 107. Sandra Walklate, Understanding Criminilogy, Open University Press. 159 PHỤ LỤC Biểu đồ 1: GRDP bình quân đầu người của tỉnh Phú Thọ Nguồn: Xử lý từ Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ [10][11] [12] [13][14][15] Bảng 1: Mật độ dân số ở các huyện và cả tỉnh Phú Thọ (Người/Km2) Đơn vị hành chính 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 TP Việt Trì 1718 1733 1746 1758 1770 1776 1787 1931 1938 1969 TX Phú Thọ 1054 1063 1071 1078 1089 1090 1104 1145 1146 1132 H Đoan Hùng 364 349 352 354 357 358 361 400 404 410 H Hạ Hòa 307 310 312 315 317 317 319 356 366 367 H Thanh Ba 562 567 571 575 579 579 582 641 650 653 H Phù Ninh 602 607 612 616 620 628 632 696 670 715 H Yên Lập 188 190 191 192 194 198 200 219 220 223 H Cẩm Khê 542 546 550 554 560 571 576 636 615 610 H Tam Nông 486 490 494 497 500 505 509 579 585 582 160 H Lâm Thao 1019 1028 1035 1042 1051 1051 1062 1140 999 1015 H Thanh Sơn 190 192 193 194 196 198 201 219 220 222 H Thanh Thủy 598 603 608 612 617 623 625 710 733 745 H Tân Sơn 112 113 114 115 116 117 118 125 126 126 Cả tỉnh 376 379 382 385 388 391 394 431 435 440 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ [10] [11] [12] [13][14][15] Bảng 2: Tỷ lệ gia tăng tội phạm và tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (so với năm 2011) Năm Tỷ lệ gia tăng tội pham Tỷ lệ gia tăng tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự Tỷ lệ gia tăng số vụ Tỷ lệ gia tăng số bị cáo Tỷ lệ gia tăng số vụ Tỷ lệ gia tăng số bị cáo 2011 100% 100% 100% 100% 2012 +5.10% + 19.3% + 52.6% + 43.5% 2013 +3.80% + 19.6% + 73.7% + 52.2% 2014 -1.40% + 12.2% + 84.2% + 65.2% 2015 -9.00% + 3.6% + 52.6% + 47.8% 2016 -10.70% + 1.0% + 52.6% + 43.5% 2017 +2.70% + 16.2% + 36.8% + 39.1% 2018 + 7.1% + 1.92% + 26.3% + 30% 2019 - 1.82% - 0.87% + 5.2% + 4.1% 2020 +2.03% + 3.32% + 47.3% + 21.7% Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu báo cáo của TAND tỉnh Phú Thọ [61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71] 161 Bảng 3: Tình hình tội phạm trên đại bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 Năm Tội phạm Tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự Tỷ lệ Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo Số vụ Số bị cáo (1) (2) (3) (4) (3/1) (4/2) 2011 1267 1957 19 23 1.50% 1.18% 2012 1331 2334 29 33 2.18% 1.41% 2013 1315 2341 33 35 2.51% 1.50% 2014 1249 2196 35 38 2.80% 1.73% 2015 1153 2027 29 34 2.52% 1.68% 2016 1131 1977 29 33 2.56% 1.67% 2017 1301 2274 26 32 2.00% 1.41% 2018 1357 2334 24 30 1.7% 1.34% 2019 1036 1803 20 24 1.9% 2.31% 2020 1525 2607 28 28 1.8% 1.83% Tổng 11363 19637 251 293 2.21% 1.49% Nguồn: Số liệu tác giả tính toán từ các báo cáo của TAND tỉnh Phú Thọ[61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71] Bảng 4: Chỉ số tội phạm và tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn cả nước và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (trên 100000 dân) Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tỷ lệ số vụ án/100000 dân của Việt Nam 81.6 88.8 84.9 75.9 79.5 75.5 - Tỷ lệ số bị cáo/100000 dân Việt Nam 130.0 133.9 136.4 121.5 120.5 107.1 - Tỷ lệ số vụ án/100000 dân Phú Thọ 95.3 99.3 97.3 91.8 84.1 81.9 93.4 162 Tỷ lệ số bị cáo/100000 dân Phú Thọ 147.2 174.1 173.3 161.4 147.9 143.1 163.3 Tỷ lệ số vụ án xâm phạmNPDD/10 0000 dân Phú Thọ 1.43 2.16 2.44 2.57 2.12 2.10 1.87 Tỷ lệ số bị cáo xâm phạm nhân phẩm, danh dự/100000 dân Phú Thọ 1.73 2.46 2.59 2.79 2.48 2.39 2.30 Nguồn: Số liệu tác giả tính toán từ số liệu báo cáo của TAND tỉnh Phú Thọ [61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71]và số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam Biểu đồ 2: Cơ cấu tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người theo nhóm tội danh trên địa bàn tỉnh Phú Thọ qua các năm Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của TAND tỉnh Phú Thọ[61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71] 89.47% 82.61% 79.31% 72.73% 84.85% 77.14% 88.57% 86.84% 82.76% 76.47% 86.21% 81.82% 80.77% 75.00% 5.26% 8.70% 17.24% 24.24% 15.15% 22.86% 11.43% 13.16% 13.79% 17.65% 13.79% 18.18% 19.23% 25.00% 5.26% 8.70% 3.45% 3.03% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 3.45% 5.88% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo Vụ án Bị cáo 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tội xâm phạm tình dục Tội mua bán người Tội làm nhục người khác 163 Bảng 5: Số lượng vụ án và bị cáo xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phủ Thọ giai đoạn 2011-2020 STT TỘI DANH Tổng số Tỷ lệ Vụ Bị cáo So với tổng số vụ xâm phạm nhân phẩm, danh dự So với tổng số bị cáo phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự 1 Tội hiếp dâm 59 62 21.69% 20% 2 Tội hiếp dâm trẻ em 61 70 22.42% 22.58% 3 Tội cưỡng dâm 1 1 0.36% 0.32% 4 Tội cưỡng dâm trẻ em 1 1 0.36% 0.32% 5 Tội giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi 97 97 35.66% 31.29% 6 Tội dâm ô đối với trẻ em 17 17 6.25% 5.48% 7 Tội mua bán người 27 46 9.92% 14.83% 8 Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em 4 6 1.47% 1.93% 9 Tội làm nhục người khác 5 10 1.83% 3.22% Tổng 272 310 100% 100% Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của TAND tỉnh Phú Thọ[61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71] 164 Bảng 6: Cơ cấu tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm Tội danh Ít nghiêm trọng Nghiêm trọng Rất nghiêm trọng Đặc biệt nghiêm trọng Tội hiếp dâm 9 8 6 0 Tội hiếp dâm trẻ em 9 12 34 7 Tội cưỡng dâm 0 0 0 0 Tội cưỡng dâm trẻ em 1 0 0 0 Tội giao cấu với trẻ em 56 9 0 0 Tội dâm ô đối với trẻ em 10 3 0 0 Tội mua bán người 2 14 10 3 Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em 0 2 4 0 Tội làm nhục người khác 1 0 0 0 Tổng 88 48 54 13 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của TAND tỉnh Phú Thọ[61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71] Biểu đồ 3: Tỷ lệ cơ cấu tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm 165 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của TAND tỉnh Phú Thọ[61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71] Bảng 7: Đặc điểm của người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phủ Thọ Năm Dưới 16 tuổi 16 - 18 tuổi 18- 30 tuổi 30-45 tuổi trên 45 tuổi Nữ Dân tộc thiểu số Tiền án, tiền sự Công chức, viên chức 2011 3 6 9 3 2 2 2 1 0 2012 2 3 22 2 4 2 17 0 0 2013 0 4 24 6 1 5 13 1 0 2014 2 14 17 2 3 3 4 0 0 2015 0 2 21 10 1 3 5 1 0 2016 1 3 17 8 4 2 3 1 0 2017 2 6 19 4 1 4 5 1 0 2018 1 5 20 3 1 5 6 1 0 2019 2 4 15 2 1 4 3 0 0 2020 0 3 22 2 1 3 7 2 0 Tổng 13 50 186 42 19 33 56 8 0 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của TAND tỉnh Phú Thọ [61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71] Biểu đồ 4: Tỷ lệ bị cáo liên quan đến tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo nhóm tuổi 43% 24% 27% 6% Ít nghiêm trọng Nghiêm trọng Rất nghiêm trọng Đặc biệt nghiêm trọng 166 Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của TAND tỉnh Phú Thọ[61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71] Biểu đồ 5: Cơ cấu tội phạm xét theo hình phạt các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu của TAND tỉnh Phú Thọ [61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71] 167 Biểu đồ 6: Diễn biến của tình hình tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Nguồn: Số liệu xử lý báo cáo của TAND tỉnh Phú Thọ [61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71] Biểu đồ 7:Tỷ lệ vụ án và bị cáo tội xúc phạm nhân phẩm, danh dự của con người so với tổng số vụ án và bị cáo nói chung trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu Báo cáo của TAND tỉnh Phú Thọ [61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71] 168 Biểu đồ 8: Tỷ lệ độ tuổi người phạm tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn Phú Thọ Nguồn: Tổng hợp từ số liệu báo cáo của TAND tỉnh Phú Thọ[61] [62] [63] [64] [65] [66] [67] [68] [69][70][71] Bảng 9:Số bị can, bị cáo tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2020 Năm Số bị cáo Số bị can Chênh lệch 2011 23 26 3 2012 33 57 24 2013 35 48 13 2014 38 56 18 2015 34 37 3 2016 33 34 1 2017 32 35 3 2018 30 24 6 2019 24 20 4 2020 28 28 0 Tổng 228 293 65 Nguồn:Tổng hợp từ số liệu báo cáo của TAND [50] [51] [52] [53] [54] [55] [56]và VKSND tỉnh Phú Thọ [70][71][72][73][74][75][76][77][78] 39% 15% 11% 42% 6% 12% 25% 21% 39% 67% 69% 45% 62% 52% 59% 57% 13% 6% 17% 5% 29% 24% 13% 15% 9% 12% 3% 8% 3% 12% 3% 7% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TB cả giai đoạn Dưới 18 tuổi Từ 18-30 tuổi Từ 30-45 tuổi Trên 45 tuổi 169 Biểu đồ 9: Số vụ và số bị cáo của tỉnh Phú Thọ từ 2006-2017 Nguồn: Xử lý số liệu từ TAND tỉnh Phú Thọ [[50] [51] [52] [53] [54] [55] [56] và Phùng Thị Thu Hường [27, tr.54] Biểu đồ 10: Tỷ lệ gia tăng số vụ án và bị cáo tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người trên địa bàn tỉnh Phú Thọ so với năm 2011 Nguồn: Xử lý số liệu từ TAND tỉnh Phú Thọ [50] [51] [52] [53] [54] [55] [56] 957 906 1051 1120 1206 1267 1331 1315 1249 1153 1131 1301 1551 1302 1844 1981 2067 1957 2334 2341 2196 2027 1977 2274 1.62 1.44 1.75 1.77 1.71 1.54 1.75 1.78 1.76 1.76 1.75 1.75 0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 1.20 1.40 1.60 1.80 2.00 0 500 1000 1500 2000 2500 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số vụ Số bị cáo Tỷ lệ bị cáo/vụ 52.6% 73.7% 84.2% 52.6% 52.6% 36.8% 43.5% 52.2% 65.2% 47.8% 43.5% 39.1% 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số vụ Số bị cáo
File đính kèm:
- luan_an_phong_ngua_cac_toi_xam_pham_nhan_pham_danh_du_cua_co.pdf
- TT DoThuHien.pdf
- TT Eng DoThuHien.pdf
- Trichyeu_DoThuHien.pdf