Luận án Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017

Quan hệ giữa Lào và Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt vốn có từ lâu đời, được

nhân dân hai nước xây dựng qua nhiều thế hệ. Từ khi hai nước có một Đảng Cộng sản

(ĐCS) chung là ĐCS Đông Dương và sau đó được kế thừa bởi ĐCS Việt Nam, Đảng

Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào thì mối quan hệ này được lãnh đạo Đảng, Nhà

nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trở thành mối quan hệ hữu nghị, hợp tác

đặc biệt, thể hiện tình đoàn kết mẫu mực, trong sáng, thủy chung và bền vững. Mối

quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào là nhân tố hết sức quan trọng góp

phần quyết định thắng lợi của cách mạng hai nước.

Quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam được các tỉnh có chung đường biên

giới, trong đó có Khăm Muộn và Quảng Bình giữ gìn và phát huy trên tất cả các lĩnh

vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, trở thành một trong những nhiệm vụ

trọng yếu trong chiến lược phát triển của địa phương mình.

Khăm Muộn và Quảng Bình có đường biên giới chung là dãy Trường Sơn dài

hơn 180 km, có sự gần gũi mật thiết và có nhiều điểm tương đồng về địa lý, lịch sử và

văn hoá. Hai tỉnh cùng có vị trí địa - chính trị quan trọng trong lịch sử và hiện tại. Tỉnh

Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đều nằm ở vị trí hẹp nhất của miền Trung, giữa hai

miền Nam - Bắc, nên có điều kiện mở rộng hợp tác trên nhiều phương diện. Với vị trí

đó, trong quá trình lịch sử, nhân dân hai tỉnh có điều kiện gắn kết và giúp đỡ lẫn nhau

trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Đó là những điều kiện tốt để hai bên

mở rộng quan hệ hợp tác một cách bền vững, lâu dài.

Về lịch sử, quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình được hình thành

rất sớm, nằm trong dòng chảy chung của mối quan hệ giữa hai dân tộc, hai nước (Lào,

Việt Nam). Trong suốt chiều dài lịch sử, cả hai dân tộc (Lào và Việt Nam) đều phải

đương đầu với nhiều kẻ thù lớn mạnh như thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Tuy nhiên,

với truyền thống đoàn kết, chung lưng đấu cật, nhân dân hai nước đã cùng vượt qua

thử thách và giành được nhiều thắng lợi to lớn, dệt nên những trang sử vẻ vang trong

cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm; góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị, hợp

tác đặc biệt, cùng nhau bảo vệ và phát triển đất nước. Trong thắng lợi đó, có sự đóng

góp đáng kể của nhân dân tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình.

pdf 196 trang kiennguyen 19/08/2022 6040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017

Luận án Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH 
LẠI THỊ HƢƠNG 
QUAN HỆ HỢP TÁC 
GIỮA TỈNH KHĂM MUỘN (CHDCND LÀO) 
VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH (CHXHCN VIỆT NAM) 
TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2017 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ 
NGHỆ AN - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH 
LẠI THỊ HƢƠNG 
QUAN HỆ HỢP TÁC 
GIỮA TỈNH KHĂM MUỘN (CHDCND LÀO) 
VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH (CHXHCN VIỆT NAM) 
TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2017 
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới 
Mã số: 9229011 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ 
 Người hướng dẫn khoa học: 
 1. PGS. TS. NGUYỄN CÔNG KHANH 
 2. PGS. TS. NGUYỄN THỊ HƢƠNG 
NGHỆ AN - 2021
 i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả 
nêu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. 
Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. 
Nghiên cứu sinh 
Lại Thị Hƣơng 
 ii 
LỜI CẢM ƠN 
Tôi xin dành sự kính trọng, lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Công Khanh 
và PGS.TS. Nguyễn Thị Hương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tôi trong 
quá trình học tập và nghiên cứu. 
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các thầy cô trong ngành Lịch sử - 
Viện Sư phạm xã hội - Trường Đại học Vinh đã có những ý kiến đóng góp, tạo điều 
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. 
Tôi xin cảm ơn Trung tâm lưu trữ UBND tỉnh Quảng Bình; Phòng lưu trữ Văn 
phòng Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình; các Phòng, Ban thuộc Sở ban ngành tỉnh Khăm 
Muộn và tỉnh Quảng Bình; các trung tâm thư viện... đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực 
hiện luận án. 
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo, đồng nghiệp, gia đình, người thân và bạn 
bè đã khích lệ, ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. 
Vinh, tháng năm 2021 
Tác giả 
 Lại Thị Hƣơng
 iii 
MỤC LỤC 
Trang 
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i 
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. ii 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vii 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG ................................................................................. viii 
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 3 
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu...................................................... 4 
5. Nguồn tư liệu .......................................................................................................... 5 
6. Đóng góp của luận án ............................................................................................. 5 
7. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 6 
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 7 
1.1. Các công trình nghiên cứu quan hệ Lào - Việt Nam có liên quan gián tiếp 
đến quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình .............................................................. 7 
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình ... 16 
1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung 
giải quyết ........................................................................................................... 19 
1.3.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu ................................................ 19 
1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ...................................... 20 
Chƣơng 2. CƠ SỞ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ GIỮA TỈNH 
KHĂM MUỘN VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH (1989 - 2017) ........................................ 21 
2.1. Về địa - chính trị, kinh tế ................................................................................... 21 
2.1.1. Địa - chính trị .......................................................................................... 21 
2.1.2. Kinh tế ..................................................................................................... 23 
2.2. Về dân cư, văn hóa ............................................................................................. 28 
2.3. Quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình trước năm 1989 ....................................... 32 
2.3.1. Trước năm 1975 ...................................................................................... 32 
2.3.2. Từ năm 1975 đến năm 1989 ................................................................... 37 
2.4. Chủ trương đối ngoại của Lào, Việt Nam giai đoạn 1989 - 2017 ..................... 39 
2.4.1. Chủ trương đối ngoại của CHDCND Lào............................................... 39 
2.4.2. Chủ trương đối ngoại của CHXHCN Việt Nam ..................................... 40 
 iv 
2.5. Tình hình kinh tế - xã hội và chủ trương đối ngoại của Khăm Muộn và 
Quảng Bình ........................................................................................................ 42 
2.5.1. Tình hình kinh tế - xã hội và chủ trương đối ngoại của Khăm Muộn ............ 42 
2.5.2. Tình hình kinh tế - xã hội và chủ trương đối ngoại của Quảng Bình ............. 44 
2.6. Tình hình thế giới và khu vực giai đoạn 1989 - 2017 ........................................ 49 
2.6.1. Tình hình thế giới .................................................................................... 49 
2.6.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á ............................................................ 53 
Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 57 
Chƣơng 3. QUAN HỆ GIỮA TỈNH KHĂM MUỘN VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH 
TRÊN CÁC LĨNH VỰC (1989 - 2017) ...................................................................... 59 
3.1. Chính trị đối ngoại, an ninh quốc phòng và công tác biên giới ......................... 59 
3.1.1. Chính trị đối ngoại .................................................................................. 59 
3.1.2. An ninh quốc phòng và công tác biên giới ............................................. 66 
3.2. Kinh tế ................................................................................................................ 76 
3.2.1. Nông, lâm nghiệp .................................................................................... 76 
3.2.2. Thương mại, đầu tư ................................................................................. 80 
3.2.3. Giao thông vận tải ................................................................................... 88 
3.2.4. Du lịch ..................................................................................................... 93 
3.3. Giáo dục - Đào tạo và Khoa học - Môi trường .................................................. 96 
3.3.1. Giáo dục - Đào tạo .................................................................................. 96 
3.3.2. Khoa học - Môi trường.......................................................................... 102 
3.4. Các lĩnh vực khác ............................................................................................. 109 
3.4.1. Văn hóa ................................................................................................. 109 
3.4.2. Y tế ........................................................................................................ 111 
3.4.3. Công tác quy tập hài cốt liệt sĩ .............................................................. 111 
3.4.4. Công tác nhân đạo ................................................................................. 115 
Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 116 
Chƣơng 4. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ KHĂM MUỘN - QUẢNG BÌNH 
(1989 - 2017) ............................................................................................................... 117 
4.1. Thành tựu và hạn chế ....................................................................................... 117 
4.1.1. Thành tựu .............................................................................................. 117 
4.1.2. Hạn chế.................................................................................................. 120 
4.1.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế ................................................ 123 
4.2. Những điểm nổi bật trong quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình 
(1989 - 2017) ................................................................................................... 127 
4.3. Tác động của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình .......................................... 132 
 v 
4.3.1. Đối với tỉnh Khăm Muộn ...................................................................... 132 
4.3.2. Đối với tỉnh Quảng Bình ....................................................................... 134 
4.3.3. Đối với quan hệ Lào - Việt Nam ........................................................... 136 
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 138 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN 
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................... 142 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 143 
PHỤ LỤC: 
A. Bảng Phụ lục 
B. Bản đồ 
C. Hình ảnh 
D. Phỏng vấn lƣu học sinh Lào học tập tại Trƣờng Đại học Quảng Bình 
 vi 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Tiếng Anh 
TT Viết tắt Tiếng Anh đầy đủ Nghĩa tiếng Việt 
1 ASEAN Association of South East Asian 
Nations 
Hiệp hội các quốc gia 
Đông Nam Á 
2 EU The European Union Liên minh châu Âu 
3 GDP Gross Domestic Product Tổng sản ph m quốc nội 
4 GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Kông 
5 GRDP Gross Regional Domestic Product Tổng sản ph m trên địa bàn 
6 IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế 
7 USD United States Dollar Đô la Mỹ 
8 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 
9 WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới 
Tiếng Việt 
TT Viết tắt Nghĩa tiếng Việt 
1 BCH TW, BCT Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị 
2 BĐBP Bộ đội Biên phòng 
3 Cb Chủ biên 
4 CHDCND Cộng hòa Dân chủ nhân dân 
5 CHXHCN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa 
6 CNXH, XHCN Chủ nghĩa xã hội, Xã hội chủ nghĩa 
7 CTQG Chính trị quốc gia 
8 HĐND Hội đồng Nhân dân 
9 KBTQG Khu Bảo tồn Quốc gia 
10 KHXH, NV Khoa học xã hội, nhân văn 
11 LHS Lưu học sinh 
12 NDCM Nhân dân cách mạng 
13 Nxb Nhà xuất bản 
14 PLT Phòng lưu trữ 
15 Tr Trang 
16 TTLT Trung tâm Lưu trữ ... /22/8/2017 
H5. Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Khăm Muộn trao bằng khen cho một số lãnh đạo tỉnh Quảng Bình có 
nhiều đóng góp vào sự phát triển quan hệ Quảng Bình - Khăm Muộn, năm 2017 
Nguồn: https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/Ban-in-507.htm?art=22/8/2017 
H6. Lễ ký kết biên bản giữa Đoàn Ban công tác đặc biệt hai tỉnh Khăm Muộn - Quảng Bình, năm 2007 
 Nguồn: [5, tr.170] 
 PL14 
H7. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn ký Biên bản ghi nhớ hợp tác 
 Nguồn: https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/2/8/2011 
H8. Đoàn Công tác biên giới tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn ký biên bản hợp tác năm 2017. 
 Nguồn: baoquangbinh.vn › chinh-tri › mobile 18/2/2017 
H9. Lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn đến viếng hài cốt các liệt sĩ trước khi quy tập về Quảng Bình 
 Nguồn: Hội Việt kiều tỉnh Khăm Muộn cung cấp 
 PL15 
H10. Nghĩa trang liệt sĩ Ba Dốc (Quảng Bình) 
Ảnh: Tác giả Lại Thị Hương tháng 9/2020 
H11. Lãnh đạo VKSND tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn ký kết biên bản ngày 8/3/2012. 
Nguồn: https://baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201203/2098178/ 
H12. Đoàn Thanh niên tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn ký kết biên bản ghi nhớ 
Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/2015/09/21/28529/ 
 PL16 
H13. Chủ tịch Hội Hội Phụ nữ tỉnh Khăm Muộn và Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Bình 
ký Biên bản ghi nhớ ngày 16/8/2013 
 Nguồn:  
H14. Các đại biểu 2 tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn tham dự lễ bàn giao sách “Lịch sử quan hệ đặc biệt 
Quảng Bình-Khăm Muộn, giai đoạn 1945-2015” 7/6/2019 
 Nguồn: sngv.quangbinh.gov.vn › tinh-quang-binh-to-chuc-le-b...7/6/2019 
H15. Lãnh đạo hai tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn cắt băng khánh thành nhà lớp học Trường Hữu nghị 
Việt Nam - Lào (Quảng Bình - Khăm Muộn). 
Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/201708/2148635/index.html 
 PL17 
H16. Trường Hữu nghị Thà Khẹt, do Quảng Bình xây tặng cho Khăm Muộn. 
Nguồn: https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/30/3/2015 
H17. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình tặng giáo viên Trường Hữu nghị Thà Khẹt, tháng 1/2015. 
 Nguồn: dautu.quangbinh.gov.vn › quan-he-hop-tac-huu-nghi-/30/3/2015 
H18. Một góc Khu Kinh tế Cửa kh u Cha Lo. 
Nguồn: https://www.baoquangbinh.vn/kinh-te/05/9/2015/2128158/ 
 PL18 
H19. Lễ khánh thành và bàn giao Trạm Y tế Lằng Khằng (huyện Bualapha), năm 2008 
Nguồn: https://dautu.quangbinh.gov.vn/3cms/18/6/2008 
H20. Hội Người Việt tại Khăm Muộn ủng hộ đồng bào Quảng Bình bị lũ lụt năm 2007 
Nguồn: Hội Việt kiều tỉnh Khăm Muộn cung cấp 
H21. Nhà khách tỉnh Khăm Muộn tại Quang Phú, TP Đồng Hới, Quảng Bình 
Nguồn: Ảnh chụp của tác giả tháng 1/2021 
 PL19 
C2. Một số hoạt động của tác giả trong chuyến điền dã tháng 4/2019 
H22, 23. Trước Cửa kh u Quốc tế Cha Lo và Cột mốc 528 - cột mốc đầu tiên 
trên tuyến biên giới Quảng Bình - Khăm Muộn 
H24, 25. Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn 
 PL20 
H26. Tác giả và bà Keo Xay Xi - Phó Giám đốc Sở Ngoại giao tỉnh Khăm Muộn 
tại Văn phòng Sở Ngoại giao tỉnh Khăm Muộn 
H27. Tác giả và thầy hướng dẫn cùng lãnh đạo Sở Ngoại giao tỉnh Khăm Muộn 
trước Trụ sở Sở ngoại giao tỉnh Khăm Muộn 
 PL21 
H28. Trước tượng đài Cayxỏn Phômvihản tại Quảng trường tỉnh Khăm Muộn 
 (cùng thầy hướng dẫn) 
H29. Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thọ - Nguyên Hội trưởng Hội Việt kiều 
tỉnh Khăm Muộn từ năm 1982 đến năm 2017 
 PL22 
H30. Tác giả trước trụ sở Hội Việt kiều tỉnh Khăm Muộn 
H31, 32. Tại Trường Tiểu học Thống nhất và cùng sinh viên Lào 
tại Trường Đại học Quảng Bình 
 PL23 
D. PHỎNG VẤN LƢU HỌC SINH LÀO HỌC TẬP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC 
QUẢNG BÌNH 
I. Tham gia phỏng vấn gồm: 
1. Chamthamisouk Khamnitha 
2. Vilayvanh Viseth 
3. Hommany Nilamith 
4. Keodoungdee Temma 
5. Latsadaphom Phonexay 
II. Nội dung phỏng vấn 
1. Chamthamisouk Khamnitha 
1.1. Tóm tắt lý lịch: 
Ngày sinh: 24/11/1988 
Quê quán: Thà Khẹt - Khăm Muộn 
Đơn vị công tác: Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khăm Muộn 
Ngành học: Dự bị tiếng Việt (K13) 
Diện học: Thỏa thuận 
1.2. Nội dung phỏng vấn 
Câu hỏi 1: Trước khi tham gia học tập lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Việt, bạn 
đã có những tìm hiểu gì về tỉnh Quảng Bình và quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh 
Khăm Muộn hay không? 
Trả lời: Bản thân chưa biết nhiều về tiếng Việt. Nhưng tôi đã có những hiểu biết sơ qua về 
tỉnh Quảng Bình, và tôi là cán bộ được cử đi học, nên tối rất quan tâm đến quan hệ hợp tác giữa 
hai tỉnh, tìm hiểu chế độ mình được hưởng như thế nào trong thời gian học tập là một năm. 
Câu hỏi 2: Bạn thuộc diện cán bộ cử đi học, tỉnh Khăm Muộn đã có những chính sách 
như thế nào đối với diện học này? 
Trả lời: Tỉnh luôn quan tâm đến vấn đề nâng cao trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ. 
Trong những năm gần đây, cơ quan đã có chính sách cho cán bộ của mình được học tập bồi 
dưỡng Tiếng Việt trong thời gian 6 tháng hoặc 1 năm. Bản thân tôi đăng ký lựa chọn Quảng 
Bình bởi khoảng cách di chuyển gần với Khăm Muộn. Mặt khác, trong thời gian làm việc, 
tôi đã được làm quen và biết ít nhiều về tỉnh Quảng Bình, Trường Đại học Quảng Bình. Sau 
khi học xong, vẫn tiếp tục công tác tại Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Khăm Muộn và tuân thủ sự 
sắp xếp của tỉnh khi có yêu cầu. Trong thời gian học tập, tôi được tỉnh Khăm Muộn tạo 
nhiều điều kiện cho việc đi học, như: giữ nguyên mức lương hàng tháng, được nhận kinh phí 
hỗ trợ ăn ở, đi lại. 
Câu hỏi 3: Trong thời gian học tập, tỉnh Quảng Bình có chính sách như thế nào đối 
với diện học như bạn? 
 Trả lời: Học ở Trường Đại học Quảng Bình, em và các bạn nhận được sự quan tâm rất 
lớn của tỉnh Quảng Bình cả vật chất lẫn tinh thần. Tỉnh Quảng Bình cũng tạo nhiều điều kiện 
cho sinh viên Lào sang học tập như hỗ trợ thêm tiền ăn, ở hàng tháng cho chúng em. Ngoài ra, 
 PL24 
vào các ngày Lễ tết như Bun-Pi-may của dân tộc Lào, chúng em được các cơ quan tỉnh Quảng 
Bình, Trường ĐHQB quan tâm động viên, chúng em cảm thấy rất cảm kích. 
Câu hỏi 4: Hiện bạn đang công tác tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khăm Muộn. Vậy 
bạn có thể cho biết những biểu hiện hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và Quảng Bình trên lĩnh 
vực này được không? 
Trả lời: Giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khăm Muộn và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh 
Quảng Bình thường xuyên trao đổi, hội đàm, ký kết biên bản ghi nhớ thực hiện theo các nội 
dung hợp tác của hai tỉnh. Hai tỉnh cũng tổ chức giao lưu nhằm thúc đ y sự hiểu biết lẫn nhau. 
Hội Liên hiệp Phụ nữ hai tỉnh cũng tổ chức các cuộc thăm hỏi, gặp gỡ, giao lưu nhằm 
thúc đ y sự hiểu biết lẫn nhau. 
Đại học Quảng Bình, ngày 20/9/2020 
Xác nhận của người được phỏng vấn 
2. Vilayvanh Viseth, Hommany Nilamith 
2.1. Tóm tắt lý lịch: 
+ Vilayvanh Viseth 
Ngày sinh: 27/05/1988 
Quê quán: Thà Khẹt - Khăm Muộn 
Ngành học: Dự bị tiếng Việt (K13) 
Diện học: Thỏa thuận 
+ Hommany Nilamith 
Ngày sinh: 04/01/1998 
Quê quán: Thà Khẹt - Khăm Muộn 
Ngành học: Đại học Giáo dục chính trị, Khoa Luật, Trường Đại học Quảng Bình 
Diện học: Thỏa thuận 
2.2. Nội dung phỏng vấn 
Câu hỏi 1: Bạn tham gia học tập theo diện thỏa thuận, vậy bạn thấy chính quyền hai 
tỉnh Quảng Bình và Khăm Muộn có những chế độ hỗ trợ như thế nào đối với LHS Lào trong 
quá trình tham gia học tập? 
Trả lời: Chính quyền hai tỉnh đã tạo những điều kiện rất tốt cho em trong thời gian học 
tập. Em được nhận kinh phí hỗ trợ ăn, ở từ cả hai bên nên không phải lo lắng nhiều về tài 
chính. Ngoài ra, em còn được sự động viên rất lớn từ bố mẹ, anh chị em nên khi sang học tập 
tại Quảng Bình, em không cảm thấy chịu nhiều áp lực. 
 PL25 
Câu hỏi 2: Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Quảng Bình, em gặp những 
thuận lợi và khó khăn gì? 
Trả lời: Khi quyết định sang học tập tại Việt Nam và chọn Quảng Bình làm nơi học, 
em có sự ủng hộ của bố mẹ. Hơn nữa, bố mẹ em là Việt kiều (người Tuyên Hóa - Quảng 
Bình), nên em đã từng được học tiếng Việt, đó là thuận lợi lớn nhất của em. Sang Quảng 
Bình, không khí, môi trường văn hóa không quá khác biệt so với Khăm Muộn. Tuy nhiên, khi 
sang Quảng Bình học, em cũng gặp những khó khăn về môi trường học tập mới cũng như 
trong giao tiếp ban đầu. 
Câu hỏi 3 (đối với Vilayvanh Viseth): Sau khi kết thúc thời gian dự bị tiếng Việt, bạn 
có dự định đăng ký học chuyên ngành bậc đại học tại Trường Đại học Quảng Bình không? 
Trả lời: Dạ có. Kết thúc học bồi dưỡng tiếng Việt, em dự định sẽ tiếp tục lựa chọn 
Trường Đại học Quảng Bình để học tiếp, và em sẽ đăng ký chuyên ngành Quản trị kinh doanh 
thuộc Khoa Kinh tế - Du lịch. 
Đại học Quảng Bình, ngày 20/9/2020 
Xác nhận của người được phỏng vấn 
3. Phỏng vấn lƣu học sinh: Latsadaphom Phonexay, Keodouangdee Temma 
3.1. Tóm tắt lý lịch: 
+ Latsadaphom Phonexay 
Ngày sinh: 10/04/1999 
Quê quán: Khăm Muộn 
Ngành học: Đại học Công nghệ thông tin, Trường ĐH Quảng Bình 
Diện học: Tự túc 
+ Keodouangdee Temma 
Ngày sinh: 01/06/1998 
Quê quán: Thà Khẹt - Khăm Muộn 
Ngành học: Đại học Luật, Khoa Luật, Trường Đại học Quảng Bình 
Diện học: Tự túc 
3.2. Nội dung phỏng vấn 
Câu hỏi 1: Tại sao các bạn chọn Trường Đại học Quảng Bình (tỉnh Quảng Bình) làm 
điểm đến cho khóa học tập của mình? 
Trả lời: Vì Quảng Bình rất gần với Khăm Muộn, địa phương mà chúng em sinh sống. 
Hơn nữa, chúng em cũng được biết Quảng Bình đã đào tạo lưu học sinh Lào hơn 10 năm rồi, 
 PL26 
các anh chị học tập ở Quảng Bình về có đánh giá tốt về Trường Đại học Quảng Bình, các cô 
thầy có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình, cơ sở vật chất đảm bảo khang trang, nên chúng 
em quyết định sang đây theo học. 
Câu hỏi 2: Đối với diện học tự túc, các bạn có nhận được sự hỗ trợ gì từ phía tỉnh 
Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn không? 
Trả lời: Chúng em phải tự túc hoàn toàn các khoản đóng nộp. Tuy nhiên, chúng em 
vẫn nhận được sự tạo điều kiện về thủ tục hành chính một cách thuận lợi nhất khi sang học 
tập. Ngoài ra, về phía tỉnh Quảng Bình cũng như Trường Đại học Quảng Bình cũng có chính 
sách khuyến khích học tập mỗi kỳ cho sinh viên (Lào và Việt Nam), nên nếu như chúng em 
cố gắng cũng sẽ được thưởng như các bạn khác. 
Trong quá trình học tập, Nhà trường đã tổ chức rất nhiều các hoạt động bổ ích, các 
chương trình tham quan thực tế giúp chúng em hiểu được nhiều hơn về văn hóa, lịch sử tỉnh 
Quảng Bình; rèn luyện các kỹ năng. Nên em cảm nhận mình có nhiều động lực để phấn đấu 
học tập tốt hơn. 
Câu hỏi 3: Trong quá trình học tập, khó khăn lớn nhất của các bạn là gì? 
Trả lời: Chúng em gặp khó khăn rất lớn trong giao tiếp và quá trình học tập, tiếp thu 
bài giảng của các thầy cô giáo. Mặc dù đã được thầy cô và các bạn giúp đỡ rất nhiều trong 
quá trình học tập, nhưng chúng em vẫn khó theo kịp các bạn sinh viên Việt Nam. Vì vậy, 
chúng em còn phải cố gắng rất nhiều trong việc học tập và nâng cao tiếng Việt của mình. 
Chúng em khi đi học về cũng tự đi xin việc. Trong những năm gần đây, số lượng lưu 
học sinh Lào du học ở Việt Nam về khá nhiều, nên việc xin việc như nguyện vọng cũng khó 
khăn và có cạnh tranh. Tuy nhiên, em nghĩ, du học sinh nước ngoài về, cơ hội xin việc vẫn 
cao hơn. 
Đại học Quảng Bình, ngày 20/9/2020 
Xác nhận của người được phỏng vấn 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_he_hop_tac_giua_tinh_kham_muon_chdcnd_lao_va_ti.pdf
  • pdf2a. Tom tat LA (Tieng Viet).pdf
  • pdf2b. Tom tat LA (Tieng Anh).pdf
  • pdf3a. Trich yeu LA (Tieng Viet).pdf
  • pdf3b. Trích yếu LA (Tiếng Anh).pdf
  • pdf4a. Thong tin diem moi LA (Tieng Viet).pdf
  • doc4b. Thong tin diem moi LA (Tieng Viet).doc
  • pdf4c. Thong tin diem moi LA (Tieng Anh).pdf