Luận án Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam
1.1. Ở Việt Nam, Luật Di sản văn hóa được ban hành ngày 29/6/2001 đã tạo cơ sở
hành lang pháp lý cho sự ra đời loại hình Bảo tàng tư nhân ở Việt Nam. Đến năm 2009,
sau 8 năm thực hiện, để phù hợp với thực tiễn, Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ
sung một số điều, trong đó, thuật ngữ “Bảo tàng tư nhân” được thay thế bằng cụm từ
“Bảo tàng ngoài công lập” (Điều 50, mục 1.c). Bảo tàng tư nhân từ đây gọi là bảo tàng
ngoài công lập đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống bảo tàng Việt
Nam cho dù các bảo tàng này còn khá khiêm nhường về số lượng với 54 bảo tàng trên cả
nước. Mặc dù vậy, sự xuất hiện các bảo tàng ngoài công lập đã phản ánh được nguyện
vọng của nhân dân, chứng minh được đường lối, chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà
nước là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Cùng với các
bảo tàng công lập, hệ thống bảo tàng ngoài công lập đã và đang đóng vai trò quan trọng
trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, góp phần thiết
thực vào công tác giáo dục lịch sử, văn hóa cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.
1.2. Bên cạnh thành tựu đáng ghi nhận thì các bảo tàng ngoài công lập đã và đang
phải đối mặt với một số khó khăn, bất cập trong quản lý bảo tàng. Khó khăn đầu tiên mà
các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam phải đối diện đó là vấn đề yếu và thiếu chuyên
môn nghiệp vụ bảo tàng, từ người quản lý đến nhân viên bảo tàng. Chủ sở hữu bảo tàng
chủ yếu là doanh nhân, những cán bộ cách mạng lão thành, các cán bộ hưu trí vì tâm huyết
với di sản, vì hồi tưởng đến quá khứ hào hùng của đất nước, vì lòng tự tôn, tự hào dân tộc,
cùng nhau hưởng ứng chủ trương và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Họ dựa
trên hai tiền đề duy nhất đó là sưu tập hiện vật đang sở hữu và cơ sở vật chất khiêm tốn mà
họ có được để xây dựng bảo tàng. Số lượng nhân viên tại các bảo tàng ngoài công lập rất ít,
có bảo tàng không có nhân viên. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu do không được đào
tạo bài bản về nghiệp vụ bảo tàng học, chỉ có một số ít bảo tàng ngoài công lập có cán bộ
đã từng làm việc tại các bảo tàng hoặc đào tạo chuyên ngành gần với bảo tàng học. Do đó,
các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tại các bảo tàng chưa triển khai thực hiện được đồng
bộ và bài bản theo quy định của cơ quan quản lý ngành.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** HOÀNG THANH MAI QUẢN LÝ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA HÀ NỘI, 2022 BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** HOÀNG THANH MAI QUẢN LÝ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Mai Hùng 2. PGS.TS. Nguyễn Sỹ Toản HÀ NỘI, 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phạm Mai Hùng và PGS.TS. Nguyễn Sỹ Toản. Những nội dung trình bày trong luận án là kết quả nghiên cứu của tôi, đảm bảo tính trung thực và chưa từng được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Những phần sử dụng kết quả nghiên cứu của người khác, tôi đều trích dẫn nguồn rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả luận án Hoàng Thanh Mai 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC .........................................................................................................................1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................2 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ .................................................................................3 MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM .............10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...........................................................................10 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý bảo tàng ngoài công lập ................................................22 1.3. Khái quát về bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam ...............................................41 Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................51 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM ...........................................................................................52 2.1. Các chủ thể quản lý bảo tàng ngoài công lập .......................................................52 2.2. Cơ chế phối hợp trong quản lý..............................................................................57 2.3. Hoạt động quản lý bảo tàng ngoài công lập .........................................................59 2.4. Nhận xét chung .....................................................................................................97 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 102 Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÁC BẢO TÀNG NGOÀI CÔNG LẬP Ở VIỆT NAM .... 104 3.1. Dự báo xu hướng phát triển bảo tàng ngoài công lập ........................................ 104 3.2. Quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước đối với phát triển bảo tàng ngoài công lập ở nước ta ..................................................................................................... 110 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các bảo tàng ngoài công lập ................... 115 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................................... 146 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ÐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 152 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 159 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ AFCP Quỹ Bảo tồn văn hóa của Đại sứ Hoa Kỳ BVHTTDL Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch ICOM Hội đồng Bảo tàng quốc tế KTTT Kinh tế thị trường KT-XH Kinh tế - xã hội NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS.TS Phó Giáo sư. Tiến sĩ SVHTT Sở Văn hóa - Thông tin SVHTTDL Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TLPV Tư liệu phỏng vấn TS Tiến sĩ UBND Ủy ban nhân dân 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa bảo tàng công lập và ngoài công lập .................. 37 Bảng 1.2: So sánh sự khác nhau trong quản lý bảo tàng công lập và ngoài công lập .... 38 Bảng 2.1. Thống kê các hình thức sưu tầm hiện vật do các chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập thực hiện trong những năm qua tại các địa phương trong cả nước.................. 74 Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng khách tham quan từ năm 2016 đến năm 2019 ................ 82 Bảng 2.3. Thống kê các hình thức truyền thông đã được các bảo tàng thực hiện trong những năm qua ............................................................................................................... 84 Bảng 2.4: Thống kê số lượng nguồn nhân lực được tuyển dụng vào làm việc tại một số bảo tàng ngoài công lập hiện nay ................................................................................... 91 Biểu đồ 1.1. Bảng phân loại sở hữu bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam .................... 46 Biểu đồ 1.2. Bảng thống kê nghề nghiệp của chủ sở hữu bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam ................................................................................................................................ 46 Biểu đồ 3.1: Sự phát triển về số lượng bảo tàng ngoài công lập từ 2015 – 2021 ........ 107 Biểu đồ 3.2: Dự báo số lượng bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam đến năm 2031 .... 108 Sơ đồ 2.1. Mô hình chủ sở hữu là cá nhân kiêm giám đốc bảo tàng .............................. 90 Sơ đồ 2.2. Mô hình tổ chức, nhóm người chung nguyện vọng đồng thời là chủ sở hữu bảo tàng ........................................................................................................................... 90 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ở Việt Nam, Luật Di sản văn hóa được ban hành ngày 29/6/2001 đã tạo cơ sở hành lang pháp lý cho sự ra đời loại hình Bảo tàng tư nhân ở Việt Nam. Đến năm 2009, sau 8 năm thực hiện, để phù hợp với thực tiễn, Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung một số điều, trong đó, thuật ngữ “Bảo tàng tư nhân” được thay thế bằng cụm từ “Bảo tàng ngoài công lập” (Điều 50, mục 1.c). Bảo tàng tư nhân từ đây gọi là bảo tàng ngoài công lập đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống bảo tàng Việt Nam cho dù các bảo tàng này còn khá khiêm nhường về số lượng với 54 bảo tàng trên cả nước. Mặc dù vậy, sự xuất hiện các bảo tàng ngoài công lập đã phản ánh được nguyện vọng của nhân dân, chứng minh được đường lối, chủ trương xã hội hóa của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Cùng với các bảo tàng công lập, hệ thống bảo tàng ngoài công lập đã và đang đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, góp phần thiết thực vào công tác giáo dục lịch sử, văn hóa cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. 1.2. Bên cạnh thành tựu đáng ghi nhận thì các bảo tàng ngoài công lập đã và đang phải đối mặt với một số khó khăn, bất cập trong quản lý bảo tàng. Khó khăn đầu tiên mà các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam phải đối diện đó là vấn đề yếu và thiếu chuyên môn nghiệp vụ bảo tàng, từ người quản lý đến nhân viên bảo tàng. Chủ sở hữu bảo tàng chủ yếu là doanh nhân, những cán bộ cách mạng lão thành, các cán bộ hưu trí vì tâm huyết với di sản, vì hồi tưởng đến quá khứ hào hùng của đất nước, vì lòng tự tôn, tự hào dân tộc, cùng nhau hưởng ứng chủ trương và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Họ dựa trên hai tiền đề duy nhất đó là sưu tập hiện vật đang sở hữu và cơ sở vật chất khiêm tốn mà họ có được để xây dựng bảo tàng. Số lượng nhân viên tại các bảo tàng ngoài công lập rất ít, có bảo tàng không có nhân viên. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu do không được đào tạo bài bản về nghiệp vụ bảo tàng học, chỉ có một số ít bảo tàng ngoài công lập có cán bộ đã từng làm việc tại các bảo tàng hoặc đào tạo chuyên ngành gần với bảo tàng học. Do đó, các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ tại các bảo tàng chưa triển khai thực hiện được đồng bộ và bài bản theo quy định của cơ quan quản lý ngành. 1.3. Đảng và Nhà nước luôn tạo các điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để bảo tàng ngoài công lập được thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi đối với các bảo tàng ngoài công lập chưa phù hợp và không có sự thống nhất, mỗi địa 5 phương lại ban hành và triển khai thực hiện khác nhau đối với một số vấn đề về cơ sở hạ tầng, miễn thuế, gắn kết các tổ chức chính trị - xã hội với bảo tàng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật áp dụng chung cho các bảo tàng bao gồm cả công lập và ngoài công lập dẫn đến những khó khăn đối với các bảo tàng ngoài công lập trong quá trình thực hiện như vấn đề chuyên môn nghiệp vụ và các hoạt động khác. Văn bản riêng đối với bảo tàng ngoài công lập đã hết hiệu lực nhưng các cơ quan quản lý chưa xây dựng và ban hành văn bản thay thế. 1.4. Vấn đề kinh phí để duy trì hoạt động và phát triển là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đối với sự tồn tại của các bảo tàng ngoài công lập. Hiện nay, các bảo tàng ra đời và hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn kinh phí của chủ sở hữu bảo tàng và một phần nguồn thu từ bán vé tham quan và các sản phẩm dịch vụ của một số lượng nhỏ các bảo tàng. Các bảo tàng cũng khó khăn trong tiếp cận các quỹ văn hóa hay nguồn kinh phí tài trợ từ các doanh nghiệp. Đây cũng là lý do chính dẫn đến một số lượng lớn các bảo tàng hoạt động kém hiệu quả thậm chí là đóng cửa chỉ sau một thời gian ngắn mở cửa đón khách tham quan. 1.5. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về hệ thống bảo tàng ngoài công lập mới đề cập đến thực trạng hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, sâu sắc và toàn diện về thực trạng quản lý các bảo tàng ngoài công lập dưới góc độ quản lý văn hóa để từ đó đề xuất những chính sách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của các bảo tàng tại Việt Nam, đánh giá đúng thực trạng quản lý các bảo tàng ngoài công lập trên các phương diện quản lý nhà nước và các chủ sở hữu bảo tàng, tìm ra nội dung quản lý phù hợp, hiệu quả trong xu hướng hình thành và phát triển các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc NCS lựa chọn triển khai đề tài: “Quản lý các bảo tàng ngoài công lập ở Việt Nam” có ý nghĩa khoa học, thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý các bảo tàng ... L (Bộ Tư pháp); - Các Tổng cục, VP, Thanh tra, Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ VHTTDL; - Lưu: VT, DSVH(5), PC, NC.500. BỘ TRƯỞNG (Đã ký) Hoàng Tuấn Anh 191 3.4. Nghị quyết số 17/2020/NQ-HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030) (Nguồn: https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/thu-vien-van-ban?vb=36287) 192 193 194 Phụ lục 4: Các quyết định, công văn quản lý nhà nước về bảo tàng ngoài công lập 4.1. Quyết định thành lập Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày 195 4.2. Quyết định thành lập Bảo tàng Không gian văn hoá Mường năm 2007 196 197 4.3. Quyết định thành lập Bảo tàng Đồng Quê 198 199 4.4. Quyết định thành lập Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long 200 201 4.5. Công văn của UBND Tp. Hà Nội về việc di chuyển địa điểm của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày 202 4.6. Công văn của UBND Tp. Hà Nội về việc nghiên cứu, đề xuất phương án trưng bày của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày 203 204 4.7. Công văn của UBND Tp. Hà Nội về việc phương án trưng bày của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày 205 4.8. Công văn của UBND Tp. Hà Nội về việc hỗ trợ, tạo điều kiện về kinh phí phục vụ công tác kiểm kê, chỉnh lý, trưng bày và bảo quản tài liệu, hiện vật của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày 206 4.9. Công văn của UBND Tp. Hà Nội về việc hỗ trợ, giúp đỡ việc chống xuống cấp các hạng mục xây dựng của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày 207 4.10. Công văn của UBND Tp. Hà Nội về việc đề nghị duy trì việc hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày 208 4.11. Báo cáo đề xuất việc giải quyết đề nghị của Ban liên lạc toàn quốc chiến sĩ cách mạng Việt Nam bị địch bắt tù đày và UBND huyện Phú Xuyên về việc di chuyển địa điểm Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày 209 210 211 4.12. Quyết định của UBND Tp. Hà Nội về việc thành lập Đoàn kiểm tra các bảo tàng ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2016 212 213 214 215 4.13. Công văn của Sở VH, TT&DL Hoà Bình gửi Bảo tàng Không gian văn hoá Mường về tăng cường phòng chống thiên tai, cháy, nổ, trộm cắp ở Bảo tàng năm 2020 216 4.14. Hồ sơ thuê đất của Bảo tàng Đồng Quê 217 218 219 220 221 222 4.15. Công văn của Sở VH, TT&DL Nam Định gửi Bảo tàng Đồng Quê về phòng chống thiên tai, cháy, nổ, trộm cắp tại di tích, bảo tàng năm 2019 223 Phụ lục 5. Các văn bản do Bảo tàng ngoài công lập ban hành 5.1. Quy chế tổ chức – hoạt động của Bảo tàng Đồng Quê 224 225 226 227 228 229 230 231 232 5.2. Đề cương trưng bày chuyên đề “Cây lúa và đời sống sinh hoạt của cư dân đồng bằng Bắc Bộ” của Bảo tàng Đồng Quê 233 234 235 236 237 238 239 240 BẢO TÀNG ĐỒNG QUÊ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số. / KH-BTĐQ Giao Thịnh, ngày tháng năm 2018 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢO TÀNG - Căn cứ quyết định số 223/QĐ- UBND ngày 04/02/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định về cấp giấy phép hoạt động cho bảo tàng ngoài công lập - Căn cứ yêu cầu củng cố và phát triển bảo tàng trong tương lai, Chủ sở hữu, Giám đốc bảo tàng xây dựng kế hoạch hoạt động của bảo tàng Đồng Quê như sau: 1. Kế hoạch dài hạn (10 – 20 năm): - Về cơ sở vật chất: xây dựng và mở rộng khu trải nghiệm cho khách tham quan. Bảo tàng sẽ hợp tác với một số cá nhân, tập thể thuê lại phần đất ruộng ở làng mà dân đang bỏ không canh tác để phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch. Đây cũng chính là nguồn cung cấp thực phẩm cho các bữa cơm quê và sản phẩm đang được làm tại bảo tàng. Ngoài ra, bảo tàng sẽ phát triển các chương trình dành cho khách tham quan trải nghiệm các công việc của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trước đây. - Nguồn nhân lực: Tiếp tục thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn về công tác tại bảo tàng. Có kế hoạch tăng lương, tăng quỹ phúc lợi cho bảo tàng để cải thiện đời sống nhân viên bảo tàng. - Đào tạo: Tham gia các lớp đào tạo về chuyên môn nghiêp vụ để nâng cao trình độ của nhân viên bảo tàng. - Liên kết với các công ty du lịch, các thiết chế văn hoá như bảo tàng tỉnh, các điểm du lịch của địa phương như: biển Quất Lâm, khu rừng ngập mặn.tạo thành chuỗi du lịch ở Giao Thuỷ - Phát triển các sản phẩm của bảo tàng: rượu, bánh gai, nông sản trở thành thương hiệu riêng của bảo tàng, nâng tầm cấp Tỉnh và được nhiều người biết đến. 2. Kế hoạch trung hạn (3-5 năm): - Tiếp tục công tác chuyên môn của bảo tàng: sưu tầm bổ sung hiện vật cho bảo tàng thêm phong phú, kiểm kê và bảo quản hiện vật đang lưu giữ và trưng bày. Sưu tầm thêm di sản văn hoá phi vật thể của địa phương như: các món ăn quê, ẩm thực địa phương để tạo ra các món quà quê cho khách tham quan. 241 5.3. Kế hoạch hoạt động của Bảo tàng Đồng Quê - Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho chủ sở hữu, ban giám đốc và nhân viên - Nâng cao chất lượng phục vụ khách tham quan, tạo thêm các hoạt động trải nghiệm, kết nối thúc đẩy du lịch địa phương - Tăng gia sản xuất, tăng cường các sản phẩm tạo nguồn thu cho bảo tàng và nâng lương cho nhân viên bảo tàng - Ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ số trong hoạt động bảo tàng để hấp dẫn khách tham quan và góp phần quản lý bảo tàng được tốt hơn - Phát triển quảng bá bảo tàng thông qua mạng xã hội và các hoạt động truyền thông khác 3. Kế hoạch ngắn hạn (hàng năm) - Học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia các khoá học, lớp tập huấn hàng năm do Cục Di sản văn hoá tổ chức cũng như liên kết với các bảo tàng khác để phát triển chuyên môn bảo tàng - Cơ sở vật chất: xây dựng một ngôi nhà bần nông lợp ngói 4 gian, trùng tu, sủa chữa các ngôi nhà bị hư hỏng hay xuống cấp hàng năm - Triên khai hoạt động trải nghiệm cho khách theo nhóm nhỏ: nấu cơm quê, làm cỗ, làm mâm lễ chay, mặn. - Tiếp tục các hoạt động chuyên môn : sưu tầm, kiểm kê, bảo quản hiện vật bảo tàng. - Nâng cao chất lượng công tác hướng dẫn, tham quan, trải nghiệm cho khách - Nâng cao chất lượng phục vụ, kết nối du lịch địa phương, xúc tiến du lịch với các vùng miền khác. - Nghiên cứu, mở rộng và nâng cao chất lượng các sản phẩm hiện có của bảo tàng - Phát triển các sản phẩm lúa gạo liên quan đến thế mạnh nông nghiệp của địa phương Người lập kế hoạch Giám đốc Ngô Thị Khiếu 242 5.4. Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia năm 2013 của Bảo tàng Đồng Quê 243 5.5. Báo cáo công tác Quý I năm 2019 của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày gửi Sở Văn hoá Thể thao Thành phố Hà Nội 244 245 5.6. Báo cáo hoạt động 6 tháng đầu năm 2020 của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày gửi Sở Văn hoá Thể thao Thành phố Hà Nội 246 247 248 249 5.7. Quyết định tiếp nhận cán bộ về công tác tại Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày 250 Phụ lục 6: Một số hình ảnh minh hoạ Ảnh 1. Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên, Tp. Hà Nội) (Ảnh: NCS sưu tầm tại BT CSCM bị địch bắt tù đày) Ảnh 2. Ông Lâm Văn Bảng- cựu tù Phú Quốc Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (Ảnh: NCS sưu tầm tại BT CSCM bị địch bắt tù đày) 251 Ảnh 3. Ông Lâm Văn Bảng họp với Ban liên lạc Các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (Ảnh: NCS sưu tầm tại BT CSCM bị địch bắt tù đày) Ảnh 4. Toàn cảnh khu trưng bày của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (Ảnh: NCS sưu tầm tại BT CSCM bị địch bắt tù đày) 252 Ảnh 5. Khu Đền thờ - Không gian tâm linh của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (Ảnh: NCS sưu tầm tại BT CSCM bị địch bắt tù đày) Ảnh 6. Thuyết minh hướng dẫn khách tham quan trưng bày về nhà tù Phú Quốc của Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (Ảnh: NCS sưu tầm tại BT CSCM bị địch bắt tù đày) 253 Ảnh 7. Mô hình cảnh giam cầm tra tấn dã man trong nhà tù Phú Quốc tại Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (Ảnh: NCS sưu tầm tại BT CSCM bị địch bắt tù đày) Ảnh 8. Một số hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (Ảnh: NCS sưu tầm tại BT CSCM bị địch bắt tù đày) 254 Ảnh 9. Bảo tàng Đồng Quê (xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) (Nguồn: https://tintucnamdinh.vn/bao-tang-dong-que-noi-luu-giu-hon-que-bac-bo ngày 6/5/2016 ) Ảnh 10. Thuyết minh, hướng dẫn du khách tham quan Bảo tàng Đồng Quê (Nguồn: https://tintucnamdinh.vn/bao-tang-dong-que-noi-luu-giu-hon-que-bac-bo ngày 6/5/2016 ) 255 Ảnh 11. Nhà bần nông trong Bảo tàng Đồng Quê (Nguồn: https://tintucnamdinh.vn/bao-tang-dong-que-noi-luu-giu-hon-que-bac-bo ngày 6/5/2016) Ảnh 12. Khu trưng bày dụng cụ lao động tại Bảo tàng Đồng Quê (Nguồn: https://tintucnamdinh.vn/bao-tang-dong-que-noi-luu-giu-hon-que-bac-bo ngày 6/5/2016) 256 Ảnh 13. Nhà địa chủ tại bảo tàng Đồng Quê (Nguồn: https://danviet.vn/bao-tang-dong-que-dau-tien-xac-lap-ky-luc-viet-nam- 7777891305.htm ngày 3/7/2018) Ảnh 14. Bên trong nhà địa chủ tại bảo tàng Đồng Quê (Nguồn: https://danviet.vn/bao-tang-dong-que-dau-tien-xac-lap-ky-luc-viet-nam- 7777891305.htm ngày 3/7/2018) 257 Ảnh 15. Bộ sưu tập vũ khí, công cụ sản xuất văn hóa Đông Sơn (niên đại 2.500 năm) trưng bày tại bảo tàng Đồng Quê (Nguồn: https://danviet.vn/bao-tang-dong-que-dau-tien-xac-lap-ky-luc-viet-nam- 7777891305.htm ngày 3/7/2018) Ảnh 16. Bộ sưu tập bát và tiền đồng trưng bày tại bảo tàng Đồng Quê (Nguồn: https://tintucnamdinh.vn/bao-tang-dong-que-noi-luu-giu-hon-que-bac-bo ngày 6/5/2016) 258 Ảnh 17. Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường (Tp. Hòa Bình) (Nguồn: hap-dan-o-hoa-binh-n952.html ngày 23/03/2018) Ảnh 18: Lễ khai trương Bảo tàng không gian văn hóa Mường (ngày 16/2/2007) (Nguồn: gian-van-hoa-muong.html 259 Ảnh 19. Khu vực trưng bày gồm nhiều không gian khác nhau như nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, nơi trưng bày tái hiện lại cuộc sống hàng ngày của đồng bào ... trong Bảo tàng Không gian văn hóa Mường (Nguồn: hap-dan-o-hoa-binh-n952.html ngày 23/03/2018) Ảnh 20. Biểu diễn cồng phục vụ du khách tại Bảo tàng Không gian văn hóa Mường (Nguồn: https://ct.qdnd.vn/van-hoa-xa-hoi/trung-tam-luu-giu-van-hoa-muong-519975 ngày 28/03/2017) 260 Ảnh 21. Không gian trưng bày tại bảo tàng Không gian văn hoá Mường (Nguồn: https://gody.vn/chau-a/viet-nam/hoa-binh/bao-tang-khong-gian-van-hoa- muong) Ảnh 22. Bảo tàng không gian văn hóa Mường thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm quan, khám phá (Nguồn: van-hoa-Muong.htm ngày 18/2/2017) 261 Ảnh 23. Bảo tàng Cổ vật Hoàng Long (Số 41 Đội Cung - phường Đông Thọ - TP Thanh Hoá) (Nguồn: NCS chụp ngày 19/12/2019) Ảnh 24. Sưu tập hiện vật tiêu biểu trưng bày tại bảo tàng Cổ vật Hoàng Long (Nguồn: NCS chụp ngày 19/12/2019) 262 Ảnh 25. Phòng trưng bày của Bảo tàng cổ vật Hoàng Long (Nguồn: NCS chụp ngày 19/12/2019 )
File đính kèm:
- luan_an_quan_ly_cac_bao_tang_ngoai_cong_lap_o_viet_nam.pdf
- Dong gop moi luan an Tieng Anh - Hoang Thanh Mai.pdf
- Dong gop moi luan an Tieng Viet - Hoang Thanh Mai.pdf
- Tom tat luan an Tieng Anh - Hoang Thanh Mai.pdf
- Tom tat luan an Tieng Viet - Hoang Thanh Mai.pdf
- Trich yeu luan an Tieng Anh - Hoang Thanh Mai.pdf
- Trich yeu luan an Tieng Viet - Hoang Thanh Mai.pdf