Luận án Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Quá trình phát triển KT-XH tại nhiều quốc gia trên thế giới đã chứng
minh vai trò quyết định của nguồn lực con người đối với tiến trình phát triển
chung. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác là C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin
và những học trò xuất sắc của chủ nghĩa Mác như Chủ tịch Hồ Chí Minh của
Việt Nam và Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hẳn đã khẳng định vai trò to lớn của
đội ngũ cán bộ, công chức đối với sự thành công hay thất bại của sự nghiệp
cách mạng, có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng.
Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa, cách mạng 4.0 đã và đang tác động
đến các quốc gia trên thế giới, đòi hỏi mỗi quốc gia phải chuyển đổi mô hình
tăng trưởng, phát triển KT-XH theo chiều sâu và bền vững cũng như giảm
dần sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt. Trong
đó, việc đẩy mạnh phát triển KT-XH không thể tách rời việc nâng cao chất
lượng, hiệu quả điều hành nền KT-XH của Chính phủ mỗi nước. Do vậy để
bộ máy hành pháp vận hành hiệu quả, vai trò của đội ngũ CBCC là rất to lớn,
có tính chất quyết định đến việc thành công hay thất bại của việc điều hành
KT-XH của Chính phủ mỗi nước. Từ đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ
công chức, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tiến trình phát triển việc tăng
cường bồi dưỡng công chức là vấn đề rất quan trọng mà Chính phủ các nước
trên thế giới hết sức quan tâm mà nước CHDCND Lào cũng không nằm ngoại
lệ.
Nước CHDCND Lào nằm ở bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông
Nam Á (châu Á), là quốc gia lục địa chủ yếu là đồi núi với tích 236.800 km².
Nước CHDCND Lào là nước có vị trí trung tâm của bán đảo Đông Dương và2
có đường bên giới dài 4.825 km tiếp giáp với 5 nước đó là phía Bắc giáp
Trung Quốc với đường biên giới dài 416 km, Tây Bắc giáp Myanma với
đường biên giới dài 230 km, phía Tây giáp Thái Lan với đường biên giới dài
1.730 km, phía Đông giáp Việt Nam với đường biên giới dài 2.057 km và
phía Nam giáp Campuchia với đường biên giới dài 392 km.
Nước CHDCND Lào nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới Bắc bán
cầu, nên khí hậu mang tính chất lục địa, nhiệt độ gió mùa ẩm, chia làm hai
mùa là mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 6) và mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng
11). Cả nước gồm có 18 tỉnh, thành và được chia thành 04 vùng là Đông Bắc
Lào, Tây Bắc, Trung Lào và Nam Lào, là nước nằm sâu trong lục địa, không
có đường thông ra biển, địa hình chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là
rừng. Đồng thời, nước CHDCND Lào có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung
lũng sông Mê-công hoặc các phụ lưu như đồng bằng Viêng-chăn, Chăm-paxắc và 45% dân số sống ở những vùng núi trên cả nước. Ngoài đồi núi, nước
CHDCND Lào cũng có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số
sống bằng nghề nông
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHONESAVANH LATSAVONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHONESAVANH LATSAVONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Ngô Thành Can 2. TS. Phan Văn Hùng HÀ NỘI, 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Ngô Thành Can - Giảng viên cao cấp, Học viện Hành chính Quốc gia và TS. Phan Văn Hùng - Bộ Nội vụ. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án là chính xác, trung thực, được sự đồng ý của các cơ quan. Tác giả Phonesavanh Latsavong MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................ 10 1.1. Các công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng công chức ............. 10 1.1.1.Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ...................................... 10 1.1.2. Các công trình nghiên cứu tại nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ....................................................................................................... 25 1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức ................................................................................................. 31 1.2.1. Các công trình nghiên cứu tại nước ngoài .................................. 31 1.2.2. Các công trình nghiên cứu tại Lào .............................................. 33 1.3. Nhận xét về các công trình và các nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu của luận án ......................................................................................... 35 1.3.1. Nhận xét về các công trình đã được tổng quan ............................ 35 1.3.2. Các nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu của luận án .............. 36 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC ............................................................................. 39 2.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................... 39 2.1.1. Quản lý nhà nước ........................................................................ 39 2.1.2. Bồi dưỡng công chức .................................................................. 40 2.1.3. Quản lý nhà nước về bồi dưỡng .................................................. 43 2.1.4. Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức ................................. 44 2.2. Vai trò quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức ............................. 49 2.3. Nội dung quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức ......................... 51 2.3.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bồi dưỡng công chức ................................................................. 51 2.3.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng công chức ............................................................. 53 2.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức ........................................................ 54 2.3.4. Xây dựng, ban hành chương trình, nội dung tài liệu bồi dưỡng công chức ............................................................................................. 58 2.3.5. Chủ thể tham gia bồi dưỡng và cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng công chức ............................................................................................. 60 2.3.6. Hợp tác quốc tế về bồi dưỡng công chức .................................... 64 2.3.7. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng công chức .... 65 2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức .......................................................................................................... 67 2.4.1. Những yếu tố khách quan ........................................................... 67 2.4.2. Những yếu tố chủ quan ............................................................... 68 2.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức của một số nước trên thế giới ..................................................................................... 71 2.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức ở một số nước trên thế giới ................................................................................. 71 2.5.2. Giá trị tham khảo cho hoạt động quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ................................ 81 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ....... 86 3.1. Khái quát về nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ......................... 86 3.1.1. Về đặc điểm tự nhiên .................................................................. 86 3.1.2. Về điều kiện kinh tế-xã hội ......................................................... 87 3.1.3. Sự tác động của đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội đối với quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức ........................................................ 91 3.2. Khái quát về công chức nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ........ 93 3.2.1. Về số lượng công chức nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào .. 93 3.2.2. Về chất lượng công chức nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 94 3.2.3. Về cơ cấu công chức nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ...... 98 3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong những năm qua .......................................... 102 3.3.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về bồi dưỡng công chức ............................................................... 102 3.3.2. Xây dựng và ban hành chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng công chức ........................................................................................................... 108 3.3.3. Tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức ...................................................... 112 3.3.4. Xây dựng, ban hành chương trình, nội dung tài liệu bồi dưỡng công chức ........................................................................................... 117 3.3.5. Đội ngũ giảng viên tham gia bồi dưỡng và cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng công chức .......................................................................... 121 3.3.6. Hợp tác quốc tế về bồi dưỡng công chức .................................. 126 3.3.7. Thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng công chức .. 129 3.4. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ............................................................ 132 3.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................ 132 3.4.2. Những bất cập ........................................................................... 136 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO .................................................................. 143 4.1. Bối cảnh, yêu cầu và quan điểm tăng cường quản lý Nhà nước về bồi dưỡng công chức tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .......................... 143 4.1.1. Bối cảnh và yêu cầu đối với việc tăng cường quản lý Nhà nước về bồi dưỡng công chức tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào ................ 143 4.1.2. Quan điểm tăng cường quản lý Nhà nước về bồi dưỡng công chức tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào .................................................. 145 4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ................................................... 150 4.2.1. Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về bồi dưỡng công chức ........................................................................................................... 150 4.2.2. Điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bồi dưỡng công chức cho phù hợp với giai đoạn mới ........................................................... 154 4.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả ...................................... 159 4.2.4. Nâng cao năng lực, chất lượng thực thi công vụ của đội ngũ công chức thực hiện hoạt động quản lý hoạt động bồi dưỡng công chức ..... 163 4.2.5. Hoàn thiện khung nội dung chương trình, thời lượng giảng dạy và quy trình tổ chức bồi dưỡng công chức theo hướng giảm lý thuyết, chú trọng thực hành ................................................................................... 165 4.2.6. Hoàn thiện chính sách thu hút đội ngũ giảng viên có chất lượng cao tham gia giảng dạy các khóa bồi dưỡng........................................ 167 4.2.7. Đầu tư nguồn vốn cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bồi dưỡng công chức ................................................................. 169 4.2.8. Tăng cường hợp tác quốc tế về bồi dưỡng công chức đặc biệt là với các nước bạn bè truyền thống ....................................................... 172 4.2.9. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bồi dưỡng công chức ................................................. 175 KẾT LUẬN ............................................................................................... 181 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 183 PHỤ LỤC ................................................................................................. 196 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến hai thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS Ngô Thành Can - Giảng viên cao cấp, Học viện Hành chính Quốc gia và TS. Phan Văn Hùng - Bộ Nội vụ, đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến khoa học trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, các thầy, cô giáo Ban Quản lý đào tạo sau đại học cùng toàn thể các thầy, cô giáo tại các hội đồng chấm luận án tiến sĩ của tôi đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn, góp những ý kiến quý báu và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn các cơ quan, ban, ngành ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Sự quan tâm, giúp đỡ của gia đình, bạn bè và đ ... Nội. 109. Ketsana Buttavong (2015), Hoạt động ĐTBD cán bộ huyện diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sa Văn Na Khệt quản lý ở Nước CHDCND Lào giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 110. Khăm Phăn Phôm Mạ Thắt (2005), Hoạt động ĐTBD cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 111. Khăm Pha Phim Mạ Sỏn (2010), “Xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước về kinh tế ở tỉnh Bô Ly Khăm Say, Nước CHDCND Lào”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 112. Kongthay Theapkhamhuong (2013), Tăng cường ĐTBD cán bộ tổ chức cấp tỉnh nước CHDCND Lào, Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 113. Manithone, Khanxay, Ai Kham (2021), Chính phủ đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng của nền hành chính nhà nước, Thông tấn xã Lào, 194 Viêng Chăn. 114. Manivong Bongsouvanh (2020), Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở Tỉnh Savannakhet, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Tạp chí quản lý Nhà nước, Hà Nội. 115. Quốc hội Lào, Luật CBCC nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, số 025/2015/QH, Viêng Chăn. 116. Sạ Năn Si Pha Phôm Mạ Chăn năm (2009), Quản lý hoạt động ĐTBD đội ngũ CBCC theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 117. Sengsathit Vichitlasy (2015), Năng lực công chức hành chính nhà nước cấp tỉnh - Nghiên cứu tại Thủ đô Viêng Chăn, Luận án tiến sĩ ngành Quản lý kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 118. Thời báo Viêng Chăn (2021), Công tác cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay, Viêng Chăn, tháng 8. 119. Thủ tướng Chính phủ Lào (2003), Nghị định của Thủ tướng về Qui chế CBCC nước CHDCND Lào số 82/TTCP ngày 12 tháng 03 năm 2013, Viêng Chăn. 120. Vănvali Thămmavông (2014), Hoàn thiện hoạt động sắp xếp, bố trí cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 121. Vănxay, Aikhame (2021), “Chính phủ đang đẩy mạnh nâng cao chất lượng hành chính nhà nước”, Báo Thông tấn xã Lào điện tử, 01/09/2021. 122. Vilay Philavong (2017), Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 123. Vongsavanh Xaynhavong (2014), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức hành chính cấp tỉnh theo yêu cầu xây dựng 195 nhà nước pháp quyền ở CHDCND Lào, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 124. Xi Xụ Phăn Thăm Păn Nha (2006), ĐTBD cán bộ lãnh đạo – quản lý ở tỉnh Luông Nậm Tha trong sự nghiệp đổi mới, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 125. Xỉnhkhăm Phômmaxay (2018), ĐTBD đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 126. Xone Monevilay (2015), Chất lượng đội ngũ CBCC ngành lao động và phúc lợi xã hội CHDCND Lào giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Hà Nội. 127. Xon Xay Lao Mua Xông (2011), Nâng cao chất lượng ĐTBD đội ngũ CBCC ở các tỉnh miền bắc Lào, Luận văn Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 196 PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA (Phục vụ việc nghiên cứu Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức nước CHDCND Lào) Kính thưa các quý vị! Trong khuân khổ nghiên cứu về Đề tài “Quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức CHDCND Lào”, chúng tôi tổ chức điều tra về thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức, để có căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Rất mong các quý vị dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu (X) vào khung mà quý vị cho là phù hợp với ý kiến của mình. Xin trân trọng cảm ơn các quý vị. I. Thông tin về cá nhân 1. Tuổi 1. Dưới 30 tuổi 2. Từ 31-40 tuổi 3. Từ 41 – 50 tuổi 4. Trên 50 tuổi 2. Giới tính 1. Nam 2. Nữ 3. Dân tộc 1. Lào lùm 2. Lào thâng 3. Lào sủng 4. Trình độ đào tạo Trình độ chuyên môn 1. Tiễn sĩ 2. Thạc sĩ 3. Cử nhân 4. Cao đẳng 5. Trung cấp Trình độ tin học 1. Cử nhân 2. Bằng A 3. Bằng B 197 Trình độ chính trị 1. Cao cấp 2. Trung cấp 3. Sơ cấp 4. Ngắn hạn (45 ngày) 5. Thâm niên công tác 1. Trên 20 năm 2. Từ 10 – 20 năm 3. Dưới 10 năm 6. Chức danh (có thể trả lời hoặc không): .. II. Đánh giá của quý vị về thực trạng quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức. TT Nội dung Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Trung bình Kém 1. Các văn bản quy phạm pháp luật về bồi dưỡng công chức hiện nay 2. Công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng công chức 3. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng công chức 4. Công tác thanh tra kiểm tra đào tạo, bồi dưỡng công chức 5. Công tác hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng công chức 6. Các chương trình bồi dưỡng công chức 7. Nội dung tài liệu bồi dưỡng công chức 8. Chất lượng đội ngũ giảng viên 198 9. Phương pháp giảng dạy trong các khóa bồi dưỡng công chức 10. Công tác đánh giá việc bồi dưỡng công chức 11. Trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng công chức 12. Công tác tổ chức các khóa học bồi dưỡng công chức 13. Năng lực đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức ở trung ương 14. Năng lực đào tạo, bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức ở địa phương 15. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác bồi dưỡng công chức 16. Chính sách ưu tiên phụ nữ trong bồi dưỡng công chức 17. Năng lực làm việc của công chức sau bồi dưỡng được nâng lên 7. Quý vị cho biết nếu cần cải tiến cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, chương trình nội dung tài liệu phục vụ học tập thì cần cải tiến theo hướng nào? (có thể lựa chọn nhiều ô) 1. Tăng cường đầu tư những tài liệu phục vụ học tập 2. Thành lập tiểu ban, hội họp những chuyên gia đầu ngành 3. Tăng cường hợp tác quốc tế 199 4. Nghiên cứu học tập kinh nghiệm nước ngoài 5. Những ý kiến khác . 8. Theo quý vị hình thức bồi dưỡng công chức nào là hợp lý nhất? (có thể lựa chọn nhiều ô) 1. Mời những chuyên gia đầu ngành 2. Cho đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài 3. Bồi dưỡng thông qua các buổi giáo dục chính trị tư tưởng 4. tự học tập rèn luyện bản thân 5. Những ý kiến khác . 9. Trong 3 năm gần đây, ông, bà đã tham gia bao nhiêu khóa bồi dưỡng dưới đây (xin điền số khóa học vào các ô phù hợp) Dưới 3 ngày Từ 3 – 5 ngày Từ 1 tuần – 4 tuần trên 1 tháng 10. Xin ông, bà cho biết đánh giá của mình đối với khóa bồi dưỡng gần đây nhất mà ông , bà đã tham gia TT Nội dung Mức độ đánh giá Rất tốt Tốt Trung bình Kém 1 Mức độ đạt dược mục tiêu khóa học 2 Sự phù hợp, đúng đối tượng của học viên tham gia khóa học 3 Chương trình của khóa học bồi dưỡng 4 Nội dung tài liệu bồi dưỡng 5 Trình độ của giảng viên 200 6 Phương pháp giảng dạy của giảng viên 7 Trang thiết bị giảng dạy phục vụ khóa học 8 Công tác tổ chức khóa học bồi dưỡng 9 Đánh giá chung về kết quả khóa học 11. Xin ông , bà sắp sếp thứ tự ưu tiên các nội dung cần tăng cường quản lý nhà nước về bồi dưỡng công chức sau đây (nội dung cần thiết tăng cường nhất xếp số 1, tiếp theo là số 2, ) Nội dung Thứ tự ưu tiên cải cách Xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức Xây dựng chiến lược, kế hoạch bồi dưỡng công chức Nội dung chương trình tài liệu bồi dưỡng công chức Nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên, Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên Công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật Cơ sở vật chất, Trang thiết bị giảng dạy phục vụ khóa học Công tác tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức Công tác đánh giá việc bồi dưỡng công chức. Xin cám ơn ông, bà! 201 Phụ lục 2 Bảng 1: Các khu kinh tế của nước CHDCND Lào hiện nay Đơn vị tính: Khu TT Special economic zone - SEZ Khu kinh tế đặc biệt - Năm thành lập 1 Savan-Seno Special Economic Zone Khu kinh tế đặc biệt Savan- Seno 2003 2 Boten Beautiful Land Specific Economic Zone Khu kinh tế đặc biệt vùng đất Boten 2003 3 Golden Triangle Special Economic Zone Khu kinh tế đặc biệt Tam giác vàng 2007 4 Vientiane Industrial and Trade Area Khu công nghiệp và thương mại Viêng Chăn 2011 5 Saysetha Development Zone Khu phát triển Saysetha 2010 6 Phoukhyo Specific Economic Zone Đặc khu kinh tế Phoukhyo 2010 7 Thatluang Lake Specific Economic Zone Đặc khu kinh tế Hồ Thatluang 2011 8 Longthanh- Vientiane Specific Economic Zone Longthanh- Đặc khu kinh tế Viêng Chăn 2012 9 Dongphosy Specific Economic Zone Đặc khu kinh tế Dongphosy 2012 10 Thakhek Specific Economic Zone Đặc khu kinh tế Thakhek 2012 11 Pakse - Japan SME Special Economic Zone Pakse - Khu kinh tế đặc biệt SME Nhật Bản 2015 12 Luang Prabang Special Economic Zone (C-SEZ) Khu kinh tế đặc biệt Luang Prabang (C-SEZ) 2016 13 Dongphosy 2 Special Economic Zone (C-SEZ) Khu kinh tế đặc biệt Dongphosy 2 (C-SEZ) 2016 Nguồn: [58] 202 Bảng 2: Quan hệ ngoại giao của nước CHDCND Lào với các quốc gia và tổ chức đến nay TT Nội dung Số lượng 1 Number of states which the Lao PDR established Diplomatic Relations Số quốc gia nước CHDCND Lào thiết lập quan hệ ngoại giao 140 2 Number of Embassies of the Lao PDR to oversea Số lượng Đại sứ quán của nước CHDCND Lào ở nước ngoài 26 3 Number of Permanent Missions of the Lao PDR to oversea Số phái đoàn thường trực của CHDCND Lào tại nước ngoài 3 4 Number of Consulate-General of the Lao PDR to oversea Số Tổng lãnh sự quán của nước CHDCND Lào ở nước ngoài 9 5 Number of Consulate-Offices of the Lao PDR to oversea Số Cơ quan lãnh sự của nước CHDCND Lào ở nước ngoài 1 6 Number of Consular Representatives (Honorary) of the Lao PDR to oversea Số đại diện lãnh sự (danh dự) của nước CHDCND Lào tại nước ngoài 16 7 Number of None Government Organizations in the Lao PDR Số Tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động tại nước CHDCND Lào 159 Nguồn: [72, tr.155]. 203 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH Stt Tên công trình Nơi công bố Năm công bố 1 Quản lý nhà nước về bồi dưỡng đội ngũ công chức nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Tạp chí quản lý nhà nước, số 293, tháng 6/2020 Năm 2020 2 Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nước CHDCND Lào Tạp chí quản lý nhà nước, số 299, tháng 12/2020 Năm 2020
File đính kèm:
- luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_boi_duong_cong_chuc_nuoc_cong_ho.pdf
- QD cap HV-NCS Phonesavanh LATSAVONG.pdf
- Tom tat TV.pdf
- Tóm tắt TA.pdf
- Trang TTM.pdf
- Trích yếu.pdf