Luận án Quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học ở Việt Nam hiện nay

Giáo dục đào tạo, đặc biệt là GDĐH và đào tạo sau đại học được coi là

phương thức để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và khả năng tư duy

đổi mới, chuyển giao công nghệ và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã

hội, đặc biệt tại những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế.

Việt Nam hiện vẫn tiếp tục quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh

tế và hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới. Nguồn lực con người, do vậy

càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình

này. Nhận thức này được Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX

của Đảng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ chính của giáo dục đại học

và sau đại học là coi trọng cả ba mặt: nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả

và mở rộng hợp lý quy mô trong đó coi chất lượng là mục tiêu hàng đầu, là

nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, cả ba nội dung này đều đang gặp phải các

thách thức lớn từ thực tế: để nâng cao chất lượng thì đội ngũ giảng viên, cơ sở

vật chất phải được hoàn thiện, nhưng điều này là rất khó khăn trong bối cảnh

giáo dục đại học, sau đại học phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khu vực công.

Việc mở rộng hợp lý quy mô được hiểu và triển khai theo hướng tăng chỉ tiêu

đào tạo hàng năm và mở rộng đào tạo của khu vực tư, nhưng việc buông lỏng

giám sát đã dẫn đến những sa sút về chất lượng đào tạo. Trong khi đó, hiệu

quả đào tạo không được phát huy.

pdf 194 trang kiennguyen 8680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học ở Việt Nam hiện nay

Luận án Quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học ở Việt Nam hiện nay
 VIỆN HÀN LÂM 
 KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
LÊ ANH TUẤN 
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC 
 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
HÀ NỘI - 2021 
VIỆN HÀN LÂM 
 KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
LÊ ANH TUẤN 
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC 
 Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Ngành: Luật Hiến pháp – Luật Hành chính 
Mã số: 9 38 01 02 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Long 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. 
Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa được công bố 
trong các công trình khoa học khác. 
TÁC GIẢ LUẬN ÁN 
Lê Anh Tuấn 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
 CNXH: Chủ nghĩa xã hội 
ECTS: European Credit Transfer and Accumulation System 
 (Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ châu Âu) 
GDĐH: Giáo dục đại học 
 GS.TS: Giáo sư, tiến sĩ 
OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 
PGS.TS: Phó Giáo sư, tiến sĩ 
QLNN: Quản lý nhà nước 
TSNN: Tài sản nhà nước 
 UNESCO: Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc 
 WEF: Diễn đàn kinh tế thế giới 
 XHCN: Xã hội chủ nghĩa 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
Biểu đồ 4.1. Đầu tư công cho giáo dục của một số nước khu vực Đông Á..134 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG 
VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................ 9 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án .......................................... 9 
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra ...................... 29 
1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .......................................... 34 
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 35 
CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC 
VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC .................................................................... 37 
2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học . 37 
2.2. Nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học ............ 51 
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo sau 
đại học ............................................................................................................. 70 
2.4. Một số mô hình quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học trên thế giới và 
giá trị tham khảo cho Việt Nam ...................................................................... 74 
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 86 
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO 
SAU ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................... 87 
3.1. Khái quát về đào tạo sau đại học ở Việt Nam .......................................... 87 
3.2. Thực trạng quy định pháp luật về quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học 
ở Việt Nam ...................................................................................................... 89 
3.3. Thực tiễn thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học ở Việt Nam .. 94 
3.4. Đánh giá về quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học ở Việt Nam ....... 123 
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 130 
CHƢƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 
HIỆN NAY .................................................................................................. 131 
4.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học ở 
Việt Nam hiện nay ........................................................................................ 131 
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học ở 
Việt Nam hiện nay ........................................................................................ 140 
Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 160 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 162 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN 
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 165 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 166 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Giáo dục đào tạo, đặc biệt là GDĐH và đào tạo sau đại học được coi là 
phương thức để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao và khả năng tư duy 
đổi mới, chuyển giao công nghệ và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã 
hội, đặc biệt tại những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế. 
Việt Nam hiện vẫn tiếp tục quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh 
tế và hội nhập sâu, rộng vào kinh tế thế giới. Nguồn lực con người, do vậy 
càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của quá trình 
này. Nhận thức này được Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX 
của Đảng nhấn mạnh, một trong những nhiệm vụ chính của giáo dục đại học 
và sau đại học là coi trọng cả ba mặt: nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả 
và mở rộng hợp lý quy mô trong đó coi chất lượng là mục tiêu hàng đầu, là 
nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, cả ba nội dung này đều đang gặp phải các 
thách thức lớn từ thực tế: để nâng cao chất lượng thì đội ngũ giảng viên, cơ sở 
vật chất phải được hoàn thiện, nhưng điều này là rất khó khăn trong bối cảnh 
giáo dục đại học, sau đại học phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khu vực công. 
Việc mở rộng hợp lý quy mô được hiểu và triển khai theo hướng tăng chỉ tiêu 
đào tạo hàng năm và mở rộng đào tạo của khu vực tư, nhưng việc buông lỏng 
giám sát đã dẫn đến những sa sút về chất lượng đào tạo. Trong khi đó, hiệu 
quả đào tạo không được phát huy. 
Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhà nước 
với tư cách là người điều hành, quản lý xã hội, bảo đảm cho các hoạt động 
kinh tế - xã hội vận hành đúng quy luật khách quan; nhà nước phải sử dụng 
nhiều công cụ quản lý khác nhau (như: chính sách, tài chính, pháp luật, văn 
hoá), trong đó, sử dụng pháp luật đã trở thành phổ biến. Vì vậy, vai trò 
QLNN đối với hoạt động đào tạo sau đại học đang đặt ra các thách thức mới 
2 
nhằm hướng đến chiến lược lâu dài và đạt hiệu quả cao. Ở đó, nhà nước có 
thể không còn là người trực tiếp nắm giữ hoạt động đào tạo, thay vào đó, nhà 
nước chỉ giữ vai trò hỗ trợ và giám sát các thiết chế đào tạo, sao cho quá trình 
này diễn ra bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh, hướng đến một xã hội lớn 
mạnh về tri thức, khi đó nền kinh tế mới có thể thực sự cất cánh. 
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của đất nước, hệ 
thống GDĐH và đào tạo sau đại học của Việt Nam đã đạt được một số thành 
tựu quan trọng. Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ, đến nay, cả 
nước có 24.300 tiến sĩ và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng 
trung bình 11,6%/năm, trong đó tiến sĩ tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 
14%/năm.[Dẫn lại: 68] Tuy nhiên, không có trường Đại học Việt Nam nào 
nằm trong bảng xếp hạng 500 trường Đại học hàng đầu thế giới, và tác động 
của khoa học công nghệ đối với mô hình tăng trưởng của Việt Nam còn hạn 
chế.[121] Những hạn chế này cho thấy, đào tạo sau đại học vẫn chưa đáp ứng 
yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực trình độ cao cho đất nước trong giai đoạn 
hiện nay. Đổi mới giáo dục sau đại học thực sự là vấn đề có tính cấp thiết khi 
Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để 
đổi mới giáo dục sau đại học, cần rất nhiều yếu tố, một trong những nội dung 
đó là hoàn thiện pháp luật về giáo dục sau đại học. 
Tuy nhiên, ở tầng luật thực định, hệ thống các văn bản pháp luật điều 
chỉnh lĩnh vực này thể hiện sự chồng chéo, chắp vá. Hoạt động QLNN trong 
lĩnh vực đào tạo sau đại học đặt ra nhiều câu hỏi về vai trò QLNN đối với 
giáo dục đào tạo nói chung và với đào tạo sau đại học nói riêng hiện nay phải 
được nhìn nhận như thế nào trong nền kinh tế thị trường? Và bằng cách nào 
để nhà nước thực hiện vai trò đó? Chất lượng đào tạo sau đại học có đáp ứng 
những mục tiêu đặt ra không? 
3 
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài 
“Quản lý nhà nước về đào tạo sau đại học ở Việt Nam hiện nay” nhằm giải 
quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Đề tài có mục đích tổng quát là nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận và 
thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đào tạo 
sau đại học, phúc đáp yêu cầu đổi mới chất lượng đào tạo sau đại học ở Việt 
Nam hiện nay. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Nhận diện và làm sáng tỏ các khía cạnh lý luận liên quan đến đào tạo 
sau đại học và QLNN về đào tạo sau đại học, hình thành nhận thức sâu sắc 
hơn các đặc điểm, chủ thể, nội dung của QLNN về đào tạo sau đại học cũng 
như các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về đào tạo sau đại học. 
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng QLNN về đào tạo sau đại học ở Việt 
Nam, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng, từ đó xác 
định những vấn đề đặt ra cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về 
đào tạo sau đại học ở nước ta hiện nay. 
- Nghiên cứu xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp nhằm 
đổi mới và nâng cao hiệu quả QLNN về đào tạo sau đại học ở Việt Nam hiện 
nay. 
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Các quan điểm khoa học về đào tạo, đào tạo sau đại học và QLNN về 
đào tạo sau đại học. 
- Chính sách, pháp luật về đào tạo sau đại học và QLNN về đào tạo sau 
đại học ở Việt Nam. 
- Thực trạng QLNN về đào tạo sau đại học ở Việt Nam. 
4 
- Kinh nghiệm của Việt Nam và của một số quốc gia trên thế giới trong 
QLNN về đào tạo sau đại học. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
- Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu toàn diện các khía cạnh lý luận 
và thực tiễn liên quan đến QLNN về đào tạo sau đại học ở Việt Nam nhìn từ 
góc độ của khoa học pháp lý. Theo đó, trọng tâm nghiên cứu của luận án là 
những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và thực thi pháp luật nhằm 
điều chỉnh các quan hệ đào tạo sau đại học nói chung, các quan hệ QLNN về 
đào tạo sau đại học ở Việt Nam nói riêng. Luận án đặc biệt dành điểm nhấn 
cho việc tìm hiểu khía cạnh pháp lý về chủ thể, nội dung, phương pháp 
QLNN về đào tạo sau đại học ở Việt Nam. 
- Phạm vi không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động QLNN 
về đào tạo sau đại học trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Trong quá trình 
nghiên cứu, luận án có chú ý tìm hiểu mô hình QLNN về đào tạo sau đại học 
ở một số quốc gia trên thế giới (Hoa Kỳ, Anh, Đài Loan), từ đó đưa ra những 
gợi mở cho mô hình QLNN về đào tạo sau đại học ở Việt Nam. 
- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu hoạt động đào tạo sau đại học 
trong giai đoạn đổi mới đất nước, trọng tâm là từ khi ban hành Luật Giáo dụ ... k tham khảo: 
c_hieu_qua_nguon_luc_tai_san_cong_tai_don_vi_su_nghiep_cong_la
p (truy cập lần cuối: 07/02/2017). 
113. Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định số: 322/2000/QĐ-TTG ngày 
19 tháng 4 năm 2000 về việc phê duyệt đề án “Đào tạo cán bộ khoa 
học, kỹ thuật tại các cơ sở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước”. 
114. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số: 911/QĐ-TTg ngày 17 
tháng 6 năm 2010 về phê duyệt đề án đào tạo giảng viên có trình độ 
tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 – 2020. 
115. Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định số 89/QĐ-TTg về phê duyệt 
đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở 
giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục 
và đào tạo giai đoạn 2019 - 2030, ngày 18 tháng 01 năm 2019. 
116. Phạm Thị Minh Thùy (2020), “Quản lý nhà nước đối với giảng viên 
các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ luật 
học, Học viện KHXH - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam. 
117. Bùi Thị Thanh Thủy (2007), Hoàn thiện chính sách về đào tạo sau đại 
học ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ luật học. 
118. Hồng Thủy, Những quy định nào đang bó chặt chủ trương tự chủ đại 
học của Trung ương?, Tạp chí Giáo dục Việt Nam (điện tử): 
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/nhung-quy-dinh-nao-dang-bo-
chat-chu-truong-tu-chu-dai-hoc-cua-trung-uong-post205510.gd (truy 
cập lần cuối: 08/3/2020). 
119. Mạc Văn Tiến, Giáo dục toàn cầu - Hội nhập, sáng tạo và ảnh hưởng, 
Cổng thông tin Bộ Lao động - Thương binh và xã hội: 
181 
truy cập lần cuối 31/7/2020. 
120. Trần Quốc Toản, Một số vấn đề về cơ chế tự chủ của các trường đại 
học, Trang thông tin điện tử Hội đồng Lý luận Trung ương 
chu-cua-cac-truong-dai-hoc.html (truy cập lần cuối: 26/3/2020). 
121. Trần Quốc Toản (2020), Đẩy mạnh phát triển khoa học – công nghệ và 
đổi mới sáng tạo – một đột phá chiến lược trong giai đoạn mới, Tạp 
chí Cộng sản Online, số ra ngày 03/11/2020. 
122. Nguyễn Trọng Tuấn (2019), Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục Đại 
học công lập ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ luật học. 
123. Trần Văn Tuấn (2006), “Cải cách dịch vụ hành chính đơn vị sự nghiệp 
công nâng cao chất lượng dịch vụ trong tình hình mới”, Tạp chí Tổ 
chức Nhà nước, Số 7. 
124. Lê Xuân Tùng (2009), Tăng cường quản lý nhà nước về giáo dục đại 
học ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học. 
125. Quý Tùng, Đổi mới hoạt động thanh tra giáo dục, Link tham khảo: 
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/doi-moi-hoat-dong-thanh-tra-
giao-duc-251011/ (truy cập lần cuối: 13/08/2020). 
126. Mạc Văn Trang (2004), Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục - đào 
tạo - những vấn đề cần nghiên cứu trong quản lý nguồn nhân lực ở 
Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Khoa học Giáo 
dục, Hà Nội. 
127. Trung tâm truyền thông giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo (2017), 
“Tăng cường hoạt động đổi mới thanh tra giáo dục”, Kỷ yếu Hội thảo: 
Đổi mới thanh tra giáo dục theo Luật Thanh tra 2010, kết quả và 
những vấn đề đặt ra, Hà Nội, 28/7/2017. 
182 
128. Trung tâm Truyền thông Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Luật sửa 
đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH: Nâng cao tính tự chủ cho 
toàn hệ thống, Link tham khảo: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/Gop-
y-du-thao-Luat-GD-va-Luat-GDDH.aspx?ItemID=5729 (truy cập lần 
cuối: 24/3/2020). 
129. Trung tâm Truyền thông Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Để thực 
hiện xã hội hóa giáo dục hiệu quả, 
https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=6404 (truy 
cập lần cuối: 24/3/2020). 
130. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2007), Giáo trình Quản lý Hành 
chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục - đào tạo, Nxb. Đại học Sư 
phạm, Hà Nội. 
131. Phạm Văn Trường, “Tài chính cho giáo dục đại học: Những vấn đề đặt 
ra”, Tạp chí Tài chính (điện tử): 
trao-doi/tai-chinh-cho-giao-duc-dai-hoc-nhung-van-de-dat-ra-
318229.html (truy cập lần cuối: 11/5/2020). 
132. Nguyễn Văn Tỵ, Đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh Cách mạng 
Công nghiệp 4.0, Tạp chí Tuyên giáo (điện tử): 
trong-boi-canh-cach-mang-cong-nghiep-4-0-123652 (truy cập lần cuối: 
7/9/2020). 
133. Lê Văn, Những con số “biết nói” về giáo dục đại học Việt Nam, Link 
tham khảo: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/nhung-con-
so-biet-noi-ve-giao-duc-dai-hoc-viet-nam-389870.html (truy cập lần 
cuối: 13/08/2020). 
134. Thiện Văn (2018), “Triển khai đồng bộ, quyết liệt chủ trương đổi mới 
giáo dục và đào tạo”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Link tham khảo: 
https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---asia/---ro-bangkok/---ilo-
183 
hanoi/documents/publication/wcms_630855.pdf (Truy cập lần cuối: 
7/9/2020). 
135. Trần Đức Viên, “Khuyến nghị cho tiến trình tự chủ đại học: Về tổ chức 
và cơ chế giám sát”, Tạp chí Tia sáng: https://tiasang.com.vn/-doi-moi-
sang-tao/Khuyen-nghi-cho-tien-trinh-tu-chu-dai-hoc-Ve-to-chuc-va-
co-che-giam-sat-10831 (truy cập lần cuối: 24/3/2020). 
136. Nguyễn Cửu Việt (2013), Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học 
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
137. Lê Thị Vinh (2020), “Đẩy mạnh phân cấp quản lý hành chính nhà nước 
ở Việt Nam hiện nay từ góc độ giáo dục đại học”, Tạp chí Công 
thương, Số 1. 
138. Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Vụ trưởng vụ Giáo dục 
đại học: Bộ Giáo dục và Đào tạo đang trình Chính Phủ áp dụng cơ 
chế tự chủ cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học công lập, Link tham 
khảo: https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-dai-hoc/Pages/tin-
tuc.aspx?ItemID=5097 (truy cập lần cuối: 24/3/2020). 
139. Xie Weihe (2004), “Thách thức của xã hội tri thức và đổi mới giáo dục 
đại học Trung Quốc”, Diễn đàn quốc tế về giáo dục Việt Nam “Đổi 
mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế”, Hà Nội, 6/2004. 
TIẾNG ANH 
140. Agency, Australian Tertiary Education Quality and Standards (6 
October 2017), What we do 
accessed 31 July 2020 
141. Andre Oosterlinck (2013), Accountability, the Magna Charta 
Universitatium and the Bologna Decleration, Volume complilatin 
2013 Porland Press Limited. 
142. Britannica, Doctor degree <https://www.britannica.com/topic/doctor-
degree> accessed 31 July 2020. 
184 
143. Britannica, Master degree <https://www.britannica.com/topic/master-
degree> accessed 31 July 2020 
144. Chan, S.J. (2010), “Shifiting governance patterns in Taiwanese higher 
education: a recentralized future?”, Mok, Ka-Ho (Eds.), The search for 
new governance of higher education in Asia, Palgrave, London & New 
York. 
145. Chang, D.F. (2013) “The Challenges for Establishing World-Class 
Universities in Taiwan”, Shin, J.c, Kehm, B.M (Eds.), 
Institutionalization of World-class University in Global Competition, 
Springer, Dordrecht, pp. 185-201. 
146. Chang, D.F., (2015), “Implementing internationalization policy in 
higher education explained by regulatory control in neoliberal times”, 
Asia Pacific Education Review 16, pp. 603–612 
147. Chen, W.C. (2004), “The new development of university governance: 
an exploration of internal and external governance” 
 accessed 22 August 2020. 
148. Chiang, L.C. (2004), “The relationship between university autonomy 
and funding in England and Taiwan”, Higher Education 48(2), pp. 189-
212 
149. Dale Bloom, Jonathan Karp, Nicholas Cohen (1998), The Ph.D. 
Process: A Student's Guide to Graduate School in the Sciences, Oxford 
University Press, UK. 
150. David Dapice, Nguyen Xuan Thanh, Ben Wilkinson, Higher education 
in Vietnam: from disaster to promise, Kennedy School, Harvard 
University. 
151. Department of Education, Employment and Workplace Relations of 
Australian Government, Overview of Higher Education in Australia, 
185 
<https://web.archive.org/web/20100906093838/
au/highereducation/pages/overview.aspx> accessed 31 July 2020. 
152. Gornitzka & Maassen (2000), in “Hybrid steering approaches with 
respect to European HE”, Cheps, Pergamon. 
153. Griffith College, What is a postgraduate course? 
<https://www.griffith.ie/admissions/postgraduate/which-course-right-
me> accessed 31 July 2020. 
154. G.V. Atamantry (2004), State management theory, Omega Publishing. 
155. Hayden, M. and Thiep, L.Q. (2006), “Avision 2020 for 
Vietnam”,Institutional HE, The Boston college centre for international 
HE, No.47, Spring 2007, pp.11-13. 
156. Hayden, M. and Thiep, L.Q. (2007), Institutional autonomy for HE in 
Vietnam, The Research & Development, Vol 26, No.1, March 2007, 
pp.73-85. 
157. Hou, Angela Y.C. (2011), “Quality assuarance at a distance: 
international accreditation in Taiwan higher education”, Higher 
education 61(2), pp. 179-191. 
158. Institute of internationnal education (2004), Higher education in 
Vietnam, Hanoi. 
159. Jeffrey Selingo (2001), “What American Think About Higher 
Education?”, The Chronicle of Higher Education, Washinton, May 2, 
2001. 
160. Joseph Michael Powell, Higher education of Australia, Britannica, 
<https://www.britannica.com/place/Australia/Health-and-
welfare#ref45033> accessed 31 July 2020 
161. Morley E.A. - Van Nostrand Reinhold (1986), Partitioners Guide to 
Public Sector Productivity improvement, New York, USA. 
186 
162. Neave G, Vught F.V. (1993), Patterns of government in HE: Concepts 
and Trends, Center for HE policy Studies, UNESCO. 
163. Neave G, Vught F.V. (1994) Government and HE across three 
continents: The winds of change, IAU Press, Pergamon. 
164. Nicholas A. Barr, Peter Kellner, Higher Education of United Kingdom, 
Britannica, <https://www.britannica.com/place/United-
Kingdom/Sports-and-recreation> accessed 31 July 2020. 
165. OECD (2003), “Changing patterns of governance in higher education”, 
Education policy analysis, Paris: OECD. 
166. PostGrad, What Is A Postgraduate Degree? A Definition 
<https://www.postgrad.com/advice/postgraduate-studies/what-is-a-
postgraduate-degree/> (2010) accessed 31 July 2020. 
167. Sheng-Ju Chan, Chia-Yu Yang (2017), “Governance styles in 
Taiwanese universities: Features and effects”, International Journal of 
Educational Development 63 
168. SmartStudent, Postgraduate 
<https://web.archive.org/web/20190323205632/https://smartstudent.co.
za/postgraduate/> accessed 31 July 2020 
169. Thomas J. Vallely, Ben Wilkinson (2008), Report on higher education 
in Vietnam, Harvard Kennedy School. 
170. Thomas Estermam, Terhi Nokkala (2009), University Autonomy in 
Europe I, EUA Publication. 
171. United States Department of Education, Federal Role in Education 
(2017), 
accessed July 28, 2020. 
172. US Department of Education, An Overview of the U.S. Department of 
Education https://www2.ed.gov/about/overview/focus/what_pg4.html 
accessed 31 July 2020. 
187 
173. Wholey J. F. (1983), Evaluation and Effective Public Management, 
Little: Boston, USA. 
174. World Bank, Improving the Performance of Higher Education in 
Vietnam: Strategic Priorities and Policy Options, April 27, 2020 
f/Improving-the-Performance-of-Higher-Education-in-Vietnam-
Strategic-Priorities-and-Policy-Options.pdf (accessed: September 9, 
2020). 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_dao_tao_sau_dai_hoc_o_viet_nam_h.pdf
  • jpgkl_tuan1.jpg
  • jpgkl_tuan2.jpg
  • pdfTT Eng LeAnhTuan.pdf
  • pdfTT LeAnhTuan.pdf
  • pdfTrichyeu_LeAnhTuan.pdf