Tóm tắt Luận án Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 320 km, có đường biên giới dài 277,556 km tiếp giáp với Trung Quốc, diện tích tự nhiên trên 7.800 km2; dân số khoảng 900 nghìn người gồm 19 dân tộc trong đó chủ yếu là dân tộc Mông, Tày, Dao. Địa hình chủ yếu là núi đá là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước. Hà Giang cũng có nhiều tiềm năng lợi thế so sánh để phát triển. Là vị trí “cửa ngõ” phía Bắc của quốc gia, có 4 tuyến quốc lộ đi qua, có đường biên giới giáp với Trung Quốc. Địa bàn quản lý gồm 11 huyện thị trong đó có 07 huyện biên giới, và 34 xã, thị trấn biên giới; tiếp giáp với các huyện Mã Quan, Ma Ly Pho, Phú Ninh (Vân Nam, Trung Quốc) và một phần của huyện Nà Pô (Quảng Tây, Trung Quốc). Hà Giang còn có Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy là “điểm đầu” dẫn đến các tỉnh phía sau như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh 01 cửa khẩu song phương, 02 cửa khẩu phụ, 11 lối mở biên giới. Hệ thống cửa khẩu phát triển là điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu đối với hàng hóa phát triển.

Thực tiễn tại Hà Giang trong thời gian qua cho thấy hoạt động kinh tế cửa khẩu đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây và cùng đã được chính quyền địa phương ưu tiên phát triển. Hiện nay trong tổng số 998 doanh nghiệp đang hoạt động, Hà Giang mới chỉ có 178 doanh nghiệp và tư thương tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có 64 doanh nghiệp và tư thương thường xuyên hoạt động (53 doanh nghiệp và 11 tư thương). Hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đóng góp vào tăng trưởng GDP của Hà Giang trong 2 thập kỷ vừa qua, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là làm phong phú các mặt hàng nông sản Bên cạnh những kết quả đạt được, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Hà Giang chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động không thường xuyên; các mặt hàng XNK có thuế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số hàng hóa XNK; Số thu NSNN về hàng hóa XNK không ổn định, nguồn thu chủ yếu là các mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định Như vậy, với những hạn chế về mặt nguồn lực cho phát triển như đã nêu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Hà Giang sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện được vai trò “cầu nối”, “trung chuyển” hàng hóa, dịch vụ XNK nhằm khai thác tối đa lợi thế vị trí địa lý gần kề thị trường lớn Trung Quốc.

 

docx 31 trang kiennguyen 20/08/2022 4621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Tóm tắt Luận án Nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
HOÀNG CỪ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT – NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ 
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 9.34.01.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
 GS., TS. VŨ VĂN HÓA
 PGS., TS. NGUYỄN HUY THỊNH
HÀ NỘI – 2021
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
GS., TS. VŨ VĂN HÓA
PGS., TS. NGUYỄN HUY THỊNH
Phản biện 1: 
Phản biện 2: 
Phản biện 3: 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Vào hồi: .. . Ngày .. Tháng .. Năm 2021
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
 	Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 320 km, có đường biên giới dài 277,556 km tiếp giáp với Trung Quốc, diện tích tự nhiên trên 7.800 km2; dân số khoảng 900 nghìn người gồm 19 dân tộc trong đó chủ yếu là dân tộc Mông, Tày, Dao. Địa hình chủ yếu là núi đá là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước. Hà Giang cũng có nhiều tiềm năng lợi thế so sánh để phát triển. Là vị trí “cửa ngõ” phía Bắc của quốc gia, có 4 tuyến quốc lộ đi qua, có đường biên giới giáp với Trung Quốc. Địa bàn quản lý gồm 11 huyện thị trong đó có 07 huyện biên giới, và 34 xã, thị trấn biên giới; tiếp giáp với các huyện Mã Quan, Ma Ly Pho, Phú Ninh (Vân Nam, Trung Quốc) và một phần của huyện Nà Pô (Quảng Tây, Trung Quốc). Hà Giang còn có Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy là “điểm đầu” dẫn đến các tỉnh phía sau như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh 01 cửa khẩu song phương, 02 cửa khẩu phụ, 11 lối mở biên giới. Hệ thống cửa khẩu phát triển là điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu đối với hàng hóa phát triển. 
Thực tiễn tại Hà Giang trong thời gian qua cho thấy hoạt động kinh tế cửa khẩu đang có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây và cùng đã được chính quyền địa phương ưu tiên phát triển. Hiện nay trong tổng số 998 doanh nghiệp đang hoạt động, Hà Giang mới chỉ có 178 doanh nghiệp và tư thương tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có 64 doanh nghiệp và tư thương thường xuyên hoạt động (53 doanh nghiệp và 11 tư thương). Hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đóng góp vào tăng trưởng GDP của Hà Giang trong 2 thập kỷ vừa qua, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là làm phong phú các mặt hàng nông sản Bên cạnh những kết quả đạt được, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Hà Giang chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, hoạt động không thường xuyên; các mặt hàng XNK có thuế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số hàng hóa XNK; Số thu NSNN về hàng hóa XNK không ổn định, nguồn thu chủ yếu là các mặt hàng máy móc thiết bị nhập khẩu tạo tài sản cố định Như vậy, với những hạn chế về mặt nguồn lực cho phát triển như đã nêu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Hà Giang sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện được vai trò “cầu nối”, “trung chuyển” hàng hóa, dịch vụ XNK nhằm khai thác tối đa lợi thế vị trí địa lý gần kề thị trường lớn Trung Quốc.
Từ cách tiếp cận và đánh giá thực trạng trên đây, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Các học thuyết kinh doanh xuất nhập khẩu
Hệ thống lý thuyết thương mại là cơ sở lý thuyết quan trọng cho việc giải thích sự hình thành hoạt động thương mại trên thế giới bao gồm các học thuyết của Adam Smith với học thuyết “Lợi thế tuyệt đối”, David Ricardo và Mill với học thuyết “Lợi thế so sánh”, Heckscher-Ohlin, P. Krugman (1980) với “Lý thuyết thương mại mới”, Helpman và P. Krugman (1985) với “Lý thuyết tích hợp” và Michael Porter với “Mô hình kim cương”.
2.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh
2.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Nhóm thứ nhất: các công trình nghiên cứu về tầm quan trọng, sự cần thiết của phân tích HĐKD và tiêu chí đánh giá HQKD.
Các công trình nghiên cứu của tác giả Robert Kaplan, giáo sư kế toán của Đại học Harvard và David Norton, về hệ thống đánh giá HQKD chiến lược bằng Bảng điểm cân bằng (Balanced Scorecard). Các nghiên cứu liên quan có thể kể đến là:
- Cuốn sách: “The balanced scorecard: Translating strategy into action” do nhà xuất bản Đại học Harvard phát hành năm 1996. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày về hệ thống đo lường Bảng điểm cân bằng bao gồm tiêu chí tài chính và phi tài chính, liên hệ với nhau trên góc độ nhân quả để diễn giải chiến lược thành các mục tiêu hoạt động cụ thể trên các khía cạnh: tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, nhận thức và phát triển. Cuốn sách tập trung nghiên cứu ngành như ngân hàng, dầu mỏ, bảo hiểm và bán lẻ.
- Bài báo: “The balanced scorecard - measures that drive performance” trên tạp chí Harvard Business Review, số tháng 1, 2 năm 1992 (tr. 71 - 79). Tác giả đã phát triển "Bảng điểm cân bằng", một hệ thống đo lường hiệu suất mới về doanh nghiệp. Tác giả đã xây dựng hệ thống chỉ tiêu trong đó có các chỉ tiêu phản ánh những nhân tố ảnh hưởng tới việc thành công của chiến lược bao gồm: chất lượng nhân viên, quy trình kinh doanh nội bộ, sự hài lòng của khách hàng 
Đề tài “Intergrated performance measurement systems: A development guide” của tác giả Bititci, Carrie, McDevitt (1997). Nghiên cứu đã chỉ rõ tầm quan trọng của HĐKD và hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD của các doanh nghiệp. Trên cơ sở kinh nghiệm của các nghiên cứu trước ở các nước, tác giả đưa ra đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá HQKD theo mô hình liên kết các chỉ tiêu đánh giá HQKD ở các khía cạnh khác nhau trong quá trình kinh doanh của DN đó. 
Nhóm thứ hai, các công trình nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp hoạt động trong từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể:
Nghiên cứu của tác giả Singh and Raymond (2002) trong bài báo “Analysis of financial ratios commonly used by US lodging financial executives” đã chỉ ra tầm quan trọng của các chỉ tiêu phân tích HQKD của DN đặc biệt là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả quản lý hoạt động và các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi. Tỷ lệ hoạt động và khả năng sinh lời là tỷ lệ quan trọng nhất đối với các nhà quản lý. 
Nghiên cứu Fang-Mei Tseng, Yu-Jing Chiu, Ja-Shen Chen (2007): “Measuring business performance in the high-tech manufacturing industry: A case study of Taiwan's large-sized TFT-LCD panel companies”. Nghiên cứu đã xác định một bộ chỉ số hiệu quả tài chính và phi tài chính mới có thể được sử dụng cho các công ty sản xuất công nghệ cao và phát triển một mô hình đánh giá hiệu quả kinh doanh. Nghiên cứu cũng chỉ ra 5 nhân tố quan trọng khi đánh giá HQKD của DN, đó là: hiệu quả tài chính, hiệu quả cạnh tranh, năng lực sản xuất, năng lực đổi mới và mối quan hệ chuỗi cung ứng.
Theo quan điểm đánh giá hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Logistics, Yuen, Sheung Man (2006) "Performance measurement and management of third party logistics : an organizational theory approach", Thesis (Ph.D.) - Hong Kong Baptist University. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics được thể hiện ở 5 tiêu chí: (i) Hiệu quả tài chính và thị phần; (ii) Năng suất; (iii) Thời gian vòng quay; (iv) Dịch vụ khách hàng (v) Uy tín và danh tiếng. Kết quả nghiên cứu thực tiễn với 742 bảng câu hỏi cho thấy những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp logistics là chất lượng dịch vụ, hiệu quả tổ chức và quan hệ khách hàng. 
Zou et al. (1998) để đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu, tác giả đề xuất một thang đo (thang đo EXPERF) bao gồm ba khía cạnh: tài chính (lợi nhuận xuất khẩu, doanh số xuất khẩu và tăng trưởng doanh số xuất khẩu), chiến lược (đóng góp của xuất khẩu vào khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, vị trí chiến lược và thị phần), và sự hài lòng của các đối tượng liên quan. 
Nghiên cứu của Jorge Carneiro, Angela da Rocha, Jorge Ferreira da Silva (2007): “A Critical Analysis of Measurement Models of Export Performance” là một bản tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả xuất khẩu giai đoạn 1999-2004, đã chỉ ra rằng có những sai sót trong việc hình thành khái niệm và cấu trúc hiệu suất hoạt động. 
Coelli, T., Rao, D., O’Donnell, C. and Battese, G. (2005). “An Introduction to Efficiency and Productivity Analysis”, tái bản lần thứ 2, NXB. Springer & Science. Theo tác giả, hiệu quả của doanh nghiệp gồm hai phần: hiệu quả công nghệ (technical efficiency) và hiệu quả phân phối nguồn lực (allocative efficiency). Hiệu quả công nghệ thể hiện khả năng doanh nghiệp đạt được sản lượng tối đa với mức đầu vào nhất định. Hiệu quả phân phối thể hiện khả năng doanh nghiệp sử dụng đầu vào với tỷ lệ hợp lý nhất cho sản lượng và giá thành tương ứng. Kết hợp hai yếu tố hiệu quả công nghệ và hiệu quả phân phối tạo ra hiệu quả kinh tế tổng thể.
2.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Nhóm thứ nhất, những nghiên cứu về cơ sở lý luận hiệu quả kinh doanh và hệ thống tiêu chí phân tích hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung.
Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà (2017), Giáo trình phân tích tài chính DN, NXB Tài chính. Giáo trình phân tích tài chính được tiếp cận theo yêu cầu quản lý tài chính ở 2 phạm vi: phân tích tài chính vĩ mô và phân tích tài chính vi mô. Phân tích tài chính cung cấp thông tin giúp các chủ thể quản lý có cơ sở cần thiết để ra quyết định điều hành và quản trị tài chính một cách kịp thời, hiệu quả.
Phạm Thị Thủy, Nguyễn Thị Lan Anh (2018), Báo cáo tài chính phân tích, dự báo và định giá, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Chương 8: Phân tích hiệu quả kinh doanh.
Nguyễn Năng Phúc, Nghiêm Văn Lợi, Nguyễn Ngọc Quang (2006) với công trình “Phân tích tài chính công ty cổ phần” đã trình bày quan điểm về hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính nói chung trong công ty cổ phần. 
Hệ thống chỉ tiêu cũng mới dừng lại ở các chỉ tiêu tài chính cơ bản nhất giúp đánh giá phân tích về hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn
Nhóm thứ hai, các nghiên cứu sử dụng cơ sở lý luận và hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp trong một ngành, một lĩnh vực cụ thể.
Luận án Tiến Sĩ của tác giả Đỗ Huyền Trang (2012): “Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực Nam Trung Bộ”. Tác giả kết luận nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn gắn liền với việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Tác giả đưa ra 3 nhóm chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: hiệu suất sử dụng chi phí hay các yếu tố đầu vào, tốc độ luân chuyển của các chi phí hay yếu tố đầu vào, sức sinh lời của chi phí hay các yếu tố đầu vào. Đặc biệt trong đề tài tác giả đã đề xuất một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội như: khả năng cung cấp việc làm, đóng góp cho NSNN. Tuy nhiên, khi đưa ra giải pháp hoàn thiện tác giả chưa phân tích được các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả xã hội.
	Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Công Hội (2017): “Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Logistics ... cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy.
- Từng bước đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng để thúc đẩy giao lưu buôn bán hàng hóa ở các cửa khẩu phụ và lối mở 
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế đối ngoại qua các cửa khẩu.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG. 
3.2.1.Nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh.
 	- Chuyển hướng kinh doanh phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh.
	- Cơ cấu lại ngành nông nghiệp và đổi mới mô hình sản xuất trong nông nghiệp.
- Xây dựng mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ để phát triển sản xuất hiệu quả.
3.2.2. Nâng cao năng lực tài chính
Các doanh nghiệp muốn tăng năng lực tài chính:
Trước hết phải tăng vốn chủ sở hữu của mình. Các DN có thể tăng vốn chủ sở hữu bằng nhiều cách. Nhưng một trong những cách đó là:
+ Nâng mức góp vốn của các Cổ đông chiến lược.
+ Tăng số lượng cổ đông.
+ Phát hành trái phiếu có kỳ hạn.
+ Tham gia vào thị trường chứng khoán.
Nhưng muốn doanh nghiệp tham gia vào thị trường tài chính thì bản thân doanh nghiệp phải làm ăn kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận tăng đều qua các năm. Chất lượng sản phẩm tốt, được người tiêu dùng tin tưởng. 
Các DN cần phải hoàn thiện mình, để tiếp cận nguồn vốn vay NH dễ dàng hơn.
Cổ phần hóa một số doanh nghiệp xuất nhập khẩu, có năng lực kinh doanh của Hà Giang.
3.2.3.Nâng cao năng lực quản trị
Quản trị vốn kinh doanh
 Để quản trị vốn kinh doanh mang lại hiệu quả cao, DN cần chia nghiệp vụ này thành ba loại:
 + Quản trị nguồn vốn.
 + Quản trị sử dụng vốn.
 + Quản trị hiệu quả kinh doanh.
Quản trị các quan hệ kinh doanh
Quản trị các quan hệ kinh doanh bao gồm những nội dung cốt lõi, đó là:
+ Chọn đối tác theo khu vực và địa bàn kinh doanh.
+ Chọn bạn hàng thực hiện từng loại dịch vụ kinh doanh.
+ Chọn đối tượng và mức độ hợp tác kinh doanh.
Quản trị các quan hệ kinh doanh là nội dung chiến lược của từng DN, đã và đang thực hiện chiến lược này rất thành công. Trong tương lai cần có nhiều bạn hàng chiến lược ở những khu vực có nhiều tiềm năng đầu tư. 
Quản trị nhân lực.
Nhân lực là yếu tố quyết định thắng lợi mọi hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động của DN. DN đã nhận thức rất rõ điều này. 
Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là:
-Cán bộ chưa được đào tạo bài bản.
-Năng lực công nghệ thông tin thấp.
-Thể chất chưa đáp ứng tuyệt đối yêu cầu công việc được giao.
 Để cán bộ trong DN tại tỉnh Hà Giang làm việc hiệu quả hơn. Cần có những quan tâm sát sao hơn của lãnh đạo doanh nghiệp trong việc phân công công việc:
 -Đào tạo cán bộ DN theo hướng chuyên nghiệp.
 -Phân công chức trách nhiệm vụ theo năng lực và sở trường.
 - Xây dựng nhóm cán bộ chất lượng cao để giải quyết tình huống đột xuất về nghiệp vụ kinh doanh.
 -Chế độ thưởng phạt với cán bộ phải công bằng, nghiêm minh và công khai.
3.2.4. Nâng cao năng lực khoa học – công nghệ
Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản trị doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Hà Giang hiện đang chủ yếu làm về dịch vụ xuất nhập khẩu, vận hành hiệu quả hơn, cắt giảm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay. 
Sử dụng các phần mềm ứng dụng công nghệ mới như hệ thống quản lý kho, quản lý vận tải trong vận hành kho bãi 
Các ứng dụng của cuộc cách mạng 4.0 trong logistics.
3.2.5. Am hiểu thị trường, thông lệ quốc tế về thương mại.
- Về pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Về chính sách, luật lệ giao dịch.
- Về nền tảng văn hóa, tập quán.
- Tham gia thương mại quốc tế, tạo thành liên hiệp trong việc chia sẻ thông tin thị trường, dự báo nhu cầu, phân bổ các nguồn lực hiệu quả nhất trong việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước, đặc biệt là Trung Quốc.
3.2.6. Hợp tác và tận dụng ưu thế các doanh nghiệp Xuất Nhập khẩu trong và ngoài tỉnh, tạo sức mạnh kinh tế cửa khẩu của Hà Giang.
- Tận dụng ưu thế của mình trong mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của các tỉnh Lào Cai (tỉnh tiếp giáp về phía Tây), Cao Bằng (tỉnh tiếp giáp về phía Đông), và Lạng Sơn (những tỉnh có vị trí thuận lợi và đã được chọn là 01 trong 03 khu tuyến giao thương biên mậu trọng điểm trong Đề án phát triển kinh tế cửa khẩu đã được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2008.
	- Tận dụng ưu thế của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong vùng để tạo lợi thế trong việc hợp tác các khu kinh tế cửa khẩu ở các điểm sau:
Thứ nhất, làm phong phú hàng hóa xuất nhập khẩu. 
Thứ hai, góp phần thúc đẩy mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa. 
Thứ ba, thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và hoàn thiện kết cấu hạ tầng khu vực cửa khẩu, biên giới; 
Thứ tư, góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo; 
3.2.7. Xây dựng mô hình chuyên môn hóa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Để nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, Hà Giang cần xây dựng mô hình chuyên môn hóa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để làm được điều này cần thống kê, phân loại, sắp xếp các doanh nghiệp trên địa bàn từ đó đưa ra giải pháp về chính sách để định hướng và ưu tiên phát triển các doanh nghiệp xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của địa phương, nằm trong chuỗi giá trị liên kết của vùng. 
3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp.
3.3.1.Đổi mới quản lý DNXNK trên địa bàn 
3.3.1.1. Thống kê phân loại hệ thống doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang 
- Phân công sản xuất – kinh doanh đúng năng lực của từng loại doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo chuyên môn hóa; Nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Khai thác đúng tiềm năng của doanh nghiệp.
- Từng bước chuyên môn hóa quá trình sản xuất – kinh doanh và giao lưu kinh tế quốc tế.
Phân loại theo tiêu chí sau đây:
+ Các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh nội địa
+ Các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh có liên quan đến xuất nhập khẩu 
+ Các doanh nghiệp chuyên doanh Xuất – Nhập khẩu và phục vụ xuất nhập khẩu
3.3.1.2. Đánh giá, xếp hạng các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh xuất nhập khẩu (gọi tắt là các doanh nghiệp Ngoại thương)
Việc đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý:
Thiết lập ra chính sách, mục tiêu và có phương án phân bổ nguồn lực phục vụ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp; 
Kiểm tra phân loại, chấn chỉnh hoạt động DN theo định kỳ; 
Có định hướng sản xuất kinh doanh đối ngoại theo nhu cầu thị trường xuất khẩu.
Ngành hải quan đang xem xét để rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo những quy định của ngành hải quan được minh bạch, áp dụng biện pháp quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. 
Về cơ bản hiện nay hải quan Việt Nam áp dụng 3 luồng chính để kiểm tra là: Xanh, Vàng, Đỏ. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan hải quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro. 
Việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp của Hải quan Hà Giang phải làm rõ hai yếu tố:
Thứ nhất, mối quan hệ với nền kinh tế Trung Quốc. 
Thứ hai, nhu cầu về một hạ tầng chiến lược. 
3.3.2. Tạo điều kiện để doanh nghiệp xuất nhập khẩu tiếp cận thị trường quốc tế.
3.3.2.1. Về chính sách biên mậu và cải cách thủ tục hành chính
3.3.2.2. Về kết nối mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng logistics
3.3.2.3. Tăng cường quan hệ đối ngoại củng cố tình hữu nghị nhằm phát triển về kinh tế xã hội.
3.3.2.4. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh tế biên mậu.
3.3.3.Tăng cường sự chỉ đạo của Chính Phủ về mô hình kinh tế cửa khẩu Hà Giang.
3.3.4. Sự trợ giúp ban đầu của Nhà nước về kỹ thuật, tài chính, chuyên gia để xây dựng hệ thống DNNT. 
3.3.5. Sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh Hà Giang.
3.3.6. Chính sách, biện pháp và chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Hà Giang.
3.3.6.1. Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế theo hướng phát triển nhanh và bền vững: 
3.3.6.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa: 
3.3.6.3. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng: 
3.3.6.4. Phát triển khoa học và công nghệ: 
3.3.6.5. Chính sách đối với các thành phần kinh tế: 
3.3.6.6. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ: 
3.3.6.7. Phát triển kết cấu hạ tầng: 
3.3.6.8. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế: 
3.3.6.9. Giữ vững ổn định chính trị – xã hội: 
KẾT LUẬN CHUNG
Luận án “Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang” tiến hành nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài này; nghiên cứu lý luận về doanh nghiệp và hiệu quả xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang thông qua phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và các phương pháp kỹ thuật khác như phương pháp định tính. Luận án đã hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:
Một là, hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu trong các doanh nghiệp trên các góc độ khái niệm, vai trò của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong điều kiện hội nhập quốc tế, kinh nghiệm về phát triển xuất nhập khẩu của một số nước.
Hai là, bằng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, luận án phân tích thực trạng về phát triển các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn từ 2015 đến 2019. Trên cơ sở đó, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.
Ba là, luận án đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất – nhập khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Giang, chủ yếu nâng cao nội lực của doanh nghiệp xuất nhập khẩu (tăng cường năng lực tài chính, năng lực quản trị, năng lực về khoa học – công nghệ; am hiểu thị trường thông lệ quốc tế); hợp tác và tận dụng ưu thế các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh; xây dựng mô hình chuyên môn hóa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế; nâng cao năng lực quản trị lãnh đạo. Luận án đã phân tích rõ những kiến nghị đối với Chính phủ, Nhà nước, và lãnh đạo tỉnh Hà Giang để các giải pháp đề xuất được thực hiện trong thực tiễn.
NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả:
 “Thực trạng và một số giải pháp quản lý và phát triển loại hình dịch vụ tạm nhập tái xuất”.
Bảo vệ ngày 02/11/2016 , tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
2. Các bài báo đã đăng của tác giả:
2.1.
Ths. Hoàng Cừ : “Giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu cho doanh nghiệp tại Hà Giang”.
Tạp chí “Tài chính doanh nghiệp”. Số 07/2019. Bộ Tài chính.
2.2.
Ths. Hoàng Cừ: “Những bất cập trong quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu ảnh hưởng đến môi trường”.
Tạp chí “Kinh doanh và Công nghệ”. Số 07/2020.
2.3.
Ths. Hoàng Cừ: “Giải pháp thúc đẩy kinh tế tỉnh Hà Giang trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”
Tạp chí “Tài chính”. Số tháng 12/2020.
2.4.
Ths. Hoàng Cừ: “Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động xuất nhập khẩu tại tỉnh Hà Giang”.
Tạp chí “Tài chính”. Số tháng 03/2021.

File đính kèm:

  • docxtom_tat_luan_an_nang_cao_hieu_qua_kinh_doanh_xuat_nhap_khau.docx
  • docxLATS.NCS.Hoang Cu.docx
  • docxNhung dong gop moi - tiếng Anh.docx
  • docxNhững đóng góp mới - tiếng Việt.docx
  • docxTóm tắt Tiếng Anh NCS.Hoàng Cừ.docx