Luận án Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Mở cửa và hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia, trong đó có

Việt Nam. Một trong những chính sách kinh tế vĩ mô luôn được các quốc gia quan tâm

đến trong quá trình hội nhập quốc tế là cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái (chính sách tỷ

giá hối đoái). Chính sách tỷ giá hối đoái là việc Ngân hàng Trung ương sử dụng hệ

thống các công cụ, các biện pháp trong một thời kỳ nhất định để tác động đến cung cầu

trên thị trường ngoại hối nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Vì vậy, mỗi quốc gia sẽ xây

dựng và điều hành một chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với khuôn khổ chính sách

tiền tệ đã lựa chọn trong từng thời kỳ. Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu lựa chọn

khuôn khổ chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu thì phần lớn các quốc gia lựa chọn

chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt (gần 40 quốc gia). Thực tiễn cho thấy, đa số các

nước thực hiện chính sách tiền tệ lạm phát mục tiêu đã thành công trong việc kiểm

soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại

Thế giới (WTO), đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế

của Việt Nam. Từ đó đến nay, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế

thế giới, đặc biệt là, Việt Nam đã ký Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên

Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm 2018, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam và

Liên minh Châu Âu (EVFTA) năm 2020 và nhiều hiệp định thương mại song phương

và đa phương đã và đang tiến hành ký kết.

Tuy nhiên, hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập tài chính nói riêng vừa là cơ hội

nhưng cũng là thách thức đối với Việt Nam trong công tác điều hành chính sách tiền

tệ, chính sách tỷ giá và quản lý thị trường ngoại hối. Cụ thể:

Trong năm 2007-2008, nền kinh tế Việt Nam đã đón nhận một lượng lớn vốn đầu

tư trực tiếp, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế (tăng trưởng GDP năm 2007: 8,5%, năm

2008: 6,2%). Tuy nhiên, dòng vốn này đã làm thay đổi quan hệ cung cầu trên thị

trường ngoại hối, để đối phó với tình hình dư cung ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam đã tiến hành mua ngoại tệ. Hệ quả của việc mua ngoại tệ là lạm phát tăng, đỉnh

điểm là năm 2008 tỷ lệ lạm phát lên tới 19,9%, và năm 2011 tỷ lệ lạm phát là 18,13%.

Giai đoạn 2011-2015, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thành công2

trong việc duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, nhưng thị trường tài chính toàn cầu biến

động mạnh vào năm 2015, như việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh tăng

lãi suất làm cho đồng USD liên tục lên giá; Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh và thay

đổi cơ chế điều hành tỷ giá đồng Nhân dân tệ; Đồng tiền của các đối tác thương mại chính

của Việt Nam đồng loạt giảm giá mạnh. Trước tình hình đó, ngay sau khi Ngân hàng

Nhân dân Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ (RMB) vào ngày 11 và 12/08/2015,

NHNN đã điều chỉnh biên độ tỷ giá giữa VND và USD tăng từ +1% lên +2%. Tiếp đó,

đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed tăng lãi suất và biến động của thị trường tài

chính thế giới, ngày 19/08/2015, NHNN đã điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng

giữa VND và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỷ giá từ +2% lên +3%.

Như vậy, trong năm 2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá 3% và điều chỉnh

biên độ thêm 2% (từ mức +1% lên +3%). Năm 2015 cũng là năm kết thúc một thời

gian dài NHNN điều hành tỷ giá neo cố định vào đồng USD.

pdf 209 trang kiennguyen 20/08/2022 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế

Luận án Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
TRẦN THỊ HỒNG PHƢƠNG 
CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 
 Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN 
HỘI NHẬP QUỐC TẾ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
HÀ NỘI - 2021 
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
TRẦN THỊ HỒNG PHƢƠNG 
CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI 
 Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN 
HỘI NHẬP QUỐC TẾ 
Ngành : Quản lý kinh tế 
Mã số : 9340410 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. TS. Tô Thị Ánh Dƣơng 
2. TS. Phạm Thanh Bình 
HÀ NỘI - 2021 
 i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số 
liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết 
luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình 
nghiên cứu nào khác. 
Tác giả luận án 
 ii 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỶ GIÁ HỐI 
ĐOÁI VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ............................................. 8 
1.1. Tổng quan nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái .................................. 8 
1.1.1. Nghiên cứu về cơ chế tỷ giá hối đoái .............................................................. 8 
1.1.2. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái và lý thuyết ―Bộ ba bất khả thi‖ .............. 10 
1.1.3. Nghiên cứu về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái tại Việt Nam .................... 14 
1.1.4. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái với lạm phát, với 
cán cân thương mại và vay nợ nước ngoài của Việt Nam ...................................... 15 
1.2. Khoảng trống trong các nghiên cứu ....................................................................... 19 
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM VỀ CƠ CHẾ ĐIỀU 
HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ......... 20 
2.1. Cơ sở lý luận về tỷ giá hối đoái................................................................................ 20 
2.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái ............................................................................... 20 
2.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái ................................................................................. 21 
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái ..................................................... 23 
2.1.4. Ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế........................... 25 
2.2. Cơ sở lý luận về cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ................................................ 29 
2.2.1. Cơ chế tỷ giá hối đoái ..................................................................................... 29 
2.2.2. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ................................................................... 35 
2.2.3. Vai trò của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong điều hành chính sách 
tiền tệ .......................................................................................................................... 41 
2.3. Cơ điều hành tỷ giá hối đoái trong điều kiện hội nhập quốc tế ......................... 45 
2.3.1. Hội nhập quốc tế ............................................................................................. 45 
2.3.2. Ảnh hưởng của hội nhập quốc tế đến cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ...... 47 
2.3.3. Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái trong hội nhập quốc tế - Lý 
thuyết ―Bộ ba bất khả thi‖ ........................................................................................ 49 
2.4. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của một số nƣớc và bài học kinh nghiệm 
cho Việt Nam ..................................................................................................................... 54 
2.4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ....................................................................... 55 
2.4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan............................................................................. 62 
 iii 
2.4.3. Kinh nghiệm của Singapore ........................................................................... 63 
2.4.4. Bài học kinh nghiệm từ cơ chế điều hành tỷ giá của các nước .................... 65 
Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................................................................................ 68 
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở 
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ..................................... 69 
3.1. Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam và ngành ngân hàng ............. 69 
3.1.1. Tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam .................................................... 69 
3.1.2. Tiến trình hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam ...................... 72 
3.1.3. Các cam kết về hội nhập tài chính và mở cửa tài khoản vốn ....................... 77 
3.2. Khuôn khổ pháp lý về quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá hối 
đoái của Việt Nam ............................................................................................................ 79 
3.2.1. Vai trò của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc điều hành tỷ giá 
hối đoái và quản lý thị trường ngoại hối .................................................................. 79 
3.2.2. Quy định về quản lý ngoại hối và giao dịch vãng lai ................................... 81 
3.2.3. Quy định về giao dịch hối đoái và trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín 
dụng ............................................................................................................................ 83 
3.2.4. Quy định về sử dụng ngoại tệ trong nước, quản lý thị trường vàng và 
chống đô la hóa ......................................................................................................... 85 
3.3. Cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam giai đoạn 2007-2020 ............... 86 
3.3.1. Tổng quan cách thức điều hành tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà 
nước Việt Nam ......................................................................................................... 86 
3.3.2. Diễn biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của 
Việt Nam giai đoạn 2007- 2011 ............................................................................... 95 
3.3.3. Diễn biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái giai 
đoạn 2011 – 2016 ...................................................................................................... 99 
3.3.4. Diễn biến kinh tế vĩ mô, tỷ giá và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái mới 
giai đoạn 2016-2020 ............................................................................................... 108 
3.3.5. Việt Nam bị gắn mác là quốc gia thao túng tiền tệ và vấn đề đặt ra 
trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ................................................................... 116 
3.4. Đánh giá cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam, 2007-2020 ............. 121 
3.4.1. Những thành công của cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái ........................... 121 
3.4.2. Một số hạn chế trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái .............................. 125 
 iv 
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái . 127 
Tiểu kết Chƣơng 3 .......................................................................................................... 130 
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI 
ĐOÁI Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ ................... 132 
4.1. Xu hướng hệ thống tài chính, tiền tệ thế giới và Việt Nam đến năm 2030 .... 132 
4.1.1. Xu hướng của hệ thống tài chính, tiền tệ thế giới đến năm 2030 .............. 132 
4.1.2. Bối cảnh kinh tế và định hướng điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái của 
Việt Nam .................................................................................................................. 135 
4.2. Mục tiêu và các nguyên tắc lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối 
đoái của Việt Nam ....................................................................................................... 139 
4.3. Giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái đến năm 2025 và 
tầm nhìn 2030 .................................................................................................................. 141 
4.3.1. Lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái phù hợp ................................... 141 
4.3.2. Sử dụng và phối hợp hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ trong 
điều hành tỷ giá hối đoái ......................................................................................... 143 
4.3.3. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực thực thi cơ chế tỷ giá hối đoái 
linh hoạt .................................................................................................................. 143 
4.3.4. Nhóm giải pháp xác định và tính tỷ giá trung tâm ..................................... 147 
4.3.5. Hoàn thiện công tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam ................................... 148 
4.4. Kiến nghị chính sách ............................................................................................... 149 
4.4.1. Đối với Chính phủ, các Bộ, ngành .............................................................. 149 
4.4.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ..................................................... 152 
Tiểu kết Chƣơng 4 .......................................................................................................... 153 
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 154 
CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............................................ 157 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 158 
PHỤ LỤC......................................................................................................................... 174 
 v 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 
ADB Asean Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á 
AEC Asean Economic Community Cộng đồng Kinh tế ASEAN 
BOT Bank of Thailand Ngân hàng Trung ương Thái Lan 
BQLNH Bình quân liên ngân hàng 
CMCN 4.0 Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư 
CSTT Monetary Policy Chính sách tiền tệ 
CCTM Trade Balance Cán cân thương mại 
CCTT Balance of Payments (BOP) Cán cân thanh toán 
CFETS 
China Foreign Exchange Trade 
System 
Hệ thống giao dịch hối đoái của 
Trung Quốc 
CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng 
CPTPP 
Comprehensive and Progressive 
Agreement for Trans-Pacific 
Partnership 
Hiệp định Đối tác Toàn diện và 
Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 
DTNH Foreign exchange reserves Dự trữ ngoại hối 
ECB European Central Bank Ngân hàng Trung ương Châu Âu 
EU European Union Liên minh Châu Âu 
EVFTA 
Hiệp định thương mại tự do Việt 
Nam - EU 
EUR EURO Đồng tiền chung Châu Âu 
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 
FED Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên bang Mỹ 
FII Foreign Indirect Investment Đầu tư gián tiếp nước  ... quan riêng của mỗi bên đối với các nước ngoài FTA; iii) Liên 
minh Thuế quan (Custom Union/CU): Các bên tham gia hình thành FTA và có chính 
sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài liên minh; iv) Thị trường Chung 
(Common Market/CM): Các nước tham gia hình thành Liên minh Thuế quan đồng thời 
cho phép sự dịch chuyển tự do của các nhân tố sản xuất là vốn và lao động. v) Liên minh 
kinh tế (Economic Union/EU): Các bên tham gia hình thành thị trường chung đồng thời 
xây dựng chính sách kinh tế chung toàn liên minh bằng cách hài hòa hóa các chính sách 
tài khóa và tiền tệ quốc gia. 
El-Agraa (1999), cho rằng cấp độ hội nhập là ―nông‖ hay ―sâu‖ tùy thuộc vào 
mức độ hội nhập chính sách và hợp nhất thể chế các nước thành viên (xem bảng 
PL11.1), (El-Agaa, Ali M., 1999). 
Bảng PL11.1: Các cấp độ hội nhập chính sách kinh tế khu vực 
Hình thức liên kết 
kinh tế 
Thƣơng 
mại tự do 
nội khối 
Chính sách 
thƣơng mại 
chung 
Dịch chuyển 
nhân tố sản 
xuất tự do 
Chính sách 
tiền tệ và tài 
khóa chung 
Một 
chính 
phủ 
Khu vực mậu dịch 
tự do 
Có Không Không Không Không 
Liên minh thuế quan Có Có Không Không Không 
Thị trường chung Có Có Có Không Không 
Liên minh kinh tế Có Có Có Có Không 
Liên minh chính trị Có Có Có Có Có 
Nguồn: El-Agraa, Ali M. (1999), “Regional Integration: Experience, Theory 
and Measurement”, London, Macmilan Press, tr.2. 
Trong thực tiễn thường đề cập đến các cấp độ hội nhập quốc tế như sau: i) Khu 
vực mậu dịch tự do1, việc thành lập khu vực mậu dịch tự do nhằm thúc đẩy thương mại 
giữa các nước thành viên. Thông qua Hiệp định này, các thành viên đồng ý để loại 
trừ thuế quan, hạn ngạch và ưu đãi khác trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch 
1
 Hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Australia và New Zealand, Hiệp định thương mại tự do 
Việt Nam – EU. 
 193 
vụ và các lĩnh vực khác liên quan giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ trong nhóm. Các 
thành viên tham gia khu vực mậu dịch tự do cam kết giảm thiểu thuế quan cho nhau, 
thậm chí có lĩnh vực loại bỏ hạn ngạch thuế quan (thuế bằng không). Hàng rào phi 
thuế quan (cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, hạn ngạch) cũng được giảm bớt hoặc 
loại bỏ hoàn toàn. Hàng hoá và dịch vụ được di chuyển tự do giữa các quốc gia/vùng 
lãnh thổ của các thành viên. Xu thế thành lập khu vực mậu dịch tự do đang là phổ biến 
hiện nay; ii) Hiệp định đối tác kinh tế: là cấp độ hội nhập kinh tế sâu hơn hiệp định 
thương mại tự do. Mặc dù vậy, trong giai đoạn hiện nay, nếu xét về nội dung thì ranh 
giới để phân biệt giữa hiệp định đối tác kinh tế và hiệp định thương mại tự do cũng 
không thực sự rõ ràng1. Tuy nhiên, về nguyên tắc, đối với hiệp định thương mại tự do, 
ngoài việc tự do hóa thương mại hàng hóa thông qua bãi bỏ thuế quan và hàng rào phi 
thuế quan, thì còn bao gồm cả tự do hóa ở mức độ cao về dịch vụ, đầu tư, thúc 
đẩy thương mại điện tử hoặc các lĩnh vực khác liên quan trực tiếp đến thương mại giữa 
các nước ký kết hiệp định. Hiệp định đối tác kinh tế cũng là một xu hướng mới nổi 
trong hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay. Hiệp định đối tác kinh tế có thể là đối tác giữa 
một nhóm nước (khu vực), ví dụ: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái 
Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện giữa các quốc gia thành 
viên ASEAN và Nhật Bản (AJCEP) hoặc hiệp định đối tác song phương, như: Hiệp 
định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA); iii) Thị trường chung: Thị trường 
chung có đầy đủ các yếu tố của hiệp định đối tác kinh tế và liên minh thuế quan, cộng 
thêm các yếu tố như tự do di chuyển các yếu tố sản xuất (vốn, lao động) giữa các nước 
thành viên
2
; iv) Liên minh thuế quan, theo hình thức này thì thuế quan giữa các 
nước thành viên đều được loại bỏ, chính sách thương mại chung của liên minh đối với 
những nước không thành viên được thực hiện. Các thành viên của liên minh ngoài việc 
cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện 
chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài khối. Việc thành lập liên minh 
thuế quan cho phép tránh được những phức tạp liên quan đến quy tắc xuất xứ, nhưng 
lại làm nảy sinh những khó khăn trong phối hợp chính sách giữa các nước thành viên; 
v) Liên minh kinh tế và tiền tệ: Liên minh kinh tế (Economic Union) là hình thức cao 
của hội nhập kinh tế quốc tế. Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở các quốc gia 
thành viên thống nhất thực hiện các chính sách thương mại, tiền tệ, tài chính và một số 
chính sách kinh tế - xã hội chung giữa các thành viên với nhau và với các nước ngoài 
khối. Như vậy, ở liên minh kinh tế, ngoài việc các luồng vốn, hàng hoá, lao động và 
dịch vụ được tự do lưu thông ở thị trường chung, các nước còn tiến tới thống nhất các 
chính sách quản lý kinh tế - xã hội, sử dụng chung một đồng tiền; (vi) Diễn đàn hợp 
1
 Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt 
Nam - EU (EVFTA). 
2
 Thị trường chung Đông và Nam Phi thành lập vào năm 1994. Khối ASEAN cũng đã tuyên bố hình thành Cộng 
đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã 
hội. Đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN, mục tiêu chính là nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn 
định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hành hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do 
và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều... 
 194 
tác kinh tế: Diễn đàn hợp tác kinh tế là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ra đời vào 
thập niên 80 thế kỷ XX, ví dụ: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 
(APEC) và Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM). Các quốc gia tham gia diễn đàn hợp tác 
kinh tế không có những cam kết mang tính ràng buộc thực hiện, mà chủ yếu mang tính 
định hướng, khuyến nghị hành động đối với các quốc gia thành viên. Những nguyên 
tắc được xây dựng giữa các quốc gia tham gia diễn đàn là linh hoạt và tự nguyện để 
thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư. 
 195 
Phụ lục 11: Phân loại cơ chế tỷ giá hối đoái và khuôn khổ chính sách tiền tệ của 
các nƣớc 
Cơ chế 
tỷ giá 
hối 
đoái (số 
thành 
viên) 
Neo tỷ giá hối đối Khuôn khổ chính sách tiền tệ 
USD (38) EURO (25) Rổ tiền tệ 
(8) 
khác (9) Tổng hợp 
tiền tệ (26) 
Lạm phát 
mục tiêu 
(41) 
Khác (45) 
Không 
dùng 
đồng 
bản tệ 
(13) 
Ecuador El 
alvador 
Marshall 
Islands 
Micronesia 
Palau 
Panama 
Timor-Leste 
Kosovo 
Montenegro 
San Marino 
 Kiribati 
Nauru 
Tuvalu 
Neo 
cứng 
theo 
một 
đồng 
tiền 
mạnh 
(11) 
Djibouti 
Hong Kong 
SAR 
ECCU 
Antigua and 
Barbuda 
Dominica 
Grenada 
St. Kitts and 
Nevis St. 
Lucia St. 
Vincent and 
the 
Grenadines 
Bosnia and 
Herzegovina 
Bulgaria 
 Brunei 
Darussalam 
Neo 
mềm 
thông 
thường 
(42) 
Aruba The 
Bahamas 
Bahrain 
Barbados 
Belize 
Curaçao 
and Sint 
Maarten 
Eritea 
Iraq Jordan 
Oman Qatar 
Saudi 
Arabia 
Turkmenist
an United 
Arab 
Emirates 
Cabo Verde 
Comoros 
Denmark
2
São Tomé 
and Príncipe 
WAEMU 
Benin 
Burkina 
Faso Côte 
d’Ivoire 
Guinea-
Bissau Mali 
Niger 
Senegal 
Togo 
CEMAC 
Cameroon 
Central 
African 
Rep. Chad 
Rep. of 
Congo 
Fiji 
Kuwait 
Libya 
Bhutan 
Eswatini 
Lesotho 
Namibia 
Nepal 
Samoa
4
 Solomon 
Islands
4
 196 
Equatorial 
Guinea 
Gabo 
Neo ổn 
định 
(25) 
Guyana 
Iran
5
 (8/18) 
Lebanon 
Maldives 
Trinidad 
and Tobago 
Croatia 
North 
Macedoni 
Morocco
3
(1/18) 
Vietnam
5
 Bolivia
5
Democratic 
Rep. of the 
Congo
5
(1/18) 
Guinea
5
Malawi
5
Nigeria
5
Suriname
5
Yemen
5
Armenia
5,9
(1/17) 
Guatemala
5,10
(9/18) 
Romania
6,9,10
(1/18) 
Sarbia
6
(3/18) 
Azerbaijan
5
 Egypt
5
Kyrgyz 
Rep.
5,9
(7/17) 
Sudan5 
(1/18) 
Tajikistan
5,
7,10
 (7/18) 
Neo với 
những 
điều 
chỉnh 
nhỏ (3) 
Honduras 
Nicaragua 
 Botswana 
Neo với 
biên độ 
điều 
chỉnh 
(25) 
Liberia 
(7/18) 
 Singapor
e (2/18) 
 Algeria
5
(6/18) 
Bangladesh
5
 Burundi
5
Ethiopia
5
(7/18) 
Papua New 
Guinea
5
Rwanda
5
Tanzania
5
(1/18) 
Dominican 
Republic
5
Paraguay
5
(6/18) 
Haiti
5
Lao P.D.R 
Mauritania
5
 Sri 
Lanka
5,7
South 
Sudan
5,9
(9/17) 
Tunisia
6,7
Uzbekistan
5,7,10
 (7/18) 
Neo tỷ 
giá 
trong 
biên độ 
trượt 
ngang 
(1) 
 Tonga
4
Cơ chế 
quản lý 
khác 
(13) 
Cambodia Syria Afghanista
n (5/18) 
Angola 
(1/18) 
China 
(6/18) 
Myanmar 
(4/18) 
Sierra 
Leone The 
Gambia 
 Kenya
7
(10/18) 
Mongolia 
7,9,10
 (4/18) 
Pakistan
9
(12/17) 
Vanuatu 
Venezuela 
Thả nổi 
(35) 
 Argentina 
Belarus 
(8/18) 
Madagasca
r 
Albania 
Brazil Costa 
Rica (8/18) 
Colombia 
Czech 
Malaysia 
Mauritius 
Mozambiq
ue
7
Switzerlan
 197 
Seychelles 
Zimbabwe 
(2/19) 
Republic 
Georgia 
Ghana 
Hungary 
Iceland India 
Indonesia 
(1/18) Israel 
Jamaica
8
Kazakhstan 
Korea 
Moldova 
New Zealand 
Peru 
Philippines 
South Africa 
Thailand 
Turkey 
Uganda 
Ukraine 
Uruguay 
d Zambia 
Thả nổi 
hoàn 
toàn 
(31) 
 Australia 
Canada 
 Chile 
Japan 
Mexico 
Norway 
Poland 
Russia 
Sweden 
United 
Kingdom 
Somalia
11
United 
States 
EMU 
Austria 
Belgium 
Cyprus 
Estonia 
Finland 
France 
Germany 
Greece 
Ireland 
Italy 
Latvia 
Lithuania 
Luxembou
rg Malta 
Netherland
s Portugal 
Slovak 
Rep. 
Slovenia 
Spain 
Nguồn: IMF (2019), Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange 
Restrictions 2019, tr7-8. 
Ghi chú: - Nếu thỏa thuận tỷ giá hối đoái trên thực tế của quốc gia thành viên đã được 
phân loại lại trong kỳ báo cáo, ngày thay đổi được ghi trong ngoặc đơn (tháng, năm). 
CEMAC = Central African Economic and Monetary Community; 
ECCU = Eastern Caribbean Currency Union; 
EMU = European Economic and Monetary Union; 
 198 
WAEMU = West African Economic and Monetary Union. 
1
 Bao gồm các quốc gia không có điểm neo danh nghĩa được tuyên bố rõ ràng, mà là 
theo dõi các chỉ số khác nhau trong việc thực hiện chính sách tiền tệ. 
2
 Thành viên tham gia cơ chế Tỷ giá hối đoái Châu Âu (ERM II). 
3
 Trong khuôn khổ TGHĐ cố định cho một rổ tiền tệ, Ngân hàng Al-Maghrib đã thông 
qua khuôn khổ CSTT vào năm 2006 dựa trên các chỉ số lạm phát khác nhau, với lãi suất qua 
đêm là mục tiêu hoạt động để theo đuổi mục tiêu chính là ổn định giá cả. 
4
 Là quốc gia duy trì neo TGHĐ (de facto) đối với một rổ tiền tệ. 
5
 Là quốc gia duy trì neo TGHĐ (de facto) với đô la Mỹ. 
6
 Quốc gia này duy trì neo TGHĐ (De facto) với đồng Euro. 
7
 NHTW đang có xu hướng chuyển đổi sang khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu. 
8
 Các nhà chức trách báo cáo rằng khuôn khổ CSTT của họ được gọi là lạm phát mục 
tiêu ―lite‖. 
9
 Cơ chế TGHĐ hoặc khuôn khổ CSTT đã được phân loại lại từ thời điểm trước đó, ghi 
đè lên một phân loại đã được công bố trước đó. 
10
 Cơ chế TGHĐ đã được phân loại lại hai lần trong kỳ báo cáo này. 
11
 Hiện tại NHTW Somalia không có khuôn khổ chính sách tiền tệ. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_co_che_dieu_hanh_ty_gia_hoi_doai_o_viet_nam_trong_di.pdf
  • jpgkl_phuong1.jpg
  • jpgkl_phuong2.jpg
  • pdfQD_TranThiHongPhuong.pdf
  • pdfTT Eng TranThiHongPhuong.pdf
  • pdfTT TranThiHongPhuong.pdf
  • pdfTrichyeu_TranThiHongPhuong.pdf