Luận án Quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh
Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu hội
nhập quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức. Xuyên suốt quá trình phát triển đó, Đảng Cộng
sản Việt Nam không ngừng đổi mới tư duy về văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và kinh
tế. Từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH TƯ Đảng khóa VIII (1998) nhấn mạnh tiềm
năng kinh tế trong phát triển văn hóa, gắn kết kinh tế với văn hóa Đến Nghị quyết số 23
- NQ/TW của Bộ Chính trị (2008) khẳng định sự tồn tại của thị trường hàng hóa và dịch vụ
văn hóa. Ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ 9 BCH TƯ Đảng khoá XI ban hành Nghị quyết
số 33/NQ-TW đưa ra quan điểm: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu,
động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính
trị, xã hội”. Nội dung Nghị quyết xác định mục tiêu “xây dựng thị trường văn hóa lành
mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam”,
nhiệm vụ “phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn
hóa” và giải pháp “nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa”.
Để quan điểm, chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, năm 2016, Chính phủ Việt
Nam đã xây dựng và ban hành “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Việt Nam” (Chiến lược). Theo nội dung của chiến lược, âm nhạc được xác định thuộc
ngành công nghiệp nghệ thuật biểu diễn – một trong 12 phân ngành công nghiệp văn
hóa Việt Nam. Như vậy, phát triển công nghiệp âm nhạc đi đôi với xây dựng, hoàn thiện
thị trường âm nhạc là một nhiệm vụ cần thiết góp phần triển khai quan điểm của NQ
33/NQ-TW và thực hiện Chiến lược.
Âm nhạc là một lĩnh vực của văn hóa. Thị trường âm nhạc Việt Nam những năm
gần đây đang chứng kiến sự trỗi dậy nhanh chóng của những hiện tượng, trào lưu mới.
Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thị trường âm nhạc phát triển nhất
cả nước. Nếu các hoạt động biểu diễn âm nhạc của đại diện khu vực phía Bắc có chút
sâu lắng thì ở Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm văn hóa giải trí lớn nhất cả nước lại
rất cuốn hút và sôi động. Chính bởi sự hiện đại hóa không ngừng, sự đa dạng của thị
hiếu khán giả và nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau mà Thành phố Hồ Chí
Minh luôn là nơi các nghệ sĩ chọn để theo đuổi sự nghiệp biểu diễn của mình
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh
BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** PHẠM PHƯƠNG THÙY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG ÂM NHẠC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA HÀ NỘI, 2021 BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** PHẠM PHƯƠNG THÙY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG ÂM NHẠC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Hoài Sơn HÀ NỘI, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Bùi Hoài Sơn. Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án là trung thực. Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận án Phạm Phương Thùy 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. 2 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH....................................................................... 3 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4 Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG ÂM NHẠC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................... 12 1.1 Tổng quan nghiên cứu........................................................................................ 12 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý thị trường âm nhạc .................................................... 23 1.3. Khái quát về thị trường âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 40 Tiểu kết .................................................................................................................... 48 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG ÂM NHẠC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................. 49 2.1. Thực trạng về chủ thể quản lý và nguồn lực quản lý ........................................ 49 2.2. Thực trạng chính sách, pháp luật ...................................................................... 59 2.3. Thực trạng một số hoạt động quản lý ............................................................... 67 2.4. Thực trạng hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm.............................. 83 2.5. Đánh giá chung ................................................................................................. 86 Tiểu kết .................................................................................................................... 94 Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG ÂM NHẠC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...................... 96 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp ................................................................................... 96 3.2. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................... 119 Tiểu kết .................................................................................................................. 147 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ÐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................................................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 152 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 162 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CMCN Cách mạng công nghiệp QL Quản lý QLNN Quản lý nhà nước QTG, QLQ Quyền tác giả, Quyền liên quan Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh TW Trung ương XHH Xã hội hóa UBND Ủy ban nhân dân VCPMC Trung tâm bảo về quyền tác giả âm nhạc VH, TT, DL Văn hóa, Thể thao, Du lịch VH & TT Văn hóa và Thể thao 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Chương trình/suất diễn do các đơn vị công lập tổ chức ............................... 43 Bảng 2.1 Hoạt động đào tạo âm nhạc ở đơn vị tư nhân ................................................ 82 Bảng 2.2. Xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực chuyên ngành ....................................... 83 DANH MỤC BIỂU ĐỔ Biểu đồ 2.1. So sánh số liệu cấp phép biểu diễn ........................................................... 68 Biểu đồ 2.2. Thu phí tác quyền trong biểu diễn âm nhạc .............................................. 74 Biểu đồ 2.3. Thu tiền xử phạt vi phạm .......................................................................... 84 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc ................... 49 Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Sở Văn hóa và Thể thao Tp. Hồ Chí Minh ...................... 50 Hình 3.1. Mô hình quản lý tháp ................................................................................... 127 Hình 3.2. Mô hình quản lý “phẳng” ............................................................................ 128 Hình 3.3. Mô hình quản lý tích hợp ............................................................................ 130 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu hội nhập quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức. Xuyên suốt quá trình phát triển đó, Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng đổi mới tư duy về văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế. Từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH TƯ Đảng khóa VIII (1998) nhấn mạnh tiềm năng kinh tế trong phát triển văn hóa, gắn kết kinh tế với văn hóa Đến Nghị quyết số 23 - NQ/TW của Bộ Chính trị (2008) khẳng định sự tồn tại của thị trường hàng hóa và dịch vụ văn hóa. Ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ 9 BCH TƯ Đảng khoá XI ban hành Nghị quyết số 33/NQ-TW đưa ra quan điểm: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Nội dung Nghị quyết xác định mục tiêu “xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam”, nhiệm vụ “phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa” và giải pháp “nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa”. Để quan điểm, chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và ban hành “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam” (Chiến lược). Theo nội dung của chiến lược, âm nhạc được xác định thuộc ngành công nghiệp nghệ thuật biểu diễn – một trong 12 phân ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Như vậy, phát triển công nghiệp âm nhạc đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường âm nhạc là một nhiệm vụ cần thiết góp phần triển khai quan điểm của NQ 33/NQ-TW và thực hiện Chiến lược. Âm nhạc là một lĩnh vực của văn hóa. Thị trường âm nhạc Việt Nam những năm gần đây đang chứng kiến sự trỗi dậy nhanh chóng của những hiện tượng, trào lưu mới. Trong đó, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thị trường âm nhạc phát triển nhất cả nước. Nếu các hoạt động biểu diễn âm nhạc của đại diện khu vực phía Bắc có chút sâu lắng thì ở Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm văn hóa giải trí lớn nhất cả nước lại rất cuốn hút và sôi động. Chính bởi sự hiện đại hóa không ngừng, sự đa dạng của thị hiếu khán giả và nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau mà Thành phố Hồ Chí Minh luôn là nơi các nghệ sĩ chọn để theo đuổi sự nghiệp biểu diễn của mình. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay dường như vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của đổi mới, hội nhập và mục tiêu về một “thị trường văn hóa lành mạnh” như tinh thần NQ 33 đã đề ra. Cụ thể, hàng hóa, dịch vụ chưa 5 đa dạng, chất lượng thấp; nhiều tài năng chưa phát huy được năng lực chuyên môn và sức sáng tạo; công nghệ, kỹ thuật số chưa được ứng dụng rộng rãi; kỹ năng quản lý và kinh doanh yếu; năng lực cảm thụ của một bộ phận công chúng còn thấp; nhiều đơn vị nghệ thuật còn phụ thuộc bao cấp của Nhà nước, chưa chủ động hội nhập; chưa có sự hợp tác giữa đơn vị tổ chức biểu diễn với các nguồn đầu tư, tài trợ; chưa xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và sâu sắc với công chúng – trong khi những đối tượng này đang ngày càng đòi hỏi tính độc đáo và chất lượng của các sản phẩm, dịch vụNhững hạn chế của thị trường âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh kể trên có nhiều nguyên nhân khác nhau và một trong số đó là do bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước cho văn hóa còn bất cập. Đó là sự bất cập trong tư duy quản lý vẫn còn nặng dấu ấn bao cấp, hành chính – mệnh lệnh; cơ chế quản lý mang tính tập quyền; chính sách, văn bản quản lý ít được xây dựng từ thực tiễn cơ sở; nguồn nhân lực quản lý yếu và thiếu năng lực đổi mới sáng tạo, kỹ năng quản trị kinh doanh...; quy hoạch, đầu tư cho văn hóa thấp so với các lĩnh vực khác, chưa tương xứng với thực tiễn... Theo đó, để xây dựng và hoàn thiện một thị trường âm nhạc năng động, vững mạnh, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, tăng trưởng và gắn kết hơn giữa các cá nhân, tổ chức sáng tạo, sản xuất, biểu diễn âm nhạc với công chúng thì quản lý nhà nước giữ vai trò vô cùng quan trọng. Quản lý nhà nước hiệu quả sẽ định hướng phát triển thị trường âm nhạc vừa hiện đại, vừa giữ gìn bản sắc đồng thời giúp cho việc thực thi các chính sách trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng thuận tiện hơn, tránh sự lúng túng, tùy tiện. Quản lý nhà nước hiệu quả còn góp phần xây dựng môi trường cho sự phát triển và hoàn thiện thị trường âm nhạc với mục tiêu vừa mang lại hiệu quả văn hóa, xã hội đồng thời cũng đạt được hiệu quả kinh tế to lớn. Như vậy, cả góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy, việc xây dựng, ban hành và triển khai cơ chế quản lý phù hợp nhằm hoàn thiện và vận hành thị trường âm nhạc là đòi hỏi tất yếu, góp phần phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc trong giai đoạn đổi mới, hội nhập. Với mong muốn đóng góp một phần công sức xây dựng môi trường cho sự phát triển lành mạnh của thị trường âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi chọn vấn đề “Quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc ở Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu và thực hiện luận án Tiến sĩ chuyên ngành “Quản lý văn hóa” của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về thị trường âm nhạc ở Tp. Hồ Chí Minh, mục đích của luận án nhằm đưa ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả 6 quản lý lĩnh vực này phù ... trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc hiện nay 7. Theo ông, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cần thay đổi thế nào nhằm tăng hiệu quả quản lý nhà nước đối với thị trường âm nhạc thành phố hiện nay. 2. Phỏng vấn Phòng Quản lý Nghệ thuật: 1. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị khẳng định “Đã hình thành một thị trường hàng hoá và dịch vụ các sản phẩm văn học, nghệ thuật ở trong nước”. Xin ông/bà cho biết đôi nét về đặc điểm của thị trường âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh từ những năm 2008 đến nay? 2. Theo ông/bà, Sở Văn hóa và Thể thao và Phòng QL Nghệ thuật đóng vai trò như thế nào trong công tác quản lý thị trường âm nhạc thành phố? 3. Công tác xét duyệt, cấp phép góp phần kiểm soát chất lượng các sản phẩm âm nhạc trước khi đưa ra thị trường. Ông/bà đánh giá như thế nào (ưu điểm, hạn chế) về thực trạng công tác này. Cụ thể: - Quy trình thực hiện - Hệ thống văn bản qui định, hướng dẫn - Các công cụ, phương tiện hỗ trợ 199 - Đội ngũ nhân sự (số lượng, năng lực) - Sự phối hợp với các bên liên quan 4. Ông/bà cho biết nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng trên? 5. Ông/bà cho biết những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện hoạt động xét duyệt, cấp phép biểu diễn cho các chương trình biểu diễn âm nhạc ở thành phố. 6. Theo quan điểm của ông/bà, để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý thị trường âm nhạc thành phố, hoạt động của Phòng và Sở cần đổi mới như thế nào? B. Phỏng vấn đối tượng quản lý 1. Doanh nghiệp tổ chức biểu diễn: 1. Xin anh cho biết một số thông tin về công ty: - Năm thành lập, lĩnh vực hoạt động - Thu nhập trung bình mỗi năm - Số sự kiện/show trung bình mỗi năm 2. Anh đánh giá thế nào về thị trường âm nhạc TP. Hồ Chí Minh hiện nay. 3. Với sự phát triển của thị trường âm nhạc thành phố như hiện nay, theo anh, cách thức tổ chức của bộ máy quản lý đang bộc lộ những ưu điểm, hạn chế gì? Cần có những thay đổi gì? 4. Anh đánh giá thế nào về hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong công tác quản lý thị trường âm nhạc. Cụ thể ở các nội dung: - Về xây dựng, ban hành các văn bản quản lý. - Về sự phối hợp giữa các cơ quan QL - Tuyên truyền, phổ biến VBQL tới các cá nhân và đơn vị/doanh nghiệp - Về công tác xét duyệt, cấp phép biểu diễn cho các chương trình - Về mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện cho việc xây dựng và phát triển thị trường âm nhạc. - Về hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm của các cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc 5. Anh đánh giá như thế nào về đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý nhà nước đối với thị trường âm nhạc ở thành phố hiện nay. 6. Theo anh, cơ quan quản lý nhà nước các cấp đã có những định hướng, đầu tư, hỗ trợ gì cho việc xây dựng và phát triển thị trường âm nhạc thành phố. 200 7. Những thuận lợi và khó khăn của công ty anh khi tham gia hoạt động trong thị trường âm nhạc là gì. 8. Trong các chương trình/sự kiện âm nhạc anh đã thực hiện, việc kêu gọi đầu tư, tài trợ được thực hiện như thế nào, có những thuận lợi và khó khăn gì? 9. Anh đánh giá như thế nào về công tác thực thi bản quyền tác giả trong các chương trình/sự kiện âm nhạc anh đã thực hiện. 10. Anh nhận xét như thế nào về năng lực thích nghi với thị trường âm nhạc của các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật tư nhân trên địa bàn thành phố hiện nay 11. Anh có kiến nghị/đề xuất gì về công tác quản lý đối với thị trường âm nhạc thành phố. 2. Đơn vị tổ chức biểu diễn công lập * Phỏng vấn người quản lý: 1. Xin anh/chị cho biết một số thông tin về đơn vị: - Cơ cấu tổ chức của đơn vị (các phòng ban, số lượng nghệ sĩ/ cán bộ) - Cơ sở vật chất - Nguồn kinh phí được cấp trung bình mỗi năm; Thu nhập trung bình mỗi năm - Số vở diễn, suất diễn trung bình/năm 2. Anh/chị đánh giá thế nào về thị trường âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 3. Với sự phát triển của thị trường âm nhạc thành phố như hiện nay, theo anh/chị cách thức tổ chức của bộ máy quản lý đang bộc lộ những ưu điểm, hạn chế gì? cần có những thay đổi gì? 4. Anh/chị đánh giá thế nào về hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương trong công tác quản lý thị trường âm nhạc. Cụ thể ở các nội dung: - Về xây dựng, ban hành các văn bản quản lý. - Về sự phối hợp giữa cơ quan QL ở địa phương và TW - Tuyên truyền, phổ biến VBQL tới các cá nhân và đơn vị/doanh nghiệp - Về công tác xét duyệt, cấp phép biểu diễn cho các chương trình âm nhạc - Về mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện cho việc xây dựng và phát triển thị trường âm nhạc. - Về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tổ chức, biểu diễn phù hợp với sự phát triển của thị trường âm nhạc. 201 - Về hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm của các cá nhân/tổ chức/doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc 5. Anh/chị đánh giá như thế nào về đội ngũ nhân sự làm công tác quản lý nhà nước đối với thị trường âm nhạc ở thành phố hiện nay 6. Theo anh/chị, cơ quan quản lý cấp trên đã có những định hướng, đầu tư, hỗ trợ gì cho đơn vị mình tham gia vào thị trường âm nhạc thành phố. 7. Đơn vị anh/chị đã triển khai những hoạt động gì để thích nghi với sự phát triển của thị trường âm nhạc. 8. Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị anh/chị trong quá trình tổ chức hoạt động hướng tới thị trường âm nhạc là gì. 9. Anh/chị đánh giá như thế nào về hoạt động xã hội hóa trong các chương trình biểu diễn âm nhạc do đơn vị mình thực hiện. 10. Anh/chị đánh giá như thế nào về công tác thực thi bản quyền tác giả trong các chương trình biểu diễn âm nhạc do đơn vị anh thực hiện. 11. Anh/chị nhận xét như thế nào về năng lực thích nghi với thị trường âm nhạc của các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật công lập trên địa bàn thành phố hiện nay. 12. Anh/chị có kiến nghị/đề xuất gì để giúp hoạt động của các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật công lập trên địa bàn thành phố hội nhập tốt với thị trường âm nhạc. * Phỏng vấn chuyên viên tổ chức biểu diễn: 1. Xin anh/chị giới thiệu một vài thông tin về chuyên môn và kinh nghiệm công tác của chị. Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tổ chức biểu diễn, chị đánh giá thế nào về thị trường âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (ưu điểm, hạn chế). 2. Theo anh/chị biết, các cơ quan quản lý cấp trên đã có những định hướng, đầu tư, hỗ trợ gì cho đơn vị chị tham gia vào thị trường âm nhạc thành phố. 3. Đơn vị anh/chị đã triển khai những hoạt động gì để thích nghi với sự phát triển của thị trường âm nhạc. 4. Những thuận lợi và khó khăn của đơn vị anh/chị trong quá trình tổ chức hoạt động hướng tới thị trường âm nhạc là gì. 5. Anh/chị đánh giá như thế nào về hoạt động xã hội hóa trong các chương trình biểu diễn âm nhạc do đơn vị mình thực hiện. 6. Anh/chị đánh giá như thế nào về công tác thực thi bản quyền tác giả trong các chương trình biểu diễn âm nhạc do đơn vị mình thực hiện. 202 7. Anh/chị đánh giá như thế nào về công tác xét duyệt, cấp phép biểu diễn cho các chương trình âm nhạc trên địa bàn thành phố hiện nay 8. Anh/chị đánh giá như thế nào về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong các chương trình biểu diễn âm nhạc trên địa bàn thành phố hiện nay 9. Anh/chị có từng tham gia chương trình đào tạo, lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng liên quan đến vấn đề xây dựng và phát triển thị trường âm nhạc không? Nếu có, xin cho biết một số thông tin. Nếu không, xin cho biết lý do. 10. Nếu được đánh giá, anh/chị nhận xét như thế nào về năng lực thích nghi với thị trường âm nhạc của các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật công lập trên địa bàn thành phố hiện nay. 11. Anh/chị có kiến nghị/đề xuất gì để giúp hoạt động của các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật công lập trên địa bàn thành phố hội nhập tốt với thị trường âm nhạc. 3. Ca sĩ, nhạc sĩ, quản lý nghệ sĩ, nhân viên tổ chức chương trình 1. Xin anh/chị giới thiệu một vài thông tin về chuyên môn và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc của mình. Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, anh/chị đánh giá thế nào về thị trường âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. 2. Theo hiểu biết của anh/chị, các cơ quan quản lý đã có những định hướng, đầu tư, hỗ trợ gì nhằm xây dựng và phát triển thị trường âm nhạc thành phố. 3. Trong các chương trình/sự kiện âm nhạc anh/chị đã tham gia/thực hiện, việc kêu gọi đầu tư, tài trợ được thực hiện như thế nào, có những thuận lợi và khó khăn gì? 4. Anh/chị đánh giá như thế nào về công tác thực thi bản quyền tác giả trong các chương trình/sự kiện âm nhạc anh/chị đã tham gia/thực hiện. 5. Anh/chị đánh giá như thế nào về công tác xét duyệt, cấp phép biểu diễn cho các chương trình âm nhạc trên địa bàn thành phố hiện nay. 6. Anh/chị đánh giá như thế nào về công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong các chương trình biểu diễn âm nhạc trên địa bàn thành phố hiện nay. 7. Theo anh/chị, những thuận lợi và khó khăn khi tham gia hoạt động trong thị trường âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh là gì. 8. Anh/chị có kiến nghị/đề xuất gì về công tác quản lý đối với thị trường âm nhạc thành phố. 203 Phụ lục 7 DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG TRẢ LỜI PHỎNG VẤN (Thực hiện: Nghiên cứu sinh) STT Họ tên, Chức vụ, Nơi công tác Thời gian phỏng vấn 1 Ông Phạm Văn Dũng – Phó Chánh thanh tra, Sở Văn hóa và Thể thao Tp. Hồ Chí Minh. 10/4/2018 2 Ông Trọng Thủy – Chuyên viên Phòng Quản lý Nghệ thuật, Sở Văn hóa và Thể thao Tp. Hồ Chí Minh 10/4/2018 3 Ông Nguyễn Lương Tuấn – PGĐ Nhà hát CMN Dân tộc Bông Sen. 15/3/2018 4 Ông Huỳnh Công Duẩn (Đạo diễn Hoàng Duẩn) – Giảng viên Trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh 26/11/2017 5 Bà Trần Thảo Chi – Chuyên viên Phòng Nghệ thuật – Tổ chức biểu diễn, Trung tâm Ca nhạc nhẹ thành phố Hồ Chí Minh. 26/11/2017 6 Ông Nguyễn Bá Hùng – Giám đốc KOD Studio; Giám đốc âm nhạc chương trình “Đêm tiệc cùng sao” (VTV3), “Những bài ca đi cùng năm tháng” (THVL). 15/5/2018 7 Bà Nguyễn Minh Hiền – Quản lý nghệ sĩ, Công ty Giải trí RBW Việt Nam. 21/3/2018 8 Bà Nguyễn Cẩm Linh – Giám đốc Công ty TNHH Tổ chức biểu diễn Phiêu Linh, Phụ trách kênh HTVC Thuần Việt – Đài Truyền hình Tp. Hồ Chí Minh 6/12/2019 204 Phụ lục 8 TRÍCH DANH SÁCH NGHỆ SĨ THAM GIA TRẢ LỜI PHIẾU KHẢO SÁT (Thực hiện: Nghiên cứu sinh) STT Người/Nhóm người Thời gian khảo sát 1 Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong 2017 2 Đạo diễn Nguyễn Việt Thanh 2017 3 Ca sĩ Đoan Trang 2017 4 Ca sĩ Phương Vy 2017 5 Ca sĩ Đen Vâu 2018 6 Ca sĩ Y Jang Tuyn 2018 7 Ca sĩ Thái Bảo 2018 8 Ca sĩ – Giảng viên Ngọc Mai (Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh) 2018 9 ThS. Mai Thanh Sơn (Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh) 2018 10 Nhạc sĩ Nguyễn Đình Hùng – Công ty Âm nhạc Song May 2018 11 Ca sĩ – Giảng viên Anh Bằng (Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh) 2018 12 Ca sĩ Tống Cát Chiêu Quân 2018 13 Ca sĩ Huỳnh Thật 2018 14 Ca sĩ Lâm Chấn Huy 2018 15 Nhạc sĩ Thái Hiệp 2018 16 Ca sĩ Đặng Ánh Nguyệt 2018 17 Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Duy 2018 18 Nhạc sĩ Xuân Quang 2018 19 Nhạc sĩ Minh Trí 2018 20 Nhóm nhạc V Music New 2018
File đính kèm:
- luan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_thi_truong_am_nhac_o_thanh_pho_h.pdf
- 2. Tom tat luan an tieng Viet - Pham Phuong Thuy.pdf
- 3. Tom tat luan an Tieng Anh - Pham Phuong Thuy.pdf
- 4. Tinh moi luan an tieng Viet - Pham Phuong Thuy.pdf
- 5. Tinh moi luan an tieng Anh - Pham Phuong Thuy.pdf
- 6. Trich yeu luan an tieng Viet - Pham Phuong Thuy.pdf
- 7. Trich yeu luan an tieng Anh - Pham Phuong Thuy.pdf