Luận án Sự chuyển biến về tạo hình trong truyện tranh Việt Nam giai đoạn 1990 - 2019
Truyện tranh Việt Nam (TTVN) có vai trò to lớn trong mọi mặt của đời
sống xã hội như giải trí, kinh tế, văn hóa. Truyện tranh đã trở thành một phần
ký ức không thể quyên đối với nhiều độc giả thanh thiếu niên nhi đồng. Đó gần
như là một trong những viên gạch đầu tiên góp phần xây dựng thế giới quan
cũng như định hướng thẩm mỹ cho trẻ em.
TTVN giai đoạn (gđ)1990 - 2019, thực sự được bắt đầu từ thập kỷ
1990. Với sự tiếp thu, thích ứng nhanh dần về mọi mặt đã ảnh hưởng rất lớn
đến các sáng tác TTVN và đã có nhiều chuyển biến từ nội dung, hình thức,
đặc biệt là phong cách tạo hình.
Trước thực trạng của TTVN trong bối cảnh công nghiệp vấn đề cấp
thiết đặt ra đó là: Làm sao để có những truyện tranh tạo hình đẹp, nội dung
hay, truyền tải được ý nghĩa giáo dục, thẩm mỹ, văn hóa và làm thế nào
để truyện tranh Việt Nam có nhiều tác phẩm mang đậm văn hoá Việt, chinh
phục được thị trường trong nước và vươn ra thế giới.
Đó chính là lý do NCS chọn đề tài Sự chuyển biến nghệ thuật tạo
hình truyện tranh Việt Nam giai đoạn 1990 -
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Sự chuyển biến về tạo hình trong truyện tranh Việt Nam giai đoạn 1990 - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Lê Trọng Nga SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ TẠO HÌNH TRONG TRUYỆN TRANH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990 - 2019 Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2022 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Triệu Thế Hùng Người hướng dẫn khoa học 2: TS Nguyễn Minh Khang Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, tại VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Số 32, Hào Nam, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi: ................... ....giờ..... ngày..tháng......năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam. - Thư viện Viện Văn hoá Nghệ thuật quốc gia Việt Nam. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Truyện tranh Việt Nam (TTVN) có vai trò to lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội như giải trí, kinh tế, văn hóa... Truyện tranh đã trở thành một phần ký ức không thể quyên đối với nhiều độc giả thanh thiếu niên nhi đồng. Đó gần như là một trong những viên gạch đầu tiên góp phần xây dựng thế giới quan cũng như định hướng thẩm mỹ cho trẻ em. TTVN giai đoạn (gđ)1990 - 2019, thực sự được bắt đầu từ thập kỷ 1990. Với sự tiếp thu, thích ứng nhanh dần về mọi mặt đã ảnh hưởng rất lớn đến các sáng tác TTVN và đã có nhiều chuyển biến từ nội dung, hình thức, đặc biệt là phong cách tạo hình. Trước thực trạng của TTVN trong bối cảnh công nghiệp vấn đề cấp thiết đặt ra đó là: Làm sao để có những truyện tranh tạo hình đẹp, nội dung hay, truyền tải được ý nghĩa giáo dục, thẩm mỹ, văn hóa và làm thế nào để truyện tranh Việt Nam có nhiều tác phẩm mang đậm văn hoá Việt, chinh phục được thị trường trong nước và vươn ra thế giới. Đó chính là lý do NCS chọn đề tài Sự chuyển biến nghệ thuật tạo hình truyện tranh Việt Nam giai đoạn 1990 - 2019 để thực hiện luận án tiến sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ sự chuyển biến về tạo hình trong TTVN gđ 1990-2019. Từ sự chuyển biến về tạo hình nhận định giá trị, ý nghĩa thành công và hạn chế. Trên cơ sở các xu hướng, góp phần vào việc định hướng phát triển TTVN trong giai đoạn tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng hợp hệ thống lý luận về truyện tranh, qua đó, xác định cơ sở lý luận của đề tài. Phân tích, chứng minh sự chuyển biến về tạo hình nhằm xác định đặc điểm nghệ thuật của TTVN gđ 1990 – 2019. Nghiên cứu 2 đánh giá thực trạng của TTVN, trên cơ sở đó xác định giá trị thành công, hạn chế về tạo hình từ năm 1990 đến 2019, góp phần phát triển TTVN trong quá trình giao lưu, hội nhập văn hóa toàn cầu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài có đối tượng nghiên cứu là Sự chuyển biến về tạo hình trong truyện tranh Việt Nam giai đoạn 1990-2019. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu về truyện tranh được sáng tác trong nước và do các họa sĩ ở Việt Nam. Từ những chuyển biến về nghệ thuật tạo hình đánh giá những thành công và hạn chế của TTVN trong gđ 1990 - 2019. Đề xuất, đóng góp ý kiến phát triển tạo hình TTVN. - Phạm vi về thời gian Phạm vi nghiên cứu truyện tranh được họa sĩ Việt Nam sáng tác, xuất bản trong khoảng thời gian từ năm 1990 - 2019. - Phạm vi không gian: Truyện tranh được họa sĩ Việt Nam sáng tác phát hành tại Việt Nam. 4. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu 4.1. Phương pháp tiếp cận Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành. Nghiên cứu sự chuyển biến tạo hình của truyện tranh cần áp dụng nghiên cứu liên ngành: Sử học, chính trị học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, dân tộc học và mỹ thuật học. Để làm rõ đặc trưng của nghệ thuật truyện tranh, những nguyên nhân tác động dẫn đến sự chuyển biến tạo hình TTVN gđ 1990 - 2019. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp: Thu thập thông tin, tư liệu, sau đó phân loại hệ thống tư liệu, kết quả nghiên cứu đi trước liên quan đến đề tài. Trên cơ sở khung lý thuyết dùng để dẫn luận, phân 3 tích, đánh giá về tạo hình TTVN, rút ra những kết luận và nhận xét nhằm xác định đặc điểm tạo hình TTVN giai đoạn 1990 – 2019 - Phương pháp thống kê, so sánh: Được sử dụng để làm rõ khái niệm truyện tranh, giá trị nghệ thuật, đặc điểm tạo hình. Nêu được sự chuyển biến của tạo hình TTVN giai đoạn 1990 - 2019, đối sánh truyện tranh Việt Nam với giai đoạn trước và một số nước trong khu vực, trên thế giới. - Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện phỏng vấn các hoạ sĩ, nhà nghiên cứu nhằm đánh giá những tác động của truyện tranh đối với xã hội nhằm tìm kiếm những nhận xét, đề xuất phản hồi từ ý kiến đánh giá về nghệ thuật tạo hình TTVN. Trên cơ sở kết quả phỏng vấn giúp NCS xác định rõ đặc điểm, giá trị nghệ thuật tạo hình truyện tranh và vai trò của TTVN. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Hệ thống câu hỏi nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề cơ bản và cốt lõi nhất đó là: Đặc điểm nghệ thuật và sự chuyển biến về tạo hình trong TTVN gđ 1990 - 2019 diễn ra thế nào? - Những yếu tố tạo nên giá trị, sự thành công và hạn chế. Tác động của truyện tranh nước ngoài trong khai thác hình thức thể hiện nghệ thuật như thế nào? Xu hướng TTVN hiện nay và trong tương lai? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu - Đặc điểm ngôn ngữ tạo hình trong TTVN gđ 1990 - 2019 có sự chuyển biến mạnh mẽ, về hình thức ngày càng gần gũi với truyện tranh thế giới hiện đại, tạo diện mạo mới, khác biệt so với thời kỳ trước năm 1990. - Thành công về nghệ thuật tạo hình trong TTVN là sự tiếp thu có sáng tạo về cách diễn hình nhân vật, cách thể hiện đường nét, màu sắc, không gian trong truyện tranh bên cạnh đó là sự hỗ trợ của các ứng dụng công nghệ vào sáng tác và sử dụng chất liệu, màu sắc một cách có hiệu quả. 4 - Sự du nhập và ảnh hưởng của truyện tranh nước ngoài (Manga, Comic, Manhua, Manhwa) đã làm thay đổi toàn diện về TTVN, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong phong cách tạo hình, góp phần phát triển TTVN ngày càng đa dạng cả về nội dung, hình thức, thể loại. - Tiếp thu, khai thác các yếu tố nghệ thuật, văn hóa truyền thống trong quá trình sáng tác góp phần tạo dựng một xu hướng TTVN mang phong cách riêng, giúp khẳng định và nâng cao chất lượng nghệ thuật tạo hình, vừa mang đậm dấu ấn văn hóa Việt, cũng là xu hướng phát triển của TTVN trong thời gian tới. 6. Đóng góp của luận án 6.1. Đóng góp về mặt lý luận - Tổng hợp hệ thống lý luận về truyện tranh và sự chuyển biến về nghệ thuật tạo hình trong TTVN, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế về văn hóa nghệ thuật của nước ta. 6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn - Làm tư liệu tham khảo cho nhà quản lý văn hóa nghệ thuật, phê bình, nghiên cứu lý luận nghệ thuật, họa sĩ sáng tác truyện tranh, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo mỹ thuật nói chung. - Làm tư liệu thực tiễn để góp phần thực hiện định hướng chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu (8 trang), kết luận (3 trang), tài liệu tham khảo (11 trang), phụ lục (84 trang), nội dung của đề tài được chia thành 3 chương: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về truyện tranh Việt Nam (52 trang). - Chương 2: Những biểu hiện của sự chuyển biến về nghệ thuật tạo hình truyện tranh Việt Nam giai đoạn 1990 - 2019 (54 trang). 5 - Chương 3: Ý nghĩa và giá trị của sự chuyển biến về tạo hình trong truyện tranh Việt Nam giai đoạn 1990 - 2019 (41 trang). Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRUYỆN TRANH VIỆT NAM 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nhóm tài liệu nước ngoài Có nhiều nhà nghiên cứu, học giả ở phương Tây quan tâm nghiên cứu truyện tranh. Các nghiên cứu với đa dạng nội dung, đã đi sâu vào những vấn đề lý thuyết, ngôn ngữ, thể loại, được xem xét tiếp cận từ nhiều ngành khoa học, dưới nhiều góc độ từ văn hóa, văn học, khám phá lịch sử, thẩm mỹ đây là minh chứng cho sự quan tâm, nghiên cứu toàn diện về truyện tranh trên thế giới. 1.1.2. Nhóm tài liệu trong nước Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều sự quan tâm như: nghiên cứu về thực trạng, nghiên cứu những ảnh hưởng của truyện tranh nước ngoài, trào lưu sáng tác truyện tranh.v.v. 1.1.3. Đánh giá chung kết quả các công trình nghiên cứu NCS nhận thấy, trong lịch sử nghiên cứu các vấn đề liên quan tới TTVN, các tài liệu đa số là các nghiên cứu đơn lẻ, phản ánh một góc nhìn, một quan điểm riêng. Như vậy, chưa có đề tài nào đề cập đến “Sự chuyển biến nghệ thuật tạo hình TTVN giai đoạn 1990 - 2019”, sự chuyển biến về tạo hình được tạo ra từ phong cách và ngôn ngữ tạo hình trong tác phẩm, làm nên nét đặc trưng của nghệ thuật TTVN so với truyện tranh nước ngoài cũng như những thể loại mỹ thuật khác. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Một số khái niệm 1.2.1.1. Khái niệm “sự chuyển biến” 6 “Chuyển biến là những biến đổi theo chiều hướng tích cực của tư tưởng và hoạt động của con người: những chuyển biến đáng mừng, tạo ra sự chuyển biến căn bản” [87, tr.407]. Theo NCS, chuyển biến là thay đổi, biến đổi có thể về trạng thái, vật chất có thể tích cực hoặc tiêu cực 1.2.1.2. Khái niệm “tạo hình” Theo Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học thì tạo hình là: “Tạo ra các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối.” [81, tr.260]. Theo NCS, truyện tranh được các họa sĩ sáng tác dựa vào nội dung cốt truyện, được thể hiện bằng ngôn ngữ hình khối, màu sắc, đường nét, chất cảm, không gian, bố cục kết hợp với ngôn từ. 1.2.1.3. Khái niệm “truyện tranh” Có nhiều khái niệm, định nghĩa về về truyện tranh, tuy nhiên theo NCS: Truyện tranh là sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình và văn học được thể hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật hình ảnh kết hợp với ngôn từ, với những hình ảnh nối tiếp theo một trình tự logic (cốt truyện), theo diễn trình câu chuyện; Truyện tranh là một thể loại nghệ thuật đặc biệt. 1.2.1.4. Khái niệm “sự chuyển biến tạo hình truyện tranh” Chuyển biến tạo hình truyện tranh là sự biến đổi, thay đổi những biểu hiện, biểu đạt của nghệ thuật tạo hình trong truyện tranh. Như vậy, sự chuyển biến về tạo hình nghệ thuật tạo hình truyện tranh là sự chuyển biến các yếu tố: đường nét, hình khối, không gian, màu sắc, bố cục chuyển biến về chất liệu, kỹ thuật để làm rõ những ý tưởng, nội dung, sáng tạo của tác giả được biểu hiện thông qua tác phẩm truyện tranh của mình. 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu được áp dụng trong luận án 1.2.2.1. Lý thuyết Ký hiệu học Để giải quyết nội dung nghiên cứu của luận án, NCS áp dụng lý thuyết ký hiệu học nhằm giải mã các phương thức biểu hiện của hệ thống ký hiệu trong truyện tranh. Áp dụng lý thuyết Ký hiệu học nhằm nghiên cứu, kiến giải 7 các phương thức biểu hiện, phương pháp, cách thức truyền tải ý nghĩa, thông tin, quy định hìn ... lợi hơn bao giờ hết cho các họa sĩ. Sự thay đổi về công nghệ trong sáng tác truyện tranh qua nhiều giai đoạn đã góp phần phát huy về mặt tạo hình, nâng cao chất lượng in ấn truyện tranh, từ đó góp phần tạo nên sự chuyển biến trong tạo hình TTVN một cách rõ nét. 19 3.1.4. Ý nghĩa về sự tác động của truyện tranh nước ngoài trong khai thác hình thức thể hiện nghệ thuật. Mở rộng chủ đề, nội dung và đối tượng độc giả đã tạo những chuyển biến, làm thay đổi nhận thức, thói quen của độc giả Việt Nam khi nhìn nhận về thể loại truyện tranh. Học tập nghệ thuật thể hiện nhân vật, cách chia khung tranh. Tạo hình nhân vật và phân cảnh ở các khung được mỗi họa sĩ thể hiện khác nhau tạo nên những khác biệt trong phong cách truyện tranh. Học tập cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Từ đó bồi dưỡng xây dựng nền truyện tranh thuần Việt mang hình thức thể hiện nghệ thuật riêng, có giá trị giáo dục và giới thiệu, quảng bá văn hóa. 3.2. Giá trị của sự chuyển biến về tạo hình trong truyện tranh Việt Nam giai đoạn 1990 – 2019 3.1.1. Thành công về giá trị nghệ thuật 3.1.1.1. Thành công về nghệ thuật tạo hình Thứ nhất, phong phú về tạo hình hình thể nhân vật hể hiện qua ngôn ngữ cơ thể của từng nhân vật tuỳ theo nội dung của từng tác phẩm. Thứ hai, cách sử dụng màu sắc mang đến nhiều đột phá mới mẻ. Thứ ba, cách thể hiện không gian khá phong phú. Thứ tư, sử dụng chất liệu và kĩ thuật sáng tác Đối với nghệ thuật thì chất liệu thể hiện không bao giờ có giới hạn và kỹ thuật sáng tác thì luôn được họa sĩ tìm tòi, phát triển ngày một phong phú. Để xây dựng những tác phẩm truyện tranh, chất liệu và kỹ thuật sáng tác luôn là những công cụ hỗ trợ tạo nên thành công cho truyện tranh. 3.1.1.2. Thành công về sự đa dạng phong cách Tạo hình TTVN giai đoạn 1990 - 2019 chịu sự ảnh hưởng của nhiều phong cách truyện tranh nước ngoài như Comic, Manga, Manhua, Manhwa và bước đầu cũng đã tạo được phong cách riêng. TTVN giai đoạn 1990 - 2019 trải qua nhiều thay đổi trong cách thể hiện của nghệ thuật tạo hình và phát triển không ngừng. Các họa sĩ đã luôn 20 học tập những tinh hoa của truyện tranh thế giới, năng động, sáng tạo trong việc biểu đạt hình ảnh mới nhằm phù hợp với nhu cầu giải trí đương đại. 3.1.2. Hạn chế 3.1.2.1. Hạn chế về mặt tạo hình Về quan niệm tạo hình: Chúng ta thường quen với quan niệm xét truyện tranh từ góc độ nghệ thuật ngôn từ và xét truyện tranh ở nghệ thuật tạo hình. Nhưng trên thực tế, truyện tranh phải được xét ở cả hai góc độ trên. Về tư duy sáng tác: Để có thể khắc họa nên một nhân vật trong truyện tranh, người họa sĩ không thể vẽ tốt nếu thiếu hiểu biết về cuộc sống, văn học, âm nhạc và nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, ngoài kiến thức mỹ thuật, tri thức là tiêu chí họa sĩ vẽ truyện tranh phải học hỏi trau dồi để hoàn thiện. 3.1.2.2. Hạn chế về biểu hiện bản sắc Truyện tranh là một thể loại mang đến cho độc giả những ấn tượng về thị giác. Những thập kỷ gần đây, thị trường Việt Nam tràn ngập các truyện tranh nước ngoài đã tác động đến không chỉ độc giả mà cả các họa sĩ trẻ. Dẫu các họa sĩ đã cố gắng đưa những cảnh vật, đặc điểm con người qua trang phục và đặc điểm nhân chủng Việt để thể hiện được chất Việt vào truyện tranh, nhưng hiệu quả thị giác mang lại cho độc giả vẫn gợn lên bóng dáng của các dòng truyện tranh nước ngoài. 3.1.2.3. Nguyên nhân hạn chế của truyện tranh Việt Nam Những nguyên nhân khiến xuất bản TTVN chưa thành công. Thứ nhất, xuất phát từ quan niệm về truyện tranh ở Việt Nam, quan niệm về truyện tranh và đối tượng của truyện tranh vẫn còn có những hạn chế. Thứ hai, truyện tranh Việt ảnh hưởng từ truyện tranh nước ngoài về mặt tạo hình các nhân vật. Một số TTVN, về mặt tạo hình còn chịu ảnh hưởng khá rõ, nhất là sự vay mượn của các truyện tranh nước ngoài. Thứ ba, TTVN còn có những hạn chế về đề tài, đối tượng, nội dung. Nội dung đề tài truyện tranh cho thiếu nhi xây dựng chưa hấp dẫn độc giả 21 chờ đợi, đón đọc. Thậm chí, có người còn cho rằng truyện tranh mang những yếu tố gây hại cho trẻ. Thứ tư, việc gây quỹ xuất bản truyện tranh tuy đã được khởi xướng, nhưng là hoạt động mới chỉ được một số họa sĩ truyện tranh sử dụng ở Việt Nam. Trong khi đó, cơ sở vật chất và nguồn lực đều chưa đáp ứng, hạn chế và thiếu chuyên nghiệp. Thứ năm, họa sĩ truyện tranh đa phần là tự học vẽ truyện tranh hoặc chỉ tham gia một số khóa tập huấn, nên có những khó khăn nhất định trong sáng tác truyện tranh. Hầu hết các họa sĩ đều phải tự trau dồi nghề nghiệp. Vì thế để phát triển nền truyện tranh cần chú trọng đầu tư đào tạo về khả năng thiết kế, xây dựng kịch bản, ngôn ngữ đặc thù của truyện tranh. 3.3. Nhận diện xu hướng tạo hình truyện tranh hiện nay 3.3.1. Các xu hướng tạo hình truyện trạnh hiện nay 3.3.1.1. Xu hướng tiếp thu, học tập những dòng truyện tranh lớn của thế giới Đó là việc sử dụng lối thể hiện về tạo hình của các dòng truyện tranh châu Á, Comic châu Âu nhưng đưa vào đó tích chất văn hóa, lịch sử của đất nước con người Việt Nam. Một là, phong cách nghệ thuật có lẽ là sự khác biệt rõ ràng nhất. Hai là, chủ đề và nội dung cũng được mở rộng để phù hợp với nhiều nền văn hóa. Điểm khác biệt của truyện tranh Việt Nam có ảnh hưởng của Manga là về cốt truyện truyền tải phông nền văn hóa Việt Nam. Nét vẽ được khai thác đi sâu vào châm biếm, hài hước Bố cục kết hợp hình vẽ và các ô thoại, sử dụng mảng đậm nhạt, đường nét để diễn tả khoảng trống xung quanh nhân vật. 3.3.1.2. Xu hướng ứng dụng những giá trị nghệ thuật truyền thống, văn hóa truyền thống bước đầu tạo phong cách Việt Việc làm rõ những yếu tố sáng tạo mới của nghệ thuật tạo hình TTVN gđ 1990 - 2019 là một trong những điểm mới của đề tài luận án. Thông qua 22 phân tích, thống kê, đối chiếu và đánh giá đặc điểm ngôn ngữ tạo hình một số TTVN tiêu biểu có những yếu tố sáng tạo mới theo “phong cách Việt”, đề tài góp phần kiến giải khả năng tiếp thu và ứng dụng giá trị nghệ thuật tạo hình truyền thống, văn hóa truyền thống vào sáng TTVN nhằm nâng cao chất lượng nghệ thuật tạo hình. 3.3.1.3. Xu hướng sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại Đó là việc sử dụng lối tạo hình dân gian kết hợp với Comic hiện đại, xây dựng những cốt truyện hiện đại hoặc các tích truyện, diễn tả theo cách tả thực hoặc trang trí. Nghiên cứu, lý giải về sự du nhập, ảnh hưởng về tạo hình của truyện tranh nước ngoài tới TTVN, chúng ta thấy, hiện nay các họa sĩ truyện tranh Việt đã nắm bắt được cơ hội, dần chủ động sử dụng sự ảnh hưởng sâu sắc từ truyện tranh nước ngoài để xây dựng các ấn phẩm truyện tranh mang bản sắc văn hoá Việt. Tiểu kết Qua nghiên cứu về sự chuyển biến tạo hình trong TTVN giai đoạn 1900 - 2019, cho thấy được giá trị, ý nghĩa, những thành công và hạn chế của tạo hình trong TTVN trong giai đoạn mở cửa và hội nhập với thế giới. Thành công về nghệ thuật tạo hình TTVN là sự tiếp thu có sáng tạo về cách diễn hình nhân vật, cách thể hiện đường nét, màu sắc, cách thể hiện không gian trong truyện tranh, bên cạnh đó là sự ứng dụng công nghệ vào sáng tác và sử dụng chất liệu màu sắc một cách có hiệu quả. Sự chuyển biến tạo hình trong TTVN đã cho thấy sự đa dạng về phong cách của các họa sĩ, thông qua việc thể hiện những ngôn ngữ tạo hình đặc trưng của truyện tranh, mỗi tác giả đã sáng tạo nên những tác phẩm minh họa sinh động và giàu tính nghệ thuật. Những thành công trong tiếp thu, ứng dụng nghệ thuật truyền thống, văn hóa truyền thống của mỗi họa sĩ, đã góp phần tạo dựng một xu hướng tạo hình TTVN theo phong cách riêng, góp phần vào việc “Việt hóa” 23 TTVN, giúp nâng cao chất lượng nghệ thuật tạo hình, vừa mang đậm dấu ấn văn hóa Việt. Đó là một định hướng đúng đắn cho sự phát triển TTVN. So với truyện tranh thế giới, TTVN là một ngành nghệ thuật non trẻ, việc học hỏi các thành tựu của truyện tranh thể giới, kết hợp với việc tiếp thu những giá trị nghệ thuật truyền thống, văn hóa truyền thống tạo nên bản sắc riêng là xu hướng, là hướng đi đúng đắn để TTVN ngày càng phát triển. KẾT LUẬN TTVN giai đoạn 1990 - 2019, có nhiều tác động, thay đổi dẫn đến sự chuyển biến về mặt tạo hình. Sự chuyển biến tạo hình trong truyện tranh là sự thay đổi tích cực về phong cách, xu hướng sáng tạo mỹ thuật. Là sự tiếp thu cái mới, biến đổi, thay đổi ngôn ngữ biểu hiện, biểu đạt của nghệ thuật tạo hình TTVN trong cách sử dụng các yếu tố như: Tạo hình nhân vật, bố cục khuôn hình, không gian, đường nét, màu sắc, ô thoại, nghệ thuật chữ, hệ thống ký hiệu, tín hiệu... để truyền tải những ý tưởng, nội dung, sáng tạo của tác giả tới người đọc thông qua các ấn phẩm truyện tranh. Truyện tranh có đặc điểm khái quát hình tượng nghệ thuật dễ hiểu, đường nét, màu sắc, nền cảnh có tính biểu trưng, tác động vào cảm xúc thẩm mĩ, thị giác. Truyện tranh có tính giáo dục, giải trí là bài học về kỹ năng, là người bạn - cuốn nhật ký gối đầu giường của nhiều độc giả trẻ trong suốt những năm tháng tuổi thơ đến trưởng thành. Để đảm bảo tính logic và khoa học, đề tài vận dụng lý thuyết Giao lưu tiếp biến Văn hóa, lý thuyết ký hiệu học và các nguyên lý tạo hình, nhằm hệ thống hóa lý thuyết về truyện tranh; xác định sự giao lưu tiếp biến văn hóa nghệ thuật. Qua những đặc trưng nghệ thuật của truyện tranh, nghiên cứu sự chuyển biến về nghệ thuật tạo hình, xác định sự ảnh hưởng, giá trị, ý nghĩa của sự chuyển biến. Từ đó, xác định vị thế, nhận định thành công, hạn chế của truyện tranh Việt Nam trong gđ 1990 – 2019 và đưa ra nhũng xu hướng đề xuất xây dựng phát triển truyện tranh Việt Nam. 24 Trong sự chuyển biến và phát triển của TTVN có sự giao lưu tiếp biến nghệ thuật đối với truyện tranh nước ngoài. Giai đoạn 1990 - 2019 ghi nhận đã có những tác phẩm có phong cách tạo hình riêng, độc đáo. Các họa sĩ TTVN đã nỗ lực, cố gắng học tập, sáng tạo và kết nối giữa mỹ thuật truyền thống với hiện đại. Với xu thế phát triển chung, tiếp tục hội nhập, giao lưu, tiếp xúc sâu rộng với thế giới, việc kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, sử dụng lối tạo hình dân gian kết hợp với Comic hiện đại, xây dựng những cốt truyện phù hợp với xã hội Việt Nam đương đại; Từ đó tìm tòi, khai thác hợp lý, kết hợp sự chắt lọc tinh tuý giữa yếu tố truyền thống và hiện đại nhằm tạo ra những tác phẩm truyện tranh độc đáo, hấp dẫn độc giả trong nước, khu vực và thế giới. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Lê Trọng Nga (2017), “Truyện tranh - một công cụ chuyển tải lịch sử sinh động”, Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh năm 2017, Nxb. Thế giới, Hà Nội, tr 408-418. 2. Lê Trọng Nga (2021), “Bàn về xu hướng tiếp thu, học tập các dòng truyện tranh Á, Âu, Phi và tương lai dòng truyện tranh thuần Việt”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 08/2021, tr 12-21. 3. Lê Trọng Nga (2021), “Truyện tranh Việt Nam từ 1990 đến nay”, Tạp chí Lý luận phê bình văn học nghệ thuật, số 10/2021, tr 156-164.
File đính kèm:
- luan_an_su_chuyen_bien_ve_tao_hinh_trong_truyen_tranh_viet_n.pdf
- cong van Le Trong Nga.pdf
- thông tin tóm tắt kết luận mới tiếng Anh.pdf
- thông tin tóm tắt kết luận mới tiếng Việt.pdf
- Trich yeu luan an tieng Viet.pdf
- Trích yếu luận án tiếng Anh.pdf