Luận án Tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay
Hướng tiếp cận chính của luận án là nghiên cứu thi pháp thể loại. Thể loại là một đơn vị lớn, cơ bản của quá trình văn học, được hình thành và định hình trong quá trình văn học của một nền văn học nhất định. Nó là một tập hợp mang tính loại hình, có cùng một số đặc điểm, được định hình với những đặc trưng nhất định, khu biệt với các tập hợp khác. Mỗi thể loại văn học có thi pháp riêng, tức là hình thức bên trong riêng, biểu đạt một loại nội dung hiện thực nhất định. Luận án nhằm chỉ ra những đặc điểm riêng cùng những đóng góp về tư tưởng nghệ thuật của thể tản văn giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay.
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm ra mối quan hệ sinh thành của các điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội từ sau năm 1986 với diện mạo và sự vận động của thể tản văn, nội dung lịch sử - xã hội được thể hiện trong tản văn.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Trên cơ sở nhận biết các dấu hiệu thể loại văn học, phương pháp này được sử dụng để tiến hành phân chia các xu hướng của thể tản văn.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này sử dụng nhằm so sánh những biểu hiện về mặt nội dung và nghệ thuật trong thể loại tản văn trước năm 1986 để thấy được một số đặc điểm hoặc khía cạnh riêng của thể loại tản văn sau năm 1986.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp các phương pháp nghiên cứu văn hóa học, xã hội học, ngôn ngữ học trong việc tìm hiểu văn hóa vùng miền, làm cơ sở phân tích nội dung và nghệ thuật riêng của thể loại tản văn.
Ngoài ra, tác giả đề tài còn sử dụng các thao tác nghiên cứu hỗ trợ như: phân tích, tổng hợp, khái quát nhằm chỉ ra diện mạo, đặc điểm của tản văn và những đóng góp của tản văn vào đời sống văn học Việt Nam hiện đại.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC NGUYỄN THỊ HÀ TẢN VĂN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC THANH HÓA - 2021 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC NGUYỄN THỊ HÀ TẢN VĂN VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Ngô Văn Giá 2. PGS.TS. Lê Tú Anh THANH HÓA - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án rõ ràng, trung thực, chưa công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nội dung cam đoan trên. Thanh Hóa, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hà LỜI CẢM ƠN Qua gần 6 năm học tập và nghiên cứu nghiêm túc tại trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa, đến nay, NCS đã hoàn thành luận án với tên đề tài “Tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay”. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Khoa học Xã hội trường Đại học Hồng Đức. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô Văn Giá và PGS.TS. Lê Tú Anh – những thầy cô giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi kỹ năng, phương pháp nghiên cứu, cung cấp nhiều tài liệu chuyên môn quý giá, giúp tôi hoàn thành luận án và dần hoàn thiện kiến thức chuyên ngành tôi đang theo đuổi. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa luôn quan tâm và tạo điều kiện thời gian giúp tôi hoàn thành chương trình học một cách tốt nhất. Tôi vô cùng biết ơn gia đình hai bên nội, ngoại đã luôn ở bên khích lệ, động viên và tin tưởng con đường học tập, nghiên cứu mà tôi lựa chọn. Do một số hạn chế nhất định, Luận án chắc chắn vẫn còn những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng hướng nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Thị Hà DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Nhà xuất bản Nxb 2 Thành phố TP MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tản văn là thể loại có mặt ngay từ những chặng đầu của văn học hiện đại Việt Nam. Từ thập kỉ thứ hai của thế kỷ XX, các tác phẩm tản văn của Tản Đà, Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Bá Trác, Đạm Phương... đã được độc giả yêu thích và đón nhận như nhiều thể loại văn xuôi hiện đại đang được định hình. So với các thể loại văn học khác, tản văn xuất hiện sớm và đã có những bước phát triển ghi dấu ấn trong đời sống văn học, góp phần quan trọng trong việc tạo nên diện mạo và thành tựu phong phú của nền văn học Việt Nam. Từ những thập niên cuối thế kỷ XX, đặc biệt là từ năm 1986, với những chuyển biến mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và văn học nói chung, thể tản văn đã có nhiều chuyển động đáng kể. Bối cảnh xã hội mới đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện nhiều phong cách tản văn mới mẻ, độc đáo và hấp dẫn. Tản văn từ năm 1986 đến hết thế kỷ XX được coi là thời kỳ khởi sắc; từ đầu thế kỷ XXI đến nay được coi là thời kỳ bùng nổ, là “thời của tản văn”. Với tư cách là một thể văn xuôi quan trọng trong nền văn học hiện đại, tản văn từ năm 1986 đến nay đã góp phần đáng kể vào việc dân chủ hóa nền văn học Việt Nam. Nói cách khác, tản văn có vai trò không nhỏ trong việc kiến tạo diện mạo của văn học Việt Nam thời kì từ sau Đổi mới. Vì vậy, việc nghiên cứu tản văn Việt Nam từ năm 1986 đến nay không chỉ giúp người nghiên cứu nhìn nhận đầy đủ hơn về diện mạo của chính nó, mà còn góp phần xác định được đặc điểm, xu hướng vận động và những thành tựu của văn học trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa. 1.2. Đã có một thời, tản văn được cho là những chuyện lan man, chỉ dành cho các cây bút nghiệp dư và những nhà văn không chuyên nên dễ dàng bị rơi vào quên lãng. Thực tế, tản văn là những sáng tác văn học có nội dung đời sống phong phú, cách thể hiện đa dạng, hiện đang được nhiều người viết, người đọc ưa thích và lựa chọn. Sự nở rộ của tản văn từ sau năm 1986 đến nay tạo nên nhiều đổi thay trong nhận thức về thể loại và vị thế của nó trong nền văn học. Nghiên cứu tản văn Việt Nam thời kỳ này, người viết có điều kiện nhận thức sâu sắc hơn về bản chất thể loại và hy vọng đóng góp ít nhiều vào việc làm sáng tỏ những đặc trưng thể loại của thể tản văn nói chung. 1.3. Quan sát cả trên bình diện lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu văn học đều thấy, cho tới nay, giới nghiên cứu vẫn chưa thực sự quan tâm một cách thích đáng đến thể loại này. Thậm chí, theo Trần Đình Sử, tản văn là thể loại hầu như bị quên lãng suốt cả một thế kỉ - thế kỉ XX. Tuy nhiên, tản văn vẫn sống, âm thầm mà mãnh liệt và ngày càng khẳng định được vai trò, vị thế riêng của mình. Do đó, tản văn cần thiết phải được quan tâm, nghiên cứu với tư cách là một thể loại văn học độc lập trong dòng chảy văn học Việt Nam. Từ năm 1986 đến nay, tản văn đã có rất nhiều tác phẩm có giá trị gắn liền với các tác giả tên tuổi. Tiếp cận tản văn trở thành một trong những phương thức để người đọc tri nhận về bản thân, về cuộc đời, về những giá trị cốt lõi của đời sống. Do đó, nó cũng đòi hỏi nhiều hơn những đánh giá, nhận định khách quan, đúng bản chất về những đóng góp của nó đối với nền văn học Việt Nam. Với những cơ sở lý luận và thực tiễn đó, chúng tôi chọn Tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay làm đề tài nghiên cứu của luận án. Luận án hướng tới khảo sát, phân tích các tác phẩm thuộc thể tản văn của một số tác giả tiêu biểu giai đoạn sau đổi mới. Sự lựa chọn này nhằm chỉ ra diện mạo, đặc điểm và những đóng góp của tản văn đối với nền văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời cũng là cách kiểm chứng, suy tư thêm về lý thuyết thể loại. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu - Luận án nhằm nhận diện, phân tích, luận giải diện mạo, đặc điểm, thành tựu và đóng góp của tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay; từ đó làm rõ vai trò, vị thế của tản văn trong đời sống văn học cũng như đời sống văn hóa tinh thần của xã hội. - Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, diện mạo, thành tựu của tản văn từ năm 1986 đến nay, thông qua những trường hợp tiêu biểu, luận án nhằm góp phần làm rõ hơn những đặc trưng của thể tản văn trong hệ thống thể loại văn học Việt Nam hiện đại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định những nhiệm vụ cơ bản sau: - Nghiên cứu quan niệm về thể tản văn và lịch sử nghiên cứu tản văn Việt Nam từ năm 1986 đến nay làm cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. - Nghiên cứu bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa như là điều kiện cho sự vận động và phát triển của tản văn Việt Nam từ năm 1986 đến nay, từ đó định hình được diện mạo của thể loại này trong nền văn học Việt Nam hiện đại. - Nghiên cứu hình tượng nghệ thuật trong tản văn Việt Nam từ năm 1986 đến nay qua cái tôi tác giả và bức tranh đời sống nhằm làm rõ cái nhìn sâu sắc và toàn diện của người viết tản văn về thế giới và con người. - Nghiên cứu tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay trên các phương thức, phương tiện biểu hiện về kết cấu, chi tiết, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật... từ đó khẳng định đóng góp về thủ pháp nghệ thuật của các tản văn tiêu biểu trong giai đoạn này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là diện mạo, đặc điểm, thành tựu của tản văn từ sau năm 1986 cho đến nay. - Phạm vi nghiên cứu của luận án: Chúng tôi thống kê danh mục sáng tác tản văn được xuất bản trong giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay, gồm 174 tuyển tập (phần Phụ lục) làm cơ sở nghiên cứu. Trong đó, chúng tôi tập trung hơn vào sáng tác của các tác giả tiêu biểu, như: Y Phương, Băng Sơn, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Quang Thiều, Cao Huy Thuần, Nguyễn Nhật Ánh, Phan Vàng Anh, Hoàng Việt Hằng, Dạ Ngân, Lê Giang... Đây là những cây bút đã thành danh từ cuối thế kỷ XX, tới nay họ vẫn tiếp tục sáng tác. Bên cạnh đó, đầu thế kỷ XXI, nhiều cây bút nổi danh trên văn đàn và được độc giả biết tới như: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Việt Hà, Đỗ Phấn, Nguyễn Trương Quý, Mai Lâm, Đỗ Bích Thúy, Huỳnh Như Phương... Ngoài ra, luận án còn liên hệ tới một số cây bút mới đem tới sức sống tươi trẻ cho thể loại tản văn như: Hamlet Trương, Iris Cao, Phan Ý Yên, Uông Triều, Anh Khang, Minh Nhật, Phan Ngọc Thạch, Hạ Vũ 4. Phương pháp nghiên cứu Hướng tiếp cận chính của luận án là nghiên cứu thi pháp thể loại. Thể loại là một đơn vị lớn, cơ bản của quá trình văn học, được hình thành và định hình trong quá trình văn học của một nền văn học nhất định. Nó là một tập hợp mang tính loại hình, có cùng một số đặc điểm, được định hình với những đặc trưng nhất định, khu biệt với các tập hợp khác. Mỗi thể loại văn học có thi pháp riêng, tức là hình thức bên trong riêng, biểu đạt một loại nội dung hiện thực nhất định. Luận án nhằm chỉ ra những đặc điểm riêng cùng những đóng góp về tư tưởng nghệ thuật của thể tản văn giai đoạn từ sau năm 1986 đến nay. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội: Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm ra mối quan hệ sinh thành của các điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội từ sau năm 1986 với diện mạo và sự vận động của thể tản văn, nội dung lịch sử - xã hội được thể hiện trong tản văn. - Phương pháp thống kê, phân loại: Trên cơ sở nhận biết các dấu hiệu thể loại văn học, phương pháp này được sử dụng để tiến hành phân chia các xu hướng của thể tản văn. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này sử dụng nhằm so sánh những biểu hiện về mặt nội dung và nghệ thuật trong thể loại tản văn trước năm 1986 để thấy được một số đặc điểm hoặc khía cạnh riêng của thể loại tản văn sau năm 1986. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Kết hợp các phương pháp nghiên cứu văn hóa học, xã hội học, ngôn ngữ học trong việc tìm hiểu văn hóa vùng miền, làm cơ sở phân tích nội dung và nghệ thuật riêng của thể loại tản văn. Ngoài ra, tác giả đề tài còn sử dụng các thao tác nghiên cứu hỗ trợ như: phân tích, tổng hợp, khái quát nhằm chỉ ra diện mạo, đặc điểm của tản văn và những đóng góp của tản văn vào đời sống văn học Việt Nam hiện đại. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án hệ thống hóa và phác thảo diện mạo, đặc điểm, thành tựu của thể tản văn trong văn học Việt Nam từ sau năm 1986, đưa tới cho người đọc cái nhìn toàn diện hơn về thể tản văn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. - Luận án giúp người đọc nhận diện được sự vận động của thể loại tản văn trên chặng đường phát triển của văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam sau năm 1986 nói riêng. Thông qua việc nghiên cứu những đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật của tản văn Việt Nam sau năm 1986, luận án khẳng định được vị trí và những đóng góp của thể loại này trong đời sống văn học nước nhà. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tác phẩm khảo sát, Tài liệu tham khảo, Nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2. Sự vận động và phát triển của tản văn Việt Nam từ 1986 đến nay Chương 3. Cái tôi tác giả và bức tranh đời sống trong tản văn Việ ... văn và công ty Sách Bách Việt, Hà Nội 4 Nếu còn có tình yêu, 2012 Hội Nhà văn, Hà Nội Tình không như là mơ 2012 Hội Nhà văn, Hà Nội Trời Hôm Ấy Không Có Gì Đặc Biệt 2013 Hội Nhà văn, Hà Nội Phan Thị Vàng Anh Nhân trường hợp chị thỏ bông 2004 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1 Tử An và Ngọc Hoài Nhân Sài Gòn cứ vội 2015 YoloBooks liên kết và Nxb Dân Trí, Hà Nội 1 Tạ Duy Anh Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối 2004 Hội Nhà văn, Hà Nội 1 Thụy Anh 100 gờ-ram hạnh phúc, 2013 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 1 Nguyễn Nhật Ánh Người Quảng đi ăn mỳ Quảng 2012 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 3 Sương khói quê nhà 2012 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Thương nhớ Trà Long 2014 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Phạm Lữ Ân Những lối về ấu thơ 2011 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 2 Nếu biết trăm năm là hữu hạn 2011 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Nguyễn Văn Bình Lững thững với ngàn năm 2009 Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 2 Tính khí người đời 2009 Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Mạc Can Tạp bút Mạc Can 2006 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 1 Iris Cao Người yêu cũ có người yêu mới 2014 Nxb Văn học, Hà Nội 1 Đỗ Chu Tản mạn trước đèn, 2004 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1 Lý Khắc Cung Hương sắc Tràng An 1996 Nxb Văn học, Hà Nội 1 Dung Keli Yêu như một cái cây 2013 Nxb Văn học, Hà Nội 1 Trần Đăng Phượng 2006 Nxb Lao động, Hà Nội 1 Đỗ Đức Chuyện đời 2001 Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1 Vũ Minh Đức Sài Gòn chữ vội trên vai 2016 Nxb Văn hóa - nghệ thuật, TP. Hồ Chí Minh 1 Khải Đơn Sài Gòn - Thị thành hoang dại 2015 Nxb Phụ nữ, Hà Nội 1 Gào, Minh Nhật Chúng ta rồi sẽ ổn thôi 2015 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1 Lê Giang Nghiêng tai trước gió 2006 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 1 Lê Minh Hà Thương thế ngày xưa và những giọt trầm 2005 Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 1 Nguyễn Hà Hà thành hương và vị 1999 Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 1 Nguyễn Việt Hà Nhà văn thì chơi với ai 2006 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 4 Mặt của đàn ông 2008 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Đàn bà uống rượu 2010 Nxb Văn học, Hà Nội Con giai phố cổ 2013 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Trang Hạ Đàn ông không đọc Trang Hạ 2012 Nxb Văn học, Hà Nội 2 Đàn bà ba mươi 2015 Nxb Văn học, Hà Nội Hoàng Việt Hằng, Triệu Bôn Dấu chấm than viết ngược 2008 Nxb Phụ Nữ, Hà Nội 1 Hoàng Việt Hằng Người cho đã không nhớ 2012 Nxb Thanh Niên, Hà Nội 3 Tiếng dẻ cùi phía cây cơm vàng 2013 Nxb Phụ nữ, Hà Nội. Tiêu gì cho thời gian để sống 2014 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Văn Cầm Hải Tây Tạng giọt hoa trong nắng, 2004 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 1 Thanh Hào Duyên quê 1998 Nxb Phụ nữ, Hà Nội 1 Tô Hoài Cái áo tế 2004 Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 2 Hà Nội và Hà Nội 1996 Nxb Hà Nội, Hà Nội Vũ Tam Huề Hoài cảm 2002 Nxb Phụ nữ, Hà Nội 2 Miếng nhớ miếng thương 2017 Nxb Phụ Nữ, Hà Nội Cấn Vân Khánh Lỗi tại đàn ông 2013 Nxb Văn học, Hà Nội 1 Anh Khang Ngày trôi về phía cũ 2012 Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội 3 Thương mấy cũng là người dưng 2016 Nxb Văn hóa-Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh Buồn làm sao buông 2017 Nxb Văn hóa-Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh Mai Lâm Từ xa Hà Nội 2016 N xb Văn học, Hà Nội 3 Xa rồi ngày xanh 2016 Nxb Văn học, Hà Nội Chỉ còn tuyết trắng 2016 Nxb Văn học, Hà Nội Lý Lan Một góc phố Tàu 2001 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1 Nguyễn Quang Lập Ký ức vụn 2009 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 3 Chuyện đời vớ vẩn 2011 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Bạn văn 2011 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Tùng Leo Tìm nhau giữa Sài Gòn 2013 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1 Di Li Tản văn Cocktail thị thành 2011 Nxb Phụ nữ, Hà Nội 4 Adam & Eva 2013 Nxb Phụ nữ, Hà Nội Gã tây kia sao lấy được vợ Việt 2015 Nxb Phụ nữ, Hà Nội Thị thành ký 2015 Nxb Thế giới, Hà Nội Đỗ Hoàng Linh Tự ngẫm 2009 Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội 1 Việt Linh Năm phút với ga xép 2012 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 1 Lữ Tôi ươm ánh mặt trời 2009 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 1 Nguyễn Đỗ Lưu Tản văn 2005 Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 1 Thế Mạc, Hà Nguyên Huyến Nét quê 2005 Nxb Thanh niên, Hà Nội 1 Tuệ Mẫn Anh đã quên em chưa 2020 Nxb Phụ nữ, Hà Nội 1 Hoàng Hồng Minh Lòng người mênh mang 2014 Nxb Văn học, Hà Nội 1 Dạ Ngân 100 tản mạn hồn quê 2006 Nxb Phụ nữ, Hà Nội 4 Phố của làng 2010 Nxb Thanh Niên, Hà Nội Gánh đàn bà 2010 Nxb Thanh Niên, Hà Nội Hoa ở trong lòng 2015 Nxb Phụ nữ, Hà Nội Nguyên Ngọc Tản mạn nhớ và quên 2005 Nxb Văn nghệ, Hà Nội 1 Trương Anh Ngọc Nước Ý, câu chuyện tình của tôi 2012 Nhã Nam và Nxb Thế giới, Hà Nội 1 Mai Ngữ Cành đào tàn trên xe rác 1999 Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 1 Nguyễn Vĩnh Nguyên Giỡn với số 2006 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 4 Ti vi, xe máy, nhạc chế, chày cối, karaoke, tăm xỉa răng và những thứ khác 2012 Nxb Lao động, Hà Nội Những đồ vật trò chuyện cùng chúng ta 2012 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách 2014 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Vương Trí Nhàn Buồn vui đời viết 1999 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 4 Cánh bướm và đoá hướng dương 2001 Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh Chuyện cũ văn chương 2001 Nxb Văn học, Hà Nội Những kiếp hoa dại 2001 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Lý Nhân, Phan Thứ Lang Sài Gòn vang bổng 2003 Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh 1 Nhiều tác giả Gió ơi 2009 Nxb Phương Đông, Cà Mau 14 Nhiều tác giả Hai mươi bốn giờ một phút 2010 Thời báo kinh tế Sài Gòn, Nxb tổng hợp, TP Hồ Chí Minh Nhiều tác giả Mùa đi ngang phố 2004 Nxb Thanh niên, Hà Nội Nhiều tác giả Mùi của ngày xưa 2006 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Nhiều tác giả Phố không mùa 2004 Nxb Thanh niên, Hà Nội Nhiều tác giả, Trần Hữu Lạc sưu tầm và tuyển chọn Tượng đài sông Hương 2004 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Nhiều tác giả Hà Nội tản văn - Hàng rong phố cổ 2012 Nxb Công ty văn hóa Phương Nam và Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội Nhiều tác giả Hà Nội tản văn - Làng - Ngõ, vỉa hè 2012 Nxb Công ty văn hóa Phương Nam và Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội Nhiều tác giả Huế Tản Văn - Mộng Mơ Và Ăn Cay Nói Nặng 2012 Nxb Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội Nhiều tác giả Huế Tản Văn - Áo bay mở khép nhiều tâm sự 2012 Nxb Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội Nhiều tác giả Sài Gòn tản văn - Sài Gòn sau màn bụi 2011 Nxb Hội Nhà văn và Phương Nam book, Hà Nội Nhiều tác giả Sài Gòn tản văn - Hẻm phố thông ra thế giới 2011 Nxb Hội Nhà văn và Phương Nam book, Hà Nội Nhiều tác giả Sài Gòn tản văn - Ngon vì nhớ 2011 Nxb Hội Nhà văn và Phương Nam book, Hà Nội Nhiều tác giả Miền mưa xanh 2020 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sơn Paris Trót lỡ chạm môi nhau 2014 Nxb Văn học, Hà Nội 1 Đỗ Phấn Hà Nội thì không có tuyết 2013 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 2 Ngồi lê đôi mách với Hà Nội 2015 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Nguyễn Khắc Phê Đời hoa 1999 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1 Đàm Hà Phú Chuyện nhỏ Sài Gòn 2013 Nxb Văn Học, Hà Nội 2 Sài Gòn, bao nhớ 2015 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Phạm Lưu Vũ Phong Chính danh 2005 Nxb Phụ nữ, Hà Nội 1 Huỳnh Như Phương Ngôi nhà và con người 2006 Nxb Văn Nghệ, Hà Nội 3 Bây giờ mà có về quê 2011 Nxb Phụ Nữ, Hà Nội Hãy cầm lấy và đọc 2016 Nxb Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh Y Phương Tháng giêng tháng giêng một vòng giao quắm 2009 Nxb Phụ nữ, Hà Nội 3 Kungfu người Co Xàu 2011 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Fừn Nèn (Củi lửa) 2016 Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội Vĩnh Quyền Vàng mai 1998 Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng 1 Nguyễn Trương Quý Tự nhiên như người Hà Nội 2004 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 6 Ăn phở rất khó thấy ngon 2008 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Hà Nội là Hà Nội 2010 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Xe máy tiếu ngạo 2012 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Còn ai hát về Hà Nội 2013 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Mỗi góc phố một người đang sống 2015 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Bảo Sinh Bát phố 2014 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1 Nguyễn Bắc Sơn Hoa lộc vừng 1999 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 2 Hồng Hà ơi 2000 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Băng Sơn Đường vào Hà Nội 1997 Nxb Thanh niên, Hà Nội 6 Nước Việt hồn tôi 1995 Nxb Phụ nữ, Hà Nội Thú ăn chơi người Hà Nội (I) 1997 Nxb Văn hóa, Hà Nội Thú ăn chơi người Hà Nội (II) 1997 Nxb Văn hóa, Hà Nội U tôi 1999 Nxb Hà Nội, Hà Nội Hà Nội rong ruổi quẩn quanh 2013 Nxb Kim Đồng, Hà Nội Mai Văn Tạo Tản văn 1999 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1 Nguyễn Ngọc Thạch Chênh vênh 25 2013 Nxb Văn học, Hà Nội 2 Người cũ còn thương 2015 Nxb Văn học, Hà Nội Thanh Thảo Mãi mãi là bí mật 2004 Nxb Lao động, Hà Nội 1 Hoàng Minh Thắng Tản văn 1997 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1 Nguyễn Đình Thi Trên sóng thời gian 1996 Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh 1 Cao Huy Thuần Chuyện trò 2013 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 2 Sợi tơ nhện 2015 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Mai Thục Hương đất Hà thành 2004 Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 2 Tinh hoa Hà Nội 2000 Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Trần Nhã Thụy Cuộc đời vui quá, không buồn được 2009 Nxb Phụ Nữ, Hà Nội 2 Triều cường, chân ngắn, rau sạch 2014 Nxb Trẻ, Hà Nội Đỗ Bích Thúy Trên căn gác áp mái 2011 Nxb Phụ nữ, Hà Nội 2 Đến độ hoa vàng 2013 Nxb Văn học, Hà Nội Phạm Thị Một nửa 2010 Nxb Lao động, Hà Nội 1 Chu Thị Thơm Tiếng đêm 2010 Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 1 Trần Quốc Toàn Cửa sổ lớp học 1988 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 1 Đinh Quang Tốn Tản mạn nghiệp văn 2009 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1 Lã Bá Tình Vấn vương mái rạ 1997 Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội 1 Trần Thu Trang 99 tuần buôn chuyện 2008 Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1 Đông Trình Trà dư tửu hậu 1995 Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng 1 Hamlet Trương, Iris Cao Thương nhau để đó 2012 Nxb Văn học, Hà Nội 2 Ai rồi cũng khác 2014 Nxb Văn học, Hà Nội Hamlet Trương Tay tìm tay níu tay 2012 Nxb Văn học, Hà Nội 1 Uông Triều Hà Nội quán xá phố phường 2018 Nxb Văn học, Hà Nội 1 Nguyễn Ngọc Tư Ngày mai của những ngày mai 2007 Nxb Phụ nữ, Hà Nội 5 Biển của mỗi người 2008 Nxb Sài Gòn, TP Hồ Chí Minh Yêu người ngóng núi 2010 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Gáy thì người lạnh 2011 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Đong tấm lòng 2015 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc Tư, Lê Thiếu Nhơn Sống chậm thời @ 2006 Nxb Thanh niên, Hà Nội 1 Nguyễn Ngọc Tiến 5678 bước chân quanh Hồ Gươm 2008 Nxb Văn học, Hà Nội 4 Đi ngang Hà Nội 2012 Nxb Văn học, Hà Nội Đi dọc Hà Nội 2012 Nxb Văn học, Hà Nội Đi xuyên Hà Nội 2015 Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh Diệp Mộc Tử Em chưa từng chạy trốn cô đơn 2015 Nxb Văn học, Hà Nội 1 Hoàng Phủ Ngọc Tường Người ham chơi 1998 Nxb Thuận Hóa, Huế 6 Ngọn núi ảo ảnh 2000 Nxb Thanh niên, Hà Nội Huế di tích và con người 2001 Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Miền gái đẹp 2001 Nxb Thuận Hóa, Huế Rượu hồng đào chưa nhắm đã say 2001 Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Trong mắt tôi 2001 Nxb Hà Nội, Hà Nội Khải Vệ Đủ xa sẽ cũ đủ lạ sẽ quên 2017 Nxb Thế giới, Hà Nội 1 Hạ Vũ Yêu sao để không đau 2017 Nxb Văn học, Hà Nội 1 Phan Ý Yên Tình yêu không ai muốn bỏ đi 2013 Nxb Văn học, Hà Nội 4 Em là để yêu 2014 Nxb Văn học Đà Nẵng Cà Phê với người lạ 2015 Nxb Phụ nữ, Đà Nẵng Không xinh không thông minh không bất bình thế giới 2016 Nxb Văn hóa văn nghệ, TP Hồ Chí Minh
File đính kèm:
- luan_an_tan_van_viet_nam_tu_1986_den_nay.doc
- TA - okTHÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ.docx
- TA - TRICH YEU LUẬN ÁN TIẾN SĨ.docx
- Tom Tat Tieng Anh - Ha.doc
- Tóm tắt luận án Tiếng Việt - Ha.doc
- TV THÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ.docx
- TV TRICH YEU LUẬN ÁN TIẾN SĨ.docx