Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

Qua hơn 50 năm hợp tác và không ngừng phát triển, Hiệp hội các quốc gia

Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành một liên minh chính trị, kinh tế, văn hoá và xã

hội đóng vai trò quan trọng trong ổn định và phát triển khu vực châu Á – Thái Bình

Dương cũng như trên toàn thế giới. Bên cạnh những nỗ lực hợp tác về an ninh – chính

trị và văn hoá – xã hội, tiến trình hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN những năm

gần đây được đánh dấu bằng sự hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). AEC

hướng tới mục tiêu tạo nền tảng để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất,

một khu vực kinh tế cạnh tranh và phát triển bình đẳng, hội nhập thành công vào nền

kinh tế toàn cầu. Với mục tiêu đó, các nước ASEAN cam kết từng bước dỡ bỏ hàng

rào thương mại, đẩy mạnh lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, các nguồn lực về đầu tư

và thể nhân giữa các quốc gia thành viên cũng như trong khu vực (The ASEAN

Secretariat, 2020).

Mở cửa ngành dịch vụ là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được mục

tiêu hội nhập kinh tế ASEAN và hiện thực hoá AEC. Các nỗ lực hội nhập ngành dịch

vụ trong ASEAN chủ yếu được thực hiện trong khuôn khổ của Hiệp định khung

ASEAN về dịch vụ (ASEAN Framework Agreement on Services - AFAS) ký kết

năm 1995 và tiếp tục được đàm phán nhằm đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ tại

ASEAN sẽ được hưởng những những ưu đãi trong quá trình tiếp cận thị trường dịch

vụ mà không gặp phải các rào cản hay bị phân biệt đối xử (The ASEAN Secretariat,

2021). Một trong những mục tiêu quan trọng của hội nhập trong ngành dịch vụ của

ASEAN là thúc đẩy luồng đầu tư dịch vụ nội khối. Nhiều quốc gia ASEAN, trong đó

có Việt Nam, đang định hướng phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

do đây là ngành có giá trị gia tăng cao và thân thiện với môi trường. Muốn vậy, việc

thu hút FDI cho sự phát triển của các ngành dịch vụ là một yêu cầu cấp thiết.

Dịch vụ là ngành nhận FDI lớn nhất trong ASEAN với tỷ trọng trên tổng vốn

FDI trong khu vực tăng từ dưới 50% vào giữa những năm 1990 lên hơn 66% trong

giai đoạn 2014-2019 – tương đương với mức trung bình toàn cầu nhưng cao hơn

nhiều so với tỷ trọng dịch vụ trong tổng GDP của khu vực (50%), chủ yếu là do đầu

tư trong các lĩnh vực bất động sản, bán buôn – bán lẻ và dịch vụ tài chính ngày càng

gia tăng (The ASEAN Secretariat & UNCTAD, 2019). Trước bối cảnh cạnh tranh

mạnh mẽ về thu hút FDI của các quốc gia phát triển khác trên thế giới cũng như trong

khu vực, AEC cũng đã nỗ lực thực thi Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

nhằm hướng tới xây dựng ASEAN thành một môi trường đầu tư thuận lợi và hấp dẫn

đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như thúc đẩy hoạt động đầu tư nội khối nói2

chung và vào các ngành dịch vụ nói riêng giữa các nước thành viên. Đáng chú ý, đầu

tư nội khối vẫn là nguồn FDI lớn nhất trong ASEAN, trong đó Việt Nam là nước

nhận đầu tư nội khối lớn thứ 2 trong khu vực (Cục Đầu tư nước ngoài, 2021). Trên

thực tế, ASEAN là nguồn cung FDI quan trọng và là đối tác kinh tế trọng điểm của

Việt Nam. FDI vào ngành dịch vụ của ASEAN là nguồn vốn quan trọng phát triển

khu vực dịch vụ và đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại.

pdf 234 trang kiennguyen 7600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN

Luận án Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam trong bối cảnh triển khai cam kết hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ 
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀO 
 CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM 
TRONG BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CAM KẾT 
HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 
Ngành: Kinh tế quốc tế 
NGUYỄN HỒNG HẠNH 
Hà Nội – 2021
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
 HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ 
HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VÀO 
 CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM 
TRONG BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CAM KẾT 
HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN 
Ngành: Kinh tế quốc tế 
Mã số: 9310106 
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hồng Hạnh 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. PGS, TS Trần Thị Ngọc Quyên 
2. TS Nguyễn Thị Dung Huệ 
Hà Nội – 2021
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả 
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố 
trong bất kỳ một công trình khoa học nào khác. 
Tác giả luận án 
Nguyễn Hồng Hạnh 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
 Tôi xin chân thành cảm ơn PGS, TS Trần Thị Ngọc Quyên và TS Nguyễn Thị 
Dung Huệ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi để 
tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại 
học Ngoại thương, Ban lãnh đạo Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Khoa Sau đại 
học, Bộ môn Kinh tế và Quản lý, cùng các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều 
kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành chương trình học tiến sĩ 
tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia từ các cơ quan quản lý Nhà 
nước, các viện nghiên cứu và trường đại học đã hỗ trợ tôi nhiệt tình trong quá trình 
nghiên cứu, thu thập dữ liệu, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin và đưa ra những 
góp ý, nhận xét rất hữu ích và quý báu để tôi hoàn thiện luận án của mình. 
 Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bố mẹ hai bên gia đình, chồng và con 
gái đã tin tưởng, động viên, khích lệ, tạo động lực để tôi phấn đấu hoàn thành chương 
trình học. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn! 
Tác giả luận án 
Nguyễn Hồng Hạnh 
iii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I 
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... VI 
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. VIII 
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI 
THU HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM 
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP AEC ..................................................................7 
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến hội nhập của Việt Nam trong 
AEC ........................................................................................................................7 
1.1.1. Các nghiên cứu chung về tiến trình hình thành – hội nhập AEC.............7 
1.1.2. Các nghiên cứu về quá trình hội nhập của Việt Nam trong AEC ..........12 
1.2. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến các yếu tố thu hút FDI .................15 
1.2.1. Ở phương diện chung .............................................................................15 
1.2.2. Thu hút FDI nội khối trong bối cảnh hội nhập khu vực .........................20 
1.3. Tổng quan nghiên cứu liên quan đến các yếu tố thu hút FDI vào các ngành 
dịch vụ ..................................................................................................................22 
1.3.1. Ở phương diện chung .............................................................................22 
1.3.2. Tại Việt Nam ...........................................................................................25 
1.4. Đánh giá chung và khoảng trống nghiên cứu ...........................................26 
1.4.1. Đánh giá chung ......................................................................................26 
1.4.2. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................28 
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..........................................................................................29 
CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THU HÚT FDI VÀO CÁC NGÀNH 
DỊCH VỤ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC VÀ TỔNG 
QUAN VỀ AEC .......................................................................................................30 
2.1. Những lý luận cơ bản về thu hút FDI ........................................................30 
2.1.1. Khái niệm và vai trò của FDI .................................................................30 
2.1.2. Các yếu tố tác động đến thu hút FDI .....................................................34 
2.2. Những lý luận cơ bản về dịch vụ và FDI vào các ngành dịch vụ ............40 
2.2.1. Dịch vụ....................................................................................................40 
2.2.2. FDI vào các ngành dịch vụ ....................................................................42 
iv 
2.3. Khái quát về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các cam kết trong AEC 
liên quan đến đầu tư trong các ngành dịch vụ .................................................46 
2.3.1. Khái quát chung về AEC ........................................................................46 
2.3.2. Các cam kết trong AEC liên quan đến đầu tư vào ngành dịch vụ .........49 
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ..........................................................................................53 
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN THU HÚT FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH 
DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TRIỂN KHAI CAM KẾT HỘI 
NHẬP AEC ..............................................................................................................54 
3.1. Tổng quan về các ngành dịch vụ Việt Nam ...............................................54 
3.1.1. Tỷ trọng các ngành dịch vụ trong tổng GDP (1988-2020) ....................54 
3.1.2. Cơ cấu các ngành dịch vụ ......................................................................55 
3.1.3. Doanh nghiệp trong khu vực dịch vụ .....................................................56 
3.1.4. FDI vào các ngành dịch vụ ....................................................................57 
3.2. Tình hình thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam 59 
3.2.1. Quy mô vốn theo số lượng dự án đầu tư ................................................60 
3.2.2. Quy mô vốn theo phân ngành .................................................................62 
3.2.3. Quy mô vốn theo chủ đầu tư ...................................................................65 
3.2.4. Quy mô vốn theo hình thức đầu tư .........................................................66 
3.2.5. Quy mô vốn theo địa phương .................................................................67 
3.2.6. Đánh giá về tình hình thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt 
Nam ...................................................................................................................68 
3.3. Thực tiễn triển khai các cam kết liên quan đến đầu tư vào các ngành dịch 
vụ của Việt Nam trong AEC ..............................................................................72 
3.3.1. Mức độ cam kết của Việt Nam trong ACIA ............................................72 
3.3.2. Mức độ cam kết của Việt Nam trong AFAS............................................74 
3.3.3. Thực tiễn thực thi cam kết trong một số ngành dịch vụ .........................78 
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ..........................................................................................82 
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THU HÚT FDI 
TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI 
CẢNH HỘI NHẬP AEC ........................................................................................83 
4.1. Mô hình phân tích định lượng ....................................................................83 
4.1.1. Các biến số và dữ liệu nghiên cứu .........................................................83 
4.1.2. Mô hình và phương pháp ước lượng ......................................................84 
4.1.3. Kết quả phân tích hồi quy .......................................................................90 
4.1.4. Thảо luận kết quả mô hình .....................................................................95 
v 
4.2. Phân tích định tính ......................................................................................97 
4.2.1. Nhóm yếu tố kinh tế ................................................................................98 
4.2.2. Nhóm yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh .......................... 107 
4.2.3. Nhóm yếu tố khung chính sách về FDI của nước nhận đầu tư ........... 109 
4.3. Đánh giá chung.......................................................................................... 123 
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ....................................................................................... 124 
CHƯƠNG 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY THU HÚT 
FDI TỪ ASEAN VÀO CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI 
CẢNH TRIỂN KHAI CAM KẾT HỘI NHẬP AEC ........................................ 125 
5.1. Định hướng thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ tại Việt Nam
............................................................................................................................ 125 
5.2. Một số giải pháp tăng cường thu hút FDI từ ASEAN vào các ngành dịch 
vụ Việt Nam trong bối cảnh triển khai các cam kết AEC ............................ 128 
5.2.1.Nhóm giải pháp liên quan đến cải thiện các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút 
FDI từ ASEAN vào các ngành dịch vụ Việt Nam .......................................... 128 
5.2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến một số ngành dịch vụ ưu tiên thu hút FDI 
từ ASEAN ....................................................................................................... 138 
5.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến hội nhập ............................................. 146 
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ....................................................................................... 148 
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 149 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN 
ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................................... 151 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 152 
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 175 
vi 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 
ACIA 
ASEAN Comprehensive 
Investment Agreement 
Hiệp định đầu tư toàn diện 
ASEAN 
ADB ... 
 rho .74383808 (fraction of variance due to u_i)
 sigma_e 8.245e+08
 sigma_u 1.405e+09
 _cons 6.68e+07 1.73e+09 0.04 0.969 -3.37e+09 3.51e+09
 AEC 9.89e+08 1.89e+08 5.24 0.000 6.15e+08 1.36e+09
 INF -7.26e+07 3.27e+07 -2.22 0.029 -1.37e+08 -7704410
 PS 5.23e+08 4.61e+09 0.11 0.910 -8.63e+09 9.67e+09
 INFRA -2594932 3884196 -0.67 0.506 -1.03e+07 5118311
 TERTIARY 9.07e+07 3.62e+07 2.50 0.014 1.88e+07 1.63e+08
 GROWTH -1.21e+07 3.70e+07 -0.33 0.745 -8.55e+07 6.14e+07
 FDIX 1.05e+08 3.91e+07 2.68 0.009 2.70e+07 1.82e+08
 OPEN -3.24e+07 1.18e+07 -2.75 0.007 -5.58e+07 -9020193
 EXR 184424.9 72065.25 2.56 0.012 41317.57 327532.2
 FDI Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
corr(u_i, Xb) = -0.6267 Prob > F = 0.0000
 F(9,93) = 5.22
 overall = 0.0080 max = 16
 between = 0.0646 avg = 15.6
 within = 0.3355 min = 14
R-sq: Obs per group:
Group variable: firm Number of groups = 7
Fixed-effects (within) regression Number of obs = 109
 rho 0 (fraction of variance due to u_i)
 sigma_e 8.245e+08
 sigma_u 0
 _cons -2.12e+09 1.27e+09 -1.67 0.094 -4.60e+09 3.62e+08
 AEC 9.89e+08 1.94e+08 5.11 0.000 6.10e+08 1.37e+09
 INF -9.32e+07 3.09e+07 -3.02 0.003 -1.54e+08 -3.27e+07
 PS 3.29e+09 4.01e+09 0.82 0.411 -4.56e+09 1.12e+10
 INFRA 288680.8 3539119 0.08 0.935 -6647865 7225227
 TERTIARY 3.78e+07 1.03e+07 3.68 0.000 1.77e+07 5.79e+07
 GROWTH 4689483 3.46e+07 0.14 0.892 -6.31e+07 7.25e+07
 FDIX 5.83e+07 2.90e+07 2.01 0.044 1491219 1.15e+08
 OPEN 4218050 4572256 0.92 0.356 -4743407 1.32e+07
 EXR 85966.94 38835.64 2.21 0.027 9850.492 162083.4
 FDI Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000
 Wald chi2(9) = 147.68
 overall = 0.5987 max = 16
 between = 0.9875 avg = 15.6
 within = 0.2642 min = 14
R-sq: Obs per group:
Group variable: firm Number of groups = 7
Random-effects GLS regression Number of obs = 109
218 
Phụ lục 12.6: Kiểm định рhương sаi sаi số thау đổi và hiện tượng tự tương 
quаn 
Phụ lục 12.7: Kiểm định Hausman 
Phụ lục 12.8: Kiểm định phương sai sai số thay đổi qua các thực thể trong REM 
Phụ lục 12.9: Kiểm định tương quаn chuỗi trоng mô hình RЕM 
 Prob > chi2 = 0.0000
 chi2(1) = 55.42
 Variables: fitted values of FDI
 Ho: Constant variance
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity 
 (V_b-V_B is not positive definite)
 Prob>chi2 = 0.1409
 = 12.24
 chi2(8) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)
 Test: Ho: difference in coefficients not systematic
 Prob > chibar2 = 1.0000
 chibar2(01) = 0.00
 Test: Var(u) = 0
 u 0 0
 e 6.80e+17 8.25e+08
 FDI 1.64e+18 1.28e+09
 Var sd = sqrt(Var)
 Estimated results:
 FDI[firm,t] = Xb + u[firm] + e[firm,t]
Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects
 Prob > F = 0.0059
 F( 1, 6) = 17.301
H0: no first-order autocorrelation
Wooldridge test for autocorrelation in panel data
219 
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2021)
PHỤ LỤC 13: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN 
Giai 
đoạn 
Cơ chế áp dụng Đặc điểm chính sách tỷ giá 
Trước 
năm 
1989 
Cơ chế nhiều tỷ 
giá 
− Chính sách tỷ giá thị trường tự do tồn tại cùng với tỷ giá Nhà 
nước. 
− Trong hệ thống tỷ giá tồn tại 3 tỷ giá chính thức. 
1989-
1990 
Ngân hàng Nhà 
nước neo tỷ giá 
tại biên độ đã 
được điều chỉnh 
− Tỷ giá chính thức được quy định là (OER). 
− OER được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh căn cứ trên các tín 
hiệu lạm phát, lãi suất, tỷ giá thị trường tự do và cán cân thanh 
toán. 
− Tỷ giá giao dịch được thiết lập trong biên độ +/-5%. 
− Giai đoạn này việc sử dụng ngoại tệ được kiểm soát vô cùng 
nghiêm ngặt. 
1991-
1993 
Neo tỷ giá trong 
biên độ 
− Việc sử dụng ngoại tệ được kiểm soát chặt chẽ hơn bao giờ hết. 
− Thành lập một quỹ dự trữ ngoại tệ góp phần ổn định tỷ giá. 
− Thành lập hai sàn giao dịch ngoại tệ tại TP HCM và Hà Nội. 
Ngân hàng Nhà nước can thiệp sâu rộng hoạt động trên hai sàn. 
− Tỷ giá ngân hàng thương mại dao động thấp hơn 0,5% so với 
mức mà tỷ giá chính thức đã quy định. 
1994-
1996 
Cơ chế tỷ giá neo 
cố định 
− Thị trường ngoại hối liên ngân hàng được hình thành. 
− Tỷ giá chính thức (OER) chính thức được hình thành căn cứ trên 
tỷ giá liên ngân hàng. 
− Tỷ giá tại ngân hàng thương mại dao động trong biên độ +/-5%. 
Cuối năm 1996 biên độ tăng lên +/-1%. 
− OER giữ mức 11.1000 VND/USD. 
1997-
1998 
Neo tỷ giá với 
biên độ được 
điều chỉnh 
− Biên độ tỷ giá ở Ngân hàng thương mại so với OER nới rộng từ 
+-1% – +-5%. Cuối năm 1997 tăng từ +-5%-+-10%. Sau đó năm 
1998 lại được hạ xuống không quá 7%. 
− Tháng 2/1998, OER được điều chỉnh lên 11.800 VND/USD và 
12.998 VND/USD. 
1999-
2000 
Cơ chế tỷ giá cố 
định 
− Biên độ tỷ giá giảm còn không quá 0,1% tại các Ngân hàng 
thương mại. 
− OER điều chỉnh ổn định mức 14.000VND/USD. 
2001-
2007 
Cơ chế tỷ giá có 
điều chỉnh 
− OER điều chỉnh từ 14.000VND/USD (Năm 2001) tăng lên 
16.100 VND/USD (Năm 2007). 
− Biên độ tỷ giá ở các ngân hàng thương mại tăng lên từ +-0,25% 
và +-0.5%. 
2008 – 
2013 
Cơ chế tỷ giá 
được điều chỉnh 
− OER được điều chỉnh từ mức 16.100 VND/USD tăng lên 16.500 
VND/USD chạm đỉnh năm 2011 là 18.932 VND/USD. 
− Biên độ tỷ giá được điều chỉnh từ +-0.75% lên +-2% và đến năm 
2011 là +-3%. 
2013 
đến nay 
Chính sách ổn 
định tỷ giá 
− Tỷ giá vẫn duy trì ổn định ở mức +-0,5%. 
− Dự trữ ngoại hối hơn 90 tỷ USD. 
220 
PHỤ LỤC 14: MỘT SỐ ĐIỀU CHỈNH TRONG LUẬT ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM 
Nội dung 
Luật Đầu tư trực tiếp 
nước ngoài (sửa đổi 
năm 2000) 
Luật Đầu tư (2005) Luật Đầu tư (2014) Luật Đầu tư (2020) 
Phạm vi 
điều chỉnh 
Đầu tư trực tiếp nước 
ngoài vào Việt Nam 
Đầu tư trong và ngoài nước Đầu tư trong và ngoài nước Đầu tư trong và ngoài nước 
Thủ tục 
đăng ký 
đầu tư 
Xóa bỏ lệ phí đăng 
ký đầu tư 
Ban hành danh sách 
các doanh nghiệp FDI 
được phép làm đăng ký 
kinh doanh mà không 
cần giấy phép đầu tư. 
Quy mô vốn dưới 300 tỷ, thời 
gian 15 ngày; 
Quy mô vốn lớn hơn 300 tỷ, 
thời gian là 30 ngày; 
Không quá 45 ngày cho các 
trường hợp đặc biệt 
Tách bạch giữa nội dung đăng ký 
dự án đầu tư là cấp theo Giấy chứng 
nhận đăng ký đầu tư. Sau khi được 
cấp Giấy chứng nhận đầu tư, DN sẽ 
đăng ký kinh doanh theo quy định 
của Luật DN điều chỉnh. 
Dự án hoặc doanh nghiệp FDI 
góp vốn 51% vốn điều lệ mới phải 
xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 
Thời gian cấp giấy chứng nhận là 
15 ngày. 
Dự án hoặc doanh nghiệp FDI góp 
vốn trên 50% vốn điều lệ mới phải xin 
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. 
Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, 
NĐT nước ngoài phải có dự án đầu tư, 
thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy 
chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường 
hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa 
khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư 
khởi nghiệp sáng tạo (mục c, Khoản 1, 
Điều 22) 
Đối với dự án đầu tư nước ngoài 
không thuộc diện chấp thuận chủ 
trương đầu tư, nhà đầu tư sẽ được cấp 
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu 
đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường. 
(Khoản 2, Điều 38) 
Hình thức 
đầu tư FDI 
được phép 
- Hợp đồng hợp tác 
kinh doanh; 
- 100% vốn nước 
ngoài; 
- Liên doanh; 
- Hợp đồng hợp tác kinh 
doanh; 
- 100% vốn nước ngoài; 
- Liên doanh; 
- BOT, BTO, BT; 
- M&A 
- Công ty Cổ phần; 
- Các hình thức khác 
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh; 
- 100% vốn nước ngoài 
- Đầu tư góp vốn 
- M&A 
- Mua cổ phần 
- Hình thức hợp tác công tư PPP 
- Các hình thức khác 
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh; 
- 100% vốn nước ngoài 
- Đầu tư góp vốn 
- M&A 
- Mua cổ phần 
- Hình thức hợp tác công tư PPP 
- Các hình thức khác 
(Nguồn: Tổng hợp của Cao Phương Thảo, 2020 và tác giả)
221 
PHỤ LỤC 15: QUY ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ CẤP PHÉP ĐẦU 
TƯ CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG AEC 
Quốc gia 
Hình thức công ty 
và lĩnh vực hoạt động 
Quy định về cấp phép đầu tư 
Việt Nam 
Mở rộng quyền cho doanh nghiệp 
tự lựa chọn hình thức đầu tư, cho 
phép doanh nghiệp 100% vốn, trừ 
một số lĩnh vực quan trọng và nhạy 
cảm; 
Được chuyển đổi sang công ty cổ 
phần, được tự do lựa chọn đối tác đầu 
tư. 
Một số lĩnh vực chỉ cần đăng ký 
đầu tư, còn lại vẫn phải xin phép đầu 
tư; 
Phân cấp cho địa phương, khu 
công nghiệp cấp phép đối với dự án 
đầu tư nhỏ và vừa. 
Malaysia 
- Chỉ cho phép doanh nghiệp 100% 
vốn FDI đối với dự án định hướng 
xuất khẩu, còn hạn chế đối với các 
lĩnh vực khác. 
- Mọi dự án FDI đều phải xin phép, 
thời hạn từ 6 – 8 tuần hoặc dài hơn. 
Thái Lan 
- Không hạn chế đầu tư vào các lĩnh 
vực; 
- Doanh nghiệp được tự lựa chọn 
hình thức đầu tư, trừ một số ít lĩnh 
vực cần hay hạn chế FDI. 
- Chỉ yêu cầu giấy phép nếu doanh 
nghiệp muốn hưởng chính sách 
khuyến khích; 
- Nhà đầu tư chỉ phải đăng ký với 
Bộ thương mại và Cục thuế. 
Philippines 
- Cho phép doanh nghiệp 100% vốn 
FDI rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, chỉ 
hạn chế tỷ lệ tối đa vốn FDI đối với 
một vài lĩnh vực; 
- Nhà đầu tư có quyền tự lựa chọn 
đối tác trong nước 
- Chỉ yêu cầu giấy phép nếu muốn 
hưởng chính sách khuyến khích 
(thời gian 3 tuần); 
- Các thủ tục đầu tư khác thực hiện 
giống như đối với nhà đầu tư trong 
nước (chỉ cần đăng ký), 
Indonesia 
- Một số ít lĩnh vực cấm doanh 
nghiệp 100% FDI; 
- Nhà đầu tư được tự do lựa chọn 
hình thức đầu tư và lĩnh vực đầu tư 
(trừ một số ít ngành nhạy cảm) 
- Quy trình nhìn chung phức tạp, 
tình trạng tham nhũng phổ biến 
trong quá trình cấp phép đầu tư; 
- Đòi hỏi sự đồng ý của Tổng thống 
nếu dự án trên 100 triệu USD; 
- Cần nhiều loại giấy phép sau khi 
doanh nghiệp có vốn FDI được cấp 
phép đầu tư. 
(Nguồn: Tổng hợp của Cao Phương Thảo, 2020) 
222 
PHỤ LỤC 16: MỘT SỐ LOẠI CÔNG CỤ ƯU ĐÃI THUẾ CHO FDI 
TẠI VIỆT NAM 
Loại hình Nội dung 
Ư
u
 đ
ã
i 
d
ự
a
 t
rê
n
lợ
i 
n
h
u
ậ
n
Miễn thuế có thời 
hạn 
Miễn tạm thời một số loại thuế cho một doanh nghiệp 
hoặc một khoản đầu tư mới. Những loại thuế này 
thường bao gồm các loại thuế trực tiếp như Thuế Thu 
nhập doanh nghiệp. 
Thuế suất ưu đãi Giảm một phần thuế thu nhập doanh nghiệp so với 
mức thuế thông thường. 
Ư
u
 đ
ã
i 
th
eo
 k
ết
 q
u
ả
th
ự
c 
h
iệ
n
Khấu trừ thuế Các khoản khấu trừ theo tỷ lệ nhất định của khoản chi 
phí từ nghĩa vụ thuế. 
Trợ cấp thuế Khoản khấu trừ theo tỷ lệ nhất định từ lợi nhuận chịu 
thuế (ngoài khấu hao). Nếu mức thuế Thu nhập doanh 
nghiệp là thống nhất giữa các công ty, trợ cấp đầu tư 
và khấu trừ đầu tư là tương đương nhau. 
Kết chuyển lỗ Cho phép một doanh nghiệp bù trừ lỗ hoạt động thuần 
của năm hiện tại cho khoản lợi nhuận của các năm sau 
để giảm thuế. 
C
ô
n
g
 c
ụ
 k
h
á
c Khấu hao nhanh Khấu hao với tốc độ nhanh hơn mức áp dụng đối với 
các doanh nghiệp thông thường. 
Chính sách ưu đãi 
thuế gián thu theo 
định hướng xuất 
khẩu 
Thường có hình thức miễn thuế nhập khẩu, thuế tiêu 
thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng đối với đầu vào nhập 
khẩu sử dụng trong sản xuất trực tiếp hàn nhập khẩu 
cho một số ngành nghề định hướng xuất khẩu. 
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018) 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_thu_hut_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_tu_hiep_hoi_cac.pdf
  • pdfNguyen Hong Hanh - Tom tat luan an TA final.pdf
  • pdfNguyen Hong Hanh - Tom tat luan an TV final.pdf
  • pdfNguyen Hong Hanh - trang thong tin tom tat diem moi TA final.pdf
  • pdfNguyen Hong Hanh - trang thong tin tom tat diem moi TV final.pdf
  • pdfNguyen Hong Hanh - Trich yeu luan an final.pdf