Luận án Tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Việt Nam hiện nay: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
Tiến trình đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước ta,
bên cạnh những thuận lợi cơ bản, chúng ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn,
thách thức. Một trong số đó là tình trạng buôn lậu diễn ra hết sức phức tạp cả về quy
mô, tính chất lẫn phương thức, thủ đoạn hoạt động, ảnh hưởng không nhỏ đến sản
xuất trong nước, gây thất thu ngân sách, thiệt hại đến những chủ thể làm ăn chân
chính và người tiêu dùng. Khi nền sản xuất trong nước còn mất cân đối, sản phẩm
sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cả về số
lượng, chất lượng và giá cả, cùng với những hạn chế trong quản lý kinh tế của nhà
nước đã tạo điều kiện cho người buôn lậu không ngừng lợi dụng để thực hiện hành
vi buôn lậu nhằm trục lợi. Miền Đông Nam Bộ nước ta gồm thành phố Hồ Chí
Minh – là trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất cả nước và các tỉnh Bình Dương,
Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh. Theo số liệu năm 2019, tổng
dân số của miền Đông Nam Bộ là 17.828.907 người trên một diện tích
23.564,4 km², mật độ dân số là 706 người/km², chiếm 18,5% dân số cả nước.[95]
Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách
hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 62,8%. Với những lợi thế quan trọng về biên giới
đường thủy, đường hàng không và đường bộ để phát triển kinh tế, miền Đông Nam
Bộ cũng là nơi có điều kiện thuận lợi để người buôn lậu khai thác, xâm phạm
nghiêm trọng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Việt Nam hiện nay: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN ĐĂNG PHÚ TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 9.38.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Hoa Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Luận án tiến sĩ là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong Luận án hoàn toàn được thu thập từ thực tế, chính xác, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý trung thực khách quan, chưa từng được ai công bố ở đâu và trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án NGUYỄN ĐĂNG PHÚ DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự VKSND : Viện kiểm sát nhân dân TAND : Tòa án nhân dân GS.TS : Giáo sư, Tiến sĩ PGS.TS : Phó Giáo sư, Tiến sĩ TNHH : Trách nhiệm hữu hạn GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) Nxb : Nhà xuất bản GTGT : Giá trị gia tăng XNK : Xuất nhập khẩu Cont’ : Container MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................. 8 1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận tội phạm học ...................................................... 8 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến tội buôn lậu ................................................ 11 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu lý luận tội phạm học .................................................... 12 1.2.2. Tình hình nghiên cứu thực tế, cụ thể về phòng ngừa tình hình tội buôn lậu .. 15 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu ........................................................................ 18 1.3.1. Những kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa và tiếp tục phát triển ............... 18 1.3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc nghiên cứu đề tài luận án .......................... 20 1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 20 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 20 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................... 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 23 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM ............................................................................................. 25 2.1. Khái quát lý luận về tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ .............................................................................................................................. 25 2.1.1. Khái niệm buôn lậu và tội buôn lậu ................................................................ 25 2.1.2. Khái niệm tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ..................... 27 2.2. Phần rõ (phần hiện) của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ..................................................................................................................... 31 2.2.1. Mức độ (thực trạng) của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ .............................................................................................................................. 31 2.2.2. Cơ cấu của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ .................... 35 2.2.3. Diễn biến của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ......... 48 2.2.4. Tính chất của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ....... 53 2.3. Phần ẩn của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ........ 70 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 85 CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM ............................. 87 3.1. Khái quát lý luận về nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ........................................................................... 87 3.1.1. Khái niệm nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ................................................................................................... 87 3.1.2. Phân loại nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ................................................................................................... 90 3.2. Các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ........................................................................................................... 93 3.2.1. Nguyên nhân, điều kiện về đặc điểm địa lý, tự nhiên ...................................... 93 3.2.2. Nguyên nhân, điều kiện về kinh tế, xã hội ....................................................... 94 3.2.3. Nguyên nhân, điều kiện về văn hóa, giáo dục và tâm lý xã hội ...................... 97 3.2.4. Nguyên nhân, điều kiện về pháp luật ............................................................ 102 3.2.5. Nguyên nhân, điều kiện về quản lý xã hội ..................................................... 104 3.2.6. Nguyên nhân, điều kiện về hạn chế trong hoạt động phòng ngừa .................... 108 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 113 CHƯƠNG 4. PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ VIỆT NAM .................................................................. 115 4.1. Khái quát lý luận về phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ......................................................................................................... 115 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ .......................................................................................................... 115 4.1.2. Nguyên tắc phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ............................................................................................................................ 119 4.1.3. Chủ thể và biện pháp phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ .......................................................................................................... 121 4.2. Các giải pháp cụ thể phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ......................................................................................................... 128 4.2.1. Giải pháp hạn chế nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ đặc điểm địa lý, tự nhiên ............................................. 128 4.2.2. Giải pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện về kinh tế, xã hội của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ........................................................ 130 4.2.3. Giải pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện về văn hóa, giáo dục và tâm lý xã hội của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ....................... 134 4.2.4. Giải pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện về pháp luật của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ............................................................. 139 4.2.5. Giải pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện về tổ chức, quản lý của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ........................................................ 141 4.2.6. Giải pháp khắc phục nguyên nhân, điều kiện về hạn chế trong hoạt động phòng ngừa tình hình tội buôn lậu của các chủ thể chuyên trách trên địa bàn miền Đông Nam Bộ .......................................................................................................... 143 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ...................................................................................... 147 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 PHẦN PHỤ LỤC ....................................................................................................... 1 PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ KHẢO SÁT........1 PHỤ LỤC 2: TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2020.........10 PHỤ LỤC 3: TỔNG HỢP CÁC LOẠI, TRỊ GIÁ HÀNG HÓA BUÔN LẬU, PHƯƠNG THỨC, THỦ ĐOẠN, THU LỢI BẤT CHÍNH TRONG MỘT SỐ VỤ ÁN BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ TỪ NĂM 2011 ĐẾN 2020...47 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tiến trình đổi mới kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập ngày càng sâu rộng với kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước ta, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, chúng ta đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức. Một trong số đó là tình trạng buôn lậu diễn ra hết sức phức tạp cả về quy mô, tính chất lẫn phương thức, thủ đoạn hoạt động, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trong nước, gây thất thu ngân sách, thiệt hại đến những chủ thể làm ăn chân chính và người tiêu dùng. Khi nền sản xuất trong nước còn mất cân đối, sản phẩm sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng cả về số lượng, chất lượng và giá cả, cùng với những hạn chế trong quản lý kinh tế của nhà nước đã tạo điều kiện cho người buôn lậu không ngừng lợi dụng để thực hiện hành vi buôn lậu nhằm trục lợi. Miền Đông Nam Bộ nước ta gồm thành phố Hồ Chí Minh – là trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất cả nước và các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh. Theo số liệu năm 2019, tổng dân số của miền Đông Nam Bộ là 17.828.907 người trên một diện tích 23.564,4 km², mật độ dân số là 706 người/km², chiếm 18,5% dân số cả nước.[95] Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 62,8%. Với những lợi thế quan trọng về biên giới đường thủy, đường hàng không và đường bộ để phát triển kinh tế, miền Đông Nam Bộ cũng là nơi có điều kiện thuận lợi để người buôn lậu khai thác, xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. Trong thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương ở miền Đông Nam Bộ đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động phòng ngừa, đấu tranh chống tội ... ố Hồ Chí Minh: tại cảng vụ Hiệp Phước không có bất cứ thông tin, tài liệu nào về đại diện công ty Giấy Kraft Vina đến làm việc tại cảng để nhận cont’ hàng trên; xác minh tại Công ty TNHH Giấy Kraft Vina, kết quả: công ty không nhập hàng theo tờ khai hải quan của công ty Huỳnh Khang như nêu trên; xác minh công ty Huỳnh Khang, kết quả: tại địa chỉ đăng ký không có công ty này hoạt động, người đứng tên giám đốc công ty là Huỳnh Tấn Trung. Ông Trung là giáo viên tại tỉnh Quảng Ngãi khai: trong 1 lần vào thành phố Hồ Chí Minh thì bị mất chứng minh nhân dân. Bản thân ông không làm thủ tục thành lập và không biết gì về Công ty Huỳnh Khang. Như vậy, trong vụ án này, Thảo và Thắng đã sử dụng nhiều công ty với các chức năng kinh doanh khác nhau và mỗi công ty được sử dụng phù hợp với mục đích của từng khâu trong quá trình thực hiện hành vi buôn lậu: sử dụng công ty TNHH Giấy Kraft Vina để nhập hàng lậu (máy lạnh, máy giặt, máy xử lý không khí, chén đĩa ly sành sứ đã qua sử dụng nhưng khai báo hải quan là nhập khẩu “giấy bìa”); đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH Giấy Kraft Vina, sử dụng pháp nhân công ty Huỳnh Khang làm đại lý giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nhưng trên thực tế là công ty “ma” không tồn tại V/v.. bằng phương thức thủ đoạn này bọn chúng đã qua mặt được các cơ quan quản lý nhà nước như: Chi cục hải quan hàng đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, cụm cảng Hiệp Phước, 60. - Nguyễn Thị Xuân Dung, được tuyển dụng làm Trưởng phòng XNK Công ty may mặc xuất khẩu Pao Yuan Việt Nam, Dung đã lợi dụng nhiệm vụ được giao, móc nối với Trần Trọng Cẩn bàn bạc, thoả thuận dùng hợp đồng may gia công của công ty Pao Yuan nhập nguyên phụ liệu may gia công theo dạng hàng tạm nhập tái xuất không phải nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT để nhập lậu vải cho Trần Trọng Cẩn tiêu thụ ở thị trường trong nước nhằm trục lợi61. 2.3. Lợi dụng hình thức tạm nhập – tái xuất hay nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu để buôn lậu thể hiện qua các vụ án sau: 60 Bản án số: 388/2018/HSST, ngày 26/10/2018 61 Bản án số: 179/2013/HSST, ngày 23/5/2013 61 - Trong khoảng thời gian từ tháng 03/2014 đến tháng 01/2015, Thái Huy (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH DNF Global) đã sử dụng pháp nhân của các công ty gồm: Thứ nhất, Công ty Tất Đạt về việc xin mở tờ khai tạm nhập lốp ô tô đã qua sử dụng từ Hoa Kỳ để tái xuất theo hợp đồng được ký kết giữa Công ty Tất Đạt với Công ty HMN INVESTMENT GROUP CO., LTD (Campuchia). Theo đó, 09 cont’ chứa 2.250 chiếc lốp xe ô tô đã qua sử dụng đã được thông quan, đồng thời lập biên bản bàn giao hàng hoá cho công ty Tất Đạt để thực hiện việc tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hoa Lư, tỉnh Bình Phước sang Campuchia. Tuy nhiên, Thái Huy đã không làm thủ tục tái xuất mà đã liên hệ bán toàn bộ số lốp ô tô đã qua sử dụng cho Công ty DVA trị giá 621.000.000 đồng. Công ty DVA đã thanh toán hết số tiền cho Thái Huy bằng tiền mặt và đã xử lý toàn bộ số lốp xe đã mua đốt ép lấy dầu. Thứ hai, Công ty TNHH Lê Gia về việc tạm nhập 4.250 lốp ô tô đã qua sử dụng (tương đương 429,58 tấn), đã hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập và đã được bàn giao hàng chuyển cửa khẩu ngày 25/7/2014 để tái xuất tại chi cục hải quan cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh sang Campuchia. Tuy nhiên, cũng với thủ đoạn như trên, Thái Huy đã thuê công ty TNHH TMDV Vận tải Tuấn Hiệp vận chuyển toàn bộ số lốp trên ra khỏi Cảng Sài Gòn KV4 để tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Cụ thể Thái Huy đã bán cho ông Lê Tiến Dũng (chủ cơ sở Duy Chiến) 72,36 tấn, trị giá 195.392.000 đồng và bán cho Công ty DVA 357,22 tấn, trị giá 1.071.660.000 đồng. Thứ ba, Công ty Dịch vụ Việt về việc tạm nhập 10 container lốp xe ô tô đã qua sử dụng và tiêu thụ 10 container chứa 2.000 lốp ô tô đã qua sử dụng (tương đương 254,4 tấn) tại thị trường Việt Nam, trị giá 789.280.000 đồng; sử dụng pháp nhân của Công ty DNF Global thực hiện hành vi tạm nhập 99 cont’ lốp xe đã qua sử dụng và tiêu thụ hết 9.994 lốp ô tô đã qua sử dụng (tương đương 2.249,08 tấn) tại thị trường Việt Nam, trị giá 5.291.840.000 đồng Tổng số tiền thu được khi bán lốp xe ô tô cho các chủ thể kinh doanh trong nước 7.969.172.000 đồng Như vậy, Thái Huy (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH DNF Global) đã lợi dụng hình thức tạm nhập tái xuất hàng hóa và sử dụng pháp nhân của 62 nhiều công ty khác nhau để làm thủ tục tạm nhập khẩu hàng nhưng thay vì phải tái xuất theo quy định thì Huy đã liên hệ và bán hàng cho các doanh nghiệp trong nước để trục lợi62. - Thái Bình Duơng với ý định thành lập công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông sản Thái Bình (công ty Thái Bình) để kinh doanh nông sản, nhưng không có cổ đông góp vốn, nên tháng 02/2015, Dương nhờ thêm Nguyễn Ngọc Bình và Nguyễn Ngọc Chinh đứng tên cổ đông góp vốn trên danh nghĩa để thành lập công ty Thái Bình. Ngày 09/02/2015, công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp mã số thuế: 0313133738. Sau đó, công ty Thái Bình thay đổi địa chỉ kinh doanh, tư cách thành viên, vốn điều lệ 5 lần. Dương kinh doanh đến khoảng tháng 07/2016, nhận thấy hình thức nhập hạt điều từ Châu Phi về để sản xuất, xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Dương nảy sinh ý định lợi dụng loại hình này để thực hiện hành vi nhập khẩu hạt điều nguyên liệu về sản xuất một phần, một phần sẽ lén bán ra thị trường trong nước mà không khai báo với cơ quan Hải quan. Đến tháng 08/2016, để thực hiện được ý định trên, Dương thuê khu đất ở ấp Thái Dũng, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước của ông Phạm Trần Minh Đức, rồi mua, lắp đặt máy móc chế biến điều. Sau đó, thông báo cơ sở sản xuất, nơi giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và sản phẩm xuất khẩu gửi Chi cục Hải quan Chơn Thành để bảo đảm điều kiện được nhập khẩu hạt điều sản xuất, xuất khẩu. Qua kiểm tra, Chi cục Hải quan Chơn Thành nhận thấy công ty Thái Bình nhập khẩu và yêu cầu công ty thực hiện đúng quy định về quản lý hàng hoá nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu. Từ ngày 08/09/2016 đến 15/01/2018, Dương sử dụng tư cách pháp nhân công ty Thái Bình đã nhiều lần mở tổng cộng 70 tờ khai hải quan nhập khẩu theo loại hình E31 (nhập nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu) tại Chi cục Hải quan Chơn Thành để nhập khẩu 11.072.571kg hạt điều chưa bóc vỏ xuất xứ từ các nước Châu Phi. Tổng trị giá hàng hoá là 440.109.362.821,15 đồng Sau khi số lượng điều được thông quan, đang trên đường vận chuyển hoặc đã vận chuyển về kho thì Dương lén bán cho nhiều người. 62 Bản án số: 281/2019/HSST, ngày 29/7/2019 63 Với mục đích ban đầu là nhập điều nguyên liệu về sản xuất để xuất khẩu một phần, lén bán ra thị trường một phần, Dương thuê người chế biến một phần ra điều nhân xuất khẩu để Chi cục Hải quan Chơn Thành không phát hiện hành vi lén bán hạt điều nguyên liệu ra thị trường nội địa của mình. Đến cuối năm 2017, Dương đã bán hết máy móc chế biến điều. Công ty Thái Bình của Dương khi này mới mở 02 tờ khai (ngày 30/11/2016 và 23/11/2017) theo loại hình E62 (xuất sản phẩm sản xuất xuất khẩu) xuất khẩu 20.275,92kg nhân hạt điều với tổng trị giá là 4.728.931,10 đồng. Số hạt điều đang tồn kho tại cơ sở sản xuất công ty Thái Bình là 441.389kg, trị giá 19.240.115.091 đồng. Tổng trị giá hàng hoá công ty Thái Bình mở tờ khai nhập khẩu là 440.109.362.821,15 đồng. Như vậy, trị giá hàng hoá buôn lậu là: 440.109.362.821,15 đồng - 4.728.931.728,10 đồng - 19.240.115.091 đồng = 416.140.316.002,5 đồng. Dương xác định việc mua bán hạt điều Châu Phi sau khi nhập về Việt Nam là mua bán sang tay, không làm hợp đồng, không xuất hoá đơn, giá cả mua bán lên xuống thất thường nên có khi lời, có khi lỗ và do không ghi chép sổ sách theo dõi nên Dương ước lượng đã thu lợi bất chính khoảng gần 1 tỷ đồng và số tiền này Dương dùng hết vào việc tiêu xài cá nhân và chi trả lương cho công nhân. Việc chuyển số điều nguyên liệu nhập khẩu sang tiêu thụ nội địa là do Dương tự quyết định, tự thực hiện, không bàn bạc, không chia số tiền thu lợi cho các thành viên khác của công ty, vì Dương chỉ nhờ đứng tên thành viên chứ những người này không góp vốn, không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của công ty. Dương đã nhờ người đứng tên dùm để thành lập công ty cổ phần, những người được Dương nhờ không góp vốn vào công ty, không biết việc Dương tự ý chuyển mục đích sử dụng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế không đúng mục đích mà không khai báo. Lợi nhuận thu được Dương cũng không chia cho các thành viên của công ty. Toàn bộ hoạt động điều hành công ty đều do Dương thực hiện và chịu trách nhiệm, nên căn cứ theo Điều 75 BLHS thì không đủ cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại là công ty Thái Bình63. 63 Bản án số: 43/2019/HSST, ngày 26/11/2019 64 3. THU LỢI BẤT CHÍNH TỪ HOẠT ĐỘNG BUÔN LẬU Trong tổng số 43 vụ án buôn lậu đã khảo sát chỉ có 6 vụ là cơ quan chức năng có đủ chứng cứ chứng minh người phạm tội thu lợi bất chính và số người thu lợi bất chính trong 6 vụ án này là 10 người với tổng số tiền chưa đến 6 tỷ đồng. Cụ thể như sau: - Tịch thu số tiền Nguyễn Trọng Kỳ thu lợi bất chính là 433.132.000 đồng64 - Tịch thu số tiền Nguyễn Hoàng Mỹ thu lợi bất chính là 3.000.000 đồng65 - Tịch thu số tiền Đặng Yến Khang thu lợi bất chính là 30.000.000 đồng66 - Tịch thu số tiền Phan Thanh Giang thu lợi bất chính là 30.000.000 đồng67. - Tịch thu số tiền Võ Ngọc Phượng thu lợi bất chính là 1.801.280.400 đồng68. - Tịch thu số tiền Nguyễn Trung Công thu lợi bất chính là 68.850.000 đồng69. - Tịch thu số tiền Nguyễn Quang Hưng thu lợi bất chính là 1.719.778.910 đồng70. - Tịch thu số tiền Nguyễn Minh Đức thu lợi bất chính là 741.621.090 đồng71. - Tịch thu số tiền Nguyễn Hoàng Sơn thu lợi bất chính là 90.000.000 đồng72. - Tịch thu số tiền Thái Bình Dương thu lời bất chính là 830.000.000 đồng73. Có thể thấy rằng, số tiền mà người phạm tội thu lời bất chính mà các cơ quan chức năng chứng minh được chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với trị giá tang vật phạm pháp mà các cơ quan chức năng đã bắt giữ được và càng ít hơn nhiều so với trị giá hàng lậu do các cơ quan chức năng đã phát hiện, thu giữ, xử lý. Chẳng hạn, vụ Võ Ngọc Phượng tổ chức buôn lậu yến sào với trị giá hàng lậu lên đến hơn 63 tỷ đồng nhưng tài liệu, chứng cứ chỉ chứng minh được số tiền thu lợi bất chính chỉ vào khoảng 1,8 tỷ đồng; vụ Thái Bình Dương lợi dụng hình thức kinh doanh nhập hạt điều chưa bóc vỏ từ các nước Châu Phi để sản xuất xuất khẩu trị giá hơn 416 tỷ đồng nhưng các cơ quan chức năng chỉ chứng minh được số tiền thu lợi bất chính chỉ là 830 triệu đồng. 64 Bản án số: 359/2010/HSST, ngày 27/12/2011 65 Bản án số: 222/2012/HSST, ngày 27/12/2012 66 Bản án số: 375/2011/HSST, ngày 28/11/2011 67 Bản án số: 375/2011/HSST, ngày 28/11/2011 68 Bản án số: 317/2015/HSST, ngày 26/8/2015 69 Bản án số: 317/2015/HSST, ngày 26/8/2015 70 Bản án số: 317/2015/HSST, ngày 26/8/2015 71 Bản án số: 317/2015/HSST, ngày 26/8/2015 72 Bản án số: 379/2019/HSST, ngày 10/10/2019 73 Bản án số: 43/2019/HSST, ngày 26/11/2019
File đính kèm:
- luan_an_toi_buon_lau_tren_dia_ban_mien_dong_nam_bo_viet_nam.pdf
- Scan0015.JPG
- Scan0016.JPG
- TT Eng NguyenDangPhu.pdf
- TT NguyenDangPhu.pdf
- Trichyeu_NguyenDangPhu.pdf
- z2537876034025_b980f257a471de6fcef7fc57dc043a28.jpg
- z2537876039196_b37ea53e09acf814de726275c4f0fd8b.jpg