Luận án Vai trò của nhà nước đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Vai trò của nhà nước có tác động rất lớn, là phần quyết định nâng cao hay

suy yếu NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT bởi vì DNNVV là đối tượng

quản lý của nhà nước, các chính sách quản lý, phương pháp quản lý ảnh hưởng trực

tiếp tới sự ra đời, tồn tại và phát triển của DNNVV.

Sự thịnh vượng trong tương lai của các nền kinh tế nói chung và Việt Nam

nói riêng phụ thuộc đáng kể vào thành công của nền kinh tế đó trong việc thúc đẩy

tinh thần kinh doanh, đổi mới và sự hấp thụ hiệu quả và kịp thời nguồn vốn, những

tiến bộ công nghệ được phát triển ở nước ngoài và nhờ hội nhập KTQT. Trong tất

cả các quá trình này, DNNVV (DNNVV) bằng NLCT của mình đóng vai trò rất

quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của một nền kinh tế, điều này được

khẳng định rất rõ ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và nhiều

quốc gia khác. Xu thế hội nhập kinh tế cùng với sự thay đổi mạnh mẽ về khoa học

công nghệ (công nghệ 4.0) khiến cho lực lượng DNNVV trong đó có ác DN siêu

nhỏ ở nhiều quốc gia có thể trở thành một tác nhân trên thị trường toàn cầu, thậm

chí có nhiều DN siêu nhỏ có NLCT tốt trở thành công ty xuyên quốc gia siêu nhỏ.

NLCT của các DNNVV của các quốc gia đó tốt không chỉ bởi các yếu tố nội tại bên

trong DN mà còn bởi vai trò của nhà nước đối với DNNVV trong việc tạo lập môi

trường kinh doanh, hỗ trợ cho các DNNVV thông qua hàng loạt các chính sách

giành riêng cho lực lượng này. Hệ thống DNNVV Việt Nam, lực lượng trọng yếu

của thành phần kinh tế tư nhân, chiếm trên 90 % số lượng DN Việt Nam, thể hiện

sự đóng góp to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế rõ nhất là từ khi Nhà nước

thực hiện chính sách đổi mới kinh tế bắt đầu từ năm 1986. Cho đến nay, khi hội

nhập KTQT sâu và rộng, Việt Nam ký hàng loạt các hiệp định thương mại tự do

song phương, đa phương, nhất là những hiệp định thương mại kiểu mới. Việt Nam

trở thành một nhân tố kinh tế trong nền KTQT, hệ thống DNNVV Việt Nam hoạt

động sxkd dưới sự quản lý của nhà nước lúc này cũng dần tuân thủ theo các luật

chung trong hội nhập kinh tế, chi phí cơ hội tăng, cạnh tranh mạnh mẽ với các DN2

nước ngoài. Hội nhập KTQT vừa có nhiều cơ hội nhưng cũng không thiếu thách

thức trong khi đó đối mặt với nhiều rủi ro đến từ bên trong và từ bên ngoài, NLCT

của DNNVV Việt Nam mà yếu thì thua ngay trên thị trường nội địa. Tự thân quản

trị các rủi ro và nâng cao NLCT trong bối cảnh hội nhập đối với DNNVV Việt Nam

không phải là việc dễ dàng, lúc này Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình để

DNNVV nâng cao NLCT trong hội nhập KTQT.

pdf 227 trang kiennguyen 6040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Vai trò của nhà nước đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Vai trò của nhà nước đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

Luận án Vai trò của nhà nước đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG 
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NĂNG LỰC 
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 
 VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
HÀ NỘI – 2021 
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG 
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NĂNG LỰC 
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 
 VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 
Ngành: Kinh tế Quốc tế 
Mã số: 9.31.01.06 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. PGS.TS. Nguyễn An Hà 
2. PGS.TS. Trang Thị Tuyết 
HÀ NỘI - 2021
 i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của 
riêng tôi và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào của tác giả khác. 
Các số liệu, thông tin trích dẫn được sử dụng trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng 
và được công bố theo quy định. 
Tác giả 
Nguyễn Thị Tuyết Nhung 
 ii 
LỜI CẢM ƠN 
Trong quá trình hoàn thành Luận án- công trình nghiên cứu khoa học- kết 
quả học tập này, tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ gia đình, từ những người 
bạn, các nhà khoa học, đồng nghiệp, và từ các tổ chức. Lời cảm ơn viết ở đây dù 
chưa thể kể hết lòng mình đối với sự giúp đỡ đó nhưng cũng là cơ hội để tôi được 
bày tỏ phần nào sự biết sâu sắc của mình tới tất cả các Quý nhân và Quý tổ chức. 
Cảm ơn Lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia đã ban hành quyết định 
cho tôi được tham gia học tập; Cảm ơn TS. Lương Minh Việt- Người đã định hướng 
cho tôi nơi học tập và nghiên cứu; Cảm ơn anh chị em, tập thể giảng viên Khoa 
Quản lý Nhà nước về Kinh tế đã sắp xếp công việc cho tôi có thời gian phù hợp 
giữa công việc và học tập; Cảm ơn các Thầy, Cô của Khoa Kinh tế quốc tế, các 
thầy cô phòng ban chức năng Học viện Khoa học Xã hội đã giúp tôi thực hiện các 
nghĩa vụ của một học viên tại cơ sở đào tạo. 
Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Chuyên gia, Hiệu trưởng 
trưởng trường Đào tạo doanh nhân PTI Nguyễn Tất Thịnh đã giúp tôi liên hệ với 
các doanh nhân để tôi thực hiện thành công việc khảo sát. Cảm ơn các bạn trợ 
giảng tại PTT đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát các DNNVV. 
Cảm ơn sự giúp đỡ của Cục phát triển doanh nghiệp- Bộ Kế hoạc và Đầu tư 
đã giúp tôi có được nguồn tài liệu về hỗ trợ DNNVV cần thiết cho Luận án. 
Xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới người hướng dẫn khoa học PGS.TS 
Nguyễn An Hà đã trực tiếp chân tình chỉ bảo cho tôi hoàn thành Luận án và 
PGS.TS Trang Thị Tuyết đã luôn đồng hành, luôn động viên tôi và chỉ ra những 
điều tôi còn thiếu sót. 
Cảm ơn người bạn đời đã sát cánh ở bên tôi để động viên kịp thời. Cảm ơn 
gia đình yêu dấu, cảm ơn tất cả những người bạn, cảm ơn các sinh viên, học 
viênđã luôn khích lệ tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu. 
Tác giả 
Nguyễn Thị Tuyết Nhung 
 iii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i 
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii 
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... vi 
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ ................................................. x 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN 
ĐỀ TÀI ..................................................................................................................... 11 
1.1. Tổng quan những nghiên cứu trong nước ................................................ 11 
1.1.1. Nghiên cứu liên quan đến vai trò của nhà nước trong HNKTQT ........ 11 
1.1.2. Nghiên cứu liên quan đến NLCT của DNNVV trong HNKTQT ......... 12 
1.2. Tổng quan những nghiên cứu nước ngoài ............................................... 15 
1.2.1. Những nghiên cứu về vai trò của nhà nước .......................................... 15 
1.3. Những điểm thành công, những khoảng trống chưa nghiên cứu và định 
hướng nghiên cứu của luận án ........................................................................ 20 
1.3.1. Những thành công của các nghiên cứu ................................................. 20 
1.3.2. Những khoảng trống chưa nghiên cứu .................................................. 21 
1.3.3. Định hướng nghiên cứu của luận án ..................................................... 22 
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ 
NƢỚC ĐỐI VỚI NLCT CỦA DNNVV TRONG HỘI NHẬP KTQT ............... 24 
2.1. NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT ............................................. 24 
2.1.1. Khái niệm NLCT của DN ..................................................................... 24 
2.1.2. Tiêu chí đánh giá NLCT của DN .......................................................... 26 
2.2. NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT ............................................. 28 
2.2.1. Khái niệm NLCT của DNNVV ............................................................ 28 
2.2.2. Tiêu chí đánh giá NLCT của DNNVV trong hội nhập KTQT ............. 34 
2.3. Vai trò của nhà nước trong hội nhập KTQT ............................................ 45 
2.3.1. Vai trò của nhà nước thay đổi đối với DNNVV trong HNKTQT ........ 45 
2.3.3. Xây dựng thể chế, chính sách riêng biệt đối với DNNVV ................... 47 
 iv 
2.3.4. Cải thiện chỉ số môi trường kinh doanh, NLCT quốc gia .................... 51 
2.4. Hỗ trợ DNNVV phù hợp với các cam kết quốc tế ................................... 54 
2.5. Các nguyên tắc áp dụng để thể hiện vai trò của nhà nước đối với NLCT 
của DNNVV trong hội nhập KTQT ................................................................ 58 
2.5.1. Đặt DNNVV là một khâu của chuỗi trong không gian kinh tế toàn cầu .. 58 
2.5.2. Hài hòa cách thức hoạt động của các hiệp hội và liên hiệp .................. 58 
2.5.3. Áp dụng thống nhất các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc tế về toàn bộ 
quá trình cho DNNVV .................................................................................... 59 
2.5.4. Áp dụng quy tắc thị trường tối đa và hạn chế đến mức tối thiểu can 
thiệp trực tiếp của chính phủ đối với hoạt động của DNNVV ....................... 60 
2.6. Một số tiêu chí đánh giá vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV 
trong hội nhập KTQT ...................................................................................... 61 
2.6.1. Bộ tiêu chí đánh giá môi trường kinh doanh quốc gia, NLCT quốc gia ... 61 
2.6.2. Bộ chỉ số đánh giá NLCT của địa phương và cơ quan quản lý ngành 
lĩnh vực ............................................................................................................ 62 
2.7. Kinh nghiệm quốc tế về vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV 
và bài học cho Việt Nam ................................................................................. 63 
2.7.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản [3] [48] [77] [84] [93] .............................. 63 
2.7.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc [48] .......................................................... 65 
2.7.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...................................................... 66 
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI NLCT 
CỦA DNNVV TRONG HỘI NHẬP KTQT Ở VIỆT NAM ................................ 69 
3.1. Thực trạng NLCT của DNNVV Việt Nam trong hội nhập KTQT .......... 69 
3.1.1. Sự chuẩn bị các yếu tố năng lực canh tranh của DNNVV .................... 69 
3.1.2. NLCT của DNNVV trong HNKTQT ................................................... 73 
3.2. Vai trò của Nhà nước thể hiện đối với NLCT của DNNVV ................... 82 
3.2.1. Khảo sát hiệu quả hỗ trợ của nhà nước đối với DNNVV ..................... 82 
3.2.2. Một số kết quả Nhà nước đã làm được đối với DNNVV ................... 108 
3.3. Những vấn đề còn tồn tại ....................................................................... 115 
 v 
3.3.1. Những thay đổi về thể chế chưa đủ thúc đẩy tăng mật độ DN trên số 
dân và nâng cấp quy mô của DN .................................................................. 116 
3.3.2. MTKD nhưng vẫn còn nhiều trở ngại cho NLCT của DNNVV ........ 117 
3.3.3. DNVVV vẫn khó tiếp cận hỗ trợ tài chính ......................................... 118 
CHƢƠNG 4 GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI 
NLCT CỦA DNNVV TRONG HỘI NHẬP KTQT .......................................... 121 
4.1. Bối cảnh quốc tế và bối cảnh trong nước ............................................... 121 
4.1.1. Bối cảnh quốc tế .................................................................................. 121 
4.1.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................ 123 
4.1.3. Những thách thức đối với Nhà nước và DNNVV trong giai đoạn tới 124 
4.2. Định hướng và mục tiêu về việc thể hiện vai trò của Nhà nước đối với 
NLCT của DNNVV trong thập kỷ mới......................................................... 127 
4.2.1. Định hướng .......................................................................................... 127 
4.2.2. Mục tiêu............................................................................................... 129 
4.3. Giải pháp để vai trò của nhà nước đối với NLCT của DNNVV hiệu quả 
trong hội nhâp KTQT .................................................................................... 132 
4.3.1. Tiếp túc cải cách về mặt thể chế phù hợp với kinh tế thị trường tạo điều 
kiện hỗ trợ sức cạnh tranh cho DNNVV ....................................................... 133 
4.3.2. Xây dựng các giải pháp hỗ trợ các yếu tố NLCT của DNNVV cụ thể và 
hiệu quả hơn .................................................................................................. 137 
4.3.3. Giúp DNNVV vượt qua khó khăn, khôi phục và phát triển sxkd....... 148 
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 150 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ...................... 151 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 
 vi 
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 
AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Hiệp hội 
các quốc gia Đông Nam Á 
ACV Agreement of Customs Valuation Hiệp định về trị giá hải quan 
AD Anti-Dumping Chống bán phá giá 
AOA Agreement on Agriculture Hiệp định nông nghiệp 
APEC Asia-Pacific Economic 
Cooperation 
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á 
Thái Bình Dương 
AS Agreement on Safeguards Hiệp định về tự vệ 
ASEAN Association of Southeast Asian 
Nations 
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 
ATC Agreement on Textiles and Clothing Hiệp định về hàng dệt may 
CIEM Central Institute for Economic 
Management 
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế 
Trung ương 
 ... p 
dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, cuộc gọi và thư điện tử phải đăng ký với Bộ Thông 
tin và Truyền thông và được Bộ cấp giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ cùng với mã 
số quản lý thì mới được kinh doanh. Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ cùng với mã 
số quản lý này là một dạng giấy phép, điều kiện đầu tư kinh doanh được xác định tại 
Luật Đầu tư và Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Đầu tư. Theo đó, 
chỉ có những ngành nghề nằm trong danh mục Phụ lục 4 của Luật Đầu tư thì mới 
được phép ban hành giấy phép, điều kiện đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động 
quảng cáo qua tin nhắn, cuộc gọi và thư điện tử không nằm trong phụ lục 4 của Luật 
Đầu tư về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 
Dịch vụ đào tạo và cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch cũng không 
thuộc danh mục Phụ lục 4 của Luật Đầu tư. Tuy nhiên, tại Thông tư 06/2017/TT-
BVHTTDL7 , Điều 5 quy định về các tiêu chí để xin phép cung cấp dịch vụ tổ chức 
thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch. Các điều kiện cụ thể như phải có 
chuyên ngành đào tạo; đề án tổ chức thi, quy trình, cơ sở vật chất, hội đồng thi; lý 
lịch (không vi phạm các quy định về tổ chức thi, cấp chứng chỉ). Các quy định này 
được hiểu là các điều kiện để một cơ sở đào tạo được phép đào tạo và cấp chứng chỉ 
nghiệp vụ điều hành du lịch và là một dạng điều kiện kinh doanh. Theo quy định 
Điều 7 Luật Đầu tư, điều kiện kinh doanh chỉ có thể được quy định trong văn bản từ 
cấp Nghị định trở lên. Vì vậy, việc Thông tư quy định về các điều kiện này là không 
phù hợp. 
Box 15 
Một số nguyên nhân khiến DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn vay 
Về điều kiện để được vay: 
Đối với việc cho vay DNNVV, bên cạnh việc nhiều DN chưa đáp ứng được 
điều kiện vay vốn (Thiếu cơ sở, dữ liệu tin cậy cho các ngân hàng thiếu phương án 
kinh doanh khả thi, số liệu thiếu chính xác để tổ chức tín dụng đánh giá, thẩm định 
 211 
hồ sơ vay vốn, công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp. Nhiều DNNVV 
chưa đủ minh bạch thông tin để đáp ứng kỳ vọng của các nhà đầu tư, ngân hàng và 
các tổ chức tín dụng. DNNVV Việt Nam còn khó khăn có thể tiếp cận và vay vốn 
của một tổ chức tài chính nước ngoài. Nếu tổ chức tài chính nước ngoài yêu cầu 
phải có bảo lãnh của Nhà nước thì các DNNVV không thể không đáp ứng được vì 
Nhà nước chỉ bảo lãnh cho các DNNN. Nếu tổ chức tài chính nước ngoài yêu cầu 
có bảo lãnh của ngân hàng thương mại có uy tín thì để có được giấy bảo lãnh đó, 
những khó khăn xuất hiện cũng tương tự với việc vay trực tiếp; Trình độ quản lý 
DN kém, giá trị thương hiệu chưa được xây dựng, truyền thông và quan hệ với các 
nhà đầu tư chưa được quan tâm; Thiếu tài sản đảm bảo, thiếu giấy tờ về tài sản đảm 
bảo, thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về chính sách, chưa có sự liên kết, hợp tác chặt 
chẽ với các hiệp hội, các tổ chức hỗ trợ, các cơ quan quản lý nhà nước) thì còn có 
điều đáng lưu ý về tiêu chí DNNVV tiếp cận tín dụng còn là một cản trở lớn, đặc 
biệt là đối với DN nhỏ và siêu nhỏ. Tiêu chí tiếp cận tín dụng là 1 trong 10 tiêu chí 
cấu thành chỉ số môi trường kinh doanh thuận lợi mà WB đề ra, và gồm 2 thành 
phần: Thứ nhất là chỉ số quyền lợi hợp pháp của người cho vay và đi vay được đánh 
giá theo thang điểm từ 0-12 phản ánh mức độ sẵn sàng của thông tin. Thứ hai là chỉ 
số chiều sâu thông tin tín dụng được đánh giá theo thang điểm 0-8 phản ánh phạm 
vi, mức độ dễ dàng trong việc tiếp cận tín dụng của cá nhân, DN. 
Vấn đề tài sản đảm bảo là một trong những rào cản DNNVV tiếp cận tín 
dụng. Đặc biệt là các ngân hàng, rất ít ngân hàng chấp thuận hàng hoá nguyên liệu 
trong kho, không chấp nhận cây cối, nhà kính hay quyền thuê đất đất sản xuất, kinh 
doanh làm tài sản đảm bảo. 
Thêm vào điều kiện yêu cầu DN cần phải có lại thêm một trong các tiêu chí 
như: Tạo việc làm và yếu tố về giới: tạo nhiều việc làm mới; sử dụng nhiều lao động 
nữ ; Môi trường: sản xuất các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi 
trường hoặc sản phẩm sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; sản xuất hoặc sử 
dụng công nghệ sạch, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; hoạt động sản xuất tiêu 
hao ít năng lượng, phát thải thấp, đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi 
 212 
trường và có giải pháp bảo vệ môi trường bền vững. 
Về hồ sơ về phương án, dự án vay vốn: 
Việc thẩm định hiệu quả phương án sxkd hoặc dự án là một khó khăn cho 
DN bởi lẽ nhiều lĩnh vực các tổ chức tín dụng không đủ khả năng để thẩm định 
hoặc đánh giá về các phương án sxkd hoặc dự án nên có thể các tổ chức tín dụng sẽ 
ngại ngần và không cho vay. 
Về hồ sơ tài sản đảm bảo: 
Mảng bất động sản: giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất 
ở, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với yêu cầu này nhiều DN chưa được cơ 
quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho dù mười mươi đó là tài 
sản của chủ DN. 
Có hình thức khác mà DNNVV có thể áp dụng thường xuyên, như: phát 
hành cổ phiếu, trái phiếu, cho vay tài chínhnhưng lại chưa có các văn bản hướng 
dẫn các thủ tục cụ thể. 
Về thủ tục hành chính tiếp cận Quỹ phát triển DNNVV: 
Điều kiện phải đảm bảo nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án, phương án 
sản xuất, kinh doanh tối thiểu 20% và phải đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự 
án, phương án sản xuất - kinh doanh. Ở điều kiện này có phần không logic bởi lẽ 
nếu đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện dự án thì DNNVV không cần thiết phải 
tiếp cận nguồn hỗ trợ, cùng với đó có trường hợp DNNVV có nguồn vốn không đạt 
20% cho dự án, phương án sản xuất, kinh doanh mà dự án, phương án đó lại mang 
lại lợi ích to lớn, điều kiện này vẫn là một trở ngại đối với DNNVV. 
Thủ tục hành chính cho DNNVV tiếp cận nguồn vốn từ Quỹ phát triển do 
Hội đồng quản lý quỹ quy định tức là chưa có hướng dẫn cụ thể nào để Hội đồng 
quản lý quỹ tham chiếu xây dựng thủ tục hành chính, điều này sẽ gây ra tình trạng 
là mối Hội đồng quản lý quỹ sẽ cho ra quy trình và các phương pháp thực hiện khác 
nhau gây ra sự khác biệt trong việc tham gia thực hiện thủ tục hành chính của DN. 
 213 
Box 16 
Về thuế thu nhập DN (TNDN) có nhiều thay đổi có lợi cho DNNVV: Luật 
Thuế TNDN 2013 có quy định DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng 
được áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ 01/7/2013. Từ ngày 01/01/2016, mức 
thuế suất phổ thông là 20% và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm 
xuống còn 17%. Đối tượng ưu đãi thuế: Luật thuế TNDN hiện hành quy định đối 
tượng được hưởng ưu đãi thuế là "DN thành lập mới từ dự án đầu tư" (ưu đãi theo 
pháp nhân). Áp dụng thuế suất thuế TNDN là 17% kể từ ngày 01/01/2017 đến hết 
ngày 31/12/2020 đối với các DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng. 
Doanh thu làm căn cứ xác định là doanh thu của năm trước liền kề. Áp dụng thuế 
suất thuế thu nhập DN là 17% kể từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2020 đối 
với các DN khởi nghiệp. Tiêu chí xác định DN khởi nghiệp được áp dụng thuế 
suất 17% do Chính phủ quy định. Miễn thuế TNDN, áp dụng thuế suất 10% hoặc 
15% TNDN đối với một số trường hợp trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư 
nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc 
biệt khó khăn... Với những ưu đãi như trên đã góp phần quan trọng vào việc tháo gỡ 
khó khăn, hỗ trợ, duy trì, phát triển hoạt động sxkd của DN như tăng tích lũy vốn 
cho DN, giúp DN thu hồi vốn nhanh, hoặc tạo điều kiện cho DN có nguồn vốn để 
đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, cải tiến sản phẩm, dịch vụ. 
Tuy nhiên sự hỗ trợ từ thuế nhằm giúp DNNVV trong giai đoạn suy thoái 
kinh tế là chưa nhiều so với nhu cầu về nguồn lực tài chính để giúp DNNVV vượt 
qua khó khăn. DNNVV gặp khó khăn lớn nhất là hàng hóa tồn kho nhiều, lợi nhuận 
thấp hoặc bị lỗ, đặc biệt là đợt dịch bệnh Covid 19 năm 2020 khiến nhiều DN lao 
đao thậm chí phá sản nên chính sách ưu đãi thuế TNDN không phát huy tác dụng 
nhiều. Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể mức thuế suất thuế TNDN cho DNNVV. 
Chính sách miễn, giảm, ưu đãi thuế TNDN chưa phù hợp, chưa bao quát hết các đối 
tượng, lĩnh vực, như: DNNVV khởi nghiệp; nhà đầu tư cho DNNVV khởi nghiệp 
sáng tạo; DNNVV trong các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn 
(lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực khoa học - công nghệ); cơ sở ươm tạo DNNVV, 
cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ DNNVV... 
 214 
Box 17 
Quan điểm nhà nƣớc kiến tạo 
Với quan điểm nhà nước định hướng cho phát triển kinh tế bằng chính sách, 
bằng quy hoạch, kế hoạch hay tạo môi trường cho các thành phần kinh tế, kiểm tra, 
giám sát hoạt động của nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô cũng đã có trong các tài 
liệu nghiên cứu ở Việt Nam trong những năm qua, tuy nhiên quan điểm nhà nước 
kiến tạo được người đứng đầu Chính phủ Việt Nam đề cập đến nhiều hơn trong 
nhiệm kỳ của họ. Trong giai đoạn mới từ năm 2016 -2020, theo tinh thần của Nghị 
quyết XII, Nhà nước kiến tạo đó thể hiện vai trò đối với nền kinh tế như sau: 
Một là, quản lý tốt quá trình chuyển đổi, đảm bảo tính định hướng thị trường 
được thực hiện một cách vững chắc, minh bạch và hiệu quả; Hai là, thúc đẩy phát 
triển kinh tế bằng cách tạo lập những điều kiện thể chế kinh tế phù hợp để mọi 
người người dân, DN có thể tự do lựa chọn các loại hình, lĩnh vực kinh doanh mà 
luật pháp không cấm; Ba là, “Nhà nước sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ 
điều tiết, chính sách phân phối và phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện dân 
chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm an sinh xã hội, từng bước nâng cao phúc 
lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thu hẹp khoảng cách 
giàu – nghèo”. [80] 
Với những quan điểm về vai trò nhà nước trong hội nhập đặt ra yêu cầu đối 
với nhà nước là phải quản lý hiệu quả từ việc ổn định chính trị trong hội nhập, đảm 
bảo tính pháp quyền trong quản lý mọi mặt, chất lượng của các quy định quản lý 
nhà nước phải cao và gắn bới đó là sự minh bạch, nâng cao tính chịu trách nhiệm 
cho những người có chức năng nhiệm vụ trong hoạt động công vụ, phải kiểm soát 
được tham nhũng, có sự tham gia, tham vấn và phản hồi từ người dân, nhà khoa 
học và DN. 
Trong hội nhập kinh tế đặt ra yêu cầu cao đối với Nhà nước bởi lẽ có nhiều 
thách thức mà hội nhập kinh tế mang lại, vai trò của Nhà nước đối với nền kinh tế 
không hề suy giảm ngay cả khi có sự phát triển không ngừng của công nghệ thông 
tin, và hơn thế nữa, nhà nước linh hoạt trong vai trò của mình khi thể hiện sự quản 
 215 
lý thông qua hoạt động hoạch định cơ chế và chính sách, cho dù nhà nước không có 
khả năng kiểm soát và chi phối hầu hết các nguồn lực và nhà nước cũng không thể 
độc quyền quyết định mọi hoạt động, không thể đòi hỏi sự độc quyền sở hữu thông 
tin, công nghệ, vốn hay thị trường, nghĩa là vẫn có những hạn chế trong vai trò của 
nhà nước trong hội nhập. Một nhà nước trong hội nhập KTQT không thể tự mình 
hiện đại hóa mà cần giành mức độ tự do hóa cao cho các lực lượng thị trường ở 
ngay bên trong đất nước mình và tăng cường tính dân chủ, minh bạch để đáp ứng 
những nhu cầu đa dạng của các nhân tố đa dạng trong xã hội nhất là các DN. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_nha_nuoc_doi_voi_nang_luc_canh_tranh_cua.pdf
  • jpgkl_nhung1.jpg
  • jpgkl_nhung2.jpg
  • pdfTT Eng NguyenThiTuyetNhung.pdf
  • pdfTT NguyenThiTuyetNhung.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenThiTuyetNhung.pdf