Luận án Sai sót và thay đổi ước tính kế toán tại các công ty xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những kênh thông tin vô cùng quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp với các cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan. Tuy nhiên, BCTC luôn tiềm ẩn rủi ro xảy ra sai sót (chủ quan hoặc khách quan), làm sai lệch thông tin BCTC, ảnh hưởng đến tính trung thực, minh bạch của BCTC, từ đó ảnh hưởng đến các quyết định của đối tượng sử dụng thông tin. Cổ đông hoặc các nhà đầu tư có thể phải đối mặt với tình trạng thông tin không cân xứng (information asymmertry) dẫn đến sai lệch khi đưa ra quyết sách đầu tư do thông tin cung cấp không đúng, bị che giấu hoặc không được cung cấp đầy đủ.

 Trong quy trình lập BCTC, các doanh nghiệp thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán - một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập BCTC. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng sử dụng các ước tính kế toán như là một công cụ đắc lực để “phù phép” lợi nhuận. Khi cần lợi nhuận ở mức cao để thuyết phục và tạo lòng tin cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có thể: giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng phải thu khó đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuống dưới giá trị thuần, vốn hóa các khoản chi phí không đủ điều kiện vốn hóa Hoặc khi cần lợi nhuận ở mức thấp để tránh các nghĩa vụ thuế hoặc nhận các ưu đãi từ phía chính phủ, doanh nghiệp có thể: tăng mức khấu hao, tăng mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên cạnh đó, đôi khi các ước tính không được ghi nhận đầy đủ trên BCTC do tồn tại khoảng cách giữa các quy định của chế độ kế toán và chính sách thuế thu nhập hiện hành trong việc ghi nhận chi phí, thu nhập liên quan đến ước tính kế toán, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng loại bỏ ước tính kế toán khỏi BCTC, hạch toán theo các nội dung mà cơ quan Thuế chấp nhận, dẫn đến số liệu kế toán không trung thực, hợp lý và thông tin công bố tới người đọc không phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, ngành xây lắp là một trong những lực lượng chủ lực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng của nền kinh tế- xã hội, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp rộng khắp cả nước, trong đó có những công trình có tính động lực, thúc đẩy nền kinh tế- xã hội phát triển, đóng góp đáng kể vào GDP hàng năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuẩn mực ngày càng phức tạp, hoạt động kinh doanh khó khăn, nhiều rủi ro, nợ xấu tăng cao, hàng tồn kho luân chuyển chậm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán giảm điểm, lợi nhuận sụt giảm cũng là những áp lực khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng xảy ra các sai sót hoặc phải sử dụng UTKT như công cụ điều chỉnh và “làm đẹp” thông tin BCTC. Bên cạnh đó, các ước tính kế toán tại các công ty xây lắp cũng nhiều, mang tính chất phức tạp, đặc thù liên quan đến cả doanh thu và chi phí, do đó, vấn đề sai sót và ước tính kế toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong báo cáo tài chính, nếu không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng tới tính trung thực, hợp lý và khả năng so sánh thông tin trên BCTC của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều vấn đề sai sót và thay đổi ước tính kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp liên quan đến nhận diện, xử lý và công bố thông tin.

 

doc 206 trang kiennguyen 20/08/2022 3540
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Sai sót và thay đổi ước tính kế toán tại các công ty xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Sai sót và thay đổi ước tính kế toán tại các công ty xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Luận án Sai sót và thay đổi ước tính kế toán tại các công ty xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PHẠM LÊ NGỌC TUYẾT
SAI SÓT VÀ THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH 
KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG 
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
PHẠM LÊ NGỌC TUYẾT
SAI SÓT VÀ THAY ĐỔI ƯỚC TÍNH 
KẾ TOÁN TẠI CÁC CÔNG TY XÂY LẮP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG 
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số 	 : 9.34.03.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS.TS MAI NGỌC ANH
HÀ NỘI – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
Phạm Lê Ngọc Tuyết
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BCTC
Báo cáo tài chính
BQT
Ban Quản trị
CBTT
Công bố thông tin
CMKT
Chuẩn mực kiểm toán
CTXL
Công ty xây lắp
DN
Doanh nghiệp
HĐQT
Hội đồng quản trị
IFRS
Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế
ISA
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế
SGDCK
Sở giao dịch chứng khoán
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TSCĐ
Tài sản cố định
TTCK
Thị trường chứng khoán
UBCK
Ủy ban chứng khoán
UBCKNN
Ủy ban chứng khoán Nhà nước
UTKT
Ước tính kế toán
VACPA
Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
VAS
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu	12
Sơ đồ 2: Quy trình nghiên cứu định lượng	13
Sơ đồ 1. 1: Thủ đoạn gian lận Báo cáo tài chính	22
Sơ đồ 2. 1: Mô hình nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tính tuân thủ trong xử lý thông tin về sai sót và thay đổi ước tính kế toán”	106
Sơ đồ 3. 1: Sơ đồ nhận biết và xử lý đối với sai sót	133
Sơ đồ 3. 2: Sơ đồ nhận biết và xử lý đối với những thay đổi ước tính kế toán và chính sách kế toán	135
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Sự khác nhau giữa nhầm lẫn và gian lận BCTC	21
Bảng 1. 2: Các ước tính kế toán tham chiếu với Chuẩn mực kế toán quốc tế và Việt Nam	35
Bảng 2. 1: Đầu tư trong lĩnh vực xây dựng	52
Bảng 2. 2: Quy mô các công ty xây lắp niêm yết tại Việt Nam năm 2019	57
Bảng 2. 3: Một số chỉ tiêu khái quát về cổ phiếu ngành xây lắp năm 2020	58
Bảng 2. 4: Phân loại công ty xây lắp theo thời gian niêm yết	59
Bảng 2. 5: Phân loại công ty xây lắp niêm yết theo quy mô	61
Bảng 2. 6: Thống kê các công ty xây lắp niêm yết có sai sót lợi nhuận sau thuế TNDN	67
Bảng 2. 7: Quy mô sai sót lợi nhuận, trường hợp các công ty xây lắp niêm yết báo cáo lợi nhuận thấp hơn số liệu sau kiểm toán	69
Bảng 2. 8: Quy mô sai sót lợi nhuận, trường hợp các công ty xây lắp niêm yết báo cáo lợi nhuận cao hơn số liệu sau kiểm toán	70
Bảng 2. 9: Các khoản dự phòng từ dữ liệu trước và sau kiểm toán	86
Bảng 2. 10: Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến xử lý (nhận diện, xử lý, công bố)	104
Bảng 2. 11: Bảng tổng hợp một số nhân tố dự kiến ảnh hưởng đến sự tuân thủ trong xử lý thông tin	107
Bảng 2. 12: Thống kê mô tả doanh nghiệp	111
Bảng 2. 13: Kiểm định sự tin cậy thang đo cho nhân tố Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của kế toán (KNTDKT)	112
Bảng 2. 14: Kiểm định sự tin cậy thang đo cho nhân tố Ứng dụng công nghệ thông tin (UDCNTT)	113
Bảng 2. 15: Kiểm định sự tin cậy thang đo cho nhân tố mức độ quan tâm và nhận thức của nhà quản trị (NQTQT)	113
Bảng 2. 16: Kiểm định sự tin cậy thang đo cho nhân tố Ý kiến tư vấn (YKTV)	114
Bảng 2. 17: Kiểm định sự tin cậy thang đo cho nhân tố Áp lực từ thuế (ALTT)	115
Bảng 2. 18: Kết quả phân tích nhân tố cho các biến độc lập	116
Bảng 2. 19: Kết quả phân tích nhân tố cho biến phụ thuộc	117
Bảng 2. 20: Ma trận hệ số tương quan	117
Bảng 2. 21: Kết quả hồi quy	118
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
	Báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những kênh thông tin vô cùng quan trọng trong việc kết nối doanh nghiệp với các cổ đông, nhà đầu tư và các bên liên quan. Tuy nhiên, BCTC luôn tiềm ẩn rủi ro xảy ra sai sót (chủ quan hoặc khách quan), làm sai lệch thông tin BCTC, ảnh hưởng đến tính trung thực, minh bạch của BCTC, từ đó ảnh hưởng đến các quyết định của đối tượng sử dụng thông tin. Cổ đông hoặc các nhà đầu tư có thể phải đối mặt với tình trạng thông tin không cân xứng (information asymmertry) dẫn đến sai lệch khi đưa ra quyết sách đầu tư do thông tin cung cấp không đúng, bị che giấu hoặc không được cung cấp đầy đủ.
	Trong quy trình lập BCTC, các doanh nghiệp thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán - một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập BCTC. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng sử dụng các ước tính kế toán như là một công cụ đắc lực để “phù phép” lợi nhuận. Khi cần lợi nhuận ở mức cao để thuyết phục và tạo lòng tin cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp có thể: giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng phải thu khó đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuống dưới giá trị thuần, vốn hóa các khoản chi phí không đủ điều kiện vốn hóa Hoặc khi cần lợi nhuận ở mức thấp để tránh các nghĩa vụ thuế hoặc nhận các ưu đãi từ phía chính phủ, doanh nghiệp có thể: tăng mức khấu hao, tăng mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho Bên cạnh đó, đôi khi các ước tính không được ghi nhận đầy đủ trên BCTC do tồn tại khoảng cách giữa các quy định của chế độ kế toán và chính sách thuế thu nhập hiện hành trong việc ghi nhận chi phí, thu nhập liên quan đến ước tính kế toán, các doanh nghiệp sẽ có xu hướng loại bỏ ước tính kế toán khỏi BCTC, hạch toán theo các nội dung mà cơ quan Thuế chấp nhận, dẫn đến số liệu kế toán không trung thực, hợp lý và thông tin công bố tới người đọc không phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 
Ở Việt Nam, ngành xây lắp là một trong những lực lượng chủ lực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng của nền kinh tế- xã hội, xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp rộng khắp cả nước, trong đó có những công trình có tính động lực, thúc đẩy nền kinh tế- xã hội phát triển, đóng góp đáng kể vào GDP hàng năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh chuẩn mực ngày càng phức tạp, hoạt động kinh doanh khó khăn, nhiều rủi ro, nợ xấu tăng cao, hàng tồn kho luân chuyển chậm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán giảm điểm, lợi nhuận sụt giảm cũng là những áp lực khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng xảy ra các sai sót hoặc phải sử dụng UTKT như công cụ điều chỉnh và “làm đẹp” thông tin BCTC. Bên cạnh đó, các ước tính kế toán tại các công ty xây lắp cũng nhiều, mang tính chất phức tạp, đặc thù liên quan đến cả doanh thu và chi phí, do đó, vấn đề sai sót và ước tính kế toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong báo cáo tài chính, nếu không xử lý tốt sẽ ảnh hưởng tới tính trung thực, hợp lý và khả năng so sánh thông tin trên BCTC của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều vấn đề sai sót và thay đổi ước tính kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp liên quan đến nhận diện, xử lý và công bố thông tin.
Ngoài ra, từ khi ban hành Chuẩn mực kế toán đầu những năm 2000 đến nay đã có một số nghiên cứu trong bối cảnh Việt Nam về vấn đề này, các nghiên cứu đã bước đầu giúp nhận biết sai sót và thay đổi ước tính kế toán. Tuy nhiên, vấn đề này rất phức tạp, nhất là với đặc thù riêng biệt của công ty xây lắp, và hiện không có nhiều đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về sai sót và thay đổi ước tính kế toán tại các công ty xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Sai sót và thay đổi ước tính kế toán tại các công ty xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của mình.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 
Các nghiên cứu liên quan đến sai sót
W. R. Kinney (1979) đã tập trung phát hiện các sai sót thông qua thu thập dữ liệu khách hàng từ 7 công ty kiểm toán với khách hàng có doanh thu từ 5-10 triệu USD. Qua nghiên cứu nhận định có 25 tài khoản có sai sót trọng yếu được phân loại để nghiên cứu. Kết quả, một số tài khoản có mức ý nghĩa quan trọng đối với các điều chỉnh của kiểm toán viên đó là:
Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận; Doanh thu; Chi Phí; Giá vốn bán hàng; Doanh thu khác; Chi phí khác
Bảng cân đối kế toán: Các khoản phải thu; Hàng tồn kho; Tài sản ngắn hạn khác; Nợ ngắn hạn khác; Nợ dài hạn; các khoản dự phòng
Trong đó, lợi nhuận ròng là tài khoản chiếm tỷ lệ điều chỉnh lớn nhất với 61% báo cáo công ty theo năm. 
Trong kết quả nghiên cứu của Song (2011) đã trình bày phương pháp phát hiện rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua việc nhận diện sai sót căn cứ vào thông tin tài chính và phi tài chính của đơn vị trình bày trên các báo cáo.
Nguyễn Công Phương và cộng sự (2018) nghiên cứu sai sót trong công bố thông tin trên BCTC là một trong những chủ đề đặc biệt được quan tâm và mang tính thời sự tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm cung cấp bức tranh tổng quát về thực trạng sai sót BCTC theo các chỉ tiêu trọng yếu như lợi nhuận và tài sản. Dựa vào cách tiếp cận mô tả và so sánh báo cáo trước và sau kiểm toán, nghiên cứu đã phân tích cho thấy sai sót lợi nhuận và tài sản của các công ty niêm yết phổ biến cả về số lượng và mức độ sai sót. Kết quả một mặt cung cấp thông tin có giá trị cho cơ quan quản lý, nhà đầu tư để xem xét trong việc quản lý và ra quyết định, mặt khác cung cấp kết quả cho các nhà nghiên cứu để giải thích hiện tượng sai sót BCTC.
Các nghiên cứu về ước tính kế toán và thay đổi ước tính kế toán
Mai Ngọc Anh (2012) đưa ra kết quả nghiên cứu chung về ước tính kế toán và các phương pháp xác định từng ước tính quy định trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISA), chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) và nguyên tắc kế toán Mỹ (US GAAPs) từ đó đưa ra các kinh nghiệm phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Đề tài cũng nghiên cứu chuẩn mực và chế độ kế toán về ước tính kế toán và phương pháp xác định UTKT, đánh giá ưu nhược điểm từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện. Ngoài ra, các nghiên cứu của tác giả Mai Ngọc Anh công bố trên tạp chí chuyên ngành về ước tính kế toán như: “Xử lý ước tính kế toán trong giai đoạn kinh tế khó khăn hiện nay” (2013), đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán; “Sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống chuẩn mực kế toán và chuẩn mực BCTC quốc tế” (2010), Tạp chí nghiên cứu khoa học kiểm toán chỉ ra các đặc điểm UTKT và các sai sót có thể xảy ra liên quan đến ước tính kế toán, hướng dẫn kế toán đối với các UTKT và các cách thức sử dụng giá trị hợp lý.
Đặng Ngọc Hùng (2016) trình bày sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực kế toán ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy sau khi đã tiến hành kiểm định thang đo Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA), đồng thời kiểm định mối liên hệ giữa mức độ áp dụng chuẩn mực kế toán và lợi ích áp dụng chuẩn mực kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự khác biệt nhỏ so với mô hình dự kiến ban đầu, có 04 nhân tố gồm: Chế độ kế toán và thông tư hướng dẫn; Kinh nghiệm và năng lực của kế toán viên; Tổ chức tư vấn nghề nghiệp; và Đặc điểm của doanh nghiệp có quan hệ thuận ch ...  thường gây áp lực đến việc xử lý. trình bày thông tin kế toán của đơn vị
0
72
72
Phụ lục 4: Phỏng vấn sâu (Giám đốc tài chính/ Kế toán trưởng/Kế toán viên)
PHẦN 1: GIỚI THIỆU
Tôi là Phạm Lê Ngọc Tuyết. NCS trường Học viện Tài chính 
Đề tài nghiên cứu về “Sai sót và thay đổi ước tính kế toán tại các công ty xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
Thông tin chuyên gia: 
Chức vụ: 	Cơ quan công tác:
PHẦN 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN
Theo Anh/Chị. căn cứ nào để khẳng định là doanh nghiệp đã tuân thủ trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán về sai sót và thay đổi ước tính kế toán? 
Anh/Chị đánh giá như thế nào về tính tuân thủ trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp đặc thù như công ty xây lắp? 
Theo kết quả nghiên cứu. có 8 nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ tuân thủ thông tin về sai sót và thay đổi ước tính kế toán bao gồm: Quy mô doanh nghiệp; Kiểm toán bởi Big4; Tính độc lập của Chủ tịch HĐQT; Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập; Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên; Mức độ quan tâm của nhà quản lý; Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; Sự tư vấn của các tổ chức nghề nghiệp. Nhân tố Áp lực từ thuế không có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ tuân thủ về xử lý (nhận diện. xử lý và công bố) thông tin về sai sót và thay đổi ước tính kế toán. Ý kiến của chuyên gia như thế nào? 
Từ kết quả của phiếu khảo sát các công ty xây lắp cho thấy vẫn còn tình trạng sai sót do lỗi bỏ sót các giao dịch. Theo Anh/Chị thì đâu là nguyên nhân chính? Anh/Chị có cho rằng thực trạng bỏ sót giao dịch là do hành vi cố ý không?
Công ty của Anh/Chị có tình trạng lỗi do tính toán không? Nếu có. giải pháp của công ty để hạn chế tình trạng trên là gì? Phần mềm kế toán và các ứng dụng tin học có giúp giải quyết vấn đề này không?
Với khoản dự phòng phải thu khó đòi. công ty Anh/Chị có lập dự phòng đầy đủ không? Công ty Anh/Chị phân loại nợ phải thu khó đòi theo thời gian. khả năng thu hồi nợ hay theo đánh giá của doanh nghiệp?
Công ty Anh/Chị có tình trạng sau khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được một thời gian lại hoàn nhập khoản dự phòng không?
Công ty Anh/Chị có trích lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp không? Nếu không. lý do vì sao? Nếu có. thời điểm trích lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp là khi nào? Căn cứ trích lập dự phòng là gì? Mức trích lập dự phòng bảo hành là bao nhiêu?
Theo khảo sát thì các công ty xây lắp không trích lập dự phòng tổn thất tài sản. theo Anh/Chị thì đâu là nguyên nhân và vướng mắc?
Theo khảo sát thì các công ty xây lắp chưa nhận diện được thế là hợp đồng có rủi ro lớn và không trích lập dự phòng. theo Anh/Chị thì đâu là nguyên nhân và vướng mắc?
Với các sai sót được phát hiện của kỳ hiện tại. doanh nghiệp sẽ xử lý và công bố như thế nào? Có tình trạng doanh nghiệp xử lý sai sót kỳ trước theo cách thức sửa trực tiếp vào hệ thống số sách và báo cáo tài chính không?
Tại công ty Anh/Chị có tình trạng điều chỉnh sai sót kỳ trước bằng cách sửa trực tiếp vào hệ thống số sách và báo cáo tài chính không?
Kết thúc phỏng vấn: 
Chúng ta đã hoàn thành xong cuộc phỏng vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian cung cấp những thông tin quý báu cho tôi. 
Nếu anh chị có đóng góp thêm ý kiến gì? Vui lòng gửi về địa chỉ mail: tuyetppa@gmail.com.
Kính chúc anh chị mạnh khỏe. hạnh phúc và thành công.
Phụ lục 4.1: Danh sách đối tượng tham gia phỏng vấn sâu
Stt
Họ tên
Chức vụ
Đơn vị công tác
Trần Đức Minh
Kế toán trưởng
Công ty cổ phần Sông Đà 4 thuộc Tổng công ty Sông Đà
Hà Thị Huê
Kế toán trưởng
Công ty cổ phần LICOGI 166
Đỗ Đức Thắng
Kế toán trưởng
Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội
Lại Thị Lan
Kế toán trưởng
Công ty cổ phần xây dựng số 9 (Vinaconex 9)
Trần Văn Ngư
Kế toán trưởng
Công ty cổ phần Sông Đà 11
Phụ lục 4.2: Tổng hợp kết quả trả lời phỏng vấn sâu
Theo Anh/Chị. căn cứ nào để khẳng định là doanh nghiệp đã tuân thủ trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán về sai sót và thay đổi ước tính kế toán? 
- (5/5 kế toán trưởng): Doanh nghiệp tuân thủ quy định kế toán trong việc áp dụng Chuẩn mực kế toán 29 về nhận diện. xử lý và công bố thông tin về sai sót và thay đổi ước tính kế toán.
Anh/Chị đánh giá như thế nào về tính tuân thủ trong việc áp dụng chuẩn mực kế toán tại các doanh nghiệp đặc thù như công ty xây lắp? 
- (1/5 kế toán trưởng) Tùy tâm doanh nghiệp. Bản thân người làm kế toán cũng chưa hiểu hết và vận dụng đúng chuẩn mực. Điều này phản ánh mặc dù chuẩn mực có ưu điểm là phản ánh đúng yêu cầu thị trường nhưng từ ngữ còn trừu tượng và trình độ kế toán viên không đáp ứng yêu cầu.
- (3/5 kế toán trưởng) Sự quan tâm chưa sát sao và trình độ của lãnh đạo về tài chính kế toán chưa cao dẫn tới tính tuân thủ chuẩn mực kế toán còn hạn chế.
- (1/5 kế toán trưởng) Việc có tuân thủ hay không không có chế tài hoặc lợi ích. đôi khi tuân thủ thì khối lượng công việc lại nhiều hơn
Theo kết quả nghiên cứu. có 8 nhân tố ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ tuân thủ thông tin về sai sót và thay đổi ước tính kế toán bao gồm: Quy mô doanh nghiệp; Kiểm toán bởi Big4; Tính độc lập của Chủ tịch HĐQT; Tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập; Trình độ và kinh nghiệm của kế toán viên; Mức độ quan tâm của nhà quản lý; Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin; Sự tư vấn của các tổ chức nghề nghiệp. Nhân tố Áp lực từ thuế không có ảnh hưởng thuận chiều đến mức độ tuân thủ về xử lý (nhận diện. xử lý và công bố) thông tin về sai sót và thay đổi ước tính kế toán. Ý kiến của Anh/Chị như thế nào? 
(5/5 kế toán trưởng) Kết quả nghiên cứu tình huống trên là hợp lý và có cơ sở. Việc áp dụng VAS 29 vào thực tiễn sẽ không được thực hiện nếu như việc tuân thủ quy định thông tin về sai sót và thay đổi ước tính kế toán kế toán về trong doanh nghiệp không cao.
Từ kết quả của phiếu khảo sát các công ty xây lắp cho thấy vẫn còn tình trạng sai sót do lỗi bỏ sót các giao dịch. Theo Anh/Chị thì đâu là nguyên nhân chính? Anh/Chị có cho rằng thực trạng bỏ sót giao dịch là do hành vi cố ý không?
- (2/5 kế toán trưởng) Lỗi vô ý xảy ra do sự bất cẩn của nhân viên kế toán và thiếu sự rà soát kiểm tra trong đơn vị kế toán. tuy nhiên đó thường là các giao dịch với giá trị nhỏ và rất ít khi xảy ra.
- (3/5 kế toán trưởng) Đặc thù đơn vị xây lắp. công ty thường tổ chức cán bộ kế toán ở dưới công trình vừa làm thống kê vừa làm kế toán bao gồm thu thập. phân loại. đóng chứng từ. tổng hợp chi phí và nộp chứng từ để hạch toán kế toán tập trung tại phòng kế toán công ty. Thêm vào đó khối lượng công việc tại các công trình lớn nên việc bỏ xót giao dịch là điều không tránh khỏi. tuy nhiên đó thường là các khoản giao dịch giá trị thấp và không phải cố ý.
Công ty của Anh/Chị có tình trạng lỗi do tính toán không? Nếu có. giải pháp của công ty để hạn chế tình trạng trên là gì? Phần mềm kế toán và các ứng dụng tin học có giúp giải quyết vấn đề này không?
- (5/5 kế toán trưởng) Không. Các lỗi tính toán thường rất ít xảy ra nhất là khi đơn vị đã đưa phần mềm kế toán thay thế việc ghi sổ thủ công như trước đây.
Với khoản dự phòng phải thu khó đòi. công ty Anh/Chị có lập dự phòng đầy đủ không? Công ty Anh/Chị phân loại nợ phải thu khó đòi theo thời gian. khả năng thu hồi nợ hay theo đánh giá của doanh nghiệp?
- (2/5 kế toán trưởng) Có. Công ty phân loại theo thời gian theo đúng chuẩn mực.
- (3/5 kế toán trưởng) Có. Công ty phân loại theo khả năng thu hồi nợ chứ không phân loại theo thời gian. Các phân loại này sẽ thực tế hơn vì có khả năng doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản ngay mà không cần phải đợi quá hạn từ 6 tháng đến trên 3 năm theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán và các thông tư liên quan. Tuy nhiên. trong trường hợp trên nợ phải thu quá hạn trên 3 năm có thể không lập dự phòng vì công ty cho rằng đó là khác hàng thân thiết và đủ tin cậy để không lập dự phòng.
Công ty Anh/Chị có tình trạng sau khi lập dự phòng nợ phải thu khó đòi được một thời gian lại hoàn nhập khoản dự phòng không?
- (5/5 kế toán trưởng) Không.
Công ty Anh/Chị có trích lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp không? Nếu không. lý do vì sao? Nếu có. thời điểm trích lập dự phòng bảo hành công trình xây lắp là khi nào? Căn cứ trích lập dự phòng là gì? Mức trích lập dự phòng bảo hành là bao nhiêu? Anh/Chị có cho rằng có tình trạng sử dụng trích lập dự phòng để điều chỉnh lãi/lỗ không?
- (3/5 kế toán trưởng) Có. Doanh nghiệp trích lập dự phòng khi đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết tại hợp đồng.
- (2/5 kế toán trưởng) Có. Căn cứ trích từ chi phí phòng bảo hành công trình xây lắp trên giá trị thi công được chủ đầu tư nghiệm thu hàng năm.
- Mức trích lập từ 5-10% tổng giá trị công trình.
- (1/5 kế toán trưởng) Có tình trạng sử dụng trích lập dự phòng để điều chỉnh lãi/lỗ.
Theo khảo sát thì các công ty xây lắp không trích lập dự phòng tổn thất tài sản. theo Anh/Chị thì đâu là nguyên nhân và vướng mắc?
- (2/5 kế toán trưởng) Không lập dự phòng tổn thất tài sản cố định do Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện chưa ban hành Chuẩn mực về tổn thất tài sản. Với công ty đặc thù về xây lắp. khả năng bị tổn thất tài sản của doanh nghiệp là rất cao. có thể xuất phát từ việc tài sản. máy móc thiết bị để ngoài trời bị hư hỏng. mất cắp hoặc máy móc thiết bị đặc chủng. lỗi thời không dùng được cho các công trình khác 
- (3/5 kế toán trưởng) chỉ cần trích khấu hao tài sản cố định đầy đủ là đáp ứng yêu cầu ghi nhận tài sản.
Theo khảo sát thì các công ty xây lắp chưa nhận diện được thế là hợp đồng có rủi ro lớn và không trích lập dự phòng. theo Anh/Chị thì đâu là nguyên nhân và vướng mắc?
- (5/5 kế toán trưởng) Cơ quan thuế sẽ không chấp nhận số liệu.
- (2/5 kế toán trưởng) Chưa có hướng dẫn cụ thể và dầy đủ về lập dự phòng hợp đồng rủi ro lớn.
Với các sai sót được phát hiện của kỳ hiện tại. doanh nghiệp sẽ xử lý và công bố như thế nào? Có tình trạng doanh nghiệp xử lý sai sót kỳ trước theo cách thức sửa trực tiếp vào hệ thống số sách và báo cáo tài chính không?
- (5/5 kế toán trưởng) Các doanh nghiệp sửa chữa sai sót trước khi công bố báo cáo tài chính và số liệu này các doanh nghiệp sẽ không chi tiết cụ thể ở mục thuyết minh.
- (3/5 kế toán trưởng) có tình trạng doanh nghiệp xử lý sai sót kỳ trước theo cách thức sửa trực tiếp vào hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính.
Tại công ty Anh/Chị có tình trạng điều chỉnh sai sót kỳ trước bằng cách sửa trực tiếp vào hệ thống số sách và báo cáo tài chính không?
- (1/5 kế toán trưởng) Có
- (4/5 kế toán trưởng) Không
Kết thúc phỏng vấn: 
Chúng ta đã hoàn thành xong cuộc phỏng vấn. Tôi xin chân thành cảm ơn Anh/Chị đã dành thời gian cung cấp những thông tin quý báu cho tôi. Nếu anh chị có đóng góp thêm ý kiến gì? Vui lòng gửi về địa chỉ mail: tuyetppa@gmail.com
Kính chúc anh chị mạnh khỏe. hạnh phúc và thành công.
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Phạm Lê Ngọc Tuyết, “Thực trạng thay đổi ước tính kế toán tại các công ty xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán (số 4/201). Trang 42-45.
Phạm Lê Ngọc Tuyết, “Đánh giá sai sót trong báo cáo tài chính tại các công ty xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Tạp chí tài chính (Kỳ 2- Tháng 5/2020 (729). Trang 114-116.

File đính kèm:

  • docluan_an_sai_sot_va_thay_doi_uoc_tinh_ke_toan_tai_cac_cong_ty.doc
  • docx1. Kết luận mới của Luận án tiến sĩ Phạm Lê Ngọc Tuyết_Bản tiếng Anh.docx
  • docx2. Kết luận mới của Luận án tiến sĩ Phạm Lê Ngọc Tuyết_Bản tiếng Việt.docx
  • docx3. Tóm tắt của Luận án Tiến sĩ Phạm Lê Ngọc Tuyết tiếng Anh.docx
  • docx4. Tóm tắt của Luận án Tiến sĩ Phạm Lê Ngọc Tuyết tiếng Việt.docx
  • pdfLUANAN~1.PDF