Luận án Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có chiều dài đường bờ biển hơn

3.260 km, là nước đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới.

Vùng biển Việt Nam trải dài trên 13 vĩ độ, thuộc phạm vi lãnh thổ hành chính

của 28 tỉnh, thành phố. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, biển đảo có vai trò

to lớn trong việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành nên nền văn hóa

biển, thiết lập mối quan hệ giao thương với các nước; đồng thời xác lập chủ

quyền và an ninh quốc gia trên biển. Xác định được tầm quan trọng đó, Đảng

và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề biển đảo nói chung và văn hóa của

cư dân vùng biển nói riêng. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương

Đảng khóa X (ngày 09/02/2007) đã ban hành Nghị quyết về “Chiến lược biển

Việt Nam đến năm 2020). Nghị quyết xác định rõ: Đến năm 2020 phấn đấu

đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững

chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo; góp phần quan

trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu

mạnh. Kế thừa tinh thần đó, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương

khóa XII (tháng 10/2018), Đảng ta tiếp tục đưa ra Nghị quyết “Chiến lược

phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

2045”. Nghị quyết nhấn mạnh: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh;

đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biến; hình thành văn hóa

sinh thái biển.

Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc của Tổ

quốc, có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ. Ngay từ thời nhà Lý ở thế kỷ XI, Vân Đồn

không chỉ là một vùng đất có vị thế địa - quân sự, địa - kinh tế, địa - văn hoá

mà còn là một thương cảng nổi tiếng với tiềm năng kinh tế và môi trường tự

nhiên phong phú, đã sớm là địa bàn sinh tụ của nhiều lớp cư dân cổ. Ngày

nay, vùng biển đảo Vân Đồn vẫn luôn có vị trí chiến lược trong phát triển

kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng2

Đông Bắc Việt Nam nói chung. Trải qua quá trình phát triển, các giá trị văn

hoá đặc trưng của cư dân ven biển ở Vân Đồn dần hình thành. Là cư dân sống

ven biển và trên biển, các cộng đồng cư dân khu vực này đã sớm biết khai

thác các nguồn lợi từ biển, xác lập nên nền kinh tế biển với khai thác biển và

phát triển thương mại biển. Từ trong môi trường sống đó, các đặc tính xã hội -

văn hoá, tri thức, kinh nghiệm đi biển, hiểu biết về ngư trường, về các nguồn

tài nguyên ẩn tàng trong lòng biển - tri thức về biển của cư dân Vân Đồn cũng

được định hình. Cũng trong quá trình ấy, cư dân Vân Đồn cũng đã thể hiện

tinh thần và truyền thống văn hoá, trong đó có các lễ hội, sinh hoạt văn hoá

gắn liền với môi trường biển, với truyền thống hào hùng của lịch sử chống

giặc ngoại xâm. Do đó, nghiên cứu văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân

Đồn không chỉ góp phần cung cấp những nhận thức mới và hệ thống về sự

hình thành và phát triển của các khu vực cư dân ven biển; mà còn góp phần

làm rõ hơn lịch sử văn hoá cư dân ở một khu vực địa - chiến lược của đất

nước ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra, việc nghiên cứu văn hoá của

cư dân vùng biển đảo Vân Đồn còn góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn

hoá cư dân khu vực này và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nơi đây,

nhất là trong bối cảnh nước ta đang triển khai mạnh mẽ “Chiến lược phát triển

bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Hiện nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Vân Đồn đang đứng

trước vận hội mới nên những tiềm năng và giá trị văn hóa của Vân Đồn cần

được tiếp tục phát huy.

pdf 188 trang kiennguyen 9360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh

Luận án Văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
THÀNH THU TRANG 
VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN 
VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH 
` 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC 
Hà Nội - 2021
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
THÀNH THU TRANG 
VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN 
VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN, QUẢNG NINH 
Ngành: Văn Hóa Học 
Mã số: 9.22.90.40 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC 
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Phƣơng Châm 
Hà Nội - 2021
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan rằng, bản luận án tiến sĩ Văn hóa của cƣ dân vùng 
biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và 
chưa từng được công bố. Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã kế thừa 
những nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước và có trích dẫn đầy đủ. 
Kết quả nêu trong luận án là trung thực. 
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. 
Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2021 
 Tác giả 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ 
LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN ........................... 7 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ........... 7 
1.2. Cơ sở lý luận .................................................................................... 21 
1.3. Khái quát về điều kiện địa lý - tự nhiên và tình hình kinh tế - xã 
hội, dân cư ở vùng biển đảo Vân Đồn .................................................... 34 
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 47 
Chƣơng 2: SINH KẾ CỦA CƢ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN ..... 48 
2.1. Nghề đi biển và những công việc phụ trợ cho nghề đi biển của 
cư dân vùng biển đảo Vân Đồn ............................................................... 48 
2.2. Tri thức dân gian của cư dân Vân Đồn về biển và nghề đi biển ...... 66 
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 72 
Chƣơng 3: PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA CƢ DÂN VÙNG BIỂN 
ĐẢO VÂN ĐỒN ............................................................................................ 73 
3.1. Tập quán ăn, mặc, ở, đi lại của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn ..... 73 
3.2. Những tập quán trong việc sinh đẻ, cưới hỏi, tang ma của cư dân 
vùng biển đảo Vân Đồn .......................................................................... 84 
3.3. Những tục lệ liên quan đến việc kiêng kỵ, lễ tết của cư dân vùng 
biển đảo Vân Đồn .................................................................................... 99 
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 101 
Chƣơng 4: TÍN NGƢỠNG, LỄ HỘI CỦA CƢ DÂN VÙNG BIỂN 
ĐẢO VÂN ĐỒN .......................................................................................... 102 
4.1. Tín ngưỡng dân gian của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn............. 102 
4.2. Lễ hội ............................................................................................. 114 
Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 125 
Chƣơng 5: VĂN HÓA CỦA CƢ DÂN VÙNG BIỂN ĐẢO VÂN ĐỒN 
TRONG CÁC CHIỀU TƢƠNG TÁC ....................................................... 127 
5.1. Tương tác giữa các yếu tố văn hóa nông nghiệp và văn hóa biển . 127 
5.2. Tương tác giữa các yếu tố văn hóa truyền thống và đương đại ..... 132 
5.3. Tương tác giữa các yếu tố văn hóa nội sinh và ngoại sinh ............ 133 
5.4. Kết quả rút ra từ sự tương tác các yếu tố văn hóa của cư dân biển 
đảo Vân Đồn ......................................................................................... 138 
Tiểu kết chƣơng 5 ........................................................................................ 143 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 144 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 147 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
1 
2 
BQL 
BVHTT 
: Ban quản lý 
: Bộ Văn hóa thông tin 
3 CN : Công nghiệp 
4 
5 
6 
KCN 
KKT 
KHXH 
: Khu công nghiệp 
: Khu kinh tế 
: Khoa học xã hội 
7 Nxb : Nhà xuất bản 
8 QĐ : Quyết định 
9 STT : Số thứ tự 
10 Tr : Trang 
11 UBND : Ủy ban nhân dân 
12 
13 
UNESCO 
VHDT 
: Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên Hiệp Quốc 
: Văn hóa dân tộc 
14 
15 
VHTT 
VHNT 
: Văn hóa thông tin 
: Văn hóa Nghệ thuật 
16 VHTT&DL : Văn hóa thể thao và du lịch 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
 Việt Nam là một quốc gia ven biển, có chiều dài đường bờ biển hơn 
3.260 km, là nước đứng thứ 27 trong số 156 quốc gia có biển trên thế giới. 
Vùng biển Việt Nam trải dài trên 13 vĩ độ, thuộc phạm vi lãnh thổ hành chính 
của 28 tỉnh, thành phố. Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, biển đảo có vai trò 
to lớn trong việc tạo lập không gian sinh tồn, hình thành nên nền văn hóa 
biển, thiết lập mối quan hệ giao thương với các nước; đồng thời xác lập chủ 
quyền và an ninh quốc gia trên biển. Xác định được tầm quan trọng đó, Đảng 
và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề biển đảo nói chung và văn hóa của 
cư dân vùng biển nói riêng. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương 
Đảng khóa X (ngày 09/02/2007) đã ban hành Nghị quyết về “Chiến lược biển 
Việt Nam đến năm 2020). Nghị quyết xác định rõ: Đến năm 2020 phấn đấu 
đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững 
chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo; góp phần quan 
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu 
mạnh. Kế thừa tinh thần đó, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương 
khóa XII (tháng 10/2018), Đảng ta tiếp tục đưa ra Nghị quyết “Chiến lược 
phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 
2045”. Nghị quyết nhấn mạnh: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; 
đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biến; hình thành văn hóa 
sinh thái biển. 
 Vân Đồn là một huyện đảo nằm ở vị trí tiền tiêu phía Đông Bắc của Tổ 
quốc, có hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ. Ngay từ thời nhà Lý ở thế kỷ XI, Vân Đồn 
không chỉ là một vùng đất có vị thế địa - quân sự, địa - kinh tế, địa - văn hoá 
mà còn là một thương cảng nổi tiếng với tiềm năng kinh tế và môi trường tự 
nhiên phong phú, đã sớm là địa bàn sinh tụ của nhiều lớp cư dân cổ. Ngày 
nay, vùng biển đảo Vân Đồn vẫn luôn có vị trí chiến lược trong phát triển 
kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng 
 2 
Đông Bắc Việt Nam nói chung. Trải qua quá trình phát triển, các giá trị văn 
hoá đặc trưng của cư dân ven biển ở Vân Đồn dần hình thành. Là cư dân sống 
ven biển và trên biển, các cộng đồng cư dân khu vực này đã sớm biết khai 
thác các nguồn lợi từ biển, xác lập nên nền kinh tế biển với khai thác biển và 
phát triển thương mại biển. Từ trong môi trường sống đó, các đặc tính xã hội - 
văn hoá, tri thức, kinh nghiệm đi biển, hiểu biết về ngư trường, về các nguồn 
tài nguyên ẩn tàng trong lòng biển - tri thức về biển của cư dân Vân Đồn cũng 
được định hình. Cũng trong quá trình ấy, cư dân Vân Đồn cũng đã thể hiện 
tinh thần và truyền thống văn hoá, trong đó có các lễ hội, sinh hoạt văn hoá 
gắn liền với môi trường biển, với truyền thống hào hùng của lịch sử chống 
giặc ngoại xâm. Do đó, nghiên cứu văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân 
Đồn không chỉ góp phần cung cấp những nhận thức mới và hệ thống về sự 
hình thành và phát triển của các khu vực cư dân ven biển; mà còn góp phần 
làm rõ hơn lịch sử văn hoá cư dân ở một khu vực địa - chiến lược của đất 
nước ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra, việc nghiên cứu văn hoá của 
cư dân vùng biển đảo Vân Đồn còn góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn 
hoá cư dân khu vực này và góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nơi đây, 
nhất là trong bối cảnh nước ta đang triển khai mạnh mẽ “Chiến lược phát triển 
bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. 
Hiện nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Vân Đồn đang đứng 
trước vận hội mới nên những tiềm năng và giá trị văn hóa của Vân Đồn cần 
được tiếp tục phát huy. 
 Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Văn hóa của cƣ dân 
vùng biển đảo Vân Đồn, Quảng Ninh” làm đề tài Luận án tiến sĩ, chuyên 
ngành Văn hóa học. 
2. Đối tƣợng nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu của luận án là văn hóa của cư dân vùng biển đảo 
Vân Đồn, Quảng Ninh, trong đó tập trung vào các khía cạnh cơ bản như sinh 
kế, phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lễ hội. 
 3 
3. Phạm vi nghiên cứu 
 +Về thời gian: Luận án nghiên cứu văn hóa của cư dân vùng biển đảo 
Vân Đồn trong quá trình lịch sử, đặc biệt là giai đoạn gần đây, khi Vân Đồn 
có sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và du lịch theo chủ trương của Chính 
phủ khi xây dựng Vân Đồn thành khu kinh tế du lịch trọng điểm 
 + Về không gian: Luận án tập trung chủ yếu vào nghiên cứu văn hóa 
của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Bên cạnh đó, luận án 
đặt đối tượng nghiên cứu này trong mối tương tác với cả khu vực ven biển 
Đông Bắc nói riêng cũng như trong hệ thống văn hoá của các cư dân ven biển 
Việt Nam nói chung. 
 + Về nội dung: Vì văn hóa của cư dân biển đảo Vân Đồn là vấn đề khá 
rộng nên luận án tập trung vào việc làm rõ diện mạo văn hóa của cư dân biển 
đảo Vân Đồn ở các khía cạnh như thực hành sinh kế, phong tục tập quán, tín 
ngưỡng, lễ hội; đồng thời chỉ ra các chiều tương tác trong văn hóa của cư dân 
vùng biển đảo Vân Đồn. 
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
4.1. Mục đích nghiên cứu: 
 Qua việc nghiên cứu diện mạo của văn hóa cư dân vùng biển đảo Vân 
Đồn trên các khía cạnh cơ bản sinh kế, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ 
hội; phân tích các chiều tương tác thể hiện trong văn hóa của cư dân vùng 
biển đảo Vân Đồn; luận án hướng đến việc khẳng định Vân Đồn là một không 
gian văn hóa đặc thù, là đầu mối của sự giao lưu, kết nối văn hóa. 
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 
 Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án tập trong vào một 
số nhiệm vụ sau: 
 Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận 
án và chỉ ra những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm. 
 Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa biển; đặc trưng của 
văn hóa biển ở Việt Nam. 
 4 
 Thứ ba, phân tích diện mạo văn hóa của cư dân vùng biển đảo Vân Đồn 
trên các khía cạnh như sinh kế, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội. 
 Thứ tư, phân tích các chiều tương tác thể hiện trong văn hóa của cư dân 
vùng biển đảo Vân Đồn. 
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 
 Hướng tiếp cận: Do tính chất của đề tài nghiên cứu về văn hoá biển là 
một chủ đề rộng liên quan đến nhiều chuyên ngành khoa học như: lịch sử, văn 
hóa học, nhân học văn hóa, xã hội học nên đề tài đi theo hướng tiếp cận 
liên ngành để vấn đề nghiên cứu được làm sáng rõ hơn, từ nhiều chiều cạnh 
khác nhau. 
Phương pháp nghiên cứ ... n số và lao động Vân Đồn 
Phụ lục 3: Danh sách phỏng vấn 
Phụ lục 4: Các lễ hội dân gian chính ở Vân Đồn 
Phụ lục 5: Văn khấn cầu bình tại đình Quan Lạn 
Phụ lục 6: Lời rao của các giáp Đông Nam Văn, Đoài Bắc Võ 
Phụ lục 7: Tour Du Lịch Vân Đồn 
Phụ lục 8: Một số hình ảnh về văn hóa dân gian Vân Đồn 
 162 
Phụ lục 1: Bản đồ hành chính huyện Vân Đồn 
Nguồn: 
 163 
Phụ lục 2: Thống kê dân số và lao động Vân Đồn 
 164 
Phụ lục 3: 
Danh sách phỏng vấn 
1. Cụ Nguyễn Văn Duy 94 tuổi, làm nước mắm, xã Quan Lạn 
2. Cụ Vũ Thị Dược 91 tuổi, làm nước mắm, xã Quan Lạn 
3. Cụ Nguyễn Văn Dinh, 88 tuổi, xã Quan Lạn. 
4. Ông Nguyễn Văn Đụng, 70 tuổi, thủ nhang đình Quan Lạn 
5. Ông Hoàng Đình Đô, 60 tuổi, ngư dân, thôn Hải Yến 
6. Ông Phạm Quang Hoài, 35 tuổi, nghề rèn, thôn Thái Hòa 
7. Ông Đỗ Minh Hoàn, 41 tuổi, Phó chủ tịch xã Quan Lạn 
8. Ông Nguyễn Văn Hùng, 43 tuổi, đại học Mỹ Thuật Việt Nam 
9. Ông Phạm Văn Hữu, 73 tuổi, trưởng đội tế lễ đình Quan Lạn 
10. Ông Hoàng Xuân Khương, 35 tuổi, cán bộ văn hóa xã Quan Lạn 
11. Ông Phạm Văn Lân, 58 tuổi, đảo Minh Châu, Vân Đồn. 
12. Cụ Phạm Danh Mại, 92 tuổi, nguyên ngư dân xã Quan Lạn 
13. Ông Nguyễn Thế Mỹ, thủ nhang miếu ông Hoàng, thôn Hải Yến. 
14. Ông Phạm Văn Nung, 76 tuổi, thủ nhang đền Cặp Tiên 
15. Ông Phạm Văn Nhương, 75 tuổi, thủ nhang đền 3 tướng quân họ Phạm 
16. Ông Hồ Anh Tuấn, 57 tuổi, phó phòng Văn hóa-thông tin huyện Vân 
Đồn. 
17. Bà Vũ Thị Vị, 44 tuổi, ngư dân, thôn Thái Hòa 
18. Ông Nguyễn Văn Năng, 46 tuổi, ngư dân, thôn Thái Hòa 
19. Ông Phạm Anh Chiểu, 27 tuổi, người dân Quan Lạn 
20. Bà Phạm Thị Sung, 41 tuổi, tiểu thương chợ Cái Rồng 
 165 
Phụ lục 4: 
Các lễ hội dân gian chính ở Vân Đồn 
STT Lễ Hội 
Nơi diễn ra 
lễ hội 
Thời 
gian 
(ÂL) 
Nhóm 
lễ hội 
Đối tƣợng thờ 
cúng 
1 
Lễ Hội Vân Đồn 
(Lễ hội Đình 
Quan Lạn) 
Xã Quan Lạn 
16-
20/6 
Hải 
đảo 
Thần Không Lộ, Lý 
Anh Tông, Trần 
Khánh Dư, Tứ Vị 
Thánh Nương 
2 
Lễ Hội chùa 
Quan Lạn 
Xã Quan Lạn, 
quần đảo Vân 
Hải, H.Vân 
Đồn 
18/6 
Hải 
đảo 
Thờ Phật, công 
chúa Liễu Hạnh, cụ 
Hậu 
3 
Lễ hội Nghè 
Quan Lạn (còn 
gọi Đền thờ 
Trần Khánh Dư) 
Xã Quan Lạn, 
quần đảo Vân 
Hải, H.Vân 
Đồn 
16/6 
Hải 
Đảo 
Trần Khánh Dư 
4 
Lễ Hội miếu 
Đức Ông 
Xã Quan Lạn, 
quần đảo Vân 
Hải, H.Vân 
Đồn 
17/6 
Hải 
Đảo 
Thờ Phạn Công 
Chính, Phạm Quý 
Công, Phạm Thuần 
Dụng 
5 
Lễ hội Đền Cạp 
Tiên 
Xã Đông Xá, 
H. Vân Đồn 
6/1 
Hải 
đảo 
Cô bé Cửa Suốt, 
Thần Quan Chánh 
6 
Lễ hội chùa Cái 
Bầu (Thiền viện 
Trúc Lâm Giác 
Lâm) 
Xã Hạ Long, 
H.Vân Đồn 
14/1 
Hải 
đảo 
Thờ Phật 
7 
Lễ Thượng 
Nguyên, Đền 
thờ Lỹ Anh 
Tông (Vân Hải 
linh từ) 
Thị trấn Cái 
Rồng, H.Vân 
Đồn 
16/1 
Hải 
đảo 
Thờ vua Lý Anh 
Tông 
Phụ lục 5: 
Văn khấn cầu bình tại đình Quan Lạn 10/1 âm lịch hàng năm 
Hôm nay là ngày ......tháng....năm....., dân làng chúng tôi tập trung tại đình tổ 
chức cầu bình trong năm: có tửu nhất hồ hê - đầu mễ nhất cơi - kim ngân vàng 
bạc thanh bông hoa quả: 
 166 
Xin cung thỉnh đức ngài:.....Ngũ miếu chi thần, Tống tào phán quan về tọa 
đáo Đình Trung để lai lâm chứng giám. 
Xin cung thỉnh Thiên lộ lục triều Hoàng Thượng Anh Tông về tọa Đình Trung 
lai lâm chứng giám. 
Xin cung thỉnh Cao Minh Đường Chí Đông Hải Đại Vương thượng đẳng thần 
về tọa đáo Đình Trung để lai lâm chứng giám. 
Xin cung thỉnh Quốc Mẫu Vua Bà Tứ Vị Hiền Lương về tọa đáo Đình Trung 
để lai lâm chứng giám. 
Xin cung thỉnh Đại Càn Quốc Gia Nam Hải về tọa đáo Đình Trung để lai lâm 
chứng giám. 
Xin cung thỉnh Bản Thổ Tiên Nhân về tọa đáo Đình Trung để lai lâm chứng 
giám. 
Xin cung thỉnh ba vị Đức Ông: Phạm Công Chính, Phạm Thuần Dụng, Phạm 
Quý Công về tọa đáo Đình Trung để lai lâm chứng giám. 
Xin cung thỉnh Văn Võ Bá Quan Tả Hữu, Võ Tướng thủy bộ Chư Dinh về tọa 
đáo Đình Trung để lai lâm chứng giám. 
Xin cung thỉnh các vị tiền bối tọa đáo gia tiên để lai lâm chứng giám. 
Xin cung thỉnh Chư Phật, Chư Thánh về tọa đáo Đình Trung để lai lâm chứng 
giám. 
Phù hộ cho dân làng mạnh khỏe, trẻ bình an, cho dân khang quốc thịnh, làm 
việc gì được việc đó, trước người, sau của, nhà thì nên, nghề nghiệp phong 
đăng phát đạt hòa cốc, con cháu đi lên năm về lên mười, đi tươi về cười. 
Vậy xin cung thỉnh chư vị bách thần về tọa đáo Đình Trung phù hộ độ trì như 
lời cầu nguyện. Nếu Chư vị Bách Thần đã về đông đủ cho dân làng chúng tôi 
khất nhất âm, nhất dương cho được. Nếu có trở ngại gì Chư vị cho đồng âm 
dương tiếu, đừng cho cười. Người trần mắt thịt dân làng chúng tôi lấy âm 
dương làm tín cầu mong bách thần phù hộ độ trì như lời cầu ước. 
 167 
Phụ lục 6: 
LỜI RAO GIÁP ĐÔNG NAM VĂN 
Hỡi quân dân Vân Đồn ta kia : 
Đây tiền đồ của non sông đất Việt , Sương nắng ngàn năm trung dũng kiên 
cường nhé ! Ta đứng đây giữa đất đảo oai hùng Của Trần Khánh Dư giết giặc 
nhé ! Trận thắng Vân Đồn góp chung phần giữ nước , Cung Bạch Đằng Giang 
vùi xác lũ xâm lăng nhé ! Bé trai Đông Nam Văn ta kia : Đầu năm về giữa , 
nửa năm thường lệ , Năm nay là 12 tháng nhé ! Trên thì đóng đám thờ thân 
ngũ vị đại vương nhé , Phù cho già sức khoẻ , phù cho trẻ bình an , Phù cho 
dân khang quốc thịnh nhé ! Hãy rung chuông gióng trống phất cao cờ , Để 
giục lòng quân thêm phần phấn khởi nhé ! Đông Nam Văn ta rao trước , ta lại 
Quyết tâm vào trước nhé . . 0 . 0 . 0 . . . 
LỜI RAO GIÁP ĐOÀI BẮC VÕ 
Bớ trai Đài Bắc Võ ta kia : 
Hôm nay vui chung ngày hội nhé , Ôn lại chiến công vang dội oai hùng nhé ! 
Hơn 700 năm núi lở , non mòn , Chiến thắng Vân Đồn còn lưu truyền mãi 
mãi nhé ! Sông Mang xưa sống nôi , gương khua giáo dậy Núi Liễu Mai trống 
thúc quân reo nhé ! Đã nhấn chìm thuyền chiến Nguyên Mông , Đập tan 
mộng xâm lăng của kẻ thù xâm lược nhé ! | Cho Vân Đồn sáng ngời mãi mãi , 
Cho quê hương ta bốn mùa nở hoa kết trái nhé ! | Bé trai Đoài Bắc Võ ta kia : 
Hãy rung chuông gióng trống phất cao cờ , Để giục lòng quân dân thêm phấn 
khởi nhé ! | Đoài Bắc Võ ta rao sau , ta lại quyết tâm vào trước nhé . . 0 . 0 . 0 
. . . 
 168 
Phụ lục 7: 
Tour Du Lịch Vân Đồn - Bãi Dài 3 Ngày 2 Đêm 
do CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ DU LỊCH VIETSENSE cung cấp. 
Phƣơng tiện: Ô Tô 
Khởi hành từ: Hà Nội 
Lƣu trú: Khách Sạn 3 Sao 
Thời gian: 3 Ngày 2 Đêm 
Tour Du Lịch Vân Đồn - Bãi Dài 3 Ngày 2 Đêm sẽ đưa quý khách đến với 
Bãi Dài Là một trong những bãi biển có tên trong danh sách các bãi biển đẹp 
của khu vực phía Bắc, Bãi Dài (Vân Đồn) hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ 
và thơ mộng mà nhiều bãi biển khác hiện nay không còn nữa...Nằm bên bờ 
vịnh Bái Tử Long xinh đẹp, bãi biển Bãi Dài trải dài gần 2km, với bờ biển 
thoai thoải cát trắng và làn nước trong vắt có thể nhìn thấu tận đáy. Đến đây 
vào dịp hè, du khách có thể tản bộ dọc bờ biển để vừa nghe tiếng sóng vỗ rì 
rào vừa ngắm bức tranh sơn thuỷ hữu tình của Vịnh Bái Tử Long. 
NGÀY 01: HÀ NỘI – VÂN ĐỒN (ăn trƣa, tối) 
Sáng Xe và Hướng dẫn viên của công ty du lịch VIETSENSE đón quý 
khách tại điểm hẹn khởi hành đi Vân Đồn – Quảng Ninh, dọc theo quốc lộ 
18 đoàn dừng chân nghỉ ngơi và ăn sáng (tự túc) tại thị trấn Sao Đỏ (20 phút) 
sau đó lên xe tiếp tục đi khu du lịch biển Vân Đồn. 
Trƣa: Đến Vân Đồn quý khách nhận phòng khu du lịch ATI và tự do dạo chơi 
phố biển, đoàn tập trung ăn trưa tại nhà hàng. 
Chiều Quý khách tự do nghỉ ngơi thư giãn và tắm biển Vân Đồn. 
Tối Đoàn tập trung ăn tối tại nhà hàng khu du lịch ATI, quý khách thưởng 
thức hải sản tươi sống Biển Vân Đồn sau bữa tối tự do dạo chơi và thư giãn 
tại Vân Đồn. 
 169 
 NGÀY 02: KHÁM PHÁ BÃI DÀI (ăn sáng, trƣa, tối) 
Sáng Quý khách dậy sớm đón bình minh và tắm biển, điểm tâm sáng tại 
khách sạn, sau bữa sáng tự do tắm biển Bãi Dài thuộc Vân Đồn, dạo chơi 
thăm quan khu du lịch hoặc tham gia các trò chơi thể thao trên biển: bóng đá, 
bóng chuyền, cầu lông... 
Chiều Quý khách tập trung tại bãi biển tham gia chương trình Team 
Building (Nếu đoàn yêu cầu) các trò chơi tập thể do hoạt náo viên và hướng 
dẫn công ty du lịch VIETSENSE tổ chức trên bãi biển, sau khi kết thúc 
chương trình trò chơi quý khách tự do tắm biển . 
Tối: Đoàn tập trung ăn tối tại nhà hàng, sau bữa tối, quý khách tự do dạo 
chơi và nghỉ ngơi tại đảo. 
NGÀY 03: VÂN ĐỒN – HÀ NỘI (ăn sáng, trƣa) 
Sáng: Quý khách ăn sáng tại nhà hàng của khách sạn, sau đó tự do tắm biển, 
mua sắm quà lưu niệm hoặc tham gia các trò chơi thể thao trên biển. 
Hoặc quý khách tự do thăm Chùa Cái Bầu 
11h00: Quý khách ăn trưa tại nhà hàng và làm thủ tục trả phòng khách sạn lúc 
12h00.. 
Chiều: Xe và hướng dẫn viên sẽ đón Quý khách lên trở về Hà Nội, Trên 
đường đoàn ghé qua TP Hải Dương mua bánh đậu xanh, bánh gai về làm quà. 
18h00: Xe về đến T.p Hà Nội, kết thúc chương trình thăm quan. Hẹn gặp lại 
Quý khách trong chương trình du lịch lần sau. 
 170 
Phụ lục 8: 
Một số hình ảnh về văn hóa dân gian Vân Đồn 
Ảnh 1: Đình Quan Lạn, xã Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 7/2018 
Ảnh 2: Đền Thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, xã Quan Lạn, 
Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 7/2018 
 171 
Ảnh 3: Miếu thờ Tứ Vị Thánh Nương, xã Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 7/2018 
Ảnh 4: Miếu thờ thần Cao Sơn, xã Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 7/2018 
 172 
Ảnh 5: Tác giả khảo sát đền Cặp Tiên, xã Đông Xá, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 6/2017 
Ảnh 6: Chùa Cái Bầu nhìn ra Vịnh Bái Tử Long, xã Hạ Long, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 6/2017 
 173 
Ảnh 7: Miếu thờ trên Vịnh, huyệnVân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 6/2017 
Ảnh 8: Ban Thờ Cô Bé Cửa Suốt, xã Đông Xá, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 6/2017 
 174 
Ảnh 9: Ban Thờ vua Lý Anh Tông 
trong đình Quan Lạn, xã Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 7/2018 
Ảnh 10: Kiến trúc bên trong đình Quan Lạn, xã Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 4/2019 
 175 
Ảnh 11: Lễ hội Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 7/2017 
Ảnh 12: Đua Thuyền trong lễ hội Quan Lạn, xã Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 7/2017 
 176 
Ảnh 14: Nhà cổ trên đảo Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 4/2019 
Ảnh 15: Thuyền mũi bằng ở đảo Vạn Cảnh, xã Vạn Cảnh, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 4/2019 
 177 
Ảnh 13: Lồng bẫy mực, xã đảo Minh Châu, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 4/2019 
Ảnh 16: Chiếc mai đào sá sùng, xã Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 4/2019 
 178 
Ảnh 17: Nghề làm nước mắm trên đảo Quan Lạn, xã Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 7/2018 
Ảnh 18: Tour du lịch trải nghiệm đánh bắt cá trên biển, xã Quan Lạn, 
Vân Đồn 
Nguồn: Hoàng Xuân Khương, tháng 7/2018 
 179 
Ảnh 19: Buôn bán hải sản ở chợ Cái rồng, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 7/2019 
Ảnh 20: Các loại cá phổ biến: cá đối, cá kiếm, cá tráp,..ở Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 7/2018 
 180 
Ảnh 21: Chế biến sá sùng, xã Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: Hoàng Xuân Khương, tháng 7/2018 
Ảnh 22: Hải sâm tươi, xã Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 4/2019 
 181 
Ảnh 23: Cầu gai đảo Ngọc Vừng, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 4/2019 
Ảnh 24: Cá Trê biển nấu với quả bứa khô, xã Quan Lạn, Vân Đồn 
Nguồn: tác giả, tháng 4/2019 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_van_hoa_cua_cu_dan_vung_bien_dao_van_don_quang_ninh.pdf
  • pdfTT Eng ThanhThuTrang.pdf
  • pdfTT ThanhThuTrang.pdf
  • jpgthutrang1.jpg
  • jpgthutrang2.jpg
  • pdfTrichyeu_ThanhThuTrang.pdf