Luận văn Đánh giá vai trò của cán bộ trẻ trong Quản lý Dự án Xây dựng Công trình ngành Dầu Khí Việt Nam
“Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó”- Hồ Chí Minh - Thư gửi thanh niên; 17/08/1947. Thế kỷ XXI là thế kỷ phát triển với một tốc độ vô cùng lớn. Nhân loại đã từng chứng kiến những thành tựu thần kỳ trong sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đồng thời, cũng đã chứng kiến những sự đổ vỡ có tính bi kịch.
Lịch sử đã ghi nhận những thành tựu đó, đã cảnh báo không ít bài học đối với các quốc gia, các chính phủ trong lĩnh vực quản lý cũng như trong việc xác lập mô hình phát triển nói chung. Một trong những bài học nổi bật đó là bài học về sử dụng, phát huy và phát triển các nguồn lực tự nhiên và xã hội. Với đường lối đổi mới, Đảng ta đã khẳng định rằng, nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Nói tới nguồn lực con người ở Việt Nam không thể không nói đến nguồn lực chủ yếu là thanh niên. Thanh niên ở Việt Nam chiếm hơn 50% lao động xã hội và gần 29% dân số. Hiện nay họ được đào tạo một cách cơ bản và khá toàn diện. Do đó, nguồn lực thanh niên giữ một vị trí quan trọng và có vai trò đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay cũng như trong tương lai. Điều này đòi hỏi rất cao ở thanh niên vốn trí tuệ và trình độ phát triển người về mọi mặt.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Đánh giá vai trò của cán bộ trẻ trong Quản lý Dự án Xây dựng Công trình ngành Dầu Khí Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------XW------ NGUYỄN QUỐC HÙNG LUẬN VĂN ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ TRẺ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH VŨNG TÀU – NĂM 2012 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn TS. Đặng Vũ Tùng đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ đã và đang công tác trong ngành Dầu khí đã giúp tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Tác giả BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI _________________________________ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn “Đánh giá vai trò của cán bộ trẻ trong Quản lý Dự án Xây dựng Công trình ngành Dầu khí Việt nam” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực; Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. Vũng Tàu, ngày 25 tháng 03 năm 2012 Ký tên Nguyễn Quốc Hùng 1 Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Nguyễn Quốc Hùng MỤC LỤC Mục lục 1 Danh mục các bảng, hình vẽ 4 Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 12 3. Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của luận văn14 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 5. Phương pháp nghiên cứu 16 6. Kết cấu của luận văn 17 Chương 1: Những vấn đề lý luận về vai trò cán bộ trẻ trong quản lý 18 dự án ở Việt Nam 1.1 Các khái niệm và quá trình quản lý dự án 18 1.1.1 Dự án 18 1.1.2 Quản lý dự án 19 1.1.3 Hình thức quản lý dự án 21 1.1.4 Vai trò của quản lý dự án 23 1.1.5 Nội dung của quản lý dự án 25 1.2 Nguồn nhân lực cán bộ trẻ 26 1.2.1 Khái niệm nguồn nhân lực 26 1.2.2 Cán bộ trẻ 28 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn lực cán bộ trẻ 32 1.3 Vai trò nguồn lực cán bộ trẻ trong các Ban QLDA 35 1.3.1 Quan niệm 35 1.3.2 Vai trò của cán bộ trẻ trong các Ban Quản lý Dự án 36 Kết luận chương 1 45 Chương 2: Thực trạng vai trò cán bộ trẻ trong quản lý dự án xây 46 1 Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Nguyễn Quốc Hùng dựng ngành Dầu khí 2.1 Dự án xây dựng trong ngành Dầu khí 46 2.1.1 Giới thiệu ngành 46 2.1.2 Các dự án xây dựng trong ngành 50 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của các ban quản lý dự án xây dựng 52 2.2 Thực trạng cán bộ trẻ tại các Ban Quản lý Dự án xây dựng 55 ngành Dầu khí 2.2.1. Điều tra khảo sát cán bộ trẻ 55 2.2.2 Kết quả khảo sát 57 2.3 Thực trạng vai trò của cán bộ trẻ tại các BQLDA XD ngành 65 Dầu khí 2.3.1 Thiết kế điều tra khảo sát 65 2.3.2 Kết quả khảo sát 68 2.4. Đánh giá về cán bộ trẻ và vai trò của cán bộ trẻ ở các Ban Quản 70 lý dự án 2.4.1 Ưu điểm và nhược điểm 70 2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế 73 Kết luận chương 2 79 Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn lực cán bộ trẻ trong quản lý 82 Dự án xây dựng ngành Dầu khí 3.1 Toàn cảnh về nguồn nhân lực trẻ cho quản lý dự án xây dựng 82 3.2 Yêu cầu về nguồn nhân lực trẻ cho quản lý dự án xây dựng 87 3.3 Giải pháp nâng cao vai trò Cán bộ trẻ 89 3.3.1 Nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý 89 2 Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Nguyễn Quốc Hùng 3.3.2. Xây dựng nội dung, quy trình tuyển dụng phù hợp với công 90 việc quản lý dự án xây dựng. 3.3.3. Thực hiện luân chuyển cán bộ 94 3.3.4. Quy hoạch, sử dụng, đãi ngộ 94 3.3.5 Hợp tác quốc tế 96 3.3.6 Sử dụng cán bộ trẻ 99 Kết luận chương 3 102 KẾT LUẬN 1. Nhiệm vụ đặt ra 106 2. Kết quả đạt được 107 3. Những việc chưa làm được 108 4. Những việc cần làm tiếp 109 Tài liệu tham khảo 110 Phụ lục 01 111 Phụ lục 02 115 3 Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Nguyễn Quốc Hùng DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo giới tính 28 Hình 2.1: Những mũi khoan đầu tiên của Đoàn thăm dò Dầu lửa 36 tại Hà Nội – Nguồn: Petrotime. 46 Hình 2.2: Giàn cố định số 1 (MSP-1) khai thác dòng dầu đầu tiên, mỏ Bạch Hổ, ngày 26/6/19. 47 Bảng 2.3: Tỉ lệ cán bộ theo độ tuổi và giới tính. 57 Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của các cán bộ có độ tuổi từ 23 đến 35 tại các 58 BQL DA. Bảng 2.5: Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ trẻ. 59 Bảng 2.6: Tỉ lệ nhu cầu của cán bộ trẻ. 61 Bảng 2.7: Số lượng cán bộ chuyển công tác trước khi Dự án kết thúc tại các 63 Ban quản lý dự án. Bảng 2.8: Động cơ thúc đẩy lao động của cán bộ trẻ. 64 Bảng 2.9: Số lượng nhà quản lý được phỏng vấn. 67 Bảng 2.10: Đóng góp Sáng kiến – Công trình khoa học tại các Dự án. 68 Bảng 2.11: Nhận xét của lãnh đạo trực tiếp về cán bộ trẻ tại các Dự án. 69 Bảng 2.12: Động lực làm việc của cán bộ trẻ tại các Dự án. 71 Bảng 2.13: Những tiêu cực mà cán bộ trẻ hay mắc phải tại các Dự án. 72 4 Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Nguyễn Quốc Hùng DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BQL DA - Ban quản lý Dự án QLDA - Quản lý Dự án GĐ - Giám đốc PGĐ - Phó Giám đốc NNL - Nguồn nhân lực PVN - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam KT – XH - Kinh tế xã hội CMKT - Chuyên môn kỹ thuật SXKD - Sản xuất kinh doanh CNH - Công nghiệp hóa hóa HĐH - Hiện đại hóa KHCN - Khoa học công nghệ CNXH - Chủ nghĩa xã hội 5 Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Nguyễn Quốc Hùng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó”- Hồ Chí Minh - Thư gửi thanh niên; 17/08/1947. Thế kỷ XXI là thế kỷ phát triển với một tốc độ vô cùng lớn. Nhân loại đã từng chứng kiến những thành tựu thần kỳ trong sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ; đồng thời, cũng đã chứng kiến những sự đổ vỡ có tính bi kịch. Lịch sử đã ghi nhận những thành tựu đó, đã cảnh báo không ít bài học đối với các quốc gia, các chính phủ trong lĩnh vực quản lý cũng như trong việc xác lập mô hình phát triển nói chung. Một trong những bài học nổi bật đó là bài học về sử dụng, phát huy và phát triển các nguồn lực tự nhiên và xã hội. Với đường lối đổi mới, Đảng ta đã khẳng định rằng, nguồn lực con người là nguồn lực cơ bản, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của xã hội. Nói tới nguồn lực con người ở Việt Nam không thể không nói đến nguồn lực chủ yếu là thanh niên. Thanh niên ở Việt Nam chiếm hơn 50% lao động xã hội và gần 29% dân số. Hiện nay họ được đào tạo một cách cơ bản và khá toàn diện. Do đó, nguồn lực thanh niên giữ một vị trí quan trọng và có vai trò đặc biệt trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta hiện nay cũng như trong tương lai. Điều này đòi hỏi rất cao ở thanh niên vốn trí tuệ và trình độ phát triển người về mọi mặt. Bên cạnh những ưu điểm, những mặt tích cực đó, thanh niên Việt Nam đang phải ra sức khắc phục những hạn chế và khiếm khuyết của mình. Một bộ phận thanh niên chưa tỏ rõ ý chí nghị lực, không chịu trau dồi về học vấn, văn 6 Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Nguyễn Quốc Hùng hóa, khoa học kỹ thuật ... nên không đáp ứng được yêu cầu công việc trong xu thế phát triển của đất nước và trở thành tụt hậu. Một bộ phận khác, do chưa chủ động và lường trước những mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự biến động phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới, bị những mặt tiêu cực, lối sống thực dụng, buông thả, cá nhân chủ nghĩa và các tệ nạn xã hội chi phối dẫn tới không ít người vi phạm pháp luật, biến thành tội phạm. Mặt khác, điều cần nhấn mạnh hơn cả là, các Doanh nghiệp, các đoàn thể và tổ chức chưa xây dựng được một cơ chế thích hợp và một hệ giải pháp thống nhất và đồng bộ nhằm khai thác, phát huy tiềm năng về mọi mặt hết sức to lớn, dồi dào của thanh niên nước ta hiện nay. Hơn lúc nào hết, việc phát huy nguồn lực trẻ đang là vấn đề có tính thời sự, đang được sự quan tâm nghiên cứu không chỉ đối với các nhà khoa học mà còn đối với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, trong các Doanh nghiệp cũng như trong các tổ chức Đoàn thể. Ở một số ngành, cán bộ trẻ thật sự là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai các đề án, dự án đầu tư trong và ngoài nước; tự tin chững chạc trong quản lý điều hành, trong quan hệ ứng xử; tiếp thu nhanh những vấn đề mới. Đây chính là lực lượng trẻ, được đào tạo bài bản, được rèn luyện trong thực tiễn công tác. Trong sản xuất kinh doanh ngày nay, công tác quản lý được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất để giành được thắng lợi trong sự cạnh tranh với những doanh nghiệp khác trên thương trường. Công tác quản lý bao gồm việc xây dựng kế hoạch một cách cẩn thận, dựng nên một cơ cấu tổ chức để giúp cho mọi người hoàn thành các kế hoạch, và biên chế cho cơ cấu tổ chức với những con người có năng lực cần thiết, cuối cùng là việc đánh giá và điều chỉnh các hoạt động thông qua kiểm tra. Tuy nhiên, tất cả các chức năng quản lý sẽ không hoàn thành tốt nếu các nhà quản lý không hiểu được yếu tố 7
File đính kèm:
luan_van_danh_gia_vai_tro_cua_can_bo_tre_trong_quan_ly_du_an.pdf
254976_tt_9756.pdf