Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT bao gồm các chế độ: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, khám chữa bệnh BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và nhân dân trên phạm vi cả nước. Vì vậy, trong những năm qua Nhà nước có nhiều những văn bản sửa đổi, bổ sung để phù hợp với nền kinh tế trong từng thời điểm, có thể nói các chính sách BHXH luôn mang tính cấp thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề an sinh xã hội. Thực hiện Bộ Luật lao động trong đó có Chương XII về bảo hiểm xã hội (BHXH) nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 23/01/1995 thì các đối tượng tham gia đóng, hưởng BHXH đã được mở rộng đến tất cả các thành phần kinh tế. Vì vậy, số lao động tham gia BHXH tăng hàng năm khoảng 8,5%; Số thu BHXH tăng bình quân hàng năm 10,5%, quỹ BHXH độc lập với ngân sách nhà nước.

Đây là bước chuyển đổi căn bản về sự nghiệp BHXH từ cơ chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước sang cơ chế quỹ BHXH chủ yếu dựa trên nguồn thu do người lao động, người chủ sử dụng lao động đóng góp… để chi trả các chế độ BHXH. Tuy nhiên, cuối năm 2008, cả nước có 8,527 triệu người tham gia BHXH bắt buộc, chiếm gần 70% số lao động thuộc diện tham gia bắt buộc. Số lao động còn lại chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước như: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ...trốn tránh không tham gia BHXH cho người lao động hoặc còn cố tình tìm mọi cách trốn đóng BHXH mặt khác nợ đọng BHXH thời gian dài, thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để làm vốn sản xuất kinh doanh… Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho người lao động nói chung và việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH nói riêng, làm ảnh hưởng đến việc thu, nộp BHXH.

pdf 111 trang Bách Nhật 03/04/2025 180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Luận văn Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
 ___________________***___________________ 
 LƯƠNG LÊ HOÀNG 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THU 
 BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 
 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh 
 Khóa : 2009-2011 
Người hướng dẫn khoa học : TS. PHẠM THỊ THANH HỒNG 
 Phú Thọ – Năm 2012 
 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
 LỜI NÓI ĐẦU 
 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu. 
 Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhiệm vụ chủ 
yếu là tổ chức thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT bao gồm các chế độ: Ốm đau, 
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, khám chữa bệnh BHYT, 
bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động và nhân dân trên phạm vi cả nước. Vì vậy, 
trong những năm qua Nhà nước có nhiều những văn bản sửa đổi, bổ xung để phù hợp 
với nền kinh tế trong từng thời điểm, có thể nói các chính sách BHXH luôn mang tính 
cấp thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề an sinh xã hội. 
 Thực hiện Bộ Luật lao động trong đó có Chương XII về bảo hiểm xã hội 
(BHXH) nhất là từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 
23/01/1995 thì các đối tượng tham gia đóng, hưởng BHXH đã được mở rộng đến tất 
cả các thành phần kinh tế. Vì vậy, số lao động tham gia BHXH tăng hàng năm 
khoảng 8,5%; Số thu BHXH tăng bình quân hàng năm 10,5%, quỹ BHXH độc lập 
với ngân sách nhà nước. Đây là bước chuyển đổi căn bản về sự nghiệp BHXH từ cơ 
chế bao cấp chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước sang cơ chế quỹ BHXH chủ yếu 
dựa trên nguồn thu do người lao động, người chủ sử dụng lao động đóng góp để 
chi trả các chế độ BHXH. 
 Tuy nhiên, cuối năm 2008, cả nước có 8,527 triệu người tham gia BHXH bắt 
buộc, chiếm gần 70% số lao động thuộc diện tham gia bắt buộc. Số lao động còn lại 
chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vực ngoài nhà nước như: Các doanh 
nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, người buôn bán nhỏ...trốn tránh không tham 
gia BHXH cho người lao động hoặc còn cố tình tìm mọi cách trốn đóng BHXH mặt 
khác nợ đọng BHXH thời gian dài, thậm chí có những đơn vị sử dụng lao động lạm 
dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiền đóng BHXH của người lao động để làm vốn sản 
xuất kinh doanh Do đó, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chế độ, chính 
sách BHXH cho người lao động nói chung và việc thực hiện công tác quản lý thu 
BHXH nói riêng, làm ảnh hưởng đến việc thu, nộp BHXH. 
 Để đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, đáp ứng được những yêu 
cầu trong công tác quản lý thu BHXH nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu 
Lương Lê Hoàng 1 Khóa 2009 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
BHXH do vậy tôi chọn đề tài "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu 
BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ". 
 2. Mục tiêu nghiên cứu: 
 Đánh giá tổng quát thực trạng hoạt động thu BHXH trong giai đoạn từ năm 
2003 đến năm 2011 và định hướng phát triển đến năm 2020 tại tỉnh Phú Thọ, những 
bài học kinh nghiệm, những mặt còn hạn chế, những giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt 
động thu BHXH trong hiện tại và tương lai tại tỉnh Phú Thọ để đạt mục tiêu mọi 
người lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc được tham gia BHXH và 
đảm bảo thực hiện các quy định của Nhà nước về BHXH có hiệu quả. 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 
 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những quy phạm pháp luật về BHXH liên quan 
đến hoạt động thu BHXH, các quy định nghiệp vụ về quản lý thu BHXH của BHXH 
Việt Nam được áp dụng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Vì phạm vi của đề tài rộng nên 
tôi chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động thu BHXH bắt buộc (không nghiên 
cứu quỹ khám chữa bệnh, BHXH tự nguyện và Bảo hiểm thất nghiệp) 
 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về thu, nộp BHXH của người 
lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, các yếu tố ảnh hưởng đến số 
thu BHXH, đối tượng nộp BHXH, phương thức thu, quy trình tổ chức quản lý thu, 
nguyên nhân trốn tránh nộp BHXH, những biện pháp chống thất thu BHXH. Phạm 
vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giai 
đoạn từ năm 2003 đến năm 2011. 
 4. Phương pháp nghiên cứu. 
 Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, nội suy và khảo sát điều tra 
chọn mẫu, nghiên cứu thực trạng hoạt động thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và 
đề xuất một số biện pháp chống thất thu nhằm hoàn thiện việc quản lý thu BHXH 
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 
 Phương pháp phân tích số liệu nghiên cứu sử dụng chuỗi dữ liệu thời gian từ 
năm 2003 đến năm 2011, nhằm phân tích hoạt động quản lý thu, mở rộng đối tượng 
quản lý và đề ra các biện pháp chống thất thu BHXH, nhằm hoàn thiện công tác 
quản lý thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 
Lương Lê Hoàng 2 Khóa 2009 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
 Căn cư kết quả chọn mẫu số liệu từ biên bản của đoàn kiểm tra liên ngành của 
tỉnh từ năm 2006 đến t3 năm 2010 để đánh giá thực trạng tham gia BHXH, mức 
lương mà doanh nghiệp tham gia cho người lao động và chọn Thành phố Việt Trì để 
khảo sát đưa ra các yếu tố làm cơ sở đánh giá, phân tích các biện pháp nhằm chống 
thất thu BHXH, hoàn thiện hoạt động thu BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 
 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 
 Trên cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng thu BHXH trên địa bàn tỉnh từ 
năm 2003 đến năm 2011 phân tích nguyên nhân chủ doanh nghiệp muốn trốn tránh 
việc tham gia BHXH cho người lao động, người lao động thiếu hiểu biết về chính 
sách BHXH không dám đấu tranh với chủ sử dụng lao động, sợ mất việc làm, vì vậy 
quyền lợi của người lao động bị bỏ rơi. Trách nhiệm thuộc về người lao động, chủ 
sử dụng lao động hay cơ quan quản lý nhà nước về lao động tại địa phương?; Đưa ra 
những biện pháp khắc phục. Nhờ vậy, luận văn đã đóng góp hệ thống các biện pháp 
khả thi mang ý nghĩa thực tiễn cao nhằm làm tăng số lao động được tham gia 
BHXH, tăng mức thụ hưởng từ các chế độ, chính sách BHXH của người lao động, 
góp phần làm tăng số thu, hoàn thiện công tác quản lý thu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 
 6. Kết cấu của luận văn. 
 Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh 
mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được cấu trúc bao gồm 3 chương: 
 Chương 1: Tổng quan về BHXH và Hoạt động thu BHXH 
 Chương 2: Thực trạng hoạt động thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh 
Phú Thọ. 
 Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thu bảo hiểm xã 
hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 
 Tôi hy vọng một số kết quả nghiên cứu của luận văn này sẽ góp phần làm rõ 
thêm các nguyên nhân làm thất thu BHXH, công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tại 
tỉnh Phú Thọ, biện pháp chống thất thu BHXH tại tỉnh Phú Thọ nói riêng và Bảo 
hiểm xã hội Việt Nam nói chung. 
Lương Lê Hoàng 3 Khóa 2009 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
 CHƯƠNG I 
 TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ HOẠT ĐỘNG THU BHXH 
1.1 Tổng quan về BHXH 
 Bảo hiểm xã hội đã được thực hiện trên toàn thế giới từ hàng trăm năm nay. 
Để có được mạng lưới rộng khắp như hiện nay, BHXH đã trải qua một quá trình 
phát triển và thay đổi cả về mô hình và nội dung thực hiện. Dưới góc độ lịch sử, 
ngay từ những năm 50 của thế kỷ XIX, tính xã hội của BHXH đã được tính đến. 
Vào năm 1850, chế độ bảo hiểm đầu tiên là chế độ ốm đau được thực hiện. Từ đó, 
xu hướng phát triển của BHXH được mở rộng dần và các ý tưởng bảo vệ người lao 
động dần được hình thành và hoàn thiện. Sau một thời gian dài, các chế độ BHXH 
đã trở thành một hệ thống với nhiều đối tượng tham gia và mức độ thụ hưởng khác 
nhau, với nhiều mô hình thực hiện khác nhau. Để xã hội ổn định và phát triển, một 
trong những nền tảng cơ bản là đời sống của người dân phải được an lành, đảm bảo. 
Chính vì vậy, năm 1935, một đạo luật về an sinh xã hội đã được ban hành tại Mỹ với 
đối tượng được bảo vệ rất rộng nhằm đảm bảo sự công bằng và phát triển chung của 
tòa xã hội. Đặc biệt, tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hợp Quốc thông qua ngày 
10/12/1948 đã xác nhận rằng “Tất cả mọi người, với tư cách là thành viên của xã 
hội, có quyền hưởng bảo hiểm xã hội”. Trong đó, Bảo hiểm xã hội là một bộ phận 
cấu thành quan trọng của vấn đề an sinh xã hội, là cơ chế chính trong hệ thống an 
sinh xã hội. Như vậy có thể hiểu, chính sách bảo hiểm xã hội trước tiên là một trong 
các chính sách an sinh xã hội. 
 Cơ sở của hệ thống BHXH là dựa trên sự đóng góp nhằm bảo vệ sức khỏe và 
thu nhập, gồm các phương pháp thoát khỏi rủi ro và đóng góp tài chính vào quỹ 
BHXH. BHXH là nhu cầu tất yếu của người lao động, được ra đời và phát triển cùng 
với sự phát triển của xã hội. 
 Tuy đã có lịch sử phát triển lâu dài nhưng đến nay vẫn chưa có định nghĩa 
thống nhất về BHXH và BHXH được nhìn nhận dưới nhiều giác độ khác nhau. 
 Từ giác độ pháp luật: BHXH là một chế định bảo vệ người lao động sử dụng 
nguồn đóng góp của mình, đóng góp của người sử dụng lao động (nếu có) và được 
sự tài trợ, bảo hộ của Nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người lao động được bảo 
Lương Lê Hoàng 4 Khóa 2009 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
hiểm và gia đình họ trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do ốm 
đau, tai nạn lao động hoặc hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật hoặc người 
lao động bị chết. 
 Dưới giác độ tài chính: BHXH là quá trình san sẻ rủi ro và san sẻ tài chính 
giữa những người tham gia BHXH theo quy định của pháp luật. 
 Ở Việt Nam, BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta thể hiện 
tinh thần nhân đạo và nhân văn cao cả “ mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi 
người”. Làm sao để cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh là một 
mục tiêu hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm. 
 Theo Luật BHXH Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006, 
“BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động 
khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề 
nghiệp, thấp nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”. 
 Theo cách tiếp cận từ thu nhập, BHXH là sự bảo đảm cho người lao động khi 
họ gặp khó khăn, bị giảm hoặc mất thu nhập, khi bị giảm hoặc mất khả năng lao 
động thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính tập trung do sự đóng góp 
của người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. BHXH có mục đích cuối 
cùng là hướng tới sự phát triển của các cá nhân, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển 
của cộng đồng và của toàn xã hội. 
 Tuy cách tiếp cận có khác nhau nhưng các khái niệm trên đều làm rõ ba vấn 
đề: tại sao lại cần có BHXH? mục đích của BHXH là gì? và BHXH được thực hiện 
như thế nào? Ngày nay, khái niệm về BHXH được sử dụng phổ biến nhất là: 
 “BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người 
lao động khi họ gặp phải các biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất 
việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo 
đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần bảo đảm an toàn xã hội”. 
 (Trích từ khái niệm về bhxh của tổ chức lao động quốc tế ILO) 
Lương Lê Hoàng 5 Khóa 2009 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
1.1.1 Sự cần thiết và vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội. 
1.1.1.1 Sự cần thiết khách quan của BHXH 
 Lao động là hoạt động thường xuyên của con người để tạo ra của cải vật chất, 
để lao đông được con người cần có sức khoẻ và một khả năng lao động nhất định. 
Thế nhưng trong cuộc sống không phải người lao động nào cũng có thể trạng tốt như 
nhau và có may mắn như nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ lao động của mình và tạo 
ra cho mình một cuộc sống sung túc và ấm no. Hơn nữa trong cuộc sống luôn 
thường trực những rủi ro, bất hạnh như ốm đau, tai nạn, hay già yếu, chết hoặc thiếu 
công việc làm do những ảnh hưởng của tự nhiên, của những điều kiện sống và sinh 
hoạt cũng như các tác nhân xã hội khác. 
 Khi chẳng may con người rơi vào những trường hợp đó, nhu cầu thiết yếu 
không những không mất đi. Trái lại, còn gia tăng thêm. Do vậy, muốn tồn tại con 
người phải tìm những biện pháp để vượt lên trên hoàn cảnh và khắc phục những khó 
khăn. Để vượt qua những lúc khốn khó đó thì ngoài sự nỗ lực của bản thân và gia 
đình, người lao động cần được sự hỗ trợ của cộng đồng tập thể của các tổ chức cơ 
quan Nhà nước nước và xã hội. Sự hỗ trợ này không thể chỉ bằng tinh thần là sự cảm 
thông, sự động viên thăm hỏi chung chung , mà còn phải cụ thể hoá nó bằng hiện vật 
và nguồn vật chất cần thiết, nhằm nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, duy trì sức lao 
động xã hội góp phần làm giảm bớt những khó khăn của bản thân và gia đình người 
lao động khi có những hẫng hụt về thu nhập trong các trường hợp bị ốm đau, thai 
sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, hoặc khó khăn khi về già 
Lúc này, tất cả những rủi ro đó đã trở thành mối đe dọa đối với cuộc sống bình 
thường của người lao động, sự đối mặt với cuộc sống thật nan giải. Tình cảnh này 
đưa đến những hành động tập thể phát huy truyền thống tương thân, tương ái vốn có 
từ trong nhân dân, đồng thời cũng đòi hỏi giới chủ, giới thợ và Nhà nước từng bước 
can thiệp để duy trì lực lượng nhân công cần thiết cho xã hội. 
 Sự mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ có nguồn gốc từ Chế độ Chiếm hữu 
nô lệ, khi mà sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất mới xuất hiện. Sự mâu thuẫn này trải 
qua nhiều thời kỳ và đi cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo thời gian trình 
độ chuyên môn và nhận thức của người lao động về BHXH ngày càng được nâng 
cao, cách chủ động khắc phục khi không may gặp phải rủi ro xảy ra ngày càng hoàn 
Lương Lê Hoàng 6 Khóa 2009 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
thiện. Thế nhưng, chỉ đến khi có sự ra đời của BHXH thì những tranh chấp cũng như 
những khó khăn mới được giải quyết một cách ổn thỏa và có hiệu quả nhất. Đó cũng 
chính là cách giải quyết chung nhất cho xã hội loài người trong quá trình phát triển 
của đất nước. 
 Sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu khách quan khi mà mọi thành viên 
trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải tham gia hệ thống BHXH và sự cần thiết 
phải tiến hành bảo hiểm cho người lao động. Vì vậy, BHXH đã trở thành nhu cầu và 
quyền lợi của người lao động và được thừa nhận là một nhu cầu tất yếu khách quan, 
một trong những quyền lợi của con người 
1.1.1.2 Vai trò của BHXH trong đời sống kinh tế xã hội 
 BHXH ra đời và phát triển đã ngày càng khẳng định được vai trò của mình 
trên nhiều phương diện khác nhau trong thực tế cuộc sống cũng như trong phát triển 
kinh tế. Có thể khái quát vai trò của BHXH trên các mặt sau: 
 Một là, BHXH góp phần ổn định đời sống của người lao động tham gia 
BHXH, những người tham gia BHXH sẽ được thay thế hoặc bù đắp một phần thu 
nhập khi họ bị suy giảm, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết. Nhờ có sự thay 
thế hoặc bù đắp thu nhập kịp thời mà người lao động khắc phục nhanh chóng được 
những tổn thất về vật chất, nhanh phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống để tiếp tục 
quá trình hoạt động bình thường. 
 Hai là, BHXH góp phần đảm bảo an toàn, ổn định cho toàn bộ nền kinh tế xã 
hội. Để phòng ngừa, hạn chế tổn thất, các đơn vị kinh tế phải đề ra các quy định chặt 
chẽ về an toàn lao động buộc mọi người phải tuân thủ. Khi có rủi ro xảy ra với 
người lao động, quỹ BHXH kịp thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động nhanh 
ổn định cuộc sống và sản xuất Tất cả những yếu tố đó góp phần quan trọng làm 
ổn định nền kinh tế xã hội. 
 Ba là, BHXH làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa người lao động, người 
sử dụng lao động và Nhà nước. Người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước 
đều tham gia đóng góp vào quỹ BHXH, điều đó làm cho: 
 ▪ Người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, trong lao động sản xuất. 
Lương Lê Hoàng 7 Khóa 2009 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
 ▪ Người sử dụng lao động tham gia đóng góp vào quỹ BHXH cho người lao 
động được hưởng các chế độ BHXH cũng thấy rõ trách nhiệm của mình đối với 
người lao động. 
 ▪ Nhà nước vừa tham gia đóng góp, vừa điều hành hoạt động của quỹ 
BHXH, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, cho mọi đối tượng thụ hưởng 
 Điều đó làm tăng thêm mối quan hệ gắn bó giữa Nhà nước- người sử dụng 
lao động- người lao động, góp phần ổn định nền kinh tế xã hội. 
 Bốn là, BHXH góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. 
Qũy BHXH được sử dụng để chi trả các chế độ BHXH cho người lao động và gia 
đình họ, phần nhàn rỗi được đầu tư vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh để bảo 
tồn và tăng trưởng quỹ. Như vậy, xét trên cả phương diện, chi trả các chế độ BHXH 
cũng như đầu tư tăng trưởng quỹ, hoạt động của quỹ BHXH đều góp phần thúc đẩy 
sự tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, phân phối trong BHXH là sự phân phối lại theo 
hướng có lợi cho những người có thu nhập thấp; là sự chuyển dịch thu nhập của 
những người khỏe mạnh, may mắn có việc làm ổn định cho những người ốm, yếu, 
gặp phải những biến cố rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Vì vậy, 
BHXH góp phần làm giảm bớt gánh khoảng cách giữa những người giàu và người 
nghèo, góp phần bảo đảm sự công bằng xã hội. 
 Năm là, BHXH là trụ cột của hệ thống ASXH, góp phần điều tiết các chính 
sách, các chương trình ASXH của mỗi quốc gia. Khi BHXH phát triển, số đối tượng 
tham gia và hưởng BHXH được mở rộng sẽ góp phần nâng cao đời sống của người 
lao động nói riêng và dân cư nói chung, từ đó sẽ góp phần làm giảm số đối tượng 
được hưởng các chính sách ASXH khác như ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội và làm 
giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. 
 Sáu là, đối với Việt nam ta BHXH trực tiếp thể hiện vai trò mục tiêu, lý 
tưởng, bản chất tốt đẹp của chế độ chính trị, xã hội mà Đảng, Nhà nước và nhân dân 
đã và đang phấn đấu, xây dựng đất nước Việt nam dân giàu nước mạnh, xã hội công 
bằng, dân chủ, văn minh. 
 Sau chiến tranh thế giới thứ 2, chín chế độ BHXH như hiện nay thực chất là 
chín nhánh của An sinh xã hội. Nhưng sau đó, nội dung của An sinh xã hội đã ngày 
Lương Lê Hoàng 8 Khóa 2009 Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
càng được mở rộng dần và hiện nay nó còn bao gồm cả: cứu trợ xã hội; ưu đãi xã 
hội; xóa đói giảm nghèo; trợ giúp xã hội vv Tuy nhiên, BHXH vẫn là một chính 
sách đóng vai trò trụ cột trong chính sách An sinh xã hội của các nước trên thế giới. 
1.1.2 Bản chất và chức năng của BHXH 
 - Bản chất của BHXH: được thể hiện qua 6 nội dung chính sau đây: 
 ● Mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH xuất phát trên cơ sở quan hệ 
lao động và quan hệ quản lý xã hội. Bao gồm ba bên: 
 + Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động 
và người sử dụng lao động. 
 + Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ) thông thường là một cơ quan chuyên 
trách do Nhà nước thành lập và bảo trợ. Cơ quan này được tổ chức theo đúng khuôn 
khổ của Pháp luật. 
 + Bên được Bảo hiểm là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều 
kiện ràng buộc cần thiết. 
 ● Cở sở chủ yếu của mối quan hệ giữa các bên tham gia là quỹ Tài chính 
BHXH. Quỹ này do tất cả các bên tham gia đóng góp và mức đóng góp của từng 
bên. Sau đó được luật hoá và cứ thế thể hiện. 
 ● Đứng trên bình diện xã hội thì BHXH là quá trình sử dụng một phần tổng 
sản phẩm quốc nội (GDP) để đảm bảo an toàn về mặt kinh tế cho người lao động và 
toàn xã hội. Bởi vậy, quỹ tài chính này là điều kiện tiên quyết để san sẻ rủi ro và san 
sẻ tài chính giữa các bên tham gia. Cần hiểu cụm từ “san sẻ” theo nghĩa rộng là: 
 + San sẻ giữa những người lao động và người sử dụng lao động với Nhà nước 
 + San sẻ cả về mặt không gian và thời gian. 
 + San sẻ trong nội bộ người lao động và nội bộ người lao động và nội bộ 
người sử dụng lao động. 
 ● Các biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong 
BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người 
như: ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp Hoặc cũng có thể là những 
Lương Lê Hoàng 9 Khóa 2009 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_mot_so_giai_phap_nham_hoan_thien_hoat_dong_thu_bao.pdf
  • pdf000000255057_tt_8264.pdf