Luận văn Phân tích thực trạng và đề xuất 1 số giải pháp phát triển sản phẩm mới nhằm tăng tính cạnh tranh của Công ty cổ Phần Phú Thành
Sau hơn bốn năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu sắc vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh đó, nhiều cơ hội đang mở ra nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức gay gắt đặt ra trước các doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần nhận thức đúng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong tình hình mới. Năng lực cạnh tranh là khả năng dành chiến thắng trong sự ganh đua giữa các chủ thể trong cùng một môi trường và khi cùng quan tâm tới một đối tượng.
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó và nó phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v...... Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao. Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố và chịu tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; là quá trình lâu dài, phức tạp và thường xuyên, liên tục và là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích thực trạng và đề xuất 1 số giải pháp phát triển sản phẩm mới nhằm tăng tính cạnh tranh của Công ty cổ Phần Phú Thành

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------- TRẦN HOÀNG LINH PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT 1 SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI NHẰM TĂNG TÍNH CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN NGHIẾN HÀ NỘI - 2012 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ............4 1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh .......................................................................4 1.2. Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp ..........6 1.2.1. Đối với nền kinh tế ......................................................................................6 1.2.2. Đối với doanh nghiệp...................................................................................7 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.................8 1.3.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô......................................................................8 1.3.2. Các nhân tố môi trường vi mô (môi trường ngành) ....................................10 1.3.3.Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp ...............................13 1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh .....................................................16 1.4.1 .Các tiêu chí định lượng..............................................................................16 1.4.2. Các tiêu chí định tính.................................................................................18 1.5. Mối quan hệ giữa phát triển các sản phẩm mới và năng lực cạnh tranh .........20 1.6. Quy trình phát triển sản phẩm mới................................................................27 1.6.1. Hình thành ý tưởng....................................................................................27 1.6.2. Lựa chọn ý tưởng.......................................................................................28 1.6.3. Soạn thảo dự án và thẩm định dự án...........................................................28 1.6.4. Soạn thảo chiến lược marketing .................................................................29 1.6.5. Phân tích khả năng sản xuất và tiêu thụ......................................................29 1.6.6. Thiết kế sản phẩm......................................................................................29 1.6.7. Thử nghiệm thị trường...............................................................................30 1.6.8. Triển khai sản xuất đại trà..........................................................................30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..................................................................................30 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÚ THÀNH ...............................................................32 2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty ....................................................................32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................32 2.1.2. Các sản phẩm dịch vụ của Công ty cổ phần Phú Thành LED .....................34 2.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty...........................................................35 2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian qua .....................42 2.2.1. Sản lượng và doanh thu .............................................................................42 2.2.2. Cạnh tranh bằng sản phẩm.........................................................................46 2.2.3. Hệ thống phân phối....................................................................................47 2.2.4. Hình ảnh về thương hiệu và sản phẩm của Công ty đối với khách hàng .....48 2.2.5. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty...........................................................50 2.3. Phân tích thực trạng về công tác phát triển sản phẩm của Công ty trong thời gian vừa qua. .......................................................................................................57 2.3.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới.............................................................57 2.3.2. Hoạt động marketing sản phẩm mới...........................................................66 2.3.3. Các phương pháp xúc tiến bán hàng mà công ty đang áp dụng...................67 2.3.4. Chiến lược kinh doanh sản phẩm mới ........................................................71 2.4. Phân tích ảnh hưởng của việc phát triển sản phẩm mới đến đến năng lực cạnh tranh của công ty .................................................................................................73 2.4.1. Các ảnh hưởng tích cực..............................................................................74 2.4.2. Những tồn tại và hạn chế ...........................................................................76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................79 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO CÔNG TY CP PHÚ THÀNH.....................................................................................................80 3.1. Đề ra mục tiêu phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần Phú Thành giai đoạn từ năm 2012-2015 .......................................................................................80 3.1.1. Căn cứ xác định mục tiêu...........................................................................80 3.1.2. Mục tiêu của Công ty cổ phần Phú Thành về phát triển sản phẩm mới từ năm 2012-2015 ...........................................................................................................81 3.2. Các giải pháp chiến lược phát triển sản phẩm mới cho Công ty cổ phần Phú Thành ..................................................................................................................82 3.2.1. Giải pháp về quản trị..................................................................................82 3.2.2. Giải pháp về nhân sự .................................................................................84 3.2.3. Giải pháp về marketing..............................................................................86 3.2.4. Giải pháp về tài chính ................................................................................92 3.2.5. Thiết lập hệ thống nhà cung cấp thiết bị, linh kiện sản phẩm......................94 3.2.6. Xây dựng giải pháp khách hàng tối ưu.......................................................95 3.2.7. Xây dựng bộ phận thông tin thị trường ......................................................95 2.3.8. Tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) ...................96 KẾT LUẬN......................................................................................................101 PHỤ LỤC.........................................................................................................102 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Sơ đồ 1.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới ...................................................27 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Phú Thành LED ........36 Bảng 2.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Phú Thành từ năm 2009-2011.................................................................................................42 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu tỷ suất 1.........................................................................44 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu tỷ suất 2.........................................................................45 Bảng 2.4: Đánh giá của khách hàng về sản phẩm của Công ty Phú Thành ........49 Hình 2.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Phú Thành......................................56 Bảng 2.5: Thống kê kết quả công tác phát ý tưởng tại Phú Thành .....................58 Bảng 2.6: Kết quả thử nghiệm phát triển sản phẩm mới....................................63 Bảng 2.7: Kết quả thương mại hóa sản phẩm mới của Phú Thành.....................65 Bảng 2.8: Các hình thức và chi phí quảng cáo...................................................68 Bảng 3.1: Các chính sách đề xuất cho nhân viên kinh doanh.............................89 Sơ đồ 3.1: Mô hình kênh phân phối đề xuất......................................................90 Sơ đồ 3.2: Mô hình tổ chức của Phòng R&D ....................................................97 Bảng 3.2: Các nội dung đề xuất phát triển Phòng R&D ....................................99 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT WTO : Tổ chức Thương mại thế giới LED : Light Emitting Diode CP : Cổ phần CIEM : Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh UBND : Ủy ban nhân dân TP : Thành phố HĐQT : Hội đồng quản trị VNĐ : Đồng Việt Nam IEC : Công ty Cổ phần Giải pháp điện tử thông tin TECHMART : Giải thưởng Hội chợ khoa học và công nghệ VIFOTEC : Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật LCD : Liquid Crystal Display (màn hình tinh thể lỏng) VDS : Công ty TNHH Giải pháp Số Việt VEEPL : Dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam CFL : Tiêu chuẩn áp dụng cho bóng đèn huỳnh quang compact R&D : Nghiên cứu và phát triển ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt lý luận Sau hơn bốn năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kinh tế Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu sắc vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Trong bối cảnh đó, nhiều cơ hội đang mở ra nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức gay gắt đặt ra trước các doanh nghiệp. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần nhận thức đúng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong tình hình mới. Năng lực cạnh tranh là khả năng dành chiến thắng trong sự ganh đua giữa các chủ thể trong cùng một môi trường và khi cùng quan tâm tới một đối tượng. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó và nó phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v...... Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao. Nói tóm lại, năng lực cạnh tranh là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố và chịu tác động của nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; là quá trình lâu dài, phức tạp và thường xuyên, liên tục và là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 1.2. Về mặt thực tiễn Công ty Cổ phần Phú Thành được biết đến là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất, thi công các biển quảng cáo LED (Light Emitting Diode). Trong những năm gần đây, công nghệ LED đã phát triển vượt bậc và có nhiều ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Bên cạnh việc sản xuất “Bảng điện tử LED”, công ty Phú Thành đã mau chóng nghiên cứu, tìm hiểu các ứng dụng của công nghệ LED để bắt kịp công nghệ của Thế giới. Và hai trong số những ứng dụng đó đã được công ty Phú Thành triển khai thực hiện hết sức thành công là sản phẩm “Biển hiệu quảng cáo công nghệ LED” và “Trang trí đường phố, chiếu sáng kiến trúc bằng công nghệ 1 LED”. Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ LED cùng năng lực tài chính và khả năng chuyên môn, đến nay công ty Phú Thành đã được biết đến như nhà thiết kế ánh sáng LED, nhà sản xuất Bảng điện tử LED và Biển hiệu Quảng cáo công nghệ LED chuyên nghiệp qua những công trình hoành tráng, ấn tượng và độc đáo trên khắp cả nước trong thời gian qua.. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện nhiều đơn vị nhỏ lẻ tham gia thị trường làm cho giá thành của sản phẩm bị hạ xuống rất nhiều, tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt, trong khi chi phí cố định ngày càng tăng làm cho lợi nhuận của Công ty bị giảm đáng kể. Vì vậy, với mong muốn đưa ra những giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm mới nhằm tăng tính cạnh tranh của Công ty Cổ phần Phú Thành”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung và phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Phú Thành, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm mới, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận chung về năng lực canh tranh của doanh nghiệp - Làm rõ năng lực cạnh tranh của Công ty CP Phú Thành, trong đó tập trung phân tích công tác phát triển sản phẩm mới, đánh giá ảnh hưởng của công tác này đến năng lực cạnh tranh của Công ty. - Đưa ra các định hướng, tìm kiếm và đề xuất giải pháp hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CP Phú Thành trong thời gian tới 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Công ty CP Phú Thành LED. 2 - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác phát triển sản phẩm mới tại Công ty CP Phú Thành LED. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học kinh tế là phương pháp duy vật biên chứng và phương pháp duy vật lịch sử, kết hợp giữa logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thông kê, so sánh định lượng nhằm tạo một phương pháp tiếp cận phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn gồm 03 chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh; - Chương 2: Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phú Thành LED. - Chương 3: Đề xuất một số giải pháp về phát triển sản phẩm mới nhằm nâng cao tính cạnh tranh của Công ty CP Phú Thành LED; 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý. Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, hkó có thể định lượng. Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh 4
File đính kèm:
luan_van_phan_tich_thuc_trang_va_de_xuat_1_so_giai_phap_phat.pdf