Luận văn Phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Cục Thuế Nam Định

Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả các nước đều coi phát triển, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta, vấn đề nguồn nhân lực có trí tuệ và tay nghề cao ngày càng trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển. Vì vậy, trong những năm qua, công tác đào tạo cán bộ, công chức nhà nước đã được xúc tiến mạnh mẽ, công tác quản lý cán bộ cũng ngày một được hoàn thiện, đã góp phần tích cực vào việc tăng cường khả năng thích ứng của cán bộ, công chức nhà nước trước tình hình nhiệm vụ mới.

Nhưng bên cạnh đó, công tác này vẫn còn nhiều bất cập, công tác quản lý chưa được chặt chẽ, chưa có nề nếp, chưa đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc của các cán bộ, công chức mang lại chưa cao. Thực trạng trên gây trở ngại rất lớn cho Nhà nước, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, làm ảnh hưởng đến việc tiêu chuẩn hoá cán bộ và sắp xếp công chức vào các ngạch bậc… Là một công chức công tác tại Cục Thuế Nam Định thuộc Tổng cục Thuế - Cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Tôi nhận thấy, hiện nay lực lượng cán bộ, công chức Cục thuế là yếu tố quyết định sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển ngành thuế đến năm 2020; những vấn đề nói trên đặt ra yêu cầu cấp bách và thường xuyên trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng cán bộ, công chức ngành Thuế nói chung và cán bộ, công chức Cục Thuế Nam Định nói riêng.

pdf 91 trang Bách Nhật 04/04/2025 400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Cục Thuế Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Cục Thuế Nam Định

Luận văn Phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Cục Thuế Nam Định
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
 --------------------------------------- 
 ĐỖ TUẤN HIỆP 
 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC THUẾ 
 NAM ĐỊNH 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT 
 QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 Hà Nội - Năm 2013 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 LỜI CAM ĐOAN 
 Tác giả luận văn xin cam kết những ý tưởng, nội dung và đề xuất 
 trong luận văn này là kết quả của quá trình học tập, tiếp thu các kiến 
 thức từ Thầy giáo hướng dẫn và các Thầy, Cô trong viện Kinh tế và 
 Quản lý - Trường đại học Bách khoa Hà Nội. 
 Tất cả số liệu bảng biểu trong đề tài này là kết quả của quá trình 
 thu thập, phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở các kiến thức, kinh 
 nghiệm của bản thân tác giả đã tiếp thu được, không phải là sản phẩm 
 sao chép, trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây. 
 LỜI CẢM ƠN 
 Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy, Cô trong viện Kinh 
 tế và Quản lý - Trường đại học Bách khoa Hà Nội và Thầy giáo hướng 
 dẫn của tôi, TS. Nguyễn Ngọc Điện, người đã tận tình hướng dẫn và 
 cho những ý kiến định hướng quý báu giúp tôi thực hiện luận văn. 
 Học viên 
 Đỗ Tuấn Hiệp 
Học viên: Đỗ Tuấn Hiệp 1 Lớp cao học QTKD 2011-2013 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
MỤC LỤC 
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................... 1 
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................................................. 5 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... 6 
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 7 
1. Lý do lựa chọn đề tài ........................................................................................................ 7 
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài ...................................................................... 8 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 8 
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 8 
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................................................. 8 
6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................................ 9 
Chương 1 ............................................................................................................................ 10 
TỔNG QUAN KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC ................ 10 
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC ......... 10 
1.1.1. Khái niệm về nhân lực .............................................................................................. 10 
1.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực ................................................................................... 11 
1.1.3. Vai trò nhân lực trong một tổ chức .......................................................................... 12 
1.2. QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ 
NGUỒN NHÂN LỰC ......................................................................................................... 13 
1.2.1. Khái niệm quản trị nhân lực .................................................................................... 13 
1.2.2. Nội dung công tác quản lý nguồn nhân lực .............................................................. 13 
1.2.2.1. Công tác hoạch định ................................................................................................. 13 
1.2.2.2. Công tác tuyển dụng ................................................................................................. 14 
1.2.2.3. Sử dụng nhân lực ...................................................................................................... 16 
1.2.2.4. Đào tạo và phát triển ................................................................................................. 19 
1.2.2.5. Chính sách đãi ngộ: .................................................................................................. 23 
1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC ............... 25 
1.3.1. Đáng giá chung công tác quản trị nguồn nhân lực qua các chỉ tiêu tổng quát. ...... 25 
1.3.1.1. Năng suất lao động ................................................................................................... 25 
1.3.1.2. Sức sinh lời lao động ................................................................................................ 25 
1.3.1.3. Chi phí lao động ....................................................................................................... 25 
1.3.1.4. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ: ................................................................................... 26 
1.3.1.5. Một số chỉ tiêu khác .................................................................................................. 26 
1.3.2. Phân tích công tác quản lý nguồn nhân lực theo nội dung công việc ...................... 27 
1.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nguồn nhân lực .................. 28 
1.3.3.1. Các yếu tố bên ngoài ................................................................................................. 28 
1.3.3.2. Các yếu tố bên trong ................................................................................................. 29 
1.3.4. Một số phương pháp đánh giá kết quả công việc .................................................... 30 
Học viên: Đỗ Tuấn Hiệp 2 Lớp cao học QTKD 2011-2013 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
1.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÁC CƠ QUAN 
NHÀ NƯỚC ........................................................................................................................ 31 
Kết luận chương 1 .............................................................................................................. 35 
Chương 2 ............................................................................................................................ 36 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC TẠI 
CỤC THUẾ NAM ĐỊNH ................................................................................................... 36 
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CỤC THUẾ NAM ĐỊNH ........................................ 36 
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nam Định ................................................... 36 
2.1.2. Khái quát về Cục Thuế Nam Định ........................................................................... 37 
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ............................................................................ 39 
2.1.4. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................................... 42 
2.1.5. Kết quả hoạt động ..................................................................................................... 43 
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI 
CỤC THUẾ NAM ĐỊNH ................................................................................................... 44 
2.2.1. Đánh giá chung công tác quản nguồn nhân lực của Cục Thuế Nam Định ............. 44 
2.2.1.1. Đánh giá đội ngũ nhân lực qua chỉ tiêu năng suất lao động và mức độ hoàn thành nhiệm 
vụ. ........................................................................................................................................ 44 
2.2.1.2. Đánh giá đội ngũ nhân lực về mặt số lượng và cơ cấu ................................................ 45 
2.2.1.3. Đánh giá đội ngũ nhân lực về trình độ chuyên môn .................................................... 49 
2.2.2. Phân tích công tác quản trị nhân lực theo nội dung công việc ................................ 53 
2.2.2.1. Công tác hoạch định ................................................................................................. 53 
2.2.2.2. Công tác tuyển dụng ................................................................................................. 53 
2.2.2.3. Sử dụng nhân lực ...................................................................................................... 55 
2.2.2.4. Đào tạo, phát triển .................................................................................................... 65 
2.2.2.5. Chính sách đãi ngộ: .................................................................................................. 67 
2.2.3. Phân tích công tác quản lý nguồn nhân lực theo các yếu tố ảnh hưởng ................. 69 
2.2.3.1. Các yếu tố bên ngoài ................................................................................................. 69 
2.2.3.2. Các yếu tố bên trong ................................................................................................. 71 
Kết luận chương 2 .............................................................................................................. 74 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI 
CỤC THUẾ NAM ĐỊNH ................................................................................................... 75 
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH THUẾ ĐẾN NĂM 2020 ..................... 75 
3.1.1. Mục tiêu .................................................................................................................... 75 
3.1.2. Định hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực tại ngành thuế 
trong khuôn khổ chiến lược phát triển ngành thuế đến năm 2020 ..................................... 75 
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI 
CỤC THUẾ NAM ĐỊNH ................................................................................................... 76 
Học viên: Đỗ Tuấn Hiệp 3 Lớp cao học QTKD 2011-2013 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác triển khai áp dụng các quy chế về quản lý nguồn 
nhân lực ngành thuế. .......................................................................................................... 76 
3.2.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác tuyển dụng cán bộ, công chức thuế ................... 78 
3.2.3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thuế ........ 79 
3.2.4. Giải pháp 4: Đổi mới, nâng cao hiệu quả các chính sách sử dụng, đãi ngộ cho đội 
ngũ cán bộ, công chức thuế ................................................................................................. 83 
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 87 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 89 
Học viên: Đỗ Tuấn Hiệp 4 Lớp cao học QTKD 2011-2013 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 
 Trang 
Hình số 2.1 Bộ máy tổ chức của Cục Thuế Nam Định 42 
Hình số 2.2 Bộ máy tổ chức của Chi cục thuế 43 
Bảng 2.1 Kết quả thu ngân sách trên địa bàn tỉnh từ 2008-2012 44 
Bảng 2.2 Phân bố cán bộ côngchức của Cục Thuế tính đến 30/06/2013 46 
Bảng 2.3 Đánh giá mức độ hợp lý về cơ cấu CBCC cho từng Phòng của 48 
 Cục Thuế Nam Định 
Bảng 2.4 Phân bổ lao động theo trình độ ở Cục Thuế Nam Định 50 
Bảng 2.5 Đánh giá chất lượng của CBCC Cục Thuế Nam Định về mặt 51 
 trình độ chuyên môn 
Bảng 2.6 Trình độ cán bộ quản lý ở Cục Thuế Nam Định 52 
Bảng 2.7 Tình hình tuyển dụng và tiếp nhận CBCC Cục Thuế tỉnh Nam 54 
 Định các năm 2008 – 2012 
Bảng 2.8 Tình hình sử dụng CBCC cho từng phòng của Cục Thuế Nam 56 
 Định các năm 2008 – 2012 
Bảng 2.9 Kết quả cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng qua các năm từ 2009- 66 
 2012 
Bảng 2.10 Mức lương theo số năm công tác của ngạch chuyên viên tại 68 
 Cục Thuế Nam Định. 
Bảng 3.1 Đề xuất kinh phí đào trung và ngắn hạn đến năm 2020 83 
 Học viên: Đỗ Tuấn Hiệp 5 Lớp cao học QTKD 2011-2013 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
 1 CBCC Cán bộ, công chức 
 2 CNTT Công nghệ thông tin 
 2 NSNN Ngân sách nhà nước 
 3 QLNN Quản lý nhà nước 
 4 SXKD Sản xuất kinh doanh 
 5 TCCB Tổ chức cán bộ 
 6 TW Trung ương 
Học viên: Đỗ Tuấn Hiệp 6 Lớp cao học QTKD 2011-2013 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 LỜI MỞ ĐẦU 
 1. Lý do lựa chọn đề tài 
 Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, 
chất lượng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực của 
tổ chức, doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu và hội 
nhập kinh tế quốc tế, tất cả các nước đều coi phát triển, quản lý, sử dụng 
nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh 
sản phẩm, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia. 
 Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta, vấn đề 
nguồn nhân lực có trí tuệ và tay nghề cao ngày càng trở thành nhân tố quan 
trọng hàng đầu quyết định sự phát triển. Vì vậy, trong những năm qua, công 
tác đào tạo cán bộ, công chức nhà nước đã được xúc tiến mạnh mẽ, công tác 
quản lý cán bộ cũng ngày một được hoàn thiện, đã góp phần tích cực vào việc 
tăng cường khả năng thích ứng của cán bộ, công chức nhà nước trước tình 
hình nhiệm vụ mới. Nhưng bên cạnh đó, công tác này vẫn còn nhiều bất cập, 
công tác quản lý chưa được chặt chẽ, chưa có nề nếp, chưa đảm bảo chất 
lượng và hiệu quả công việc của các cán bộ, công chức mang lại chưa cao. 
 Thực trạng trên gây trở ngại rất lớn cho Nhà nước, làm giảm hiệu lực, 
hiệu quả của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý các lĩnh vực hoạt động của 
đời sống xã hội, làm ảnh hưởng đến việc tiêu chuẩn hoá cán bộ và sắp xếp 
công chức vào các ngạch bậc 
 Là một công chức công tác tại Cục Thuế Nam Định thuộc Tổng cục 
Thuế - Cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Tôi nhận thấy, hiện nay lực lượng 
cán bộ, công chức Cục thuế là yếu tố quyết định sự thành công trong việc 
thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển ngành thuế đến năm 2020; những 
vấn đề nói trên đặt ra yêu cầu cấp bách và thường xuyên trong việc nâng cao 
chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng cán bộ, công chức ngành Thuế nói 
chung và cán bộ, công chức Cục Thuế Nam Định nói riêng. Đó là lý do tôi 
chọn đề tài: “Phân tích thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý 
nguồn nhân lực tại Cục Thuế Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sĩ của 
Học viên: Đỗ Tuấn Hiệp 7 Lớp cao học QTKD 2011-2013 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
mình, với mong muốn thông qua việc nghiên cứu nhằm sử dụng hợp lý nguồn 
nhân lực góp phần đẩy mạnh hoạt động của Cục Thuế Nam Định trong thời 
gian tới. 
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài 
 Mục đích của đề tài tập trung nghiên cứu phân tích vấn đề quản lý nhân 
sự tại Cục Thuế Nam Định, đánh giá được thực trạng công tác quản lý cán bộ, 
công chức của Cục Thuế Nam Định để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn 
thiện công tác quản lý cán bộ, công chức Cục Thuế Nam Định. 
 Nhiệm vụ của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và các khái niệm 
có liên quan đến việc quản lý nguồn nhân lực cũng như căn cứ vào thực trạng 
công tác quản lý nhân sự tại Cục Thuế Nam Định đề tài sẽ đưa ra những giải 
pháp nhằm đạt được mục đích đề ra. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý cán bộ, công 
chức tại Cục Thuế Nam Định, dựa trên các tài liệu và số liệu thu thập từ nhiều 
nguồn khác nhau có liên quan đến công tác quản lý nhân sự tại Cục Thuế 
Nam Định, luận văn sẽ tập trung phân tích để làm rõ và chỉ ra những mặt 
được và chưa được, nguyên nhân công tác quản lý cán bộ, công chức trong 
thời gian qua và đưa ra giải pháp cho công tác quản lý nhân sự tại Cục Thuế 
Nam Định trong thời gian tới. 
4. Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm các phương pháp khảo sát 
điều tra tìm hiểu cụ thể, phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, hệ thống 
các thông tin điều tra thực tế. 
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 
 Trên cơ sở những lý luận về quản trị nguồn nhân lực được tổng hợp 
trong luận văn, những kết quả phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản 
lý nhân sự ở Cục Thuế Nam Định những năm gần đây, từ đó đưa ra những 
giải pháp nhằm quản lý tốt hơn. Nhờ vậy, luận văn hy vọng đóng góp hệ 
Học viên: Đỗ Tuấn Hiệp 8 Lớp cao học QTKD 2011-2013 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
thống các biện pháp khả thi mang ý nghĩa thực tiễn, nhằm giúp cho công tác 
quản lý nhân sự, công tác cán bộ của Cục Thuế Nam Định được tốt hơn và 
hiệu quả hơn. 
6. Kết cấu của luận văn 
 Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, 
luận văn được chia thành ba chương như sau: 
 Chương 1: Tổng quan kiến thức về quản lý nguồn nhân lực. 
 Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác quản lý đội ngũ công chức tại 
Cục Thuế Nam Định. 
 Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại 
Cục Thuế Nam Định. 
Học viên: Đỗ Tuấn Hiệp 9 Lớp cao học QTKD 2011-2013 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_thuc_trang_va_giai_phap_hoan_thien_cong_t.pdf