Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội

Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất lượng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế, tất cả các nước đều coi phát triển, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực là công cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta, vấn đề nguồn nhân lực có trí tuệ và tay nghề cao ngày càng trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định sự phát triển. Vì vậy, trong những năm qua, công tác đào tạo cán bộ, công chức nhà nước đã được xúc tiến mạnh mẽ, công tác quản lý cán bộ cũng ngày một được hoàn thiện, đã góp phần tích cực vào việc tăng cường khả năng thích ứng của cán bộ, công chức nhà nước trước tình hình nhiệm vụ mới.

Nhưng bên cạnh đó, công tác này vẫn còn nhiều bất cập, công tác quản lý chưa được chặt chẽ, chưa có nề nếp, chưa đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc của các cán bộ, công chức mang lại chưa cao. Thực trạng trên gây trở ngại rất lớn cho Nhà nước, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, làm ảnh hưởng đến việc tiêu chuẩn hoá cán bộ và sắp xếp công chức vào các ngạch bậc… Là một công chức công tác tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước - cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Tôi nhận thấy, hiện nay lực lượng cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước là yếu tố quyết định sự thành công trong việc thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020; những vấn đề nói trên đặt ra yêu cầu cấp bách và thường xuyên trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng cán bộ, công chức ngành Kho bạc nói chung và cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước Hà Nội nói riêng.

pdf 80 trang Bách Nhật 03/04/2025 100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội

Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội
 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế này do chính 
 tôi nghiên cứu và thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng 
 trong luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác và có nguồn 
 gốc rõ ràng. 
 Nguyễn Thị Thu Huyền 
 Học viên Lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa 2009 - 2011 
 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
 Cơ quan công tác: Kho bạc Nhà nước Hà Nội 
 LỜI CẢM ƠN 
 Tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn của 
 tôi, PGS.TS. Nguyễn Ái Đoàn, người đã tận tình hướng dẫn và cho 
 những ý kiến định hướng quý báu giúp tôi thực hiện luận văn. 
 Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo, 
 Ban lãnh đạo KBNN Hà Nội, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã 
 giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền 1 Lớp cao học QTKD 2009-2011 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN . .1 
LỜI CẢM ƠN .. ..1 
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ...5 
DANH MỤC VIẾT TẮT 6 
LỜI MỞ ĐẦU. ... .................................................7 
 1. Lý do lựa chọn đề tài...........................................................................................7 
 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài............................................................................8 
 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................8 
 4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................8 
 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................8 
 6. Kết cấu của luận văn...........................................................................................9 
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ PHÂN TÍCH CÔNG 
TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC...................................................................................10 
 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN 
LỰC....................................................................................................................10 
 1.1.1. Khái niệm về nhân lực.........................................................................10 
 1.1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực..............................................................11 
 1.1.3. Vai trò nhân lực trong một tổ chức......................................................12 
 1.2. QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN TRỊ NHÂN 
LỰC .. .. 13 
 1.2.1. Khái niệm quản trị nhân lực................................................................13 
 1.2.2. Nội dung công tác quản trị nhân lực...................................................13 
 1.2.2.1. Công tác tuyển dụng....................................................................13 
 1.2.2.2. Sử dụng và đãi ngộ.......................................................................15 
 1.2.2.3. Đào tạo và phát triển.....................................................................22 
 1.3. NỘI DUNG PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC ..28 
 1.3.1. Đánh giá chung kết quả của công tác quản trị nhân lực thông qua chất 
lượng đội ngũ nhân lực.............................................................................................28 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền 2 Lớp cao học QTKD 2009-2011 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 1.3.1.1. Đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực về mặt số lượng và cơ 
cấu.....................................................................................................................28 
 1.3.1.2. Đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực về trình độ chuyên môn và 
kết quả công tác...................................................................................... .................31 
 1.3.2. Phân tích công tác quản trị nhân lực theo các yếu tố ảnh hưởng.......32 
 1.3.2.1. Các yếu tố bên ngoài....................................................................32 
 1.3.2.2. Các yếu tố bên trong....................................................................33 
 1.3.3. Phân tích công tác quản trị nhân lực theo nội dung công việc...........35 
 1.4. ĐẶC ĐIỂM CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÁC CƠ QUAN 
NHÀ NƯỚC . ..35 
Kết luận chương 1..................................................................................................39 
Chương 2: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI KHO BẠC NHÀ 
NƯỚC HÀ NỘI . 40 
 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI ..40 
 2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Hà Nội....................40 
 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của KBNN Hà Nội ....................................................43 
 2.2. PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI KBNN HÀ NỘI ....45 
 2.2.1. Đánh giá chung kết quả của công tác quản trị nhân lực thông qua chất 
lượng đội ngũ nhân lực của KBNN Hà Nội.............................................................45 
 2.2.1.1. Đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực về mặt số lượng và cơ 
cấu.............................................................................................................................45 
 2.2.1.2. Đánh giá chất lượng đội ngũ nhân lực về trình độ chuyên môn và 
kết quả công tác........................................................................................................52 
 2.2.2. Phân tích công tác quản trị nhân lực theo nội dung công việc...........57 
 2.2.2.1. Công tác tuyển dụng....................................................................57 
 2.2.2.2. Sử dụng và đãi ngộ.......................................................................58 
 2.2.2.3. Đào tạo, phát triển........................................................................63 
 2.2.3. Phân tích công tác quản trị nhân lực theo các yếu tố ảnh hưởng........64 
 2.2.3.1. Môi trường bên ngoài...................................................................64 
 2.2.3.2. Các yếu tố bên trong ....................................................................65 
Kết luận chương 2 ..................................................................................................67 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền 3 Lớp cao học QTKD 2009-2011 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ, 
CÔNG CHỨC KHO BẠC NHÀ NƯỚC HÀ NỘI . ..68 
 3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KBNN ĐẾN NĂM 2020 .68 
 3.1.1. Mục tiêu ..............................................................................................68 
 3.1.2. Định hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực tại 
KBNN trong khuôn khổ chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.....................68 
 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TẠI KBNN NÓI 
CHUNG VÀ KBNN HÀ NỘI NÓI RIÊNG .. 69 
 3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế về quản lý nguồn nhân lực 
KBNN........................................................................................................................69 
 3.2.1.1. Về ban hành văn bản pháp luật....................................................71 
 3.2.1.2. Về biên chế cán bộ, công chức KBNN........................................71 
 3.2.1.3. Tuyển dụng, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức KBNN.........71 
 3.2.1.4. Sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức KBNN..............................71 
 3.2.1.5. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức KBNN............................72 
 3.2.2. Tăng cường chính sách đòn bẩy, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công 
chức KBNN...............................................................................................................73 
 3.2.3. Đẩy mạnh công tác tổ chức quản lý cán bộ, công chức KBNN Hà 
Nội..................................................................................................................................75 
KẾT LUẬN .. ..76 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . ...78 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền 4 Lớp cao học QTKD 2009-2011 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU Trang 
Bảng 2.1 Phân bố cán bộ, công chức của KBNN Hà Nội tính đến 45 
 31/12/2011 
Bảng 2.2 Đánh giá chất lượng cán bộ, công chức KBNN Hà Nội theo mức 46 
 độ đáp ứng về cơ cấu giới tính 
Bảng 2.3 Đánh giá mức độ hợp lý về cơ cấu cán bộ, công chức cho từng 48 
 Phòng của KBNN Hà Nội 
Bảng 2.4 Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức KBNN Hà Nội 49 
 theo mức độ đáp ứng về cơ cấu tuổi 
Bảng 2.5 Đánh giá chất lượng cán bộ, công chức KBNN Hà Nội theo mức 51 
 độ đáp ứng về cơ cấu thâm niên công tác 
Bảng 2.6 Phân bổ lao động theo trình độ ở KBNN Hà Nội 52 
Bảng 2.7 Đánh giá chất lượng của cán bộ, công chức KBNN Hà Nội về 53 
 mặt trình độ chuyên môn 
Bảng 2.8 Trình độ cán bộ quản lý ở KBNN Hà Nội 53 
Bảng 2.9 Tình hình thực hiện nhiệm vụ KBNN qua các năm 2009 – 2011 54 
Bảng 2.10 So sánh tỷ trọng tăng của công việc và tỷ trọng tăng đội ngũ 56 
 nhân lực của KBNN Hà Nội giai đoạn 2009 – 2011 
Bảng 2.11 Thành tích đạt được của cán bộ, công chức KBNN Hà Nội từ 56 
 năm 2009 đến năm 2011 
Bảng 2.12 Tình hình tuyển dụng và tiếp nhận cán bộ, công chức KBNN 57 
 Hà Nội các năm 2009 – 2011 
Bảng 2.13 Mức lương theo số năm công tác của ngạch chuyên viên, kế 62 
 toán viên KBNN Hà Nội 
 Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền 5 Lớp cao học QTKD 2009-2011 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
 1 CBCCVC Cán bộ, công chức, viên chức 
 2 CNTT Công nghệ thông tin 
 3 KBNN Kho bạc Nhà nước 
 4 KSC Kiểm soát chi 
 5 NSNN Ngân sách nhà nước 
 6 QLNN Quản lý nhà nước 
 7 SXKD Sản xuất kinh doanh 
 8 TW Trung ương 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền 6 Lớp cao học QTKD 2009-2011 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 LỜI MỞ ĐẦU 
 1. Lý do lựa chọn đề tài 
 Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định năng suất, chất 
lượng hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác trong hệ thống nguồn lực của tổ chức, 
doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc 
tế, tất cả các nước đều coi phát triển, quản lý, sử dụng nguồn nhân lực là công cụ 
quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm, năng lực cạnh tranh 
doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia. 
 Trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá của nước ta, vấn đề nguồn 
nhân lực có trí tuệ và tay nghề cao ngày càng trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu 
quyết định sự phát triển. Vì vậy, trong những năm qua, công tác đào tạo cán bộ, 
công chức nhà nước đã được xúc tiến mạnh mẽ, công tác quản lý cán bộ cũng ngày 
một được hoàn thiện, đã góp phần tích cực vào việc tăng cường khả năng thích ứng 
của cán bộ, công chức nhà nước trước tình hình nhiệm vụ mới. Nhưng bên cạnh đó, 
công tác này vẫn còn nhiều bất cập, công tác quản lý chưa được chặt chẽ, chưa có 
nề nếp, chưa đảm bảo chất lượng và hiệu quả công việc của các cán bộ, công chức 
mang lại chưa cao. 
 Thực trạng trên gây trở ngại rất lớn cho Nhà nước, làm giảm hiệu lực, hiệu 
quả của bộ máy Nhà nước trong việc quản lý các lĩnh vực hoạt động của đời sống 
xã hội, làm ảnh hưởng đến việc tiêu chuẩn hoá cán bộ và sắp xếp công chức vào các 
ngạch bậc 
 Là một công chức công tác tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội thuộc hệ thống 
Kho bạc Nhà nước - cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính. Tôi nhận thấy, hiện nay lực 
lượng cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước là yếu tố quyết định sự thành công 
trong việc thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 
2020; những vấn đề nói trên đặt ra yêu cầu cấp bách và thường xuyên trong việc 
nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, sử dụng cán bộ, công chức ngành Kho bạc 
nói chung và cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước Hà Nội nói riêng. Đó là lý do tôi 
chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền 7 Lớp cao học QTKD 2009-2011 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
nhân sự tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với 
mong muốn thông qua việc nghiên cứu nhằm sử dụng hợp lý nguồn nhân lực góp 
phần đẩy mạnh hoạt động của Kho bạc Nhà nước Hà Nội trong thời gian tới. 
 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 
 Mục đích của đề tài tập trung nghiên cứu phân tích vấn đề quản lý nhân sự 
tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội, đánh giá được thực trạng công tác quản lý cán bộ 
của Kho bạc Nhà nước Hà Nội để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công 
tác quản lý cán bộ, công chức Kho bạc Nhà nước Hà Nội. 
 Nhiệm vụ của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và các khái niệm có liên 
quan đến việc quản lý nguồn nhân lực cũng như căn cứ vào thực trạng công tác 
quản lý nhân sự tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội đề tài sẽ đưa ra những giải pháp 
nhằm đạt được mục đích đề ra. 
 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý cán bộ, công chức tại 
Kho bạc Nhà nước Hà Nội, dựa trên các tài liệu và số liệu thu thập từ nhiều nguồn 
khác nhau có liên quan đến công tác quản lý nhân sự tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội, 
luận văn sẽ tập trung phân tích để làm rõ và chỉ ra những mặt được và chưa được, 
nguyên nhân công tác quản lý cán bộ, công chức trong thời gian qua và đưa ra giải 
pháp cho công tác quản lý nhân sự tại Kho bạc Nhà nước Hà Nội trong thời gian tới. 
 4. Phương pháp nghiên cứu 
 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm các phương pháp khảo sát điều 
tra tìm hiểu cụ thể, phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, hệ thống các thông tin 
điều tra thực tế. 
 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 
 Trên cơ sở những lý luận về quản trị nguồn nhân lực được tổng hợp trong 
luận văn, những kết quả phân tích, đánh giá về thực trạng công tác quản lý nhân sự 
ở Kho bạc Nhà nước Hà Nội những năm gần đây, từ đó đưa ra những giải pháp 
nhằm quản lý tốt hơn. Nhờ vậy, luận văn hy vọng đóng góp hệ thống các biện pháp 
khả thi mang ý nghĩa thực tiễn, nhằm giúp cho công tác quản lý nhân sự, công tác 
cán bộ của Kho bạc Nhà nước Hà Nội được tốt hơn và hiệu quả hơn. 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền 8 Lớp cao học QTKD 2009-2011 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 6. Kết cấu của luận văn 
 Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận 
văn được chia thành ba chương như sau: 
 Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nhân lực và phân tích công tác quản trị 
nhân lực. 
 Chương 2: Phân tích công tác quản trị nhân lực tại Kho bạc Nhà nước Hà 
Nội. 
 Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Kho 
bạc Nhà nước Hà Nội. 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền 9 Lớp cao học QTKD 2009-2011 Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 
 Chương 1 
 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC VÀ PHÂN TÍCH 
 CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC 
 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NHÂN LỰC VÀ NGUỒN 
NHÂN LỰC 
 1.1.1. Khái niệm về nhân lực 
 Nhân lực theo Từ điển tiếng Việt có nghĩa là sức người về mặt dùng trong 
lao động sản xuất. Nhân lực của doanh nghiệp là toàn bộ khả năng lao động mà 
doanh nghiệp cần và có thể huy động cho việc thực hiện hoàn thành những nhiệm 
vụ trước mắt và lâu dài. 
 Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi 
những vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của mình. Lao động là sự vận động tiêu 
hao của sức lao động trong quá trình tạo ra của cải vật chất, là sự kết hợp sức lao 
động và tư liệu sản xuất. Lao động bao gồm lao động sống (lao động hiện tại) và lao 
động vật hoá (lao động quá khứ). Lao động vật hoá chính là lao động được kết tinh 
trong sản phẩm của các quá trình lao động trước. 
 Khả năng lao động là khả năng thực hiện hoàn thành một công việc. Khả 
năng lao động của một người bao gồm ba yếu tố: Sức lực; trí lực và tâm lực. Trong 
thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá thì trí lực là quan trọng nhất. 
 Như vậy, nhân lực được hiểu là nguồn nhân lực của mỗi con người bao gồm 
khả năng về thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể sống của mỗi con người. Nhân lực 
là sức lực con người, nằm trong con người và nhờ nó con người hoạt động. Nhân 
lực được hình thành từ 02 nguồn: Sự phát triển sinh học tự nhiên và sự trưởng thành 
trong quá trình học tập và rèn luyện của con người [1] [5] [7]. 
 Thể lực của con người phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ, mức sống, mức 
thu nhập, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi bồi dưỡng, chế độ y tế thể lực con người 
cũng phụ thuộc vào yếu tố tuổi tác, thời gian, giới tính. Thể lực là mặt tiềm tàng rất 
lớn của con người, bao gồm tài năng trí tuệ cũng như năng khiếu, lòng tin, nhân 
Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền 10 Lớp cao học QTKD 2009-2011 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_hoan_thien_co.pdf