Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai năng suất cao, chịu rét phù hợp với điều kiện sản xuất ở Đồng bằng Sông Hồng

Ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây cốc quan trọng nhất cung cấp

lương thực cho loài người và thức ăn cho gia súc. Bên cạnh đó ngô còn là cây

thực phẩm cung cấp bắp ngô bao tử làm rau cao cấp, bắp nếp, bắp đường cho

ăn tươi, làm sữa ngô, các loại đồ uống và đồ hộp. Ngoài ra ngô còn cung cấp

nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất các mặt hàng của ngành lương thực,

thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp nhẹ, đặc biệt là nguyên liệu lý tưởng

cho năng lượng sinh học. Ngô còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị,

mang lại ngoại tệ cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.

Cây ngô được đưa vào nước ta cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu Tình,

2009) và trong số các cây lương thực, ngô được xếp hàng quan trọng thứ hai

sau cây lúa. Tuy nhiên, năng suất ngô của nước ta vẫn thấp hơn năng suất

trung bình của thế giới, ví dụ như: Năm 2013 đạt trung bình 4,43 tấn/ha so với

5,52 tấn/ha trung bình của thế giới, bằng 80,25% (Tổng cục Thống kê, 2014);

Năm 2018 đạt trung bình 4,72 tấn/ha so với 5,92 tấn/ha, bằng 79,7% (Tổng

cục Thống kê, 2019; FAO, 2018). Về sản lượng ngô trong nước, tuy tốc độ

tăng khá nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, ví

dụ niên vụ 2016/2017 nhu cầu về ngô ở nước ta là 12,9 triệu tấn, chúng ta đã

phải nhập khẩu 8,5 triệu tấn; niên vụ 2019/2020, nhu cầu là 15,4 triệu tấn,

chúng ta đã phải nhập khẩu 11,5 triệu tấn (USDA, 2020). Từ đó cho thấy việc

tăng sản lượng ngô trồng trong nước để đáp ứng nội tiêu, hạn chế nhập khẩu là

một thách thức của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, về diện tích, các vùng trồng

ngô có diện tích và sản lượng ngô lớn hiện nay đang bị thu hẹp do một số loại

cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn đã thay thế một phần diện tích ngô

(điển hình như ở Sơn La). Muốn vậy, ngoài việc tận dụng triệt để vùng đất có

thể trồng ngô cần áp dụng cơ giới hóa hiện đại, đồng bộ, cơ cấu lại mùa vụ, áp

dụng tiến bộ kỹ thuật, chọn tạo giống để có những bộ giống mới phù hợp với

từng mùa vụ, vùng sinh thái để có năng suất cao, sản lượng ngô lớn

pdf 27 trang kiennguyen 21/08/2022 14240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai năng suất cao, chịu rét phù hợp với điều kiện sản xuất ở Đồng bằng Sông Hồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai năng suất cao, chịu rét phù hợp với điều kiện sản xuất ở Đồng bằng Sông Hồng

Tóm tắt Luận án Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai năng suất cao, chịu rét phù hợp với điều kiện sản xuất ở Đồng bằng Sông Hồng
1 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
***************** 
PHẠM THANH THỦY 
NGHIÊN CỨU CHỌN TẠO GIỐNG NGÔ LAI NĂNG SUẤT CAO, 
CHỊU RÉT PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT 
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 
Chuyên ngành: Di truyền và Chọn giống cây trồng 
Mã số: 96 20 111 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP 
Hà Nội - 2021 
2 
Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Trần Đình Long 
Phản biện 1:.............................................................................................................. 
Phản biện 2: .............................................................................................................. 
Luận án tiến sĩ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Viện 
họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
Vào hồi..giờ. phút ngày  tháng .. năm 2021 
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: 
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 
2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 
3. Thư viện Viện Nghiên cứu Ngô 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Ngô (Zea mays L.) là một trong ba cây cốc quan trọng nhất cung cấp 
lương thực cho loài người và thức ăn cho gia súc. Bên cạnh đó ngô còn là cây 
thực phẩm cung cấp bắp ngô bao tử làm rau cao cấp, bắp nếp, bắp đường cho 
ăn tươi, làm sữa ngô, các loại đồ uống và đồ hộp. Ngoài ra ngô còn cung cấp 
nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất các mặt hàng của ngành lương thực, 
thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp nhẹ, đặc biệt là nguyên liệu lý tưởng 
cho năng lượng sinh học. Ngô còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị, 
mang lại ngoại tệ cho nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. 
Cây ngô được đưa vào nước ta cách đây khoảng 300 năm (Ngô Hữu Tình, 
2009) và trong số các cây lương thực, ngô được xếp hàng quan trọng thứ hai 
sau cây lúa. Tuy nhiên, năng suất ngô của nước ta vẫn thấp hơn năng suất 
trung bình của thế giới, ví dụ như: Năm 2013 đạt trung bình 4,43 tấn/ha so với 
5,52 tấn/ha trung bình của thế giới, bằng 80,25% (Tổng cục Thống kê, 2014); 
Năm 2018 đạt trung bình 4,72 tấn/ha so với 5,92 tấn/ha, bằng 79,7% (Tổng 
cục Thống kê, 2019; FAO, 2018). Về sản lượng ngô trong nước, tuy tốc độ 
tăng khá nhanh nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, ví 
dụ niên vụ 2016/2017 nhu cầu về ngô ở nước ta là 12,9 triệu tấn, chúng ta đã 
phải nhập khẩu 8,5 triệu tấn; niên vụ 2019/2020, nhu cầu là 15,4 triệu tấn, 
chúng ta đã phải nhập khẩu 11,5 triệu tấn (USDA, 2020). Từ đó cho thấy việc 
tăng sản lượng ngô trồng trong nước để đáp ứng nội tiêu, hạn chế nhập khẩu là 
một thách thức của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, về diện tích, các vùng trồng 
ngô có diện tích và sản lượng ngô lớn hiện nay đang bị thu hẹp do một số loại 
cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn đã thay thế một phần diện tích ngô 
(điển hình như ở Sơn La). Muốn vậy, ngoài việc tận dụng triệt để vùng đất có 
thể trồng ngô cần áp dụng cơ giới hóa hiện đại, đồng bộ, cơ cấu lại mùa vụ, áp 
dụng tiến bộ kỹ thuật, chọn tạo giống để có những bộ giống mới phù hợp với 
từng mùa vụ, vùng sinh thái để có năng suất cao, sản lượng ngô lớn. 
Vụ Đông sau hai vụ lúa ở đồng bằng sông Hồng là một vụ rất đặc thù. Sau 
khi kết thúc vụ lúa Mùa, một phần diện tích chân lúa này được sử dụng để 
trồng cây rau màu, phần lớn diện tích còn lại thường để trống. Đây là cơ hội để 
tăng diện tích trồng ngô, tăng sản lượng ngô trên đất hai lúa tại các tỉnh phía 
Bắc; đặc biệt hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đang có chủ trương phát 
triển trồng ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi trong vụ Đông ở các 
tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất ở vụ Đông, nền nhiệt độ 
giảm dần vào những tháng cuối năm, có những năm các đợt lạnh dưới 15oC 
kéo dài tới vài tuần làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất cây trồng nói chung và 
cây ngô nói riêng. Do vậy, để có thể phát triển mạnh vụ ngô Đông cần cơ giới 
hóa từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch đến phơi sấy, bảo quản và yếu tố quan 
trọng nhất là phải có các giống ngô mới chống chịu rét tốt, cho năng suất cao. 
Để khai thác hết tiềm năng đất vụ Đông góp phần nâng cao năng suất và 
tăng sản lượng ngô của vùng đồng bằng sông Hồng, đáp ứng nhu cầu ngô cho 
thức ăn chăn nuôi, đặc biệt ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho đại gia súc 
trong mùa đông lạnh ở miền Bắc, giải quyết vấn đề về bố trí cơ cấu cây trồng 
2 
thì việc đẩy mạnh nghiên cứu chọn tạo các giống ngô mới ngắn ngày, chịu 
rét, có tiềm năng năng suất cao là rất quan trọng. Do vậy, đề tài khoa học 
“Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai năng suất cao, chịu rét phù hợp với 
điều kiện sản xuất ở đồng bằng sông Hồng” là cần thiết. 
2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 
2.1. Mục tiêu 
Tuyển chọn được 1 - 2 tổ hợp ngô lai triển vọng để phát triển thành giống 
lai năng suất cao, chịu rét, bổ sung vào bộ giống phục vụ sản xuất ngô ở ĐBSH. 
2.2. Yêu cầu 
- Đánh giá được đặc tính sinh trưởng, phát triển và nông học của một số 
dòng ngô thuần nhằm chọn tạo thành công các dòng ngô nghiên cứu chín 
sớm, chịu rét, năng suất cao và có khả năng kết hợp cao phục vụ cho công tác 
chọn tạo giống ngô có khả năng chịu rét, cho năng suất cao; 
- Đánh giá được đặc điểm nông sinh học, đa dạng di truyền giữa các dòng, 
tạo được tổ hợp lai có khả năng chịu rét, cho năng suất cao; 
- Tuyển chọn được 1 - 2 tổ hợp ngô lai triển vọng để phát triển thành 
giống lai có khả năng chịu rét, cho năng suất cao phục vụ sản xuất ngô vụ 
Đông ở các tỉnh ĐBSH. 
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 
3.1. Ý nghĩa khoa học 
Cung cấp thông tin khoa học về các dòng ngô nghiên cứu chín sớm, 
chịu rét phục vụ công tác chọn tạo giống ngô phù hợp với sản xuất ngô 
vụ Đông ở ĐBSH. 
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 
- Chọn lọc được các dòng ngô nghiên cứu triển vọng phục vụ công tác 
chọn tạo giống ngô ngắn ngày, chịu rét. 
- Xác định được tổ hợp lai VN158 chín trung bình sớm, chịu rét khá, 
năng suất cao, phù hợp với điều kiện sản xuất trong vụ Đông tại ĐBSH. 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
4.1. Đối tượng nghiên cứu 
- Các dòng ngô nghiên cứu thuần được tạo ra từ các nguồn vật liệu khác nhau. 
- Các tổ hợp lai đỉnh, lai luân phiên, các tổ hợp lai triển vọng. 
4.2. Phạm vi nghiên cứu 
- Thí nghiệm đánh giá chọn lọc dòng. 
- Thí nghiệm phân tích đa dạng di truyền của các dòng bằng chỉ thị SSR. 
- Thí nghiệm khảo sát tổ hợp lai bằng phương pháp lai đỉnh (Top 
cross) và lai luân phiên (Diallel cross). 
- Thí nghiệm khảo nghiệm tác giả (so sánh các tổ hợp lai triển vọng), 
khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng giống ngô (VCU). 
3 
5. Những đóng góp mới của luận án 
- Kết quả đánh giá đặc tính sinh trưởng và phát triển, khả năng chống 
chịu, khả năng kết hợp và năng suất đã tuyển chọn được 11 dòng, gồm: C352, 
C16, C431, C838, C769, C608, C801, C855, C628, C783, C252 giới thiệu 
cho chương trình chọn tạo giống ngô ngắn ngày, chịu rét. 
- Chọn tạo được tổ hợp lai VN158 (C431 x B67CT) có thời gian sinh 
trưởng trung bình sớm, chịu rét, năng suất cao phù hợp với sản xuất ngô ở các 
vùng trồng ngô phía Bắc nói chung và ĐBSH nói riêng. 
6. Cấu trúc luận án 
Luận án có 127 trang, gồm: mở đầu (4 trang); 3 chương nội dung: Chương 
1. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học (41 trang), Chương 2. Vật liệu, nội 
dung và phương pháp nghiên cứu (14 trang), Chương 3. Kết quả và thảo luận 
(67 trang); Kết luận và đề nghị (1 trang); Tài liệu tham khảo 13 trang, với 41 
bảng (33 bảng số liệu), 10 hình, ảnh minh họa. Tham khảo 119 tài liệu, trong 
đó có 31 tài liệu tiếng Việt, 88 tài liệu tiếng nước ngoài và website. 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC 
1.1. Vai trò, vị trí của cây ngô 
Cây ngô được lan truyền và trồng ở hầu khắp các châu lục trên thế giới 
với vai trò là một trong những cây ngũ cốc quan trọng của loài người. Có thể 
nói ngô là cây ngũ cốc nuôi sống gần 1/3 dân số toàn cầu. Vai trò đó thể hiện 
qua các mặt chính: Làm lương thực cho người; Làm thức ăn chăn nuôi; Làm 
thực phẩm; Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; Là nguồn hàng hóa xuất 
khẩu; Ngoài ra, trong điều kiện nước ta cây ngô còn giúp sử dụng đất đai có 
hiệu quả, phá thế độc canh cây lúa. Bên cạnh những giá trị về vật chất cây 
ngô còn có ý nghĩa trong đời sống tâm linh, truyện cổ dân gian, nghệ thuật 
trang trí, trong văn hóa ẩm thực ở cả Việt Nam và trên thế giới. 
Những dẫn liệu trên cho thấy ngô có vai trò và vị trí quan trọng đối với 
kinh tế, xã hội, văn hóa thế giới cũng như ở nước ta, là cây cho sự sống của 
loài người cả với nghĩa vật chất lẫn tinh thần. 
1.2. Tình hình tiêu thụ, sản xuất ngô trên thế giới và trong nước 
1.2.1. Tình hình tiêu thụ và sản xuất ngô trên thế giới 
Dự báo tới năm 2050 dân số thế giới là 9,73 tỷ người, với dân số ở khu vực 
thành thị sẽ trên 75% (FAO, 2017) do đó nhu cầu về ngô, lúa mỳ và lúa nước 
hàng năm của thế giới sẽ cần khoảng 3,3 tỷ tấn, tăng 800 triệu tấn so với nhu cầu 
hiện nay (khoảng 2,5 tỷ tấn), nhu cầu về ngô sẽ tăng 50 - 60% (FAO, 2016). Sản 
lượng ngô niên vụ 2017/2018 trên thế giới đạt 1.375,50 triệu tấn, vượt xa so với 
sản lượng lúa mỳ (763,18 triệu tấn) và lúa nước (495,07 triệu tấn) (USDA, 2019). 
4 
Cho đến nay, sản xuất ngô trên toàn thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ và 
toàn diện, ngô đã thực sự là một trong những ngành hàng quan trọng của nền kinh 
tế thế giới. Kết quả trên có được trước hết nhờ ứng dụng rộng rãi ƯTL trong chọn 
tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. 
1.2.2. Tình hình tiêu thụ và sản xuất ngô trong nước 
Về tiêu thụ, nhu cầu ngô trong nước tăng mạnh. Hàng năm nước ta vẫn 
phải nhập khẩu một lượng ngô lớn, lượng nhập năm sau luôn cao hơn năm 
trước, ví dụ như: Niên vụ 2016/2017 nhu cầu ngô trong nước là 12,9 triệu tấn 
và chúng ta đã phải nhập khẩu 8,5 triệu tấn; Niên vụ 2019/2020 nhu cầu ngô 
trong nước là 15,4 triệu tấn và chúng ta đã phải nhập khẩu 11,5 triệu tấn 
(USDA, 2020). 80% lượng ngô nhập về chủ yếu sử dụng làm nguyên liệu chế 
biến thức ăn chăn nuôi, còn lại làm bột ngô dùng trong thực phẩm và số ít sử 
dụng trong công nghiệp như sản xuất bia, phụ gia trong dược phẩm. 
Về sản xuất, diện tích trồng ngô vài năm trở lại đây có xu hướng giảm 
nhưng những thành tựu về giống, các tiến bộ kỹ thuật về canh tác và áp dụng 
công nghệ sinh học hiện đại đã đưa năng suất ngô nước ta ngày một tăng và 
tiệm cận dần với năng suất bình quân của thế giới [31]. 
1.3. Khả năng kết hợp, cơ sở di truyền chọn lọc tính trạng và chương 
trình chọn tạo giống ngô 
1.3.1. Đa dạng di truyền và nguồn gen cây ngô 
Ngô là cây giao phấn, thông qua các tác động của quá trình chọn lọc tự 
nhiên và nhân tạo đã giúp cho ngô có sự đa dạng di truyền rất rộng, trở thành 
một trong những cây trồng phổ biến nhất trên thế giới (Zhang et al., 2015). Cây 
ngô hiện được trồng ở tất cả các châu lục và thích ứng với hầu hết các loại hình 
sinh thái khí hậu, từ ôn đới, cận nhiệt đới đến nhiệt đới cao và nhiệt đới thấp. 
1.3.2. Chọn lọc nguồn vật liệu tạo dòng 
Hiệu quả của quá trình chọn lọc và lai tạo phụ thuộc vào nguồn vật  ... nh có năng suất khác biệt chắc chắn ở mức tin 
cậy 95%, dao động từ 5,860 - 8,513 tấn/ha. So với các giống đối chứng, có 
5/26 tổ hợp với CT1(T5) là C855xT5, C252xT5, C16xT5, C352xT5, 
C838xT5 và 4/26 tổ hợp với CT2(B67CT) là C769xB67CT, C431xB67CT, 
C16xB67CT, C352xB67CT có năng suất cao hơn các giống đ/c có ý nghĩa. 
3.4.2. Sinh trưởng và năng suất các tổ hợp lai luân phiên 
Vụ Đông 2015, 55 tổ hợp luân giao được đánh giá cùng với 4 giống đ/c 
LVN885, LVN99, LVN4 và DK9955 (Bảng 3.19): TGST của các THL dao 
động từ 114-118 ngày, 3 tổ hợp có TGST ngắn nhất (114 ngày) là: C608xC352, 
C783xC352 và C431xC16. Các tổ hợp có TGST từ 114-115 ngày là ngắn hơn 
chắc chắn so với đ/c DK9955 ở mức tin cậy 95%. Về năng suất: Có sự khác 
biệt có ý nghĩa về năng suất giữa các tổ hợp luân giao cũng như so với các 
giống đ/c. Tổ hợp C608xC431 có năng suất cao nhất đạt 8,65 tấn/ha, cao hơn cả 
4 giống đ/c có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%; 4 THL C783xC352, C855xC352, 
C628xC352, C769xC352 có năng suất dao động từ 8,10-8,25 tấn/ha, cao hơn 3 
đ/c LVN885, LVN99, LVN4 có ý nghĩa và tương đương DK9955; Trong số 
các THL còn lại, ngoại trừ 3 tổ hợp có năng suất từ 5,65-5,93 tấn/ha thấp hơn 4 
giống đ/c chắc chắn, các tổ hợp khác tương đương đ/c (Bảng 3.19). 
3.4.3. Tuyển chọn các tổ hợp lai triển vọng 
Trên cơ sở đánh giá các THL đỉnh và luân giao lựa chọn 26 tổ hợp triển 
vọng phù hợp với mục tiêu chọn tạo (chín sớm, thích ứng với điều kiện lạnh, 
năng suất cao) để đánh giá trong vụ tiếp theo làm căn cứ tuyển chọn các THL 
ưu tú đưa vào thí nghiệm khảo sát trong mùa vụ có nhiệt độ giảm thấp ở các 
vùng sinh thái trồng ngô phía Bắc trong đó có ĐBSH (Bảng 3.20). Từ kết quả 
khảo sát tuyển chọn 12 THL triển vọng: C608xC431; C783xC352; C801xT5; 
C801xB67CT; C855xT5; C769xB67CT; C431xB67CT; C252xT5; C16xT5; 
C16xB67CT; C352xT5; C352xB67CT đánh giá tiếp tục. Để thuận tiện trong 
theo dõi và đánh giá, các THL này được ký hiệu tương ứng từ V1 đến V12. 
21 
3.5. Kết quả đánh giá tính ổn định về năng suất của một số THL triển vọng 
12 THL triển vọng được chọn tạo theo hướng chín sớm, thích ứng với 
điều kiện lạnh từ các thí nghiệm lai đỉnh và lai luân giao ký hiệu từ V1 - V12 
được khảo nghiệm trong vụ Đ16 tại 5 địa điểm phía Bắc: Hạ Hòa - Phú Thọ; 
Tam Dương - Vĩnh Phúc; Đan Phượng - Hà Nội; Vũ Thư - Thái Bình; Yên 
Định - Thanh Hóa. 3 giống đ/c là các giống ngô lai chín sớm phổ biến trong 
sản xuất: LVN4, LVN99, DK9901 (Bảng 3.21). 
3.5.1. Đặc điểm nông sinh học của các tổ hợp lai triển vọng 
TGST trung bình từ 117,8-121,6 ngày, hầu hết thuộc nhóm trung ngày, 
ngắn hơn đ/c LVN4 (ngoại trừ tổ hợp V9, V10, V12 dài ngày hơn tương đương 
đ/c LVN4 và DK9901); Nhìn chung các giống khảo nghiệm có dạng bắp to, 
đường kính bắp trung bình đạt 4,7-5,4 cm, trong đó V7, V5, V1 và V9 có 
đường kính bắp đạt giá trị cao nhất (5,1-5,4 cm) cao hơn 3 giống đ/c. 3 tổ hợp 
V1, V7 và V9 có khối lượng 1000 hạt cao hơn cả 3 đ/c. Các tổ hợp V4, V6, V7, 
V8 và V9 thể hiện có ưu thế hơn về năng suất so với các giống còn lại và đ/c, 
năng suất đạt từ 6,59-7,19 tấn/ha. Trong điều kiện rét lạnh ở giai đoạn cuối vụ 
Đông có nhiều ảnh hưởng đến khả năng tích lũy chất khô vào hạt, vì vậy những 
tổ hợp vẫn cho năng suất cao là những tổ hợp thích ứng trong điều kiện này. 
Đánh giá chung, các tổ hợp V2, V6, V7 và V8 được đánh giá có khả năng 
chống chịu tương đương đ/c DK9901 (Bảng 3.25). 
3.5.2. Đánh giá sự ổn định của các tổ hợp lai triển vọng 
Đồng thời với đánh giá đặc điểm nông sinh học cần quan tâm đến sự ổn 
định của các THL qua các vùng sinh thái nhằm xác định được THL có năng 
suất cao và thích ứng với điều kiện vụ Đông ở các tỉnh phía Bắc (Bảng 3.26; 
Bảng 3.27). Tại Bảng 3.26, sau khi phân tích độ ổn định chỉ có duy nhất THL 
V7 có năng suất trung bình cao hơn cả ba giống đ/c ở mức có ý nghĩa, độ tin 
cậy 95%; 5 tổ hợp V3, V4, V6, V8 và V9 năng suất cao hơn chắc chắn 2 giống 
đ/c LVN4, LVN99 và tương đương với DK9901; các tổ hợp còn lại tương 
đương với 3 giống đ/c ngoại trừ V12 có năng suất thấp hơn DK9901 có ý nghĩa. 
Căn cứ vào giá trị chỉ số môi trường (Ij) trong vụ Đ2016 thì điều kiện ở Vĩnh 
Phúc (Ij = 2,447) là thuận lợi nhất cho các giống ngô thí nghiệm sinh trưởng 
phát triển, tiếp đến là Hà Nội (Ij = 2,250), Thái Bình (Ij = 1,936), Phú Thọ (Ij = 
0,879) và môi trường kém nhất là ở Thanh Hoá (Ij = -7,512) (Bảng 3.26). 
Bảng 3.26. Ước lượng năng suất của các THL khảo nghiệm theo hồi quy (Đ16) 
Tổ hợp lai NSTB (tấn/ha) 
Hệ số 
hồi quy 
(bi) 
Giá trị chỉ số môi trường (Ij) địa điểm KN 
PT VP HN TB TH 
0,879 2,447 2,250 1,936 -7,512 
V1 6,38 1,588 6,52 6,77 6,74 6,69 5,19 
V2 6,08 1,362 6,20 6,42 6,39 6,35 5,06 
V3 6,46 1,011 6,55 6,71 6,69 6,66 5,70 
V4 6,81 1,422 6,93 7,16 7,13 7,08 5,74 
22 
V5 6,25 1,068 6,34 6,51 6,49 6,46 5,45 
V6 6,80 1,797 6,96 7,24 7,20 7,15 5,45 
V7 7,19 0,835 7,26 7,39 7,38 7,35 6,56 
V8 6,77 1,758 6,92 7,20 7,16 7,11 5,44 
V9 6,59 1,558 6,72 6,97 6,94 6,89 5,41 
V10 5,97 0,950 6,06 6,21 6,19 6,16 5,26 
V11 6,20 1,278 6,32 6,52 6,49 6,45 5,24 
V12 5,53 0,260 5,55 5,59 5,59 5,58 5,34 
LVN4 (đ/c) 5,37 0,132 5,38 5,40 5,40 5,39 5,27 
LVN99(đ/c) 5,83 -0,077 5,82 5,81 5,81 5,81 5,89 
DK990(đ/c) 6,43 0,058 6,43 6,44 6,44 6,44 6,38 
LSD0,05 6,070 
Ghi chú: Giá trị LSD sau khi phân tích độ ổn định. 
Khi phân tích ổn định theo hệ số hồi quy có 11/12 tổ hợp lai khảo nghiệm 
(ngoại trừ V12) có hệ số hồi quy bi ≈ 1 (xác định qua kiểm định T). Như vậy 
xét theo hệ số hồi quy thì các THL này thích nghi tốt và ổn định qua 5 điểm 
khảo nghiệm, trong khi V12 và các giống đ/c biểu hiện có sự biến động trong 
vụ này. Tuy nhiên khi xét theo tham số độ lệch S2di, chỉ có 4 tổ hợp lai V1, 
V2, V7, V12 và 2 giống đ/c LVN99 và DK9901 có giá trị S2di nhỏ, nghĩa là 
trong vụ Đông 2016 năng suất của các giống này là ổn định, ít biến động qua 
các điểm khảo nghiệm khác nhau (Bảng 3.27). 
Bảng 3.27. Phân tích ổn định theo hệ số hồi quy (bi) và tham số độ lệch (S2di) 
Tổ hợp lai Chênh lệch của hệ số hồi quy (bi) so với 1 Tham số độ lệch bi-1 Ttn P S2di Ftn P 
V1 0,588 1,926 0,925 3,319 1,982 0,882 
V2 0,362 1,370 0,868 1,646 1,487 0,781 
V3 0,011 0,023 0,510 13,175 4,899 0,997 * 
V4 0,422 0,470 0,665 54,694 17,185 1,000 * 
V5 0,068 0,067 0,525 70,550 21,878 1,000 * 
V6 0,797 2,203 0,943 6,032 2,785 0,958 * 
V7 -0,165 0,587 0,700 2,325 1,688 0,829 
V8 0,758 1,831 0,918 8,966 3,653 0,986 * 
V9 0,558 1,028 0,810 17,845 6,281 0,999 * 
V10 -0,050 0,078 0,529 26,469 8,833 1,000 * 
V11 0,278 0,544 0,688 15,463 5,576 0,999 * 
V12 -0,739 4,067 0,987 * -0,999 0,704 0,446 
LVN4(đ/c) -0,868 2,417 0,953 * 5,915 2,750 0,956 * 
LVN99(đ/c) -1,077 7,642 0,998 * -1,948 0,423 0,260 
DK9901(đ/c) -0,942 6,006 0,996 * -1,609 0,524 0,329 
Ghi chú: * - Sai khác có ý nghĩa. 
23 
Tổng hợp kết quả phân tích theo hệ 
số hồi quy (bi) và tham số độ lệch 
(S2di) đối với 12 THL khảo nghiệm 
trong vụ Đ16 tại 5 điểm thì chỉ có 3 
THL gồm V1, V2 và V7 có tính ổn 
định, thể hiện năng suất có diễn biến 
song song với giá trị năng suất trung 
bình của toàn thí nghiệm, năng suất 
thấp hơn ở môi trường xấu (đất đai, 
nguồn nước, khí hậu) và năng suất 
cao ở môi trường thuận lợi hơn. Điều 
đó có nghĩa 3 THL này được đánh giá 
là ổn định tốt hơn các giống đ/c và 9 
THL khảo nghiệm còn lại. Đặc biệt 
đối với tổ hợp V7 biểu hiện là tổ hợp 
ổn định và có ƯTL hẳn các giống đ/c 
cả ở môi trường bất thuận và thuận lợi. 
Đối với 2 THL V1, V2 mặc dù được 
đánh giá là tổ hợp ổn định tuy nhiên 
năng suất đạt được trong vụ này thấp 
vì vậy giá trị thực tiễn không được 
đánh giá cao ( Hình 3.7). 
Hình 3.7. Đồ thị biểu hiện tính 
thích nghi và ổn định về năng suất 
của các giống khảo nghiệm vụ Đ16 
Kết quả phân tích về khả năng thích ứng và độ ổn định của các THL 
khảo nghiệm xác định được duy nhất THL V7 có năng suất cao hơn có ý 
nghĩa cả 3 đ/c ở mức tin cậy 95%, là THL thích nghi tốt và ổn định xét theo 
cả hệ số hồi quy (bi) và tham số độ lệch (S2di). V7 có khả năng thích ứng và 
ổn định tốt hơn các giống đ/c, thể hiện có ưu thế hơn ở cả môi trường kém 
cũng như môi trường thuận lợi hơn. Từ kết quả này lựa chọn THL V7 để 
đưa vào mạng lưới khảo nghiệm Quốc gia với tên giống đăng ký khảo 
nghiệm là VN158. 
3.6. Khả năng sinh trưởng, năng suất VN158 trong hệ thống khảo 
nghiệm Quốc gia 
VN158 được KNCB 5 vụ, KNSX 3 vụ trong hệ thống khảo nghiệm 
Quốc gia. KNCB (5 vụ) ở các tỉnh phía Bắc từ vụ X17 đến hết HT18. THL 
triển vọng C431xB67CT (VN158) có TGST 109-131 ngày, có khả năng 
chịu rét, năng suất đạt 5,673 - 7,880 tấn/ha, cao hơn giống đ/c từ 1,56 - 
15,54%. Trong KNSX (3 vụ: Đ17, X18, HT18) VN158 có TGST 115 - 126 
ngày, năng suất đạt 7,57 - 8,11 tấn/ha 
24 
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
1. Kết luận 
1.1. Đánh giá 53 dòng ngô nghiên cứu trong thí nghiệm ở 3 thời vụ gieo 
trồng khác nhau trong hai 2 vụ Đông 2012 và vụ Đông 2013 xác định được 
30 dòng phù hợp với tiêu chí ngắn và trung ngày, chịu rét, trong đó 6 dòng 
C777, C608, C783, C801, C571 và C855 với chỉ số chọn lọc dao động từ 
3,84-6,67. Sử dụng 22 locus SSR phân tích đa dạng di truyền của 30 dòng 
chọn lọc cho kết quả: Hệ số tương đồng của 30 dòng từ 0,54 - 0,94. Và ở hệ 
số tương đồng di truyền 0,75 tập đoàn các dòng ngô nghiên cứu phân thành 
4 nhóm chính và 1 dòng đơn lẻ (dòng T5). 
1.2. Xác định được các dòng: C352, C16, C431, C838, C801, C769 có 
KNKHC cao về năng suất, đặc biệt 2 dòng C431 và C769 còn có phương 
sai KNKHR cao. 
1.3. Kết quả khảo sát các THL đã tuyển chọn được 12 THL lai triển 
vọng, phân tích khả năng thích ứng và độ ổn định đã xác định được tổ hợp 
C431xB67CT (V7) có năng suất đạt 7,19 tấn/ha, cao hơn có ý nghĩa 3 giống 
đ/c ở mức tin cậy 95%, biểu hiện là tổ hợp ổn định và có ưu thế hơn hẳn các 
giống đ/c ở cả môi trường bất thuận và thuận lợi. 
1.4. Trong hệ thống KNQG, THL triển vọng C431xB67CT (VN158) có 
TGST 109 - 131 ngày, năng suất đạt 5,673-7,880 tấn/ha, cao hơn giống đ/c từ 
1,56 - 15,54%, có khả năng chịu rét ở KNCB. Ở KNSX VN158 có TGST 115 
- 126 ngày, năng suất đạt 7,57 - 8,11 tấn/ha. Những kết quả này cho thấy 
VN158 có thể bổ sung vào bộ giống cho các vùng trồng ngô phía Bắc nói 
chung và ĐBSH nói riêng. 
2. Đề nghị 
- Tiếp tục cải tạo, sử dụng 30 dòng triển vọng trong công tác lai tạo giống 
chín sớm, chịu rét, phục vụ sản xuất ngô vụ Đông ở ĐBSH. 
- Tiếp tục thử nghiệm thêm THL VN158 ở các vụ để có những kết luận 
chính xác hơn trước khi làm thủ tục công bố lưu hành cho sản xuất./. 
25 
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Phạm Thanh Thủy, Bùi Mạnh Cường, Trần Đình Long (2020), “Đặc điểm 
nông sinh học và khả năng kết hợp của các dòng ngô nghiên cứu ngô thuần 
ngắn ngày”, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 18, 66 - 71. 
2. Phạm Thanh Thủy, Bùi Mạnh Cường, Ngô Thị Minh Tâm, Trần Đình 
Long (2020), “Đánh giá tính ổn định về năng suất của một số tổ hợp ngô lai 
triển vọng trong vụ Đông ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn, 19, 10 - 16. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_chon_tao_giong_ngo_lai_nang_suat.pdf
  • pdf3_Tom_tat_LA_Pham_Thanh_Thuy_(T.Anh).pdf
  • pdf4_Thong_tin&Ketl_luanmoi_LA_Pham_Thanh_Thuy (Viet_Anh).pdf
  • docx5_Thong_tin&KLMoiLA_PT_Thuy_GopVie+E.docx