Tóm tắt Luận án Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử

Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo ra những tác động to lớn tới

mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, chính tính phi biên giới của

thương mại điện tử (TMĐT) lại đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong

đó có việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung, quyền sở hữu

công nghiệp (QSHCN) đối với nhãn hiệu (NH) trong TMĐT nói riêng. Thực

tế này đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với việc xác lập quyền, khai thác

và thực thi QSHCN đối với NH trong môi trường TMĐT. Chính việc đồng

tồn tại giữa các quyền trong thế giới thực đối với NH của các chủ sở hữu

(quyền đối với NH truyền thống dựa trên nguyên tắc lãnh thổ) và quyền

trong thế giới ảo, (trong TMĐT với tính chất phi biên giới thì NH có thể hiện

diện ở khắp các nơi có Internet) đang đặt ra vấn đề, nếu có xảy ra tranh chấp

về quyền đối với NH trong TMĐT giữa các chủ sở hữu NH ở các quốc gia

khác nhau, thì việc tranh chấp được xử lý như thế nào? Bảo vệ quyền đối

với NH trong TMĐT được thực hiện ra sao? Làm thế nào để xác định được

các hành vi xâm phạm NH trong môi trường TMĐT? Những thách thức này

buộc các chủ sở hữu NH phải tìm kiếm biện pháp và công cụ mới để mở

rộng, bảo hộ và thực thi có hiệu quả QSHCN với NH trong TMĐT.

Ở bình diện quốc tế, đã có nhiều quy định và các hướng dẫn liên quan

đến QSHTT nói chung, NH nói riêng trong TMĐT. Đáng chú ý là các

quy định, hướng dẫn trong khuôn khổ của WIPO, hay quy định của

ICANN, hướng dẫn của Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế (INTA).

Ở Việt Nam, một trong những nội dung trọng tâm của Chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua là thúc đẩy sự phát triển

của công nghệ thông tin (CNTT) và TMĐT. Trên thực tế, Việt Nam đã

có nhiều nỗ lực điều chỉnh các quy định về quyền SHTT thích ứng với

môi trường Internet và phù hợp với thực tiễn hoạt động TMĐT. Tuy

nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập sâu rộng hiện nay, đặc biệt là2

khi Việt Nam tham gia các FTAs1, như Hiệp định CPTPP2 và Hiệp định

EVFTA3, thì việc nghiên cứu những vấn đề SHTT nói chung, QSHCN

đối với NH trong TMĐT nói riêng, để xác định khoảng trống pháp luật,

đưa ra khuyến nghị về chính sách và giải pháp thực tiễn ở cấp độ quốc

gia là hết sức cấn thiết.

pdf 27 trang kiennguyen 21/08/2022 3640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận án Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt Luận án Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử

Tóm tắt Luận án Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
TRẦN THỊ THANH HUYỀN 
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU 
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Hà Nội – 2021 
QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU 
TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 
Chuyên ngành: Luật kinh tế 
Mã số: 9 38 01 07 
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Hà Nội – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
 1 
MỞ ĐẦU 
 1. Lý do lựa chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu 
Sự ra đời và phát triển của Internet đã tạo ra những tác động to lớn tới 
mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, chính tính phi biên giới của 
thương mại điện tử (TMĐT) lại đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, trong 
đó có việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) nói chung, quyền sở hữu 
công nghiệp (QSHCN) đối với nhãn hiệu (NH) trong TMĐT nói riêng. Thực 
tế này đang đặt ra rất nhiều thách thức đối với việc xác lập quyền, khai thác 
và thực thi QSHCN đối với NH trong môi trường TMĐT. Chính việc đồng 
tồn tại giữa các quyền trong thế giới thực đối với NH của các chủ sở hữu 
(quyền đối với NH truyền thống dựa trên nguyên tắc lãnh thổ) và quyền 
trong thế giới ảo, (trong TMĐT với tính chất phi biên giới thì NH có thể hiện 
diện ở khắp các nơi có Internet) đang đặt ra vấn đề, nếu có xảy ra tranh chấp 
về quyền đối với NH trong TMĐT giữa các chủ sở hữu NH ở các quốc gia 
khác nhau, thì việc tranh chấp được xử lý như thế nào? Bảo vệ quyền đối 
với NH trong TMĐT được thực hiện ra sao? Làm thế nào để xác định được 
các hành vi xâm phạm NH trong môi trường TMĐT? Những thách thức này 
buộc các chủ sở hữu NH phải tìm kiếm biện pháp và công cụ mới để mở 
rộng, bảo hộ và thực thi có hiệu quả QSHCN với NH trong TMĐT. 
Ở bình diện quốc tế, đã có nhiều quy định và các hướng dẫn liên quan 
đến QSHTT nói chung, NH nói riêng trong TMĐT. Đáng chú ý là các 
quy định, hướng dẫn trong khuôn khổ của WIPO, hay quy định của 
ICANN, hướng dẫn của Hiệp hội nhãn hiệu quốc tế (INTA). 
 Ở Việt Nam, một trong những nội dung trọng tâm của Chiến lược 
phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua là thúc đẩy sự phát triển 
của công nghệ thông tin (CNTT) và TMĐT. Trên thực tế, Việt Nam đã 
có nhiều nỗ lực điều chỉnh các quy định về quyền SHTT thích ứng với 
môi trường Internet và phù hợp với thực tiễn hoạt động TMĐT. Tuy 
nhiên, trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập sâu rộng hiện nay, đặc biệt là 
 2 
khi Việt Nam tham gia các FTAs1, như Hiệp định CPTPP2 và Hiệp định 
EVFTA3, thì việc nghiên cứu những vấn đề SHTT nói chung, QSHCN 
đối với NH trong TMĐT nói riêng, để xác định khoảng trống pháp luật, 
đưa ra khuyến nghị về chính sách và giải pháp thực tiễn ở cấp độ quốc 
gia là hết sức cấn thiết. 
Xuất phát từ lý do trên, việc nghiên cứu một cách tổng thể những vấn đề 
lý luận và pháp lý về xác lập quyền, khai thác, bảo vệ QSHCN đối với NH 
và tình hình thực hiện pháp luật về QSHCN đối với NH trong TMĐT tại 
Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Chính vì lý do này, tác giả đã lựa chọn đề 
tài “Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử” 
để làm luận án tiến sĩ. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
 Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ những vấn đề lý luận 
về QSHCN đối với NH trong TMĐT và TRCN đối với NH trong TMĐT. 
Luận án phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và tình hình thực hiện 
pháp luật tại Việt Nam về QSHCN đối với NH trong TMĐT, phân tích 
những khoảng trống pháp luật, bất cập trong chính sách và thực thi pháp 
luật. Từ đó luận án đưa ra một số những kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn 
thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về QSHCN đối 
với NH trong môi trường TMĐT. 
 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Từ mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: 
- Làm rõ về mặt lý luận về QSHCN đối với NH trong TMĐT và pháp 
luật về QSHCN đối với NH trong TMĐT. 
- Phân tích thực trạng pháp luật về QSHCN đối với NH trong TMĐT 
và tình hình thực hiện pháp luật về vấn đề này trên thực tiễn tại Việt 
Nam, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm của một số quốc gia, 
1 Hiệp định tự do thương mại thế hệ mới 
2 Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 
3 Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU 
 3 
trọng tâm là EU, Hoa Kỳ và một số nước có điều kiện tương đồng với 
Việt Nam ở khu vực. 
- Đưa ra yêu cầu và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về 
QSHCN đối với NH trong TMĐT và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp 
luật về QSHCN đối với NH trong TMĐT tại Việt Nam. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
 - Các học thuyết, lý luận, các quan điểm, cách tiếp cận khoa học 
về QSHCN đối với NH và TMĐT. 
 - Pháp luật Việt Nam về QSHCN đối với NH trong TMĐT và mở 
rộng quy định các ngành luật khác có liên quan; đồng thời nghiên cứu 
kinh nghiệm pháp luật nước ngoài về vấn đề này. 
 - Thực tiễn thực hiện pháp luật về QSHCN đối với NH trong 
TMĐT tại Việt Nam. 
3.2. Về phạm vi nghiên cứu 
 - Về nội dung: 
Nghiên cứu các vấn đề về xác lập quyền, khai thác, bảo vệ QSHCN 
đối với NH trong TMĐT. 
 - Về không gian: 
Nghiên cứu được tác giả tiếp cận từ bình diện quốc tế (ở các nhóm 
quốc gia tiên phong trong lĩnh vực này (Hoa Kỳ, các quốc gia EU), một 
số nước ở khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Philippines) và nghiên cứu 
tại Việt Nam. 
- Về thời gian: 
 Tại Việt Nam, nghiên cứu các vấn đề SHTT bắt đầu từ năm 2005, 
các vấn đề TMĐT từ năm 2010. Các giải pháp đề xuất nhằm hướng tới 
việc thực hiện chiến lược phát triển về SHTT và TMĐT đến năm 2030 
 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 
 Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, 
duy vật lịch sử. Trên cơ sở nền tảng đó tác giả sử dụng các phương pháp 
nghiên cứu cụ thể của khoa học xã hội, bao gồm: 
 4 
- Phương pháp phân tích 
- Phương pháp tổng hợp 
- Phương pháp luật so sánh 
- Phương pháp phân tích logic quy phạm 
- Phương pháp chuyên gia 
Ngoài ra, luận án còn áp dụng phương pháp thống kê dựa trên các số 
liệu, báo cáo tổng kết hàng năm của Chính phủ, Cục SHTT, các bộ ngành, 
các địa phương cũng như những thông tin trên mạng Internet để giải 
quyết được các nội dung thuộc yêu cầu của đề tài. 
 5. Ý nghĩa khoa học và tính mới của luận án 
Luận án có những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: 
 Thứ nhất, luận án đã phân tích một cách có hệ thống và hoàn thiện 
thêm cơ sở lý luận về QSHCN đối với NH trong TMĐT và pháp luật về 
QSHCN đối với NH trong TMĐT. 
 Thứ hai, luận án đã phân tích sâu sắc hơn và có hệ thống về những 
quy định pháp luật về QSHCN đối với NH trong TMĐT, qua đó chỉ ra 
một số những “khoảng trống” trong các quy định này; 
 Thứ ba, luận án đã phân tích một cách tổng thể về thực trạng thực hiện 
pháp luật về QSHCN đối với NH trong TMĐT tại Việt Nam, so sánh 
kinh nghiệm quốc tế. Từ đó, Luận án đề xuất các giải pháp nhằm hoàn 
thiện pháp luật về QSHCN đối với NH trong môi trường TMĐT, nâng 
cao hiệu quả thực hiện pháp luật về QSHCN đối với NH trong TMĐT. 
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án: 
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham 
khảo cho các cơ quan lập pháp, các nhà quản lý trong hoạt động xây 
dựng, ban hành chính sách pháp luật về SHTT, TMĐT. luận án cũng có 
thể để phổ biến, tuyên truyền cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tiến 
hành các hoạt động kinh doanh, thương mại trong lĩnh vực TMĐT. Luận 
án là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu, giảng dạy, xây dựng 
và thực thi pháp luật về QSHCN đối với NH trong TMĐT. 
7. Bố cục của luận án: 
 5 
Ngoài lời mở đầu, phần tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, 
danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, luận án gồm 03 chương: 
 - Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền sở hữu công nghiệp đối 
với nhãn hiệu trong thương mại điện tử và pháp luật về quyền sở hữu 
công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử. 
- Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về 
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong TMĐT tại Việt Nam. 
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp 
luật về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại 
điện tử tại Việt Nam. 
 6 
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 
VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU 
Việc tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài được tác giả khảo cứu 
trong các nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Mặc dù các công trình 
nghiên cứu trong và ngoài nước đã làm rõ ở một mức độ nhất định đối 
với một số vấn đề cơ bản liên quan đến đề tài. Tuy nhiên còn nhiều vấn 
đề cần được tiếp tục nghiên cứu hoặc cần tiếp tục làm sâu sắc hơn: 
 Về lý luận, Luận án làm rõ hơn khái niệm, nội dung, những điểm đặc 
thù về QSHCN đối với NH trong TMĐT, cũng như khái niệm và nội 
dung của các vấn đề “xác lập quyền NH trong TMĐT”, “khai thác NH 
trong TMĐT”, “bảo vệ QSHCN đối với NH trong TMĐT”; Lý luận về 
pháp luật QSHCN đối với NH trong TMĐT. 
Về pháp lý, Luận án tiếp tục phân tích cụ thể những quy định của 
pháp luật Việt Nam về xác lập quyền, khai thác và bảo vệ QSHCN đối 
với NH trong TMĐT, so sánh đối chiếu với các quy định pháp luật quốc 
tế, quốc gia có liên quan. 
Về thực tiễn: Luận án phân tích và đánh giá thực tiễn thực tiễn thực 
hiện pháp luật về QSHCN đối với NH trong TMĐT tại Việt Nam, so 
sánh với một số kinh nghiệm quốc tế và quốc gia có liên quan. Từ đó 
luận án đưa ra những kiến nghị, giải pháp để hoàn thiện pháp luật Việt 
Nam và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về QSHCN đối với NH 
trong TMĐT. 
 7 
CHƯƠNG 1 
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG 
NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN 
TỬ VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI 
VỚI NHÃN HIỆU TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 
 1.1. Những vấn đề lý luận về quyền sở hữu công nghiệp đối 
với nhãn hiệu trong thương mại điện tử 
 1.1.1. Khái niệm, nội dung về quyền sở hữu công nghiệp đối 
với nhãn hiệu 
 1.1.1.1 Khái niệm về nhãn hiệu và quyền sở hữu công nghiệp đối 
với nhãn hiệu 
 * Khái niệm về nhãn hiệu 
 Dưới góc độ thương mại: NH bao gồm bất kỳ các dấu hiệu nào, có 
khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ giữa chủ thể kinh doanh này với 
hàng hóa, dịch vụ của chủ thể kinh doanh khác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào 
từng điều kiện cụ thể của quốc gia, pháp luật nước đó có sự điều chỉnh 
để phù hợp với điều kiện đặc thù của mình về đối tượng NH (nhìn thấy 
được hay không nhìn thấy được), chủ thể (cá nhân/tổ chức/pháp nhân) 
hay khả năng về tính phân biệt (tính phân biệt cao hay thấp) sao cho 
đảm bảo sự phù hợp tương thích quy định về NH với thực tiễn đời sống 
kinh tế - xã hội của quốc gia đó. 
 * Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 
Dưới góc độ pháp luật kinh tế có thể hiểu QSHCN đối với NH là tổng 
hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quyền của tổ chức, cá nhân 
đối với NH và quyền chống CTKLM liên quan đến NH này. 
 1.1.1.2. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 
Quyền sở hữu đem lại cho chủ sở hữu ba quyền năng: chiếm hữu, sử 
dụng và định đoạt. Tuy nhiên, vớ ... n thức của các doanh nghiệp hiện nay về quyền sở hữu công 
nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử còn nhiều hạn chế: 
Thứ tư, nhận thức người tiêu dùng, xã hội về việc tôn trọng và bảo vệ 
quyền sở hữu trí tuệ, về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 
trong môi trường TMĐT. 
Thứ năm, công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cộng đồng 
xã hội trước những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với 
nhãn hiệu trong thương mại điện tử còn chưa được triệt để, hiệu quả 
Thứ bảy, một số bất cập khác 
2.2.3. Nguyên nhân của những bất cập trong thực hiện pháp luật về 
quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử 
Thứ nhất, xuất phát từ những nguyên nhân trong công tác quản lý nhà 
nước về thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ 
Thứ hai, nguyên nhân về phía công tác thực thi pháp luật về sở hữu 
công nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử 
Thứ ba, về công tác tuyên truyền hướng dẫn, đào tạo về sở hữu trí tuệ, 
về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong môi trường thương 
mại điện tử 
 19 
Thứ tư, về nhận thức người tiêu dùng trong việc tôn trọng và bảo vệ 
quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu trong 
môi trường thương mại điện tử 
Thứ năm, về công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trước 
những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu 
trong thương mại điện tử 
 20 
CHƯƠNG 3 
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 
ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU TRONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI 
VIỆT NAM 
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp 
đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử 
3.1.1. Đảm bảo sự phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng 
về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 
3.1.2. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của pháp luật 
3.1.3. Bảo đảm sự phù hợp với điều kiện và mức độ phát triển nền 
kinh tế của Việt Nam 
3.1.4. Bảo đảm sự hài hòa lợi ích của các chủ thể 
3.1.5. Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế 
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền sở hữu công 
nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam 
3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ 
3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về đối tượng được sử dụng 
làm nhãn hiệu 
Dấu hiệu ba chiều được áp dụng theo Luật SHTT hiện nay cần loại 
bỏ vì nó không phù hợp trong môi trường không gian số, trừ khi tạo lập 
được không gian ảo trong môi trường này. Việc quy định dấu hiệu làm 
NH âm thanh cần được sửa đổi, bổ sung trong pháp luật SHTT tại Việt 
Nam. 
3.2.1.2. Điều chỉnh các quy định của Luật sở hữu trí tuệ có liên quan 
đến hết quyền, nhập khẩu song song đối với hàng hóa được bảo hộ nhãn 
hiệu trong thương mại điện tử 
Nguyên tắc hết quyền trong môi trường truyền thống vẫn được áp 
dụng trong môi trường TMĐT. 
Quy định về hàng hóa nhập khẩu song song trong TMĐT, cần quy 
định về ngoại lệ đối với nguyên tắc hết QSHCN đối với NH trong TMĐT. 
 21 
3.2.1.3. Điều chỉnh pháp luật sở hữu trí tuệ trong việc giải quyết xung 
đột nhãn hiệu mang tính chất “xuyên quốc gia” phát sinh trên cơ sở đồng 
tồn tại của nhãn hiệu: Cần có quy định hướng dẫn vấn đề này, cần bổ 
sung quy định về “ngoại lệ sử dụng NH nhằm mục đích mô tả chính xác 
hàng hóa hoặc dịch vụ hợp pháp mang NH”. 
3.2.2. Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử 
Cần xây dựng Luật thương mại điện tử để quy định về quyền và nghĩa vụ 
của các chủ thể khi tham gia hoạt động kinh doanh trong môi trường TMĐT, 
trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động TMĐT. 
Luật TMĐT cần xây dựng một chương riêng điều chỉnh các nội dung 
về SHTT nảy sinh trong môi trường TMĐT, trong đó có điều chỉnh các 
vấn đề về QSHCN đối với NH trong môi trường TMĐT, cụ thể như: 
i) Quy định về hành vi xâm phạm QSHCN đối với NH trong TMĐT: 
Xây dựng khái niệm và có quy định hướng dẫn cụ thể về hành vi xâm 
phạm QSHCN đối với NH trong TMĐT (xây dựng Nghị định hướng dẫn 
thi hành Luật TMĐT trong đó có nội dung này) 
ii) Quy định về hàng giả NH trong TMĐT: Cần xây dựng và quy định rõ 
trong Nghị định hướng dẫn thi hành Luật TMĐT về cách xác định hàng giả 
NH và bảo vệ quyền SHTT trong TMĐT; trình tự thủ tục thu thập thông tin 
để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTT trong TMĐT; quy định cụ thể về 
xử lý hình sự đối với hành vi giả mạo NH hàng hóa trong TMĐT 
iii) Quy định về trách nhiệm của các ISP trong TMĐT liên quan đến 
QSHCN đối với NH: Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Khoa học và Công 
nghệ cần phối hợp xây dựng Nghị định quy định trách nhiệm của các tổ 
chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ 
QSHCN trong TMĐT. 
iv) Quy định về việc kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập 
khẩu trong TMĐT có yêu cầu bảo hộ QSHCN đối với NH: Chính phủ cần 
ban hành sớm Nghị định về quản lý hoạt động TMĐT qua biên giới với 
các quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan 
3.2.3 Hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên quan 
 22 
3.2.3.1. Hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh 
liên quan đến nhãn hiệu và tên miền trong thương mại điện tử 
Một là, cần quy định rõ trong Luật CNTT thế nào được gọi là hành vi 
đăng ký, chiếm giữ, sử dụng tên miền mang tính CTKLM đối với NH trong 
TMĐT. Hai là, quy định nội dung tiêu chí “không lành mạnh” trong đăng 
ký, chiếm giữ, sử dụng tên miền “với ý đồ xấu” của các cá nhân/tổ chức. Ba 
là, cần bổ sung thêm quy định về vấn đề NH tại Điều 69 Bảo vệ quyền SHTT 
trong lĩnh vực CNTT trong Luật CNTT. Bốn là, cần bổ sung thêm quy định 
tại điều 12 về đăng ký tên miền trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 
15/07/2013. Năm là, trong việc ban hành các chế tài để xử lý các 
HVCTKLM liên quan đến tên miền và NH 
3.2.3.2. Sửa đổi, bổ sung Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 
Cần phải bổ sung trong Luật bảo vệ quyền lợi NTD quyền yêu cầu 
bồi thường thiệt hại của NTD do họ bị lừa dối về thông tin của NH sản 
phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong TMĐT; điều khoản về loại hình công ty, 
pháp nhân, có khả năng đòi kiện hộ để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NTD 
trước những hành vi xâm phạm gây thiệt hại cho quyền lợi của NTD. 
3.3. Nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền sở hữu công 
nghiệp đối với nhãn hiệu trong thương mại điện tử tại Việt Nam 
3.3.1. Các giải pháp về hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước 
Đối với Chính phủ, Chính phủ cần xây dựng cũng như hoàn thiện cơ 
sở và chính sách cho việc ứng dụng và phát triển nền kinh tế số. 
Đối với các Bộ ngành (Bộ Công thương, Bộ Công an, Tổng cục Hải 
quan, Bộ khoa học và Công nghệ, Bộ Tài Chính) cần thống nhất ban 
hành chiến lược, kế hoạch hàng năm trong việc phối hợp hành động bảo 
vệ quyền SHTT trong TMĐT, trong đó có nội dung về bảo vệ QSHCN 
đối với NH trong môi trường TMĐT. 
Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về TMĐT vào bảo vệ 
NTD, như Cục TMĐT và Công nghệ số và Cục Cạnh tranh và Bảo vệ 
quyền lợi NTD (Bộ Công thương) cần có kế hoạch định kỳ hàng năm, 
phối kết hợp tổ chức các buổi tập huấn về bảo vệ NTD trong TMĐT, các 
 23 
biện pháp nhận biết hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT, quy trình 
phản hồi và cung cấp thông tin xâm phạm quyền SHTT. 
3.3.2. Các giải pháp về hoạt động của các cơ quan thực thi quyền 
Đối với các cơ quan thanh tra: cần hoàn thiện hoạt động thanh tra, 
kiểm tra về TMĐT. Ở cấp địa phương, cần xây dựng bộ phận chuyên 
trách về TMĐT trực thuộc Sở Công thương các tỉnh. Đối với đội ngũ 
giám định viên SHCN: Để tăng cường hiệu quả của hoạt động giám định, 
cần nghiên cứu, xây dựng khung chương trình đào tạo và sát hạch nghiệp 
vụ giám định SHCN. Đối với các lực lượng quản lý thị trường cần đẩy 
mạnh đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ đấu tranh với hàng giả trong môi 
trường TMĐT. Đối với Cục Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu 
dùng: Cần huy động mọi nguồn lực nhằm tăng đầu tư cơ sở vật chất, phát 
triển nhân lực cho cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi 
người tiêu dung. Đối với Tòa án rất cần xây dựng các “Bản hướng dẫn” 
về SHTT cho các thẩm phán để giải quyết các tranh chấp đặc thù trong 
TMĐT, trong đó có tranh chấp về QSHCN đối với NH trong TMĐT. 
3.3.3. Các giải pháp về hoạt động của chủ sở hữu nhãn hiệu 
Thứ nhất, các doanh nghiệp cần đăng ký tên miền và có hiểu biết, lựa 
chọn các cơ chế giải quyết tranh chấp hiệu quả, chống lại hành vi chiếm 
dụng tên miền.. 
Thứ hai, các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp công nghệ để 
quản lý và bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu của mình trong môi trường 
TMĐT. 
3.3.4. Các giải pháp về hoạt động của các chủ sở hữu website 
thương mại điện tử bán hàng 
Với tư cách là trung gian trực tuyến, các thương nhân, tổ chức cung 
cấp môi trường cho hoạt động TMĐT cần phải hiểu về những hành vi 
xâm phạm quyền SHTT nói chung, QSHCN đối với NH nói riêng, cũng 
như có những biện pháp và công cụ tích cực để góp phần tạo văn hóa 
cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy sự phát triển của TMĐT. 
 3.3.5. Các giải pháp về hoạt động của người tiêu dùng 
 24 
Khi tham gia vào thị trường TMĐT, để tối ưu hóa lợi ích mang lại 
cho mình, cũng là để bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình, NTD 
cũng cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, như các quy định 
liên quan bảo vệ quyền lợi của NTD. 
KẾT LUẬN CHUNG 
1. Tại Việt Nam, trong những năm gần đây TMĐT đã phát triển một 
cách nhanh chóng với hạ tầng TMĐT và hành lang pháp lý đã được xác 
lập. Luận án phân tích các khía cạnh pháp lý về QSHCN đối với NH 
trong môi trường TMĐT trong việc xác lập quyền, khai thác, bảo vệ 
QSHCN đối với NH trong môi trường đặc thù này. 
2. Tính chất phi biên giới của Internet đã đặt ra nhiều thách thức đối 
với các nguyên tắc nền tảng của quyền SHTT trong việc xác lập quyền, 
khai thác và bảo vệ QSHCN đối với NH trong TMĐT. 
3. Phân tích thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về 
QSHCN đối với NH trong TMĐT tại Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm 
quốc tế cho thấy, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc điều chỉnh các 
quy định SHCN đối với NH trong môi trường TMĐT. Tuy nhiên, những 
điều chỉnh trong thời gian gần đây vẫn chưa giải quyết thấu đáo các vấn 
đề phát sinh trên thực tiễn phát triển nhanh chóng của TMĐT. 
4. Việt Nam cần hoàn thiện pháp luật về SHTT, về TMĐT và các quy 
định pháp luật có liên quan; nâng cao hiệu quả năng lực hoạt động của 
các cơ quan thực thi pháp luật về lĩnh vực này. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Một số vấn đề lý luận về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với 
nhãn hiệu trong thương mại điện tử, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 10 
(331) tháng 10 năm 2019. 
2. Trách nhiệm của các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến đối với việc 
bảo vệ nhãn hiệu trong thương mại điện tử, Tại chí Dân chủ và Pháp luật, 
số chuyên đề tháng 07 năm 2020. 
 25 
3. Hoàn thiện pháp luật về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công 
nghiệp đối với nhãn hiệu trong môi trường thương mại điện tử, Tạp chí 
Giáo dục và Xã hội, số 110 (171), tháng 05/2020. 

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_quyen_so_huu_cong_nghiep_doi_voi_nhan_hieu_t.pdf
  • pdfHuyen. toàn văn. LA.docx.pdf
  • pdfHuyền.Tóm tắt LA. Tieng Anh.pdf
  • pdfThông tin mới LA. Tieng Anh.pdf
  • pdfThông tin mới Luân án. TV.pdf