Luận án Biến đổi không gian làng ven đô trong quá trình đô thị hóa (Nghiên cứu trường hợp làng Kim Âu và khu đô thị mới Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội)

Làng Việt là một đối tƣợng quen thuộc trong nghiên cứu khoa học xã

hội. “Quen mà lạ, lạ mà quen”, dƣờng nhƣ có bao nhiêu công trình nghiên cứu

về làng là có bấy nhiêu sự mới mẻ bởi tính đa dạng, linh hoạt của từng làng qua

mỗi giai đoạn phát triển. Vì thế, nghiên cứu về làng luôn “bỏ ngỏ”, luôn là một

lời mời chào hấp dẫn cho giới nghiên cứu dƣới các góc độ khác nhau.

Các nghiên cứu nói chung về làng thƣờng tiếp cận theo hƣớng lịch sử

(mang tính thời gian) với những đặc trƣng làng qua các thời kì, nhằm chỉ ra

những đặc điểm truyền thống của làng, những vấn đề của làng hiện nay so với

truyền thống. Tuy nhiên theo Chris Barker [3] thì kể từ những năm 1970 thì

mối quan tâm đến không gian và địa điểm ngày càng trở nên rõ nét. Điều này

khác với trƣớc kia khi mà các nghiên cứu chỉ quan tâm đến thời gian, coi nó

nhƣ một lĩnh vực chuyển động của sự thay đổi xã hội và không gian bị coi là

đã chết, cố định và không chuyển động. Trong bối cảnh mới, thuật ngữ

“Spatial turn” (biến đổi không gian, chuyển đổi không gian) trong khoa học

xã hội nhân văn đƣợc hiểu ở khía cạnh bản thể luận và nhận thức luận, do đó

nó vƣợt lên trên những hiểu biết về không gian thông thƣờng nhƣ trong kiến

trúc và địa lý. Trong sự chuyển đổi, biến đổi của không gian dẫn đến chuyển

đổi, biến đổi xã hội. Không gian đi cùng chiều với thời gian và hoạt động của

con ngƣời đƣợc phân bố trong không gian là nền tảng cho việc phân tích về

đời sống xã hội và văn hóa. “Biến đổi không gian” đƣợc coi là một trong2

những xu hƣớng phát triển đƣơng đại của các lý thuyết xã hội, và nó phát

triển theo hai hƣớng. Một mặt, các nhà lý thuyết xã hội hiện đại, bao gồm

Giddens, Boudieu và Lefebvre đang xem xét trong khuôn khổ hiện đại tầm

quan trọng của các mối tƣơng tác giữa không gian và xã hội để nghiên cứu

các cấu trúc xã hội và các quá trình xã hội; mặt khác, một số nhà lý thuyết xã

hội hậu hiện đại đang sử dụng các khái niệm địa lý và phép ẩn dụ để hiểu thế

giới xã hội ngày càng phức tạp và khác biệt này. Trong đề tài luận án này,

NCS tìm hiểu lý thuyết này ở hƣớng thứ nhất trong khuôn khổ xem xét “biến

đổi không gian” theo quan điểm của Henri Lefebrve.

pdf 212 trang kiennguyen 8921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Biến đổi không gian làng ven đô trong quá trình đô thị hóa (Nghiên cứu trường hợp làng Kim Âu và khu đô thị mới Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Biến đổi không gian làng ven đô trong quá trình đô thị hóa (Nghiên cứu trường hợp làng Kim Âu và khu đô thị mới Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội)

Luận án Biến đổi không gian làng ven đô trong quá trình đô thị hóa (Nghiên cứu trường hợp làng Kim Âu và khu đô thị mới Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội)
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM 
Lê Việt Liên 
BIẾN ĐỔI KHÔNG GIAN LÀNG VEN ĐÔ TRONG QUÁ TRÌNH 
 ĐÔ THỊ HÓA (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP LÀNG KIM ÂU 
VÀKHU ĐÔ THỊ MỚI ĐẶNG XÁ, GIA LÂM, HÀ NỘI) 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC 
Hà Nội – 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM 
Lê Việt Liên 
BIẾN ĐỔI KHÔNG GIAN LÀNG VEN ĐÔ TRONG QUÁ TRÌNH 
 ĐÔ THỊ HÓA (NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP LÀNG KIM ÂU 
VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐẶNG XÁ, GIA LÂM, HÀ NỘI) 
Chuyên ngành: Văn hoá học 
 Mã số: 9229040 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC 
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC 
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Hà 
Hà Nội – 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Biến đổi không gian làng ven đô trong 
quá trình đô thị hóa (Nghiên cứu trường hợp làng Kim Âu và Khu đô thị mới 
Đặng Xá,Gia Lâm, Hà Nội)là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Mọi 
tài liệu, số liệu trích dẫn, tham khảo đều trích nguồn rõ ràng, đúng quy định. 
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. 
Nghiên cứu sinh 
 Lê Việt Liên 
ii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iv 
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ......... 11 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 11 
1.1.1. Nghiên cứu cơ bản về văn hóa làng ............................................................. 11 
1.1.2.Nghiên cứu về biến đổi không gian làng ven đô .......................................... 14 
1.1.3. Nghiên cứu về Khu đô thị mới .................................................................... 27 
1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 28 
1.2.1 Các quan niệm về không gian, không gian làng ven đô, biến đổi không gian 
làng ven đô, tƣơng tác xã hội ................................................................................. 28 
1.2.2. Lý thuyết kiến tạo không gian của Henri Lefebvre ..................................... 43 
1.2.3. Một số khái niệm liên quan khác ................................................................. 47 
Tiểu kết ...................................................................................................................... 50 
Chƣơng 2: KHÔNG GIAN LÀNG KIM ÂU TRUYỀN THỐNGVÀ QUÁ TRÌNH 
ĐÔ THỊ HÓA DIỄN RA TẠI LÀNG ....................................................................... 52 
2.1. Không gian làng theo chiều thời gian ................................................................ 52 
2.2.Chính sách mở rộng thành phố và việc xây dựng các Khu đô thị mới ............... 65 
2.3.Quá trình hình thành KĐTM Đặng Xá tại làng Kim Âu .................................... 70 
Tiểu kết ...................................................................................................................... 76 
Chƣơng 3: KHÔNG GIAN LÀNG TRONG SỰ TƢƠNG TÁCVỚI KHU ĐÔ THỊ MỚI.. 78 
3.1. Không gian cảnh quan gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và cƣ trú
 ................................................................................................................................... 78 
3.2. Tái tạo không gian thiêng của làng trong bối cảnh mới ..................................... 87 
3.2.1. Sáng tạo truyền thống trong không gian di tích ........................................... 87 
3.2.2. Không gian lễ hội tại di tích và sự ảnh hƣởng, tƣơng tác của nó đến cƣ dân 
khu đô thị ............................................................................................................... 97 
3.3.Từ làng ra phố và từ phố về làng: Hành trình “con lắc đơn”của ngƣời dân trong 
bối cảnh không gian sinh kế mới ............................................................................ 109 
3.3.1. Ngƣời nông dân cũ, ngƣời tiểu thƣơng mới .............................................. 111 
3.3.2. Đa dạng hóa công việc trong không gian mới: Câu chuyện của những ngƣời trẻ
 ............................................................................................................................. 114 
iii 
Tiểu kết .................................................................................................................... 120 
Chƣơng 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ QUÁ TRÌNH TƢƠNG TÁCKHÔNG 
GIAN LÀNG VEN ĐÔ VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI ................................................... 122 
4.1.Nhìn nhận lại trƣờng hợp nghiên cứu với vấn đề lý thuyết đặt ra ........................ 122 
4.2. Những vấn đề đặt ra thông qua trƣờng hợp nghiên cứu .................................. 126 
4.2.1. Chủ thể tự quyết trong các không gian tƣơng tác ...................................... 126 
4.2.2.Mối liên hệ tƣơng tác giữa làng và khu đô thị mới trong không gian vùng 
ven đô ................................................................................................................... 137 
4.3. Những thách thức và cơ hội tại không gian vùng ven đô ................................ 148 
Tiểu kết .................................................................................................................... 156 
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 159 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ..... 163 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 164 
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 177 
iv 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 
GS Giáo sƣ 
H Hà Nội 
HCM Hồ Chí Minh 
KĐT Khu đô thị 
KĐTM Khu đô thị mới 
NCS Nghiên cứu sinh 
NXB Nhà xuất bản 
QĐ Quyết định 
tr trang 
UB Ủy ban 
1 
MỞ ĐẦU 
“Không một thứ ƣu điểm, nhƣợc điểm nào 
của sự vật hiện tƣợng lại không trở nên rõ ràng một 
khi đã đƣợc đặt trong hoàn cảnh cụ thể về thời gian 
và không gian." (Trích "Bàn về văn minh" - 
Fukuzawa Yukichi) 
1. Lý do chọn đề tài 
Làng Việt là một đối tƣợng quen thuộc trong nghiên cứu khoa học xã 
hội. “Quen mà lạ, lạ mà quen”, dƣờng nhƣ có bao nhiêu công trình nghiên cứu 
về làng là có bấy nhiêu sự mới mẻ bởi tính đa dạng, linh hoạt của từng làng qua 
mỗi giai đoạn phát triển. Vì thế, nghiên cứu về làng luôn “bỏ ngỏ”, luôn là một 
lời mời chào hấp dẫn cho giới nghiên cứu dƣới các góc độ khác nhau. 
Các nghiên cứu nói chung về làng thƣờng tiếp cận theo hƣớng lịch sử 
(mang tính thời gian) với những đặc trƣng làng qua các thời kì, nhằm chỉ ra 
những đặc điểm truyền thống của làng, những vấn đề của làng hiện nay so với 
truyền thống. Tuy nhiên theo Chris Barker [3] thì kể từ những năm 1970 thì 
mối quan tâm đến không gian và địa điểm ngày càng trở nên rõ nét. Điều này 
khác với trƣớc kia khi mà các nghiên cứu chỉ quan tâm đến thời gian, coi nó 
nhƣ một lĩnh vực chuyển động của sự thay đổi xã hội và không gian bị coi là 
đã chết, cố định và không chuyển động. Trong bối cảnh mới, thuật ngữ 
“Spatial turn” (biến đổi không gian, chuyển đổi không gian) trong khoa học 
xã hội nhân văn đƣợc hiểu ở khía cạnh bản thể luận và nhận thức luận, do đó 
nó vƣợt lên trên những hiểu biết về không gian thông thƣờng nhƣ trong kiến 
trúc và địa lý. Trong sự chuyển đổi, biến đổi của không gian dẫn đến chuyển 
đổi, biến đổi xã hội. Không gian đi cùng chiều với thời gian và hoạt động của 
con ngƣời đƣợc phân bố trong không gian là nền tảng cho việc phân tích về 
đời sống xã hội và văn hóa. “Biến đổi không gian” đƣợc coi là một trong 
2 
những xu hƣớng phát triển đƣơng đại của các lý thuyết xã hội, và nó phát 
triển theo hai hƣớng. Một mặt, các nhà lý thuyết xã hội hiện đại, bao gồm 
Giddens, Boudieu và Lefebvre đang xem xét trong khuôn khổ hiện đại tầm 
quan trọng của các mối tƣơng tác giữa không gian và xã hội để nghiên cứu 
các cấu trúc xã hội và các quá trình xã hội; mặt khác, một số nhà lý thuyết xã 
hội hậu hiện đại đang sử dụng các khái niệm địa lý và phép ẩn dụ để hiểu thế 
giới xã hội ngày càng phức tạp và khác biệt này. Trong đề tài luận án này, 
NCS tìm hiểu lý thuyết này ở hƣớng thứ nhất trong khuôn khổ xem xét “biến 
đổi không gian” theo quan điểm của Henri Lefebrve. 
Làng ven đô là một không gian năng động hội tụ đầy đủ những đặc 
điểm của bối cảnh giao động giữa nông thôn và thành thị, là nơi chứng kiến 
sâu đậm nhất của các quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng 
nhƣ là toàn cầu hóa. Đó là một không gian văn hóa xã hội đƣợc “kiến tạo”, 
đƣợc “sản xuất” bởi các mối quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong 
những mạng lƣới xã hội đan cài phức hợp. Ở nhiều làng ven đô hiện nay xuất 
hiện thêm một thực thể mới, đó là các khu đô thị mới. Khu đô thị mới là chủ 
đề rất quan trọng trong quá trình đô thị hóa. Tại vùng ven đô, nó là một thực 
thể mới, chiếm hữu và làm biến đổi không những không gian vật chất, địa lý 
mà còn là không gian của đời sống xã hội của con ngƣời nơi đây. 
 Ở luận án này, NCSthực hiện nghiên cứu của mình ở một làng ven đô 
dƣới góc độ không gian chuyển đổi. Không gian làng ven đô đƣợc tìm hiểu ở 
đây là làng Kim Âu và khu đô thị mới Đặng Xá thuộc xã Đặng Xá, huyện Gia 
Lâm, Hà Nội. Sự lựa chọn này mang tính cá nhân vì khu vực này là nơi NCS 
sinh sống. Qua sự tƣơng tác giữa 2 thực thể này trong 1 quần thể không gian 
làng ven đô, NCS hƣớng tới tìm hiểu các thực hành trong đời sống của ngƣời 
dân làng trong bối cảnh mới. 
Làng Kim Âu là một làng ven đô thuộc xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, 
3 
Hà Nội. Cũng nhƣ bao làng quê khác, làng cũng đang trong quá trình chuyển 
mình dƣới tác động của đô thị hóa một cách sâu sắc. Và một biểu hiện rõ nét 
của quá trình đô thị hóa là việc xây dựng các Khu đô thị mới ở ven đô. Đây là 
chủ trƣơng mở rộng quy hoạch xây dựng của nhà nƣớc, giải quyết tình 
trạngthiếu hụt nhà ở nội đô. Làng Kim Âu nằm trong diện qui hoạch phần lớn 
đất đai để xây dựng Khu đô thị mới Đặng Xá. Trên thực tế, Khu đô thị mới 
Đặng Xá có mối quan hệ tƣơng tác ở các mức độ khác nhau trên các mặt kinh 
tế, chính trị, xã hội, văn hóa với địa bàn cũ. Và ngƣời dân ở mảnh đất cũ luôn 
có những chiến lƣợc ứng phó dù chủ động hay bị độngtrong những không 
gian của mình với bối cảnh mới diễn ra.Sự phát triển của các Khu đô thị mới 
bên cạnh các làng xóm đã kiến tạo ra một “không gian chung” mới tồn tại bên 
cạnh “không gian bản địa” mà con ngƣời là chủ thể theo nhƣ Terry Mc. Gee, 
nhà nghiên cứu đô thị học nhận xét [75, tr. 180]. 
Chính vì vậy, NCS đã chọn đề tài Biến đổi không gian làng ven đô 
trong quá trình đô thị hóa (Nghiên cứu trường hợp làng Kim Âu và Khu đô thị 
mới Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội) cho luận án của mình. Sự biến đổi k ... ều, diện tích nhà ở vì thế cũng không cần nhiều, nên 
chừa đất để bán lấy tiền. Có cái ao làng cũng bị lấp đi để lấy đất sử dụng. 
Thiên hạ đổ về đây mua đất, găm đất cũng nhiều. Làng bây giờ không chỉ đơn 
187 
thuần là ngƣời làng gốc mà có cả ngƣời thiên hạ. 
IV. Phỏng vấn 4: Đƣợc thực hiện qua messenger của mạng xã hội 
Facebook, trong đợt bùng phát dịch Covid lần thứ tƣ, ngày 12-8-2021 
Ngƣời phỏng vấn: NCS (1) 
Ngƣời trả lời phỏng vấn: Ngƣời bán hoa quả, nick Hoa hĩm (2) 
 1: Em ơi, đợt này chợ cóc giải tỏa, em bán hàng ở đâu. 
2: Em dọn vào nhà trong làng, có gì chị vào ủng hộ em nhé. Hoặc em 
mang ship cho chị. 
1: Mọi ngƣời bán hàng ở chợ đều dọn về nhà hả em? 
2: Vâng, chị và mọi ngƣời trong khu có nhu cầu mua gì cứ gọi bọn em 
có tất cả nhé. 
1: Hoa quả đợt này giá cả thế nào? 
2: Vì đợt này chốt chặn, phí giao hàng đắt, chợ đầu mối Long Biên bị 
phong tỏa nên bọn em phải tìm mối khác, nên giá có nhích hơn tí ạ, nhƣng chị 
yên tâm, em bán không quá đắt đâu, đây là bảng giá công khai nhà em, đăng 
trên facebook: 
188 
1: Ừ, mấy hôm trƣớc chƣa chốt chặn, chị còn vào mua đƣợc, bây giờ 
thì khó vào rồi. 
2: Vâng, vì làng em có F1 là lái xe taxi, chở 1 ngƣời là F0 nên mấy 
hôm trƣớc là chốt tre, bây giờ ngƣời ta chặn chốt sắt rồi, khó đi ship đƣợc. 
1: Vậy phải làm thế nào? 
2: Chị chịu khó ra chốt, rồi em đƣa hàng qua chốt vậy. Mùa dịch, chị 
em hỗ trợ nhau, chị nhé. Các mặt hàng khác của bà con trong làng cũng đều 
làm hình thức đó. 
V. Phỏng vấn 5: Đƣợc thực hiện qua zalo với một số thành viên của 
tòa nhà A3D1 trong khu đô thị Đặng Xá, thực hiện ngày 15-8-2021 
Ngƣời phỏng vấn: NCS (1) 
Ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn: Bà Nguyễn Thị Hòa (trƣởng tòa) 
tầng 11 (2). 
Ông Nguyễn Văn Thắng –tầng 3 (3) 
Chị Đỗ Thị Nga- tầng 5 (4) 
Anh Lăng Bùi- tầng 10 (5) 
189 
Chị Đào Yến- tầng 7 (6) 
1: Cháu/em chào ông/bà, anh/ chị ở tòa, cháu/em xin phép có một vài 
câu hỏi để phục vụ cho đề tài của mình. Xin ông/bà/ anh/ chị giúp đỡ. Trƣớc 
hết em xin hỏi ông/bà/ anh/ chị có biết về làng Kim Âu, cạnh nơi mình sinh 
sống không ạ? 
2,3,4,5,6: Có biết. 
1: Anh chị có quen ai ở làng Kim Âu không ạ? 
2: Tôi quen một cô bán cá trong làng, cô ý bán ở chợ cóc mình đấy, tôi 
mua quen của cô ý, rồi trao đổi số điện thoại, khi nào có cá ngon thì cô ý hay 
gọi cho tôi. Lúc nào bận không ra ngoài đƣợc, cô ship vào tận nhà, có hôm đi 
vắng, cô còn treo ở cửa. Tiền nong không thành vấn đề, miễn là ngon, phục 
vụ chu đáo. 
4: Em hay đi lễ ở đền Linh lang đại vƣơng, hay gặp ông từ ở đấy. Hai 
bác cháu có chung niềm tin tín ngƣỡng nên hợp chuyện. Bác ý chỉ em vào 
chùa Kim Âu trong làng để làm lễ. Chùa Kim Âu là chùa lớn, xa gần đều biết, 
ở đó có các khóa tu dành cho các Phật tử. Em cũng tham gia vào hội Phật tử 
của nhà chùa luôn. 
5: Anh có tham gia sinh hoạt bóng đá của khu đô thị. Khu đô thị cũng 
hay tổ chức giao lƣu với thanh niên làng. Hội thanh niên vào đây đá giải suốt. 
Đá xong thì đi nhậu, hát hò. Vào ngày hội làng, đám thanh niên cũng gọi bọn 
anh vào ăn hội. Nói chung là hai bên có sự đoàn kết giao lƣu. 
3: Ông sinh hoạt bên hội bóng chuyền của các cụ. Các cụ trong làng 
cũng ra tham gia vì cơ sở vật chất sân bãi của khu tốt hơn. Thỉnh thoảng, mấy 
ông trong này cũng vào làng uống nƣớc, chơi cờ với mấy cụ trong làng, để 
cho tìm cảm giác quê nhà. 
6: Em thì không quen ai. Em đi làm cả ngày, tối về chỉ biết nhà mình, 
thời gian đâu mà quen biết với ai. Em nghĩ phần nhiều những bạn đang đi làm 
190 
cũng không quan tâm lắm đến dân làng bên cạnh. Nếu có mối quan hệ mua 
bán gì ngoài chợ thì cũng coi nhƣ thuận mua vừa bán, chứ em cũng không có 
nhu cầu quen biết ngƣời làng. Họ có lối sống nông thôn khác mình nên chắc 
cũng không hợp để kết giao. 
1: Ông/bà/anh/chị có đi chợ cóc trong khu không ạ, nếu không thì mua 
đồ ở đâu ạ? 
2: Có, bà thích đi chợ truyền thống, vì vậy bà chọn chợ cóc để mua đồ. 
Đồ ở chợ vừa tƣơi, ngon, lại rẻ hơn ở siêu thị. Hơn nữa, đi chợ còn là nơi để 
nói chuyện, giao tiếp. Ngƣời già nhƣ bà thích có ngƣời nói chuyện. Hơn nữa, 
ở chợ cũng nhiều ngƣời ở làng, ngƣời quê nhƣ nhau nên hợp chuyện 
4: Chị cũng đi chợ cóc, nhƣng vẫn có xu hƣớng đi thêm chợ Vàng ở xã 
Cổ Bi, chợ Sủi ở xã Phú Thị, vì mua ở đó nhiều đồ hơn, rẻ hơn. Chợ cóc, chợ 
tạm thì chỉ tiện thôi, mặt hàng không nhiều. 
6: Em thì ít khi đi chợ cóc. Em hay đi siêu thị, vừa sạch sẽ, giá cả công 
khai, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Mà em đƣợc biết là khu đô thị thì sẽ không 
có danh mục chợ cóc trong quy hoạch đâu, là chợ tự phát, ngƣời ta dẹp lúc 
nào thì dẹp đó. Em ủng hộ chủ trƣờng khu đô thị văn minh sạch đẹp. Nhƣ 
hôm rồi, vào đợt Covid lần thứ 4, chợ cóc đã phải giải tỏa đó chị 
2: Bà đồng ý, nhƣng cháu thấy đấy, chợ cóc giải tỏa thì ngƣời ta vẫn 
tìm cách bán hàng bằng nhiều hình thức khác nhau, nhƣ dọn vào trong nhà, 
bày hàng trong các biệt thự bỏ hoang trong khu, hoặc tìm cách ship hàng. Nhu 
cầu về đồ thực phẩm tƣơi sống vẫn lớn, và mối quan hệ giữa ngƣời bán hàng 
trong làng và ngƣời mua hàng trong khu vẫn còn chặt chẽ. Chợ tuy giải tỏa, 
nhƣng chợ di động là vẫn còn. Không thể vì cái văn minh, hiện đại mà cắt đứt 
nguồn sinh sống của ngƣời dân buôn bán đƣợc. Nhƣ cái vỉa hè hay hàng rong 
đấy, có bao giờ dẹp đƣợc hoàn toàn đâu. “Bắt cóc bỏ dĩa”, dẹp chỗ này thì nổi 
chỗ kia. Bà nghe ai nói là nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế vỉa hè, chứ 
191 
không phải nền kinh tế tri thức. Chả biết có đúng không, nhƣng quả thật là 
ngƣời Việt Nam truyền thống thích đi chợ truyền thống hơn đi siêu thị. 
 1: Ông/bà/anh/chị có đi lễ miếu thờ Linh lang đại vƣơng không ạ. 
2: Có, bà thƣờng xuyên đi nhé, lễ, tết, ngày tuần lúc nào cũng đi lễ. 
Ngày lễ hội, cháu trƣởng thôn còn ra mời vào đồng tổ chức lễ hội. Hội phụ nữ 
trong khu mình ngày này cũng tham gia tích cực lắm. 
3: Ông thỉnh thoảng cũng có qua. Chủ yếu là ra đánh cờ tƣớng với ông từ. 
4: Chị đi lễ đều nhé, nhƣ lúc trƣớc chị đã nói đấy. Mình sống ở đâu 
cũng phải quan tâm đến chuyện tâm linh, có thờ có thiêng có kiêng có lành 
mà. Khi đi lễ mình cũng cảm thấy mọi việc hanh thông. 
6: Em thì chỉ đi qua thôi, chƣa vào lễ bao giờ. Chắc mấy hôm nữa em 
cũng sẽ vào để cầu ƣớc cho con em năm nay thi vào 10 đƣợc tốt đẹp. 
1: Ông/bà/anh/chị thấy có những thuận tiện gì khi khu đô thị mới ở gần làng. 
2: Bà thấy là ở gần làng thì mình mua đƣợc nông sản, thực phẩm tƣơi sống. 
5: Anh thấy ở gần làng rất tiện, trong làng có đầy đủ các dịch vụ có thể 
cung ứng cho khu đô thị nhƣ các dịch vụ về xây dựng, tiền thuê nhân công 
trong làng giá cũng phải chăng. Nhƣ nhà anh đợt vừa rồi sinh cháu, cũng nhờ 
ngƣời trong làng ra làm giúp việc. 
4: Khu đô thị thì không thể có sẵn các công trình tín ngƣỡng tâm linh. 
Do vậy mà cƣ dân có thể đi lễ tại các địa điểm của làng. 
5: Ông hay ra khoảng không tiếp giáp giữa khu đô thị và làng, chỗ mà 
chƣa có kế hoạch xây dựng gì để trồng tí rau ăn. Vừa khỏe ngƣời, có rau ăn, 
lại vui, đỡ nhớ quê. Có bà còn vào trong làng thuê đất để trồng trọt cơ. 
2: Khu đô thị mình cũng tạo điều kiện cho bà con dân làng vào đây 
buôn bán, dù sao họ cũng không còn nhiều ruộng để làm. 
1: Ông/bà/anh/ chị thấy có những bất tiện gì khi khu đô thị mới gần làng 
3: Thực ra thì các khu đô thị ở ngoài phố thƣờng tách biệt với làng xóm 
192 
bằng các bức tƣờng, hoặc đƣợc bảo vệ an ninh nghiêm ngặt đối với ngƣời 
ngoài. Vì đây là khu đô thị ngoại thành nên việc này chƣa đƣợc thắt chặt. 
Đƣờng làng thông với khu đô thị đã đành, sắp tới tôi còn thấy khu đô thị 
thông với đƣờng cái gần chợ Sủi, rồi bắt qua xã Cổ Bi nhằm giải tỏa ách tắc 
giao thông cho tuyến đƣờng 5 thì phải. Điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ 
đến tình hình an ninh cũng nhƣ giao thông của nội khu. Bây giờ đang Covid, 
trong làng có F1 thì còn chặn tôn, làng cách ly với làng, sau này chắc lại 
thông lại thôi. 
5: Anh thì thấy dân làng nhiều ngƣời không có ý thức khi sử dụng các 
không gian công cộng ở khu đô thị. Ở vƣờn hoa, thanh niên, trẻ em trong làng 
vào chơi không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Các dụng cụ tập thể dục ở 
sân chơi, các bạn đấy vào sử dụng, cũng làm hao mòn, hỏng hóc thêm. Sự trà 
trộn lẫn lộn của ngƣời ngoài khu vào cũng gây xáo trộn về nếp sống. Nếp 
sống nông thôn khác với nếp sống thành thị. 
6: Vào mùa gặt em sợ nhất là khói đốt rơm rạ của bà con dân làng, gây 
ô nhiễm không khí. Em không thể nào mà thở đƣợc, toàn phải đóng cửa mở 
điều hòa. 
4: Chị không thích loa xã, rất ồn ào. Nhất là vào đợt dịch, ngày phát 4 
lần, sáng từ 6 giờ, trƣa từ 11 giờ, chiều là 15 giờ, tối là 18 giờ, mỗi lần phát 
30 phút. Những thông tin đó mình có thể biết qua mạng, sao phải phát trên 
loa. Điều này gây phiền phức khi các cháu đang bận học thi online hoặc gia 
đình cần yên tĩnh nghỉ ngơi. Không hiểu tại sao trong khu đô thị nhƣ thế này 
mà vẫn tồn tại loa phóng thanh nhƣ ở thôn xóm vậy. Mình đi khắp Hà Nội 
chƣa thấy khu đô thị nào lắp loa nhƣ vậy cả. 
1: Vâng, xin cảm ơn ông/bà/anh/chị đã cùng hợp tác trò chuyện. 
193 
Phụ lục ảnh 
Hình 1. Vị trí Làng Kim Âu (Nguồn: google map) 
194 
Hình 2. Vị trí Khu đô thị mới Đặng Xá (Nguồn: Viglacera.com) 
Hình 3. Phối cảnh tổng thể Khu đô thị Đặng Xá (Nguồn: google map.com) 
195 
Hình 4. Thủ tƣớng Nguyễn Xuân Phúc (nay là Chủ tịch nƣớc) và đoàn lãnh 
đạo huyện Gia Lâm thăm cƣ dân Khu đô thị Đặng Xá, ngày 6-12-2016 
(Nguồn: ảnh Thống Nhất-Thông tấn xã Việt Nam, 
https://dangcongsan.vn/thoi-su/thu-tuong-nguyen-xuan-phuc-tham-cu-dan-
nha-o-xa-hoi-dang-xa-419006.html) 
196 
Hình 5. Từ cánh đồng làng nhìn vào khu đô thị. Nguồn: NCS chụp 10/2016 
Hình 6. Con đƣờng kết nối làng với khu đô thị. Nguồn: NCS chụp 2/2017 
197 
Hình 7,8. Dáng “phố” trong làng (nhà đƣợc xây bằng tiền đền bù). 
Nguồn: NCS chụp 5/2019 
198 
Hình 9. Cửa hàng tạp hóa ven trục chính của làng. Nguồn: NCS chụp 8/2020 
Hình 10. Mảnh đất đang chờ để bán. Nguồn: NCS chụp 8/2020 
199 
Hình 11. Phỏng vấn ngƣời nông dân trên cánh đồng làng. 
Nguồn: NCS chụp 6/2020 
200 
Hình 12. Chùa Kim Âu. Nguồn: NCS chụp 3/2021 
201 
Hình 13. Đền thờ Linh lang đại vƣơng của thôn làng Kim Âu, tọa tạc trong 
Khu đô thị mới Đặng Xá. Nguồn: NCS chụp 2/2021 
202 
Hình 14. Lễ hội truyền thống thôn Kim Âu (ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng 
năm).Nguồn: NCS chụp 4/2021 
Hình 15. Hát quan họ trên thuyền rồng ngày lễ hội. Nguồn: NCS chụp 4/2021 
203 
Hình 16. Ngƣời dân trong khu đô thị tham gia sinh hoạt văn hóa tín ngƣỡng 
tại chùa làng. Nguồn: NCS chụp 2/2021 
204 
Hình 17,18. Chợ cóc tại khu đô thị Đặng Xá là nơi kinh doanh của nhiều bà 
con dân làng (ảnh chụp trƣớc ngày chợ bị dẹp theo chỉ thị 16 để phòng chống 
dịch Covid). Nguồn: NCS chụp 5/2021 
205 
Hình 19. Tiểu thƣơng trong làng giao hàng tại chốt chặn giữa làng và khu đô 
thị trong đợt dịch Covid tháng 8-2021. Dịch bệnh không có nghĩa là cuộc 
sống bị đứt đoạn sau những tấm barrie (Nguồn: Facebook Cƣ dân Khu đô thị 
Đặng Xá, 8/2021) 
206 
Hình 20. “Bảo vệ vùng xanh” tại chốt chặn cổng khu đô thị Đặng Xá những 
ngày tháng Covid 2021 (Nguồn: Facebook Cƣ dân Khu đô thị Đặng Xá, 
8/2021) 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_bien_doi_khong_gian_lang_ven_do_trong_qua_trinh_do_t.pdf
  • pdfCong van dang TT luan an Le Viet Lien.pdf
  • pdftom tat ket luan moi tieng Anh.pdf
  • pdftom tat ket luan moi tieng Viet.pdf
  • pdftom tat luan an.pdf
  • pdfTrich yeu luan an tieng Anh.pdf
  • pdfTrich yeu luan an tieng Viet.pdf