Luận án Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam
Rau quả là ngành mũi nhọn chiến lược, đóng góp lớn vào xuất khẩu toàn ngành
nông nghiệp Việt Nam, với nhiều lợi thế về kinh nghiệm sản xuất, điều kiện thổ
nhưỡng, khí hậu và lao động. Trong những năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu rau
quả (XKRQ) giữ mức tăng trưởng cao với tốc độ trung bình ngành ở 24,5% (2011-
2019), là mức tăng trưởng nổi bật nhất khi đối sánh với các ngành nông nghiệp khác.
Kim ngạch XKRQ đạt giá trị hơn 3,7 tỷ USD năm 2019 (VITIC, 2020), tăng gấp 65
lần kim ngạch năm 1995. Rau quả là mặt hàng dẫn đầu trong top 5 mặt hàng xuất
khẩu nông sản chủ lực, tỷ trọng kim ngạch XKRQ trên tổng kim ngạch xuất khẩu
nông sản liên tục gia tăng từ 4,3% năm 2011 đến 21,2% năm 2019 (Bảng 2, Phụ lục
4). Đây là thành công ấn tượng sau một thời gian cơ cấu lại ngành nông nghiệp Việt
Nam. Mức tăng trưởng xuất khẩu của rau quả Việt Nam là điểm sáng nổi bật vượt
trội các ngành hàng nông nghiệp khác đã tới hạn hoặc có dấu hiệu chững lại.
Ngoài ra, thị trường xuất khẩu (TTXK) rau quả Việt Nam được mở rộng và
phát triển mạnh. Đến nay, các mặt hàng rau quả Việt Nam đã có mặt tại hơn 60 quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (VCCI, 2019), từ 13 thị trường đạt kim ngạch trên
1 triệu USD năm 2014, đến năm 2019 đã có 16 thị trường trên 20 triệu USD, 4 thị
trường đạt từ 10 đến 20 triệu USD và 38 thị trường đạt từ 1 đến 10 triệu USD (Tính
toán theo số liệu VITIC, 2020). Trong những năm qua, Trung Quốc liên tục là thị
trường tiêu thụ nhiều nhất rau quả Việt Nam, chiếm tới 64,8% trong tổng kim ngạch
XKRQ của cả nước, đạt 2,43 tỷ USD năm 2019 (VITIC, 2020), xếp sau đó là các thị
trường chủ lực đạt kim ngạch trên 100 triệu USD như Đông Nam Á, Mỹ, EU, Hàn
Quốc và Nhật Bản. Ưu điểm lớn của các doanh nghiệp XKRQ Việt Nam là: (1) Nhiều2
loại rau quả đã chinh phục thị trường yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng cao như
Mỹ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc; (2) Vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng trong
sản xuất và XKRQ đã được doanh nghiệp Việt Nam ý thức và thực hiện trong thời
gian qua, một số doanh nghiệp chế biến XKRQ đã đáp ứng đủ các điều kiện tiêu
chuẩn xuất khẩu; (3) Các sản phẩm rau quả đa dạng đã được đầu tư về mẫu mã và
chủng loại phong phú phù hợp với từng đặc điểm TTXK (VCCI, 2019).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC Ý CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC Ý CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số chuyên ngành: 9340121 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS LÊ TẤN BỬU Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án “Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Tấn Bửu. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về khía cạnh đạo đức và tính pháp lý trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Phạm Ngọc Ý i MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... ii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .............................................................................. iv TÓM TẮT .............................................................................................................. v Chương 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................ 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu ..................................................................................... 1 1.2 Nhận dạng vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 4 1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................. 13 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................. 14 1.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 15 1.6 Ý nghĩa nghiên cứu .................................................................................... 16 1.7 Kết cấu luận án ........................................................................................... 18 Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................... 19 2.1 Lý thuyết nền tảng của kết quả xuất khẩu .................................................. 19 2.1.1 Lý thuyết quốc tế hóa .......................................................................... 19 2.1.2 Lý thuyết dựa trên nguồn lực ............................................................... 23 2.1.3 Lý thuyết thể chế ................................................................................. 25 2.1.4 Lý thuyết ngẫu nhiên ........................................................................... 27 2.2 Các khái niệm nghiên cứu .......................................................................... 30 2.2.1 Kết quả xuất khẩu ................................................................................ 30 2.2.2 Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ......................................... 36 2.2.3 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp .......................................................... 40 2.2.3.1 Kinh nghiệm quốc tế ..................................................................... 40 2.2.3.2 Cam kết xuất khẩu ........................................................................ 41 2.2.3.3 Đặc điểm sản phẩm ....................................................................... 41 2.2.3.4 Năng lực công nghệ ...................................................................... 43 2.2.4 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ..................................................... 44 2.2.4.1 Sự khác biệt môi trường ................................................................ 44 ii 2.2.4.2 Cường độ cạnh tranh ..................................................................... 44 2.2.4.3 Rào cản xuất khẩu – Rào cản kỹ thuật thương mại ....................... 45 2.3 Các giả thuyết nghiên cứu .......................................................................... 48 2.3.1 Chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi có ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu .......................................................................................................... 48 2.3.2 Kinh nghiệm quốc tế ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ........................................................................ 50 2.3.3 Cam kết xuất khẩu ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ........................................................................ 53 2.3.4 Đặc điểm sản phẩm ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ........................................................................ 55 2.3.5 Năng lực công nghệ ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ........................................................................ 56 2.3.6 Sự khác biệt môi trường ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ........................................................................ 60 2.3.7 Cường độ cạnh tranh ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ........................................................................ 65 2.3.8 Rào cản kỹ thuật thương mại ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu và chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ............................................................... 67 2.3.9 Vai trò của biến trung gian .................................................................. 69 2.3.10 Vai trò của biến điều tiết .................................................................. 72 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 73 2.5 Tóm tắt chương 2 ....................................................................................... 76 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 77 3.1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 77 3.2 Nội dung nghiên cứu định tính ................................................................... 80 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính .............................................................. 81 3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................... 82 3.3 Phương pháp nghiên cứu định lượng ......................................................... 92 3.3.1 Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 92 iii 3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................. 93 3.3.3 Phương pháp phân tích PLS - SEM ..................................................... 94 3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 95 3.4 Đánh giá sơ bộ thang đo ............................................................................. 97 3.4.1 Thiết kế nghiên cứu định lượng sơ bộ ................................................. 97 3.4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ .................................................. 98 3.5 Tóm tắt chương 3 ..................................................................................... 102 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 103 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu chính thức ...................................................... 103 4.2 Đánh giá mô hình đo lường ...................................................................... 105 4.2.1 Đánh giá thang đo dạng nguyên nhân ................................................ 106 4.2.2 Đánh giá thang đo dạng kết quả ........................................................ 107 4.3 Đánh giá mô hình cấu trúc PLS-SEM ...................................................... 112 4.3.1 Đánh giá các vấn đề về cộng tuyến của mô hình cấu trúc ................. 112 4.3.2 Đánh giá hệ số xác định có điều chỉnh (R2) ....................................... 113 4.3.3 Đánh giá hệ số tác động (f2) .............................................................. 114 4.3.4 Đánh giá mức ý nghĩa và sự liên quan của các mối quan hệ trong mô hình cấu trúc ................................................................................................... 114 4.3.5 Dự đoán mức độ dự báo phù hợp Q2 và q2 ........................................ 115 4.3.6 Kiểm định giả thuyết ......................................................................... 117 4.3.7 Kiểm định trung gian ......................................................................... 119 4.4 Phân tích cấu trúc đa nhóm ...................................................................... 121 4.4.1 Thiết kế kiểm định mô hình đa nhóm ................................................ 121 4.4.2 Kiểm định sự khác biệt theo số năm kinh nghiệm xuất khẩu ............ 122 4.4.3 Kiểm định sự khác biệt thị trường xuất khẩu .................................... 125 4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu .................................................................. 128 4.5.1 Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp ........................................................ 128 4.5.2 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ................................................... 132 4.5.3 Vai trò trung gian của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi ... 135 4.5.4 Vai trò phân tích đa nhóm ................................................................. 137 4.5.5 So sánh với quan điểm của lý thuyết nền .......................................... 138 iv 4.6 Tóm tắt chương 4 ..................................................................................... 140 Chương 5: KẾT LUẬN, Ý NGHĨA VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ........................ 141 5.1 Kết luận .................................................................................................... 141 5.1.1 Mức độ đạt được mục tiêu nghiên cứu của luận án ........................... 141 5.1.2 Kết quả nghiên cứu ............................................................................ 142 5.1.2.1 Mô hình đo lường ....................................................................... 142 5.1.2.2 Mô hình lý thuyết ........................................................................ 143 5.1.3 Đóng góp mới của nghiên cứu ........................................................... 144 5.1.3.1 Phát hiện mối quan hệ mới ......................................................... 144 ... MS 0,27 0,007 0,014 TBT-> EMS -0,214 0,968 0,064 TC -> EP -0,172 0,951 0,098 EC -> EP -0,132 0,92 0,161 EMS -> EP 0,106 0,185 0,37 IE -> EMS 0,087 0,2 0,4 TC -> EMS -0,105 0,793 0,413 CI -> EP 0,065 0,242 0,485 PC -> EP -0,062 0,736 0,528 IE -> EP -0.052 0,677 0,646 ED -> EP 0,034 0,348 0,696 EC -> EMS -0,034 0,599 0,803 ED -> EMS 0,022 0,406 0,812 PC -> EMS 0,024 0,419 0,839 Bảng 17: Kết quả bootstrapping tác động gián tiếp Mẫu gốc (O) Mẫu trung bình (M) Độ lệch 2,5% 97,5% CI -> EP 0,029 0,031 0,002 0,006 0,066 TBT -> EP 0,026 0,027 0,000 0,007 0,062 IE -> EP 0,028 0,029 0,001 0,007 0,061 EC -> EP 0,024 0,025 0,001 0,003 0,058 PC -> EP 0,021 0,023 0,002 0,002 0,058 TC -> EP 0,023 0,024 0,001 0,005 0,052 ED -> EP 0,015 0,016 0,001 0,001 0,038 56 PHỤ LỤC 4 Hình 1: Quy trình nghiên cứu định tính (Nguồn: Đề xuất của tác giả) Bước 1: Chuẩn bị nghiên cứu định tính GĐ1 - Cơ sở lý thuyết (khái niệm nghiên cứu và mô hình đề xuất) - Xây dựng dàn bài phỏng vấn nghiên cứu định tính giai đoạn 1 Bước 2: Thực hiện nghiên cứu định tính GĐ1 - Đối tượng: 14 chuyên gia - Thực hiện thảo luận tay đôi Bước 3: Chuẩn bị nghiên cứu định tính GĐ2 - Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính GĐ1 - Xây dựng dàn bài phỏng vấn nghiên cứu định tính giai đoạn 2 Bước 4: Thực hiện nghiên cứu định tính GĐ2 - Đối tượng: 13 chuyên gia - Thực hiện thảo luận tay đôi Bước 5: Phân tích dữ liệu và tổng hợp kết quả - Phân tích kết quả giai đoạn 2 - Bổ sung và hiệu chỉnh thang đo - Thiết kế xây dựng bảng câu hỏi khảo sát 57 Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu rau quả giai đoạn năm 2011-2019 (Đơn vị tính: triệu USD) Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Xuất khẩu 623 827 1.073 1.489 1.839 2.461 3.507 3.810 3.747 Tăng trưởng (%) - 32,74 29,74 38,77 23,51 33,83 42,51 8,64 -1,65 Nhập khẩu 293 335 406 522 622 925 1.547 1.745 1.775 (Nguồn: Tổng cục thống kê và Tổng cục Hải quan) Bảng 2: Tỷ trọng xuất khẩu rau quả trên xuất khẩu hàng hoá Năm Xuất khẩu hàng hóa (triệu USD) Xuất khẩu nông sản (triệu USD) Xuất khẩu rau quả (triệu USD) Tỷ trọng XKRQ/X KHH (%) Tỷ trọng XKRQ/XKNS (%) 2011 96.906 14.447 623 0,643 4,312 2012 114.529 15.463 827 0,722 5,348 2013 132.032 14.053 1.073 0,813 7,635 2014 150.217 15.213 1.489 0,991 9,788 2015 162.016 14.810 1.839 1,135 12,417 2016 176.613 15.432 2.461 1,393 15,947 2017 215.118 17.388 3.507 1,630 20,169 2018 243.697 17.484 3.810 1,563 21,791 2019 263.450 17.680 3.747 1,031 21,193 (Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục thống kê và Tổng cục Hải quan) 58 Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2019 phân theo khu vực thị trường Thị trường Năm 2019 (USD) Tỷ trọng (%) Thị trường Năm 2019 (USD) Tỷ trọng (%) Trung Quốc đại lục 2.429.651.672 64,84 Malaysia 31.099.534 0,83 Đông Nam Á 226.425.755 6,04 Pháp 29.755.714 0,79 Mỹ 150.034.996 4 Canada 25.915.316 0,69 EU 148.187.958 3,95 Đức 18.921.541 0,5 Hàn Quốc 131.845.979 3,52 Saudi Arabia 13.030.329 0,35 Nhật Bản 122.344.422 3,27 Italia 11.271.199 0,3 Hà Lan 79.766.640 2,13 Ai Cập 10.321.374 0,28 Lào 78.834.677 2,1 Anh 8.472.864 0,23 Thái Lan 74.942.248 2 Indonesia 5.752.304 0,15 Đài Loan (TQ) 73.357.647 1,96 Thụy Sỹ 4.787.888 0,13 Hồng Kông (TQ) 72.089.456 1,92 Kuwait 3.796.978 0,1 Australia 44.724.322 1,19 Campuchia 3.366.666 0,09 U.A.E 35.201.936 0,94 Na Uy 2.925.983 0,08 Nga 34.557.712 0,92 Ukraine 1.046.934 0,03 Singapore 32.430.326 0,87 Senegal 823.184 0,02 (Nguồn: Tính toán từ số liệu công bố ngày 13/1/2020 của Tổng cục hải quan) 59 Bảng 4: Bảng tổng hợp các nghiên cứu tổng kết lý thuyết nghiên cứu thực nghiệm về kết quả xuất khẩu Nghiên cứu Năm Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu Quốc gia Nghiên cứu Việt Nam Madsen (1987) 17 nghiên cứu từ năm 1964 đến 1985 (i) môi trường bên ngoài, (ii) tổ chức, và (iii) chiến lược Mỹ và bên ngoài nước Mỹ Không Aaby và Slater (1989) 55 nghiên cứu từ năm 1978 đến 1988 (i) môi trường bên ngoài; (ii) năng lực, (iii) đặc điểm doanh nghiệp, (iv) định hướng Marketing và (v) chiến lược của doanh nghiệp Mỹ, Canada, Braxin, Phần Lan, Pêru, Thỗ Nhĩ Kỳ, Đức, Anh Không Zou và Stan (1998) 50 nghiên cứu từ năm 1987 đến 1997 (i) chiến lược marketing xuất khẩu, (ii) thái độ và nhận thức, (iii) đặc điểm quản lý, (iv) năng lực, (v) đặc điểm ngành, (vii) đặc điểm thị trường Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Châu Mỹ La tin Không Katsike as và cộng sự (2000) 103 nghiên cứu những năm 1990 (i) quản lý, (ii) tổ chức, (iii) môi trường, (iv) mục tiêu và (v) chiến lược marketing Châu Mỹ và Châu Âu Không Leonid ou và cộng sự (2002) 36 nghiên cứu từ năm 1960 đến 2002 (i) đặc điểm quản lý (ii) tổ chức, (iii) môi trường, (iv) kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp và (v) phân loại ngành Bắc Mỹ và Châu Âu Không Sousa và cộng 52 nghiên cứu từ năm (i) chiến lược marketing xuất khẩu, (ii) đặc điểm doanh nghiệp, (iii) đặc điểm quản lý, Mỹ và bên ngoài nước Mỹ Không 60 Nghiên cứu Năm Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu Quốc gia Nghiên cứu Việt Nam sự (2008) 1998 đến 2005 (iv) đặc điểm thị trường nước ngoài, và (v) đặc điểm TTTN Chen và cộng sự (2016) 124 nghiên cứu từ năm 2006 đến 2014 (i) đặc điểm/ năng lực doanh nghiệp, (ii) đặc điểm quản lý, (iii) đặc điểm của ngành, (iv) đặc điểm cấp quốc gia, và (v) chiến lược marketing xuất khẩu Các quốc gia Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á Một (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 61 Bảng 5: Tổng hợp các nghiên cứu ngoài nước Tác giả Năm Bối cảnh Ngành Đo lường kết quả xuất khẩu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Monteiro và cộng sự 2019 Bồ Đào Nha 265 công ty xuất khẩu đa ngành Quan điểm quản lý về thành công xuất khẩu (Phi kinh tế) SEM Doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực vô hình để nâng cao kết quả xuất khẩu, đồng thời nêu bật vai trò của định hướng kinh doanh Hasaballah và cộng sự 2019 Malaysia 106 các công ty đa ngành (điện và điện tử, thực phẩm, nông nghiệp) Quan điểm quản lý về thành công xuất khẩu (Phi kinh tế) SEM Kết quả chỉ ra tác động tích cực của các biến quan hệ đến hoạt động xuất khẩu và vai trò trung gian bởi sự tin tưởng và cam kết Di Fatta và cộng sự 2018 Ấn Độ 181 doanh nghiệp xuất khẩu ngành thảm Đo lường hỗn hợp (Kinh tế và phi kinh tế) CFA, SEM Nghiên cứu cho thấy kiến thức xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược, cam kết xuất khẩu và kết quả xuất khẩu Sinkovics và cộng sự 2018 Vương quốc Anh 106 doanh nghiệp vừa và nhỏ Quan điểm quản lý về thành công xuất khẩu (Phi kinh tế) PLS – SEM Kết quả chứng minh kinh nghiệm xuất khẩu và cam kết xuất khẩu làm giảm các rào cản xuất khẩu và tác động đáng kể đến kết quả xuất khẩu 62 Jin & Cho 2018 Hàn Quốc 470 doanh nghiệp vừa và nhỏ Đo lường hỗn hợp (Kinh tế và phi kinh tế) PLS – SEM Cạnh tranh thị trường đã thúc đẩy các DNVVN phát triển năng lực công nghệ và marketing, dẫn đến nâng cao kết quả xuất khẩu, đồng thời xác nhận tác động trung gian đầy đủ của năng lực công nghệ. Azar & Ciabuschi 2017 Thuỵ Điển 218 doanh nghiệp xuất khẩu đa ngành Đo lường hỗn hợp (Kinh tế và phi kinh tế) SEM Đổi mới tổ chức nâng cao kết quả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp bằng cách duy trì đổi mới công nghệ Fuchs & Köstner 2016 Úc 115 doanh nghiệp vừa và nhỏ đa ngành Quan điểm quản lý về thành công xuất khẩu (Phi kinh tế) PLS – SEM Các yếu tố kinh nghiệm quốc tế, cam kết xuất khẩu và cường độ cạnh tranh ảnh hưởng đáng kể đến kết quả xuất khẩu, đồng thời chứng minh vai trò trung gian của chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi Navarro và cộng sự 2014 Tây Ban Nha 212 doanh nghiệp đa ngành Quan điểm quản lý về thành công xuất khẩu (Phi kinh tế) PLS – SEM Sự khác biệt môi trường có mối quan hệ cùng chiều với chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi, và chiến lược thích nghi với nhu cầu TTXK đạt được kết quả xuất khẩu tốt hơn ở các thị trường có tính cạnh tranh cao 63 Zeriti và cộng sự 2014 Vương quốc Anh 217 doanh nghiệp ngành công nghiệp sản xuất Đo lường khách quan/kinh tế SEM EP là kết quả của việc thích ứng chiến lược marketing xuất khẩu bền vững phù hợp với các yếu tố môi trường vĩ mô và vi mô như sự khác biệt môi trường, cường độ cạnh tranh Magnusson và cộng sự 2013 Hoa Kỳ 153 doanh nghiệp đa ngành Đo lường hỗn hợp (Kinh tế và phi kinh tế) PLS – SEM Nghiên cứu chứng minh mối quan hệ giữa chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi và kết quả xuất khẩu, xác nhận ảnh hưởng văn hóa quản lý đến mối quan hệ trên Navarro và cộng sự 2010 Tây Ban Nha 150 doanh nghiệp đa ngành công nghiệp thiết bị, ô tô và thực phẩm Quan điểm quản lý về thành công xuất khẩu (Phi kinh tế) PLS – SEM Các doanh nghiệp cam kết hơn với thị trường sẵn sàng thích ứng hơn với chiến lược marketing xuất khẩu và ảnh hưởng tích cực đến kết quả xuất khẩu Lages và cộng sự 2008b 500 doanh nghiệp xuất khẩu Đo lường hỗn hợp (Kinh tế và phi kinh tế) SEM Sự cải thiện kết quả xuất khẩu giai đoạn hiện tại bị ảnh hưởng bởi cam kết xuất khẩu; mức độ phát triển của TTXK tạo điều kiện thuận lợi cho việc thích ứng chiến lược marketing ngắn hạn, cũng như cường độ xuất khẩu năm trước 64 Lages & Montgomery 2005 Bồ Đào Nha 519 doanh nghiệp xuất khẩu đa ngành Quan điểm quản lý về mục tiêu xuất khẩu (Phi kinh tế) SEM Kinh nghiệm quốc tế và cạnh tranh thị trường xuất khẩu ảnh hưởng đến kết quả xuất khẩu thông qua tác động trung gian của chiến lược giá thích nghi Knight & Cavusgil 2004 Hoa Kỳ 203 doanh nghiệp sản xuất đa ngành Quan điểm quản lý về thành công xuất khẩu (Phi kinh tế) SEM Xu hướng toàn cầu hoá được thúc đẩy nhanh chóng bởi sự phát triển năng lực công nghệ cho phép các doanh nghiệp quốc tế hóa và gia tăng kết quả xuất khẩu O’cass & Julian 2003b Thái Lan 151 doanh nghiệp xuất khẩu đa ngành Quan điểm quản lý về thành công xuất khẩu (Phi kinh tế) PLS – SEM Các đặc điểm doanh nghiệp, đặc điểm sản xuất và đặc điểm môi trường ảnh hưởng đến cả chiến lược marketing hỗn hợp xuất khẩu và kết quả xuất khẩu Cavusgil & Zou 1994 Hoa Kỳ 202 liên doanh xuất khẩu đa ngành Quan điểm quản lý về thành công xuất khẩu (Phi kinh tế) SEM EP tốt hơn phụ thuộc vào các yếu tố nội bộ (đặc điểm doanh nghiệp và sản phẩm) và các yếu tố bên ngoài (đặc điểm ngành và TTXK) ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả xuất khẩu thông qua chiến lược marketing xuất khẩu thích nghi; năng lực quốc tế và cam kết xuất khẩu là những yếu tố nổi bật (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 65
File đính kèm:
- luan_an_cac_yeu_to_anh_huong_den_ket_qua_xuat_khau_rau_qua_c.pdf
- PHAM NGOC Y_DONG GOP MOI_E.pdf
- PHAM NGOC Y_DONG GOP MOI_V.pdf
- PHAM NGOC Y_TOM TAT_E.pdf
- PHAM NGOC Y_TOM TAT_V.pdf