Luận án Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973
Tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam hình thành từ rất sớm, không ngừng phát triển qua thử thách vững bền của thời gian, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước tiếp tục dày công vun đắp. Đó là tài sản vô giá của cả hai dân tộc, rất cần được gìn giữ và phát triển trong giai đoạn hiện nay.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, trên cơ sở pháp lý của những hiệp ước, hiệp định ký kết giữa Việt Nam và Lào, Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam lần lượt cử các đơn vị quân tình nguyện sang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào. Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng quân tình nguyện Việt Nam tại Lào luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, cùng quân đội và nhân dân Lào chiến đấu, chiến thắng, lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào và hỗ trợ tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Việt Nam. Sự trưởng thành của quân đội Lào và những chiến công của cách mạng Lào là những minh chứng cho sự đóng góp quan trọng của quân tình nguyện Việt Nam và khắc sâu tình đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt giữa hai quân đội, hai Đảng, nhân dân hai nước. Đúng như Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào Cayxỏn Phômvihản khẳng định: “Trong mọi sự thành công của cách mạng Lào đều có sự đóng góp trực tiếp của cách mạng Việt Nam”, “Trên mỗi chiến trường Tổ quốc thân yêu của chúng tôi, đều có xương máu của cán bộ, chiến sĩ quốc tế Việt Nam hòa lẫn với xương máu của cán bộ, chiến sĩ nhân dân các bộ tộc Lào chúng tôi” [140, tr.183]. Bên cạnh những ưu điểm, thành công là chủ yếu, quá trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào trong những năm tháng chống Mỹ, cứu nước không tránh khỏi những hạn chế. Thực tiễn đó rất cần được nhìn nhận một cách khách quan cả về ưu điểm cũng như hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm để kế thừa, vận dụng trong điều kiện lịch sử mới.
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang diễn biến phức tạp, khó lường. Mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam cũng đang đứng trước những khó khăn, thử thách mới. Các thế lực thù địch đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Bên cạnh sự chống phá Việt Nam về nhiều mặt, các thế lực thù địch còn cố tình xuyên tạc tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào trong những năm kháng chiến trước đây, đặc biệt là việc Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam cử lực lượng quân tình nguyện Việt Nam sang hoạt động tại Lào. Do đó, làm rõ sự giúp đỡ vô tư, trong sáng trên tình quốc tế vô sản cao cả của lực lượng quân tình nguyện Việt Nam tại Lào là điều hết sức cần thiết, nhằm góp thêm cơ sở lý luận, thực tiễn cho cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng cũng như củng cố phát triển mối quan hệ hợp tác đặc biệt, toàn diện giữa hai quốc gia, hai quân đội trong điều kiện lịch sử mới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định, không trùng lặp với các công trình khác đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Cáp Văn Đang MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 11 1.2. Kết quả nghiên cứu của những công trình đã công bố và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 26 Chương 2 CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM TẠI LÀO (1960 - 1968) 32 2.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào 32 2.2. Chủ trương của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào 41 2.3. Đảng chỉ đạo hoạt động của quân tình nguyện Việt Nam tại Lào 52 Chương 3 SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM TẠI LÀO (1969 - 1973) 71 3.1. Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào 71 3.2. Chủ trương của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào 80 3.3. Sự chỉ đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào 90 Chương 4 NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 115 4.1. Nhận xét Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (1960 - 1973) 115 4.2. Kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (1960 - 1973) 136 KẾT LUẬN 156 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 179 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Chính trị quốc gia CTQG 2 3 Nhà xuất bản Quân đội nhân dân Nxb QĐND MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam hình thành từ rất sớm, không ngừng phát triển qua thử thách vững bền của thời gian, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước tiếp tục dày công vun đắp. Đó là tài sản vô giá của cả hai dân tộc, rất cần được gìn giữ và phát triển trong giai đoạn hiện nay. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, trên cơ sở pháp lý của những hiệp ước, hiệp định ký kết giữa Việt Nam và Lào, Đảng, Nhà nước và Quân đội nhân dân Việt Nam lần lượt cử các đơn vị quân tình nguyện sang thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào. Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, lực lượng quân tình nguyện Việt Nam tại Lào luôn nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, cùng quân đội và nhân dân Lào chiến đấu, chiến thắng, lập nên nhiều chiến công hiển hách, góp phần hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Lào và hỗ trợ tích cực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Việt Nam. Sự trưởng thành của quân đội Lào và những chiến công của cách mạng Lào là những minh chứng cho sự đóng góp quan trọng của quân tình nguyện Việt Nam và khắc sâu tình đoàn kết, liên minh chiến đấu đặc biệt giữa hai quân đội, hai Đảng, nhân dân hai nước. Đúng như Tổng Bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào Cayxỏn Phômvihản khẳng định: “Trong mọi sự thành công của cách mạng Lào đều có sự đóng góp trực tiếp của cách mạng Việt Nam”, “Trên mỗi chiến trường Tổ quốc thân yêu của chúng tôi, đều có xương máu của cán bộ, chiến sĩ quốc tế Việt Nam hòa lẫn với xương máu của cán bộ, chiến sĩ nhân dân các bộ tộc Lào chúng tôi” [140, tr.183]. Bên cạnh những ưu điểm, thành công là chủ yếu, quá trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào trong những năm tháng chống Mỹ, cứu nước không tránh khỏi những hạn chế. Thực tiễn đó rất cần được nhìn nhận một cách khách quan cả về ưu điểm cũng như hạn chế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm để kế thừa, vận dụng trong điều kiện lịch sử mới. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang diễn biến phức tạp, khó lường. Mối quan hệ truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam cũng đang đứng trước những khó khăn, thử thách mới. Các thế lực thù địch đang đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Bên cạnh sự chống phá Việt Nam về nhiều mặt, các thế lực thù địch còn cố tình xuyên tạc tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt Việt Nam - Lào trong những năm kháng chiến trước đây, đặc biệt là việc Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Việt Nam cử lực lượng quân tình nguyện Việt Nam sang hoạt động tại Lào. Do đó, làm rõ sự giúp đỡ vô tư, trong sáng trên tình quốc tế vô sản cao cả của lực lượng quân tình nguyện Việt Nam tại Lào là điều hết sức cần thiết, nhằm góp thêm cơ sở lý luận, thực tiễn cho cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng cũng như củng cố phát triển mối quan hệ hợp tác đặc biệt, toàn diện giữa hai quốc gia, hai quân đội trong điều kiện lịch sử mới. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề, ở Việt Nam và Lào đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố, đề cập ở các cấp độ và phạm vi khác nhau. Có những công trình được triển khai nghiên cứu cấp quốc gia nhằm tổng kết lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam qua mỗi chặng đường lịch sử; có những công trình bàn riêng về sự đoàn kết, hợp tác trên từng lĩnh vực cụ thể và có cả những luận văn, luận án tiến sĩ lịch sử có liên quan đến chủ đề này đã bảo vệ thành công... Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ thống về quá trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973, dưới góc độ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm sáng tỏ quá trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973, đúc kết những kinh nghiệm phục vụ cho công tác lãnh đạo củng cố, phát triển mối quan hệ Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973. Nghiên cứu và trình bày, làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973, qua hai giai đoạn 1960 - 1968 và 1969 - 1973. Nhận xét và đúc kết những kinh nghiệm chủ yếu từ quá trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Hoạt động lãnh đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (trong những năm 1960 - 1973) là một trong những bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Lao động Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của quân tình nguyện Việt Nam tại Lào trong kháng chiến chống Mỹ là: Giúp cách mạng Lào xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng; phối hợp với lực lượng vũ trang cách mạng Lào và trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Lào đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mỹ, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973, luận án tập trung nghiên cứu làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam trên ba nội chủ yếu: (1) Xây dựng, củng cố lực lượng quân tình nguyện Việt Nam hoạt động tại Lào; (2) Giúp cách mạng Lào xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang cách mạng; (3) Phối hợp và trực tiếp chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của Mỹ trên chiến trường Lào. Về thời gian: Từ năm 1960 đến năm 1973. Tháng 9/1960 theo đề nghị của Trung ương Đảng Nhân dân Lào và Bộ Chỉ huy tối cao Pathết Lào, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam chỉ đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam cử Tiểu đoàn 3 (thuộc Lữ đoàn 335, Quân khu Tây Bắc - sau là Đoàn 335 quân tình nguyện) sang phối hợp với bạn mở đợt hoạt động quân sự giải phóng Sầm Nưa, xây dựng Sầm Nưa thành căn cứ địa cách mạng. Đây là sự kiện đánh dấu hoạt động của quân tình nguyện Việt Nam tại Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của hai dân tộc. Đến tháng 2/1973, sau khi Hiệp định Viêng Chăn được ký kết, đại bộ phận quân tình nguyện Việt Nam rút quân về nước, chỉ để lại một bộ phận nhỏ ở lại diệt phỉ, giúp bạn giữ vững và bảo vệ thành quả cách mạng. Để thấy được sự lãnh đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, tác giả phân chia sự hoạt động thành hai giai đoạn cụ thể: 1960 - 1968, 1969 - 1973, tương ứng với sự phát triển của cách mạng Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bởi mốc 1968 là năm đế quốc Mỹ kết thúc chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và từ năm 1969 trở đi chuyển sang chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào. Về không gian: Đề tài giới hạn hoạt động của quân tình nguyện Việt Nam trên đất Lào và có sự liên hệ với cách mạng Việt Nam. Bởi quá trình hoạt động của quân tình nguyện Việt Nam trên đất Lào cũng chính là thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc của hai nước Việt Nam và Lào. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế nói chung và mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào nói riêng. Cơ sở thực tiễn Luận án dựa trên thực tiễn sự lãnh đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, được thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch công tác; các báo cáo tổng kết của các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam hoạt động tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973. Phương pháp nghiên cứu Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, đồng thời còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... để làm rõ các nội dung của luận án. Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm làm rõ bối cảnh lịch sử, quá trình hoạch định chủ trương và chỉ đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam từ năm 1960 đến năm 1973. Phương pháp lôgic được sử dụng để khái quát chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về hoạt động của quân tình nguyện Việt Nam tại Lào; rút ra những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo quân tình nguyện Việt Nam tại Lào từ năm 1960 đến năm 1973. Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận án nhằm so sánh sự lãnh đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam giữa hai giai đoạn 1960 - 1968 và 1969 - 1973. Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm khảo cứu các công trình ở chương 1, làm rõ chủ trương sự chỉ đạo của Đảng đối với quân tình nguyện Việt Nam qua hai giai đoạn 1960 - 1968 và 1969 - 1973. 5. Những đóng góp mới của luận án Góp phần hệ thống hóa tư liệu về sự lãnh đạo của Đảng đối ... Sư đoàn 308 (nay thuộc Quân đoàn 1). 20/9/1971 20 Đại đội 9 thiết giáp, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 203, Bộ tư lệnh Thiết giáp. 20/9/1971 21 Đại đội 12 pháo Đ.74, Trung đoàn 368, Bộ tư lệnh Pháo binh. 20/9/1971 22 Tiểu đoàn 35 công binh, Binh trạm 32, Bộ tư lệnh 559. 1/10/1971 23 Đại đội 969 pháo binh, Bộ tư lệnh Pháo binh. 1/10/1971 24 Đại đội 3 thiết giáp, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 203, Bộ tư lệnh Thiết giáp. 19/5/1972 25 Đại đội 24 quân y, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308 (nay thuộc Quân đoàn 1). 19/5/1972 26 Đại đội 8 bộ binh, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 335, Quân khu Tây Bắc (nay thuộc Sư đoàn 31, Quân đoàn 3). 11/1/1973 27 Tiểu đoàn 27 đặc công, Đoàn 505. 11/1/1973 28 Đại đội 5 súng cối 120 ly, Tiểu đoàn 11, Sư đoàn 316 (nay thuộc Quân khu 2). 11/1/1973 29 Tiểu đoàn 2 công binh, Binh trạm 37, Bộ tư lệnh 559. 11/1/1973 30 Đại đội 23 ô tô vận tải, Tiểu đoàn 990, Binh trạm 15, Bộ tư lệnh 559. 11/1/1973 31 Tiểu đoàn 24 pháo cao xạ, Trung đoàn 591, Bộ tư lệnh 559. 11/1/1973 32 Tiểu đoàn 16 súng 12,7 ly, Sư đoàn 312 (nay thuộc Quân đoàn 1). 11/1/1973 33 Trung đoàn 165 bộ binh, Sư đoàn 312 (nay thuộc Quân đoàn 1). 3/9/1973 34 Trung đoàn 174 bộ binh, Sư đoàn 316 (nay thuộc Quân khu 2). 3/9/1973 35 Trung đoàn 335 bộ binh, Quân khu Tây Bắc (nay thuộc Sư đoàn 31, Quân đoàn 3). 3/9/1973 36 Tiểu đoàn 2 bộ binh, Trung đoàn 9, Sư đoàn 968, Bộ tư lệnh 559 (nay thuộc Quân khu 4). 3/9/1973 37 Tiểu đoàn 25 công binh, Sư đoàn 316 (nay thuộc Quân khu 2). 3/9/1973 38 Đại đội 9 bộ binh, Tiểu đoàn 6, Trung đoàn 148, Sư đoàn 316 (nay thuộc Quân khu 2). 3/9/1973 39 Đại đội 21 súng máy 12,7 ly, Trung đoàn 148, Sư đoàn 316 (nay thuộc Quân khu 2). 3/9/1973 40 Trung đoàn 9 bộ binh, Đoàn 968, Bộ tư lệnh 559 (nay thuộc Quân khu 4). 31/12/1973 41 Tiểu đoàn 6 bộ binh (tình nguyện), Quân khu Tây Bắc (nay là Quân khu 2). 31/12/1973 42 Đại đội 11 bộ binh, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 (nay thuộc Quân khu 2). 31/12/1973 43 Đại đội 3 đặc công, Tiểu đoàn 31, Quân khu 4. 31/12/1973 44 Đại đội 35, ô tô vận tải, Binh trạm 10, Cục vận tải, Tổng cục Hậu cần. 31/12/1973 45 Đại đội vũ trang tuyên truyền Quân khu Tây Bắc (nay là Quân khu 2). 31/12/1973 46 Đại đội 6 bộ binh, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 141, Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. 12/9/1975 47 Đại đội 31 trinh sát Bộ Tham mưu Sư đoàn 31 (nay thuộc Quân đoàn 3). 15/1/1976 48 Đại đội 15 thông tin, trung đoàn 134, Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc. 15/1/1976 49 Sư đoàn 968 bộ binh, Bộ tư lệnh 559 (nay thuộc Quân khu 4). 3/6/1976 50 Tiểu đoàn 1 bộ binh, Trung đoàn 19, Sư đoàn 968, Bộ tư lệnh 559 (nay thuộc Quân khu 4). 3/6/1976 51 Tiểu đoàn 16 súng máy cao xạ 12, 7 ly, Trung đoàn 54, Sư đoàn 320, Quân đoàn 1. 3/6/1976 Nguồn: - Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 2005, tr.453 - 456. Phụ lục 4 DANH SÁCH CÁ NHÂN ĐƯỢC TUYÊN DƯƠNG DANH HIỆU ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TẠI LÀO (1954 - 1975) Stt Họ và tên Năm sinh Dân tộc Quê quán Đơn vị Ngày được tuyên dương 1 2 3 4 5 6 1 Hoàng Ngọc Chương Sinh năm: 1936 Dân tộc: Kinh Xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trung đội phó súng cao xạ 14,5 ly, Đại đội 48, Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 330. 01/01/1967 2 Hoàng Văn Vịnh Sinh năm: 1939 Dân tộc: Kinh Xã Mạc Lạn, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Chính trị viên phó Đại đội 2, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316. 01/01/1967 3 Trần Ngọc Phương Sinh năm: 1945 Dân tộc: Kinh Huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Hạ sĩ, thuộc Đại đội 8, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn 335 (nay thuộc Sư đoàn 31, Quân đoàn 3). 01/01/1967 4 Đỗ Văn Trì Sinh năm: 1946 Dân tộc: Kinh Xã Thụy Văn, huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình. Hạ sĩ, xạ thủ trung liên thuộc Đại đội 7, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316. 01/01/1967 5 Đèo Văn Khổ Sinh năm: 1937 Dân tộc: Thái Xã Chiềng La, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Tiểu đội trưởng Tiểu đội 2, Tiểu đoàn 51, Quân khu Tây Bắc 01/01/1967 6 Hà Văn Kẹp Sinh năm: 1942 Dân tộc: Thái Xã Kỳ Tân, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa. Trung đội phó, Trung đội trinh sát, Tiểu đoàn 923, Đoàn 959. 01/01/1967 7 Mùa A Páo Sinh năm: 1946 Dân tộc: H’Mông Xã Dè Phìn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Cán bộ tình nguyện giúp nước bạn Lào vận động dân tộc H’Mông, tỉnh Mường Sài. 01/01/1967 8 Phạm Hữu Thoan Sinh năm: 1941 Dân tộc: Kinh Xã Nam Tân, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Hà. Tiểu đội trưởng, Đại đội 10 thông tin, Tiểu đoàn 78, Cục Thông tin liên lạc (nay là Binh chủng thông tin liên lạc). 01/01/1967 9 Cà Văn Khum (Liệt sĩ) Sinh năm: 1942 Dân tộc: Thái Bản Giảng, xã Chiềng Cơi, thị xã Sơn La, tỉnh Sơn La. Trung úy, phân đội phó đặc công, Đoàn 31 bộ đội tình nguyện. 22/12/1969 10 Vi Đức Cường Sinh năm: 1946 Dân tộc: Dao Xã Lục Dạ, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Thượng sĩ đặc công đoàn 866, Quân khu Tây Bắc (nay thuộc sư đoàn 31, Quân đoàn 3). 25/8/1970 11 Lương Xuân Tuyết (Liệt sĩ) Sinh năm: 1942 Dân tộc: Kinh Xã Kỳ Lân, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Thượng sĩ, Tiểu đội trưởng bộ binh thuộc Đại đội 5, Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 174, Sư đoàn 316. 20/8/1970 12 Trần Văn Phước (Liệt sĩ) Sinh năm: 1942 Dân tộc: Kinh Xã Vũ Hợp, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Thiếu úy, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn 27 đặc công, Bộ tư lệnh Đặc công. 01/10/1971 13 Trịnh Minh Đích Sinh năm: 1939 Dân tộc: Kinh Xã Phú Yên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trung đội trưởng trinh sát thuộc Tiểu đoàn 27, Bộ tư lệnh đặc công. 01/10/1971 14 Hồ Thị Cảnh Sinh năm: 1949 Dân tộc: Kinh Xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đại đội 35, Trung đoàn 217, Bộ tư lệnh Công Binh. 01/10/1971 15 Hoàng Trọng Sén Sinh năm: 1944 Dân tộc: Tày Xã Tân Việt, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Trung úy, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 41 đặc công, Quân khu Tây Bắc. 01/01/1973 16 Vi Vặn Pụn Sinh năm: 1943 Dân tộc: Thái Xã Trường Tiến, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Thiếu úy, Đại đội phó thuộc Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 148, Sư đoàn 316. 03/9/1973 17 Lương Văn Hạt Sinh năm: 1951 Dân tộc: Kinh Xã Đông Phong, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Trung đội trưởng đặc công thuộc Đại đội 1, Tiểu đoàn 27, Bộ tư lệnh đoàn 305. 03/9/1973 18 Nguyễn Thái Giám Sinh năm: 1942 Dân tộc: Kinh Xã Việt Ngọc, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Thiếu úy, chính trị viên phó Đại đội 1 ô tô vận tải thuộc Binh trạm 1, Cục Hậu cần, Quân Khu 4. 03/9/1973 19 Trần Văn Trí Sinh năm: 1934 Dân tộc: Kinh Xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trung úy, trinh sát ngoại biên thuộc lực lượng công an nhân dân vũ trang tỉnh Nghệ An. 03/9/1973 20 Nguyễn Đức Hạnh Sinh năm: 1939 Dân tộc: Kinh Xã Vũ Công, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Thượng úy, tổ trưởng tổ chuyên gia thuộc đoàn 559. 31/12/1973 21 Triệu Xuân Tâng Sinh năm: 1946 Dân tộc: Nùng Xã Quốc Dân, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Thượng sĩ, Trung đội trưởng Đoàn 28 Quân khu Tây Bắc (nay thuộc Quân khu 2). 31/12/1973 22 Nguyễn Như Hành Sinh năm: 1948 Dân tộc: Tày Xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Thượng sĩ, Chính trị viên Tiểu đoàn 7 bộ binh, Trung đoàn 39, Đoàn 565, Bộ Tư lệnh 559. 31/12/1973 23 Phan Châu Mỹ Sinh năm: 1945 Dân tộc: Kinh Xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Thượng úy, Chính trị viên Đại đội 21 súng máy 12,7 ly, Trung đoàn 39, Đoàn 565, Bộ tư lệnh 559. 06/11/1978 24 Lê Văn Trung Sinh năm: 1928 Dân tộc: Kinh Xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Chuẩn úy, Trạm trưởng sửa chữa xe máy thuộc Trung đoàn 216, Binh chủng Công binh. 06/11/1978 25 Trịnh Trọng Thập Sinh năm: 1951 Dân tộc: Nùng Xã Cai Lệ, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Thượng sĩ, Trung đội trưởng lái xe ô tô thuộc Phòng tham mưu Sư đoàn 31 (nay thuộc Quân đoàn 3). 06/11/1978 Nguồn: - Lịch sử quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Nxb QĐND, Hà Nội, 2005, tr.457 - 462. Phụ lục 5 MỘT SỐ BỨC ẢNH TIÊU BIỂU VỀ QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM TẠI LÀO TỪ NĂM 1960 ĐẾN NĂM 1973 Chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam tại Lào Nguồn: Ảnh tư liệu Thông tấn xã Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp đồng chí Cayxỏn Phômvihản, Trưởng đoàn đại biểu Đảng và mặt trận Lào yêu nước sang thăm Việt Nam, năm 1963 Nguồn: Ảnh tư liệu Thông tấn xã Việt Nam Hội đàm giữa Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương Đảng Nhân dân Lào tại Hà Nội, năm 1967 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Bộ đội Pathết Lào, năm 1965 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Một đơn vị quân tình nguyện Việt Nam chiến đấu trên chiến trường Lào Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Quân tình nguyện Việt Nam và quân đội giải phóng nhân dân Lào, năm 1963 Nguồn: Ảnh tư liệu Thông tấn xã Việt Nam Quân tình nguyện Việt Nam tổ chức hội thao đánh giá kết quả huấn luyện pháo binh của bộ đội Pathết Lào, năm 1962 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Quân tình nguyện Việt Nam huấn luyện sử pháo 12 nòng cho đơn vị pháo binh nữ của Quân đội giải phóng nhân dân Lào, năm 1972 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Quân tình nguyện Việt Nam và Quân đội giải phóng nhân dân Lào cùng chung chiến hào đánh đế quốc Mỹ trên chiến trường Lào, năm 1972 Nguồn: Ảnh tư liệu Thông tấn xã Việt Nam Quân tình nguyện Việt Nam và Quân đội Giải phóng nhân dân Lào nghiên cứu sa bàn trong Chiến dịch phòng ngự Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam tại Lào, năm 1972 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Chiến sỹ quân y tình nguyện Việt Nam phòng chống dịch bệnh trong vùng giải phóng Lào năm 1962 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Quân tình nguyện Việt Nam tham gia lao động sản xuất cùng nhân dân các bộ tộc Lào; Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Nhân dân Lào chở Quân tình nguyện Việt Nam qua sông Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Đồng chí Sa Mạn thay mặt Bộ Chỉ huy tối cao Pathết Lào trao cờ cho Quân tình nguyện Việt Nam trong dịp Tổng kết hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch 1972. Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Hội đàm giữa Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam và Đoàn Đại biểu Đảng Nhân dân Lào tại Hà Nội, năm 1971 Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Hoàng thân Souphanouvong trao tặng đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam mặt trận miền Tây 2 Huân chương Giải phóng, năm 1972. Nguồn: Ảnh Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Nxb Thông tấn, 2017 Các đại biểu chụp ảnh chung tại tượng đài “Tình đoàn kết liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào”, tại huyện Pặc Soòng, tỉnh Chăm Pa Sắc Nguồn: Ảnh Thông tấn xã Việt Nam Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân trao Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Ban Liên lạc Quân tình nguyện và Chuyên gia Việt Nam tại Lào Nguồn: Ảnh Thông tấn xã Việt Nam
File đính kèm:
- luan_an_dang_lanh_dao_quan_tinh_nguyen_viet_nam_tai_lao_tu_n.doc
- 1 BIA LUAN AN - Cap Dang LSD TTM.doc
- 2 BIA TOM TAT TIENG VIET - Cap Dang LSD TTM.doc
- 2 TOM TAT TIsNG VIaT - Cap Dang LSD TTM.doc
- 3 BIA TOM TcT TIsNG ANH - Cap Dang LSD TTM.doc
- 3 TOM TcT TIsNG ANH - Cap Dang LSD TTM.doc
- 4 THONG TIN MoNG TIsNG ANH - Cap Dang LSD TTM.doc
- 4 THONG TIN MoNG TIsNG VIaT - Cap Dang LSD TTM.doc