Luận án Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam
Kể từ sau đổi mới từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, Việt Nam ngày
càng hội nhập sâu, rộng với kinh tế thế giới, tăng trưởng kinh tế cao trong một
thời gian dài và mức sống người dân được cải thiện. Cùng với tốc độ tăng trưởng
ấn tượng của nền kinh tế, hoạt động đầu tư của khu vực doanh nghiệp ngày càng
mở rộng, đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề an sinh xã hội
và bổ sung vốn đầu tư.
Hiện nay, các nghiên cứu về hiệu quả đầu tư ở Việt Nam thường tập trung
vào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội và mối liên hệ giữa đầu tư
và tăng trưởng. Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy hiệu quả đầu tư của Việt
Nam đang ở mức thấp. Một trong các nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư của
Việt Nam là những thách thức chính sách trong việc cải cách khu vực doanh
nghiệp nhà nước (IMF, 2013; OECD, 2013; VEPR, 2012). Hoạt động tái cấu trúc
doanh nghiệp nhà nước được coi là trụ cột chiến lược giai đoạn 2011-2015 nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù tiến trình
cải cách và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh nhưng khu vực
doanh nghiệp nhà nước vẫn có kết quả hoạt động kém hiệu quả (IMF, 2013; Báo
cáo phát triển Việt Nam, 2012)
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG HẠ THỊ THU THUỶ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2022 BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG HẠ THỊ THU THUỶ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM Ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 9.31.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1: TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh 2: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng Hà Nội - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận án “Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu riêng, độc lập của tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày . tháng 01 năm 2022 Tác giả Hạ Thị Thu Thuỷ LỜI CẢM ƠN Đầu tiên cho phép tôi xin trân trọng cảm ơn tới Trung tâm tư vấn, đào tạo và thông tin tư liệu – Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn đến các Quý Thầy, Cô giáo - những người đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh tại Viện. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thị Tuệ Anh và PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thắng, người hướng dẫn khoa học, đã chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Lãnh đạo và các đồng nghiệp Ban Dự báo Kinh tế ngành và Doanh nghiệp cùng với các đồng nghiệp trong Trung tâm, đã quan tâm, hỗ trợ, cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết, tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi, những người thân và bạn bè đã luôn hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án./. Tác giả luận án Hạ Thị Thu Thuỷ i MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................... vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN .......................................................................................... 5 1.1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VỀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP ............. 5 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp .......................................................................................................... 5 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ....................................................................... 16 1.1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp .................................................................. 25 1.1.4. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 29 1.2. HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ............................................... 30 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu ........... 30 1.2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Luận án ......................................... 34 1.2.3. Cách tiếp cận và khung phân tích .............................................................. 37 1.2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 40 1.2.5. Giả thiết nghiên cứu ................................................................................... 41 Tóm tắt Chương 1: ............................................................................................... 43 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................................................. 45 2.1. CÁC KHÁI NIỆM ...................................................................................... 45 2.1.1. Đầu tư ........................................................................................................ 45 2.1.2. Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ............................................................. 48 ii 2.1.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp .............................................. 50 2.2. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP . 51 2.2.1. Hiệu quả kinh tế - xã hội ............................................................................ 51 2.2.2. Hiệu quả tài chính ...................................................................................... 53 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................................. 55 2.3.1. Môi trường vĩ mô ....................................................................................... 55 2.3.2. Tiếp cận các nguồn lực đầu vào ................................................................. 56 2.3.3. Loại hình sở hữu ........................................................................................ 56 2.3.4. Địa điểm ..................................................................................................... 57 2.3.5. Quy mô doanh nghiệp ................................................................................ 57 2.3.6. Ngành sản xuất kinh doanh ........................................................................ 57 2.4. LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH ........................................ 57 2.4.1. Về đánh giá hiệu quả đầu tư ...................................................................... 57 2.4.2. Về đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư ............................ 58 Tóm tắt Chương 2: ............................................................................................... 55 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM .................................................................................... 61 3.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2019 ........................... 61 3.1.1. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp ...... 61 3.1.2. Thực trạng phát triển và hoạt động đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2005-2019 ............................................................................................ 68 3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM QUA CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI .................................................... 74 3.2.1. Đóng góp vào ngân sách của các doanh nghiệp ở Việt Nam .................... 75 3.2.2. Số lao động tăng thêm trong giai đoạn nghiên cứu ................................... 78 3.2.3. Sự thay đổi thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp . 80 3.2.4. Hiệu quả lao động ...................................................................................... 81 iii 3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH .................................................................................... 84 3.3.1. Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua các chỉ tiêu liên quan đến doanh thu .............................................................................................. 84 3.3.2. Hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam thông qua các chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận ............................................................................................... 87 3.4. ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ....... 93 3.4.1. Mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp .. 93 3.4.2. Mô tả biến số và bộ số liệu ........................................................................ 99 3.4.3. Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam theo hàm sản xuất ............................................................... 105 3.4.4. Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam theo theo độ co giãn của đầu tư và doanh thu .................... 112 3.4.5. Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ở Việt Nam theo thống kê Q của Tobin ................................................. 117 3.5. NHỮNG KẾT LUẬN RÚT RA TỪ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2019 .......... 122 3.5.1. Về hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ...................................................... 122 3.5.2. Về các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ............. 124 Tóm tắt chương 3: .............................................................................................. 127 CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM .................................................................................. 128 4.1. BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025 ........ 128 4.1.1. Xu hướng kinh tế thế giới giai đoạn 2021-2025 ...................................... 128 4.1.2. Triển vọng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025 ................................. 131 iv 4.2. ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2025 ......................................................................... 135 4.2.1. Quan điểm về phát triển doanh nghiệp .................................................... 135 4.2.2. Định hướng phát triển nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 .......................................................................................... 136 4.3. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................... 137 4.2.1. Nhóm chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư ............................... 138 4.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp ................. 143 Tóm tắt Chương 4: ............................................................................................. 148 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... ... ào tương lai của các nhà đầu tư. 176 Ở mô hình ban đầu, Tobin tính toán chỉ số Q cho các doanh nghiệp đơn lẻ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong các nghiên cứu sau này, chỉ số Q của Tobin đã được ứng dụng rộng rãi hơn, được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của cả một khu vực hay một nền kinh tế. Đồng thời, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra những cách để thay thế (proxy) giá trị thị trường của doanh nghiệp trong trường hợp đối tượng nghiên cứu không niêm yết trên thị trường chứng khoán. 177 PHỤ LỤC 2: Khuôn khổ chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp 1. Chính sách về thủ tục hành chính Kể từ sau Đổi mới, với mong muốn xóa bỏ dần cơ chế quan liêu bao cấp của nền kinh tế kế hoạch hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường năng động và hội nhập với kinh tế quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm hướng đến tự do hóa thương mại và thúc đẩy sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực ngoài quốc doanh (khu vực tư nhân). Hàng loạt các văn bản pháp luật nhằm xóa bỏ các rào cản để khu vực tư nhân phát triển đã được ban hành nhưng việc thành lập doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn do thủ tục hành chính phức tạp, nhiều giấy phép con và các chi phí không chính thức doanh nghiệp phải trả khi tiến hành đăng ký kinh doanh. Kể từ giữa những năm 2000, kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng ấn tượng và ngày càng hội nhập sâu với kinh tế thế giới. Việc tham gia ký kết các hiệp định đa phương và song phương đòi hỏi hệ thống chính sách phải có những cải cách nhằm đáp ứng thông lệ quốc tế và xóa bỏ nhanh cơ chế bao cấp. Các chính sách nhằm cải cách khu vực kinh tế nhà nước như sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mà trọng tâm là cổ phần hóa DNNN được đánh giá là bước đi cần thiết và đúng đắn để xây dựng nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, những rào cản chính sách như thủ tục hành chính cồng kềnh, các quy định về đăng ký kinh doanh chưa thống nhất đòi hỏi phải có sự thay đổi, điều chỉnh Luật Doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội Khóa XI đã thông qua Luật Doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Luật Doanh nghiệp năm 2005, với mục tiêu xây dựng một sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp, đã thống nhất các quy định về thành lập và quản lý các doanh nghiệp, gần như không còn sự phân biệt là doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân về phương diện tổ chức quản trị. Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã thay thế Luật Doanh nghiệp năm 1999; Theo quy định 178 của Luật Doanh nghiệp năm 2005, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có thể thuộc sở hữu của tổ chức hoặc của cá nhân; thêm vào đó, công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ khi được thành lập Cùng với Luật Doanh nghiệp được thông qua và có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2006, lần đầu tiên sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, với sự ra đời của Luật Đầu tư 2005, Việt Nam có một khung pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp được áp dụng thống nhất cho tất cả các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Những quy định của Luật Đầu tư 2005 và các điều khoản được quy định chi tiết tại các Nghị định hướng dẫn thi hành đã mở rộng quyền tự chủ trong hoạt động đầu tư, kinh doanh của các nhà đầu tư bằng việc xóa bỏ một loạt rào cản đầu tư không phù hợp với thông lệ kinh tế thị trường và cam kết hội nhập của Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cho việc cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng ngày càng thuận lợi, minh bạch và bình đẳng giữa các nhà đầu tư. Điểm nổi bật của Luật Đầu tư 2005 là các quy định thông thoáng về quy trình, thủ tục thực hiện dự án đầu tư. Theo đó, Luật đã áp dụng phổ biến chế độ đăng ký đầu tư; bãi bỏ hàng loạt các quy định mang tính chất xin - cho, kiểm duyệt đối với nhà đầu tư; chuyển thủ tục quản lý hoạt động của dự án đầu tư từ cơ chế tiền kiểm sang cơ chế hậu kiểm... Với sự thống nhất trong khung pháp lý về doanh nghiệp và đầu tư, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, tạo thuận lợi cho sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp khác nhau phân theo thành phần kinh tế, đặc biệt là sự phát triển của khối doanh nghiệp dân doanh. Cùng với Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, các Luật và chính sách khác cũng được xây dựng và điều chỉnh theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không phân biệt loại hình sở hữu. 179 Mặc dù khung pháp lý về đầu tư và doanh nghiệp của Việt Nam sau khi có Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 được đánh giá là bước tiến lớn, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và thu hút FDI, nhưng trong quá trình triển khai vẫn còn nhiều bất cập. Mục tiêu của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 là xây dựng một sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt loại hình sở hữu. Người dân và doanh nghiệp được kinh doanh, đầu tư trong những lĩnh vực mà nhà nước không cấm. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bất cập và các quy định trái ngược nhau giữa hai Luật này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đã sửa đổi và banh hành Luật doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 thay thế Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Đầu tư 2005 nhằm xây dựng khung pháp lý cho hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng các yêu cầu của các hiệp định thương mại đã ký và xây dựng môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư năm 2014 về cơ bản đã có những thay đổi tương đối tích cực, góp phần vào việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong quá trình thành lập và hoạt động, điều này tạo hành lang pháp lý cho phát triển khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam. Trong quá trình triển khai và thực hiện, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Đầu tư 2014 cũng đã bộc lộ những bất cập và yêu cầu phải sửa đổi để phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế. Ngày 17/6/2021, Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật Đầu tư 2020, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2021. Hai Luật này không nằm trong phạm vi nghiên cứu của Luận án do hiệu lực của Luật không nằm trong giai đoạn nghiên cứu (2005-2019). 2. Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp 180 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 1997 có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999 và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 có hiệu lực thi hành áp dụng 1/1/2004 quy định doanh nghiệp đang hoạt động có hoạt động đầu tư mở rộng thì được ưu đãi đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại. Nhưng từ 1/1/2009, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 bãi bỏ điều khoản ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đầu tư mở rộng mà chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư. Đây là một điểm mang lại nhiều phản ứng tiêu cực từ phía các nhà đầu tư. Do đó, trong năm 2013, Chính phủ đã một lần nữa sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp với những nội dung sửa đổi được đánh giá là hợp lý trong điều kiện hiện tại. Những cải thiện trong quy định về thuế suất này là điểm cộng của Việt Nam trong con mắt của các nhà đầu tư. Về thuế suất, trước thời điểm 1/7/2013, Luật thuế TNDN quy định mức thuế suất phổ thông là 25%. Từ ngày 1/1/2014, Luật quy định áp dụng mức thuế suất phổ thông là 22%; DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất phổ thông 20% kể từ 01/7/2013. Từ ngày 01/01/2016, mức thuế suất phổ thông là 20% và mức thuế suất ưu đãi 20% được điều chỉnh giảm xuống còn 17%. Về Ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng, Luật bổ sung quy định miễn thuế, giảm thuế đối với đầu tư mở rộng (ĐTMR), trong đó quy định rõ phạm vi ưu đãi, mức ưu đãi, tiêu chí ĐTMR để được ưu đãi thuế. Bên cạnh đó, không áp dụng ưu đãi thuế theo diện dự án đầu tư mới đối với trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức DN, chuyển đổi sở hữu. Cũng như Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng đã bộc lộ những điểm không phù hợp trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định hợp tác song phương và đa phương. Vì vậy, ngày 15/7/2020, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2020. 3. Chính sách tín dụng 181 Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng ngày 12/12/1997; Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNNngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng quy định, khách hàng vay tại tổ chức tín dụng gồm: Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam; Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài. Trong pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự; Cá nhân; Hộ gia đình; Tổ hợp tác; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp doanh. Điều kiện vay vốn hiện các tổ chức tín dụng đang thực hiện theo Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành từ năm 2001 và từ đó đến nay không có quy định bổ sung về các điều kiện vay vốn. Các doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định tại Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và đều được tổ chức tín dụng quyết định cho vay. Về cho vay ưu đãi, Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo Quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.Tổ chức tín dụng Nhà nước được Chính phủ chỉ định cho vay đối với khách hàng thuộc đối tượng ưu đãi, cho vay các dự án đầu tư thuộc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, nếu có phát sinh chênh lệch lãi suất và tổn thất các khoản cho vay do nguyên nhân khách quan thì việc xử lý thực hiện theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan. Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP năm 2012 của Chính phủ về các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, từ tháng 5/2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hàng loạt các chính sách quan trọng nhằm hạ mặt bằng lãi suất 182 trên thị trường, áp dụng các chính sách lãi suất ưu đãi với 5 lĩnh vực ưu tiên, nhờ đó đã có tác động tích cực vào tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân, đóng góp hiệu quả vào ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế trong giai đoạn này. 183 PHỤ LỤC 3: Kết quả ước lượng Hausman test để lựa chọn mô hình Kết quả kiểm định Hausman cho thấy, mô hình FEM là phù hợp để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Do vậy, Luận án sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) để ước lượng mô hình (1).
File đính kèm:
- luan_an_danh_gia_hieu_qua_dau_tu_cua_doanh_nghiep_o_viet_nam.pdf
- Abstract_VN.pdf
- Abtract_EN.pdf
- Findings_EN.pdf
- Findings_VN.pdf
- QĐ Hạ Thị Thu Thuỷ.pdf