Luận án Giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có vai trò chủ yếu trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người, là yếu tố then chốt thúc đẩy sự đi lên của xã hội. Vì vậy, tất cả các dân tộc, các quốc gia trên toàn cầu đều rất quan tâm đến lĩnh vực này.
Giáo dục Việt Nam từ sau thực hiện đổi mới đến nay đã có những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước [95]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã chỉ rõ những định hướng lớn về đổi mới: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ) [58]. Đó cũng là những định hướng lớn để xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam đáp ứng có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo. Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương, đường lối và chính sách tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Trong số các tôn giáo đang tồn tại ở Việt Nam thì Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất và có ảnh hưởng không nhỏ đối với xã hội. Phật giáo có mặt ở Việt Nam rất sớm – khoảng thế kỷ thứ II-III TCN [43, tr. 26]; và thông qua con đường giáo dục – hoằng pháp, đạo đức Phật giáo đã lan tỏa, thấm sâu vào cộng đồng xã hội và các tầng lớp dân cư mà tiêu biểu cao độ là dưới các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Phật giáo được xem là quốc giáo. Giáo dục Phật giáo là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục xã hội mang tính quốc tế, tính khu vực và tính đặc thù của từng dân tộc, tạo nên những giá trị mang bản sắc dân tộc. Hệ thống giáo dục Phật giáo được hình thành và phát triển theo những nguyên tắc cơ bản của một hệ thống giáo dục nói chung, và có những nét đặc thù riêng của hệ thống giáo dục Phật giáo. Việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam theo tinh thần hội nhập quốc tế là một nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thiết thực trong thực tiễn.
Giáo dục Phật giáo trong quá khứ đã làm tốt vai trò giáo dục đạo đức, đã thấm sâu vào lòng dân tộc tạo thành các quan niệm, lối sống, cách thức ứng xử đầy chất nhân văn, nhân bản. Trong các thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, Phật giáo Việt Nam đã có những thành tựu từng bước khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, hệ thống giáo dục Phật giáo thực sự phát triển ngoạn mục so với các thập kỷ trước.
Kế thừa và tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục của tiền nhân, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống giáo dục khá cơ bản với số lượng cơ sở GD&ĐT có đủ các cấp, từ sơ cấp đến đại học và sau đại học.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THÔNG GI¶I PH¸P HOµN THIÖN HÖ THèNG GI¸O DôC PHËT GI¸O VIÖT NAM TRONG BèI C¶NH HIÖN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THÔNG GI¶I PH¸P HOµN THIÖN HÖ THèNG GI¸O DôC PHËT GI¸O VIÖT NAM TRONG BèI C¶NH HIÖN NAY Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 91.14.01.14 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS NGUYỄN XUÂN HẢI 2. PGS.TS PHAN THANH LONG HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. TÁC GIẢ Nguyễn Văn Thông LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm ơn: - PGS.TS Nguyễn Xuân Hải, PGS. TS Phan Thanh Long, hai vị giảng viên, hai nhà khoa học đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Chính những góp ý thẳng thắn, chân tình của hai vị đã giúp tôi vượt qua được một số trở ngại trong lúc nghiên cứu vấp phải. - Quý vị giảng viên đã nhiệt tình giảng dạy và góp ý chỉnh lý nội dung đề cương; các cán bộ Khoa Quản lý giáo dục, Phòng Đào tạo Sau đại học - Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án. - PGS.TS Bùi Minh Hiền và PGS.TS Phùng Đình Mẫn, hai nhà nghiên cứu đã giới thiệu tôi vào trường Đại học Sư phạm; nhất là PGS. TS Bùi Minh Hiền, mặc dù không trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu đề tài nhưng vẫn tiếp tục giúp đỡ ý kiến những khi tôi cần hỗ trợ trong suốt thời gian viết luận án. - Các Phật tử, đệ tử xa gần, nhất là một số Phật tử ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, đã âm thầm trợ giúp nhiều mặt như tìm kiếm tài liệu, thu thập số liệu, cung cấp tài chính, cũng như thường xuyên động viên, khích lệ và đồng hành cùng tôi trong mấy năm qua. Một vài lời tri ân thực sự không thể nói hết được tấc lòng. Trân trọng. TÁC GIẢ Nguyễn Văn Thông MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ ÂL Âm lịch BGH Ban Giám hiệu CCPH Cao cấp Phật học CĐPH Cao đẳng Phật học CĐPH Cao đẳng Phật học CHXHCNVN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam CMT8 Cách Mạng Tháng 8 CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin CS/CSĐT Cơ sở/Cơ sở đào tạo CS/CSGD/CSVC Cơ sở/Cơ sở giáo dục/Cơ sở vật chất ĐHPG Đại học Phật giáo DL Dương lịch ĐT Đào tạo GD/GD-ĐT Giáo dục/Giáo dục và Đào tạo GDPG/GDPH Giáo dục Phật giáo/Giáo dục Phật học GĐPT Gia đình Phật tử GDSĐH Giáo dục sau đại học GHPG Giáo hội Phật giáo GHPGVN Giáo hội Phật giáo Việt Nam GV/GTS Giảng viên/Giáo thọ sư HĐCM Hội đồng Chứng minh HĐĐH Hội đồng Điều hành HĐTS Hội đồng Trị sự HT/HTGD Hệ thống/Hệ thống giáo dục HTGDPG Hệ thống giáo dục Phật giáo HTGDPGVN Hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam HV/HVPGVN Học viện/Học viện Phật giáo Việt Nam KH-CN/KHKT Khoa học và công nghệ/Khoa học kỹ thuật KTTT Kinh tế thị trường KT-XH Kinh tế và xã hội MBU Mahamakut Buddhist University MCU Mahachulalongkorn Buddhist University NCS Nghiên cứu sinh NĐ/NQ Nghị định/Nghị quyết PG/PGNT Phật giáo/Phật giáo Nguyên thủy PH/PL Phật học/Phật lịch QL/QLHT Quản lý/Quản lý hệ thống QLC Quản lý công QLGD Quản lý giáo dục SCPH Sơ cấp Phật học SĐH Sau đại học TCN Trước Công nguyên TCPH Trung cấp Phật học TN/TS/TNS Tăng Ni/Tăng sinh/Tăng Ni sinh VĐH Viện Đại học VNDCCH Việt Nam Dân chủ Cộng hòa XHCN Xã hội chủ nghĩa XHHGD Xã hội hóa giáo dục XHHGDPG Xã hội hóa giáo dục Phật giáo DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đặc điểm của các khách thể khảo sát 78 Bảng 2.2. Cách cho điểm và thang đánh giá thực trạng HTGDPGVN 79 Bảng 2.3. Nhận thức về thực trạng mục tiêu của HTGDPG Việt Nam 80 Bảng 2.4. Nhận thức về triết lý – tính chất của HTGDPG Việt Nam 81 Bảng 2.5. Nhận thức cơ cấu trình độ, bậc học của HTGDPG Việt Nam 82 Bảng 2.6. Nhận thức về cơ cấu loại hình đào tạo của HTGDPG Việt Nam 83 Bảng 2.7. Nhận thức về cơ cấu hệ phái, truyền thừa của HTGDPG Việt Nam 84 Bảng 2.8. Nhận thức về cơ cấu bộ máy quản lý của HTGDPG Việt Nam 85 Bảng 2.9. Nhận thức về tính liên thông, tính mở của HTGDPG Việt Nam 86 Bảng 2.10. Nhận thức về hệ thống cơ sở đào tạo Phật học của HTGDPGVN 87 Bảng 2.11. Nhận thức về quan hệ giữa hệ thống giáo dục PG với cộng đồng xã hội của HTGDPG Việt Nam 88 Bảng 2.12. Nhận thức về mức độ ảnh hưởng các yếu tố của bối cảnh đến việc hoàn thiện của HTGDPG Việt Nam 90 Bảng 2.13. Nhận thức về sự cần thiết phải hoàn thiện HTGDPG Việt Nam 91 Bảng 2.14. So sánh cơ cấu trình độ, bậc học theo nhóm giới tính ở mức độ vận hành 92 Bảng 2.15. So sánh cơ cấu bộ máy quản lý với nhóm giới tính theo mức độ vận hành của khách thể khảo sát 93 Bảng 2.16. So sánh cơ cấu trình độ, bậc học theo nhóm đơn vị công tác ở mức độ vận hành 93 Bảng 2.17. So sánh cơ cấu bộ máy quản lý theo nhóm đơn vị công tác ở mức độ vận hành 95 Bảng 2.18. So sánh cơ cấu trình độ, bậc học theo nhóm thâm niên giảng dạy ở mức độ vận hành 96 Bảng 2.19. So sánh cơ cấu bộ máy quản lý theo nhóm thâm niên giảng dạy ở mức độ vận hành 97 Bảng 2.20. So sánh cơ cấu trình độ, bậc học theo nhóm vị trí quản lý ở mức độ vận hành 98 Bảng 2.21. So sánh cơ cấu bộ máy quản lý theo nhóm vị trí quản lý với mức độ vận hành 100 Bảng 2.22. So sánh cơ cấu trình độ, bậc học theo nhóm thời gian kinh qua công tác ở mức độ vận hành 101 Bảng 2.23. So sánh cơ cấu bộ máy quản lý theo nhóm thời gian kinh qua công tác ở mức độ vận hành 101 Bảng 3.1. So sánh tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 146 Bảng 3.2. Kết quả đánh giá học viên trước và sau khóa học 151 Bảng 3.3. So sánh học viên trước và sau khóa học về điểm trung bình 152 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Tính cần thiết của các giải pháp 145 Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các giải pháp 146 Biểu đồ 3.3. So sánh tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 147 Biểu đồ 3.4. Nội dung chương trình khoá học 150 Biểu đồ 3.5. Năng lực của học viên trước khoá học 150 Biểu đồ 3.6. Năng lực của học viên sau khoá học 151 Sơ đồ 3.1. Phân cấp quản lý hệ thống Giáo dục Phật giáo hiện nay 30 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) có vai trò chủ yếu trong việc hình thành, phát triển nhân cách con người, là yếu tố then chốt thúc đẩy sự đi lên của xã hội. Vì vậy, tất cả các dân tộc, các quốc gia trên toàn cầu đều rất quan tâm đến lĩnh vực này. Giáo dục Việt Nam từ sau thực hiện đổi mới đến nay đã có những thành tựu quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước [95]. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đã chỉ rõ những định hướng lớn về đổi mới: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ) [58]. Đó cũng là những định hướng lớn để xây dựng, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam đáp ứng có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay. Việt Nam là quốc gia có nhiều tôn giáo. Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương, đường lối và chính sách tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Trong số các tôn giáo đang tồn tại ở Việt Nam thì Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất và có ảnh hưởng không nhỏ đối với xã hội. Phật giáo có mặt ở Việt Nam rất sớm – khoảng thế kỷ thứ II-III TCN [43, tr. 26]; và thông qua con đường giáo dục – hoằng pháp, đạo đức Phật giáo đã lan tỏa, thấm sâu vào cộng đồng xã hội và các tầng lớp dân cư mà tiêu biểu cao độ là dưới các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, Phật giáo được xem là quốc giáo. Giáo dục Phật giáo là một bộ phận cấu thành của hệ thống giáo dục xã hội mang tính quốc tế, tính khu vực và tính đặc thù của từng dân tộc, tạo nên những giá trị mang bản sắc dân tộc. Hệ thống giáo dục Phật giáo được hình thành và phát triển theo những nguyên tắc cơ bản của một hệ thống giáo dục nói chung, và có những nét đặc thù riêng của hệ thống giáo dục Phật giáo. Việc nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam theo tinh thần hội nhập quốc tế là một nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thiết thực trong thực tiễn. Giáo dục Phật giáo trong quá khứ đã làm tốt vai trò giáo dục đạo đức, đã thấm sâu vào lòng dân tộc tạo thành các quan niệm, lối sống, cách thức ứng xử đầy chất nhân văn, nhân bản. Trong các thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, Phật giáo Việt Nam đã có những thành tựu từng bước khá toàn diện trên nhiều lĩnh vực, trong đó, hệ thống giáo dục Phật giáo thực sự phát triển ngoạn mục so với các thập kỷ trước. Kế thừa và tiếp tục phát triển sự nghiệp giáo dục của tiền nhân, sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thiết lập được một hệ thống giáo dục khá cơ bản với số lượng cơ sở GD&ĐT có đủ các cấp, từ sơ cấp đến đại học và sau đại học. Tuy nhiên, xét trên trên nhiều phương diện, hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam vẫn còn tụt hậu so với tốc độ phát triển của xã hội Việt Nam hiện nay và tình hình hội nhập quốc tế; chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển Phật giáo nói riêng, phát triển xã hội nói chung [21]. Chẳng hạn: Về tình hình giảng dạy và học tập: - Phương pháp giảng dạy và học tập chưa hiệu quả lắm; - Chuyên môn nghiệp vụ ít được nâng cao; - Cơ sở tổ chức hạ tầng còn nhiều nơi lạc hậu, không phù hợp [23]. Mô hình tổ chức hệ thống đào tạo không hợp lý, quá chú trọng đầu tư vào các Học viện (cấp đại học), chưa thực sự xem trọng đầu tư đào tạo cơ bản (Giáo dục Phật học phổ cập dành cho Phật tử tại gia; Sơ cấp Phật học, Trung cấp Phật học, Cao đẳng Phật học cho Tăng Ni). Tạm xem như mô hình tháp lộn ngược, phình to ở trên cao nhưng teo tóp ở tầng đáy [85]. Cơ cấu bậc học của Hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay được hình thành từ cao xuống thấp: mở Cao cấp Phật học/đại học trước, sau đó mở các trường Cơ bản/trung cấp Phật học, rồi tới các lớp Cao đẳng Phật học và cuối cùng là một số lớp Sơ cấp Phật học nên mất cân đối [21]. Việc quản lý Tăng Ni hiện nay còn nhiều bất cập, chưa thật hợp lý và linh hoạt, gây khó khăn cho Tăng Ni sinh trong quá trình tu học [64]. Việc phân định các cấp học và nội dung chương trình học, khung chương trình và các môn học trong các cấp,... chưa thật khoa học và phù hợp tâm sinh lý của người học. Hệ thống trường lớp chưa đồng bộ và thống nhất từ trên xuống dưới trong cả nước [64],... Từ những lý do trên, xuất phát từ ý thức trách nhiệm và lĩnh vực công tác, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay” để nghiên cứu trình độ Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý Giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu, xây dựng hệ thống lý luận; khảo sát, tìm hiểu thực trạng hệ thống giáo ... ào tạo của hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay, quý tôn đức/ quý vị có nhận xét như thế nào? Số lượng cơ sở đào tạo bậc đại học đã phù hợp chưa? Số lượng cơ sở bậc trung cấp và cao đẳng nên giữ nguyên hay cần điều chỉnh lại? Đáp: 8. Hỏi: Với số lượng cư sĩ Phật tử đông đảo và đang ngày càng phát triển, theo quý tôn đức/ quý vị có cần thành lập, xây dựng các trung tâm hoặc cơ sở giảng dạy Phật học chính quy ở các địa phương có điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập của hàng cư sĩ không? Đáp: 9. Hỏi: Ngoài đánh giá mức độ vận hành trong quan hệ giữa hệ thống giáo dục Phật giáo với các đối tác về nhiều mặt như đã trình bày trong phiếu khảo sát thực trạng, quý tôn đức/ quý vị có ý kiến nhận xét như thế nào khác? Đáp: 10. Hỏi: Ngoài 7 yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam, theo quý tôn đức/ quý vị còn yếu tố nào khác cần bổ sung? Đáp: Phụ lục 3 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho học viên Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính và trú trì) (Ý kiến của quý tôn đức chỉ được sử dụng để nghiên cứu; không sử dụng vào bất kỳ việc nào khác) Họ và tên: ....................................................................................................... Tên khóa đào tạo: Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính và trú trì năm 2018 Địa điểm: chùa Từ Đàm, số 01, Sư Liễu Quán, Huế Đơn vị tổ chức: Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: 15, 16 tháng 12 năm 2018 Để có cơ sở cho việc nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam, thông qua quá trình tham gia tập huấn trong khóa bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính và trú trì, quý tôn đức vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về các vấn đề sau bằng cách đánh dấu (X) vào ô mà quý tôn đức lựa chọn: 1. Về đánh giá năng lực của học viên trước khóa đào tạo STT Nội dung đánh giá MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Tốt Bình thường Kém 1. Kiến thức quản trị hành chính 2. Kỹ năng đề ra kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra 3. Kiến thức về Pháp luật Nhà nước và các văn bản quy phạm hành chính 4. Kiến thức về Hiến chương GHPGVN và Nội qui các Ban, Ngành của TW GHPGVN 5. Kỹ năng phối hợp quản lý với các cơ quan chức năng của Nhà nước và các Ban, Ngành chuyên môn trong Giáo hội 2. Quý tôn đức vui lòng cho biết ý kiến đánh giá về nội dung chương trình của khóa học đáp ứng nhu cầu học như thế nào? STT Nội dung đánh giá MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tu chỉnh lần thức 6) 2. Nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VIII (2017-2022) 3. Quy chế hoạt động của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN; BTS các cấp tỉnh, thành phố, huyện 4. Trách nhiệm Trú trì 5. Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 6. Giới thiệu Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 7. Tài liệu giới thiệu Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ và Nghị định 162 8. Quy định của Pháp luật Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay 9. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật số 80/2015/QH13 ngày 22/6/2015) 10. Đại cương một số vấn đề quản trị hành chính của Giáo hội 3. Về đánh giá năng lực của học viên sau khóa đào tạo STT Nội dung đánh giá MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Tốt Bình thường Kém 1. Kiến thức quản trị hành chính 2. Kỹ năng đề ra kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra 3. Kiến thức về Pháp luật Nhà nước và các văn bản quy phạm hành chính 4. Kiến thức về Hiến chương GHPGVN và Nội qui các Ban, Ngành của TW GHPGVN 5. Kỹ năng phối hợp quản lý với các cơ quan chức năng của Nhà nước và các Ban, Ngành chuyên môn trong Giáo hội Chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý tôn đức! Phụ lục 4 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIÊN Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh hiện nay (Dành cho chư tôn đức Tăng ni và các thiện nam tín nữ Phật tử) Để có kết quả xác thực về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo Việt Nam, kính xin chư tôn đức và quý vị hoan hỷ cho biết ý kiến đánh giá của mình về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp mà chúng tôi nêu ra dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô mà quý ngài và quý vị cho là phù hợp. TT Các giải pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi Nhóm giải pháp tác động vào nhận thức, quan điểm về hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo GP 1 Tổ chức nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc hoàn thiện hệ thống giáo dục Phật giáo trong bối cảnh hiện nay GP 2 Tổ chức các khóa tu học để phát huy ảnh hưởng hệ thống giáo dục Phật giáo đối với giáo dục đạo đức và bảo tồn truyền thống dân tộc Việt Nam Nhóm giải pháp kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực quản lý hệ thống giáo dục Phật giáo GP 3 Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý giáo dục Phật giáo từ trung ương đến địa phương GP 4 Xây dựng thêm cơ sở giáo dục – đào tạo Phật học ở các nơi có nhu cầu; hợp nhất các cơ sở đào tạo ở các địa phương ít Tăng ni sinh GP 5 Nâng cao năng lực quản lý HTGDPG thông qua đào tạo đội ngũ CBQL của HTGDPG Nhóm giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển, hoàn thiện hệ thống giáo dục GP 6 Phát huy công tác xã hội hóa giáo dục của giáo dục Phật giáo GP 7 Bảo tồn, tu bổ chùa chiền, cơ sở giáo dục Phật giáo cho cư dân trong cộng đồng Các ý kiến đóng góp khác: Xin quý tôn đức/quý đạo hữu vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Pháp hiệu/Họ và tên: Chức vụ: Đơn vị công tác: (Ý kiến của quý tôn đức/quý vị chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu) Xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của chư tôn đức/quý đạo hữu! Bảng 1.1: Số lượng tỳ-khưu & sa-di năm PL.2554 (chia theo tỉnh) SỐ LƯỢNG TỲ-KHƯU & SA- DI NĂM PL.2554 (CHIA THEO TỈNH) STT TỈNH TỲ KHƯU SA DI Maha-nikaya Dhamma-yuttika Tổng cộng Maha-nikaya Dhamma-yuttika Tổng cộng Bangkok 12,303 2,057 14,360 2,993 889 3,822 Krabi 600 - 600 94 - 94 Kanchanaburi 5,558 347 5,905 922 115 1,077 Kalasin 2,710 1,763 4,473 699 428 1,127 Kamphaeng Phet 3,520 195 3,715 258 95 353 Khon Kaen 7,014 1,649 8,663 2,618 182 2,800 Chanthaburi 3,879 512 4,391 137 18 255 Chachoengsao 3,547 126 3,673 589 15 604 Saraburi 4,649 247 4,896 384 17 401 Chainat 2,031 54 2,085 140 3 143 Chaiyaphum 5,383 806 6,189 660 41 701 Chumphon 2,140 328 2,468 624 22 646 Chiang Rai 3,463 278 3,741 3,588 18 3,606 Chiang Mai 4,936 694 5,630 6,003 245 6,248 Trat 783 47 830 124 6 - Trang 1,049 - 1,049 223 - 223 Tak 1,784 59 1,843 899 6 905 Nakhon Nayok 1,699 78 1,747 103 25 128 Nakhon Pathom 4,089 352 4,441 411 200 611 Nakhon Phathom 2,705 533 3,238 1,001 110 1,111 Nakhon Ratchasima 12,229 1,406 13,635 1,504 227 1,731 Nakhon Si Thammarat 2,774 481 3,255 602 112 714 Nakhon Sawan 6,426 1,173 7,599 126 33 159 Nonthaburi 3,445 136 3,581 438 22 460 Narathiwat 270 16 286 5 - 5 Nan 986 23 1,009 1,688 - 1,688 Buriram 7,240 450 7,690 839 100 939 Bueng Kan 2,109 657 2,766 352 72 424 Pathum Thani 4,336 120 4,456 547 135 682 Prachuap Khiri Khan 2,347 191 2,538 202 80 282 Prachinburi 3,978 267 4,245 418 21 439 Pattani 355 22 377 56 - 56 Ayuthaya 5,361 217 5,578 322 684 1,006 Phayao 1,234 144 1,378 1,347 23 1,370 Phichit 3,661 9 3,670 286 - 286 Phitsanulok 4,701 160 4,861 872 16 888 Phetchabun 4,537 451 4,988 594 48 642 Phetchaburi 3,120 295 3,415 245 25 270 Phrae 1,372 34 1,406 692 - 692 Phang Nga 516 70 586 29 5 34 Phatthalung 1,148 76 1,224 70 3 73 Phuket 558 84 642 30 3 33 Mukdahan 1,231 547 1,778 104 33 137 Maha Sarakham 4,068 366 4,434 350 222 572 Mae Hong Son 452 69 521 1,034 367 1,401 Yala 208 25 233 39 7 272 Yasothon 2,200 327 2,527 285 138 423 Roi Et 6,701 1,360 8,061 322 21 343 Ranong 530 54 584 39 7 46 Rayong 3,250 193 3,443 285 138 423 Ratchaburi 5,154 427 5,581 322 21 343 Lopburi 4,890 468 5,358 435 17 449 Lampang 2,202 100 2,302 1,908 9 1,917 Lamphun 1,297 33 1,330 1,700 3 1,703 Loei 2,095 750 2,845 1,278 1,420 2,698 Sisaket 8,574 608 9,182 1,370 168 1,475 Sakon Nakhon 3,718 2,079 5,797 835 149 984 Songkla 2,283 218 2,510 435 66 411 Satun 218 20 238 39 3 42 Samut Sakhon 2,091 50 2,141 182 17 199 Samut Songkhram 1,658 58 1,716 87 13 100 Samut Prakan 3,728 228 3,956 222 31 253 Srakaeo 2,794 68 2,862 106 8 114 Saraburi 3,999 68 2,862 247 27 274 Sing Buri 1,420 76 1,496 189 377 566 Sukhothai 2,878 40 2,918 394 10 404 Suphanburi 5,518 10 5,528 598 1 599 Surat Thani 3,516 68 3,584 346 23 369 Surin 7,803 790 8,593 1,143 76 1,219 Nong Khai 3,078 614 3,692 1,353 67 1,420 Nongbua Lamphu 1,801 680 2,481 512 123 635 Ang Thong 1,962 51 2,013 289 5 294 Ubon Ratchathani 7,888 2,668 10,556 936 315 1,251 Udon Thani 1,987 60 2,047 176 20 166 Uthai Thani 5,269 3,030 8,229 1,591 365 210 Uttradit 2,369 45 2,414 195 15 - Amnat Charoen 1,523 300 1,823 393 83 476 Tổng cộng toàn quốc 255,868 33,463 290,311 54,205 8,273 62,478 (Nguồn: Văn phòng Phật giáo Vương quốc Thái Lan) Bảng 1.2: Số lượng các chùa Thái ở các nước trên thế giới STT QUỐC GIA SỐ LƯỢNG CHÙA Mahanikaya Dhammayuttika Tổng cộng Canada 3 6 9 Trưng Quốc 2 4 6 Solomon 1 0 1 Nhật 12 0 12 Đan Mạch 4 1 5 Đài Loan 3 4 7 Na Uy 4 0 4 Tân Tây Lan 4 4 8 Neyland 2 0 2 Nepal 1 0 1 Vương quốc Bahrain 1 0 1 Bỉ 3 0 3 Pháp 6 2 8 Phần Lan 1 1 2 Mã Lai 81 0 81 Đức 12 7 19 Thụy Sĩ 3 0 3 Cộng Hòa Sudan 5 3 8 Nga 1 0 1 Mỹ 104 51 155 Ả-Rập 1 0 1 Singapore 13 0 13 Úc 10 11 21 Áo 1 1 2 Anh 15 2 17 Ý 2 0 2 Ấn Độ 7 4 11 Indonesia 1 5 6 Châu Phi 2 0 2 Ireland 1 0 1 Scotland 1 0 1 (Nguồn: Văn phòng Phật giáo Vương quốc Thái Lan) Bảng 1.3: Kết quả khảo hạch các kỳ thi lên lớp của Tăng sinh toàn quốc năm PL.2553 về Phật Pháp và Pali năm PL.2554 SỐ LƯỢNG TỲ-KHƯU VÀ SA-DI DỰ THI LỚP PHẬT PHÁP KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NĂM PL.2553 Thể loại Đầu vào Thi đậu Phật Pháp lớp 1 89,466 57,964 Phật Pháp lớp 2 30,527 14,635 Phật Pháp lớp 3 13,416 6,765 Tổng cộng 133,412 79,364 SỐ LƯỢNG TỲ-KHƯU VÀ SA-DI DỰ THI LỚP PHẬT PHÁP KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NĂM PL.2554 Thể loại Đầu vào Thi đậu Phật Pháp lớp 1 908,283 563,071 Phật Pháp lớp 2 459,748 250,305 Phật Pháp lớp 3 135,879 101,358 Tổng cộng 1,503,910 914,734 SỐ LƯỢNG TỲ-KHƯU VÀ SA-DI DỰ THI LỚP PALI KẾT QUẢ ĐÀO TẠO NĂM PL.2554 Thể loại Đầu vào Thi đậu Pali lớp 9 385 60 Pali lớp 8 371 72 Pali lớp 7 533 105 Pali lớp 6 590 228 Pali lớp 5 958 257 Pali lớp 4 1,686 653 Pali lớp 3 4,294 1,289 Pali lớp 1-2 17,989 2,355 Tổng cộng 26,806 5,019 (Nguồn: Văn phòng Phật giáo Vương quốc Thái Lan)
File đính kèm:
- luan_an_giai_phap_hoan_thien_he_thong_giao_duc_phat_giao_vie.doc
- LA_Nguyễn Văn Thông_August_13_2021.pdf
- Tóm tắt LA TA - Nguyen Van Thong Thesis Summary_Aug 21_2021.doc
- Tóm tắt LA TV_Nguyễn Văn Thông_August_13_2021.doc