Luận án Tác động của giá trị tiêu dùng và tính đổi mới của người tiêu dùng đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới - Nghiên cứu trường hợp nhóm sản phẩm điện tử cá nhân tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh

Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ, các sản phẩm liên quan đến yếu tố

công nghệ thường có vòng đời sản phẩm ngắn hơn, vì thế buộc các doanh nghiệp

trong lĩnh vực này đầu tư vào phát triển sản phẩm mới nhiều hơn, trong đó phải kể

đến các sản phẩm hay thiết bị điện tử cá nhân (personal electronic devices). Các thiết

bị điện tử cá nhân là các sản phẩm điện tử được sở hữu bởi các cá nhân, thường được

thiết kế nhỏ gọn, dễ dàng mang theo nhằm phục vụ cho nhu cầu của một cá nhân (từ

điển Longman). Dù có nhiều loại sản phẩm khác nhau, các thiết bị di động (mobile

devices) là phổ biến nhất với các sản phẩm như điện thoại thông minh (smartphone),

máy tính bảng và các thiết bị đeo (Yang và cộng sự, 2016).

Beard và Easingwood (1996) cho rằng thị trường các sản phẩm công nghệ có

đặc điểm xoay vòng nhanh chóng, tốn kém chi phí và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho doanh

nghiệp. Nhóm sản phẩm điện tử cá nhân chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghệ và

thường được doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm mới nhiều hơn so với các nhóm sản

phẩm khác (Im và cộng sự, 2007; Chao và cộng sự, 2013). Báo cáo của Price

Waterhouse Coopers (2018) về hoạt động đổi mới doanh nghiệp toàn cầu cho thấy

ngành hàng máy tính và thiết bị điện tử cá nhân là một trong ba nhóm dẫn dẫu về chi

phí nghiên cứu và phát triển (R&D). Cũng theo báo cáo này, Samsung, Apple và

Huawei là những hãng điện tử dẫn đầu về chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D)

năm 2018. Xét về mức độ tung sản phẩm mới, Samsung luôn duy trì vị thế dẫn đầu

về số lượng sản phẩm mới được giới thiệu hàng năm, với trung bình là 26,5 thiết bị

di động (Cecere và cộng sự, 2015).

Báo cáo của Statista (2020) cho thấy doanh thu của ngành hàng điện tử toàn cầu

dự kiến đến năm 2024 sẽ đạt 450,4 tỷ USD. Trong khi đó, doanh thu ngành hàng điện

tử tiêu dùng (consumer electronics) tại Việt Nam dự kiến đạt 1,388 tỷ USD vào năm

2020 và con số này là 2,115 tỷ USD vào năm 2024. Với tiềm năng lớn, thị trường các

sản phẩm điện tử cá nhân tại Việt Nam có sự cạnh tranh rõ rệt giữa các thương hiệu2

trong và ngoài nước với nhiều phân khúc khác nhau như Apple, Oppo, Samsung,

Huawei, Xiaomi, Realme, Vivo. Đáng chú ý là trong những năm gần đây có gia nhập

các thương hiệu Việt với sự kiện khởi đầu là tập đoàn Bkav giới thiệu sản phẩm điện

thoại thông minh vào năm 2015 hay vào tháng 10/2019, VinSmart đã chính thức công

bố tham gia thị trường với việc ra mắt 4 sản phẩm điện thoại thông minh mới nhất.

Mặc dù vậy, thị phần các sản phẩm công nghệ cao nói chung và nhóm thiết bị điện

tử cá nhân tại Việt Nam vẫn bị chiếm lĩnh bởi các thương hiệu nước ngoài. Ví dụ với

sản phẩm điện thoại thông minh, Samsung là thương hiệu dẫn đầu thị phần tại Việt

Nam với 36,1%; Oppo đứng thứ hai với 22,5%; Vsmart nắm giữ 11,2% thị phần, còn

lại là các thương hiệu khác (GfK, 2020, trích theo Anh Vũ, 2020). Với sản phẩm thiết

bị đeo thông minh, Apple dẫn đầu thị phần với 23,7%; Xiaomi đứng thứ hai với 14%,

còn lại là các thương hiệu Samsung, Huawei và Fitbit. Thị trường thiết bị đeo thông

minh tại Việt Nam có sự tăng trưởng nổi bật với 33,5% vào năm 2020; giá trị thị

trường ước đạt 65 triệu USD và được dự báo là thị trường có tiềm năng cao hơn so

với các quốc gia cùng khu vực (Statista, 2020)

pdf 304 trang kiennguyen 20/08/2022 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tác động của giá trị tiêu dùng và tính đổi mới của người tiêu dùng đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới - Nghiên cứu trường hợp nhóm sản phẩm điện tử cá nhân tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tác động của giá trị tiêu dùng và tính đổi mới của người tiêu dùng đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới - Nghiên cứu trường hợp nhóm sản phẩm điện tử cá nhân tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh

Luận án Tác động của giá trị tiêu dùng và tính đổi mới của người tiêu dùng đến hành vi chấp nhận sản phẩm mới - Nghiên cứu trường hợp nhóm sản phẩm điện tử cá nhân tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh
 BỘ TÀI CHÍNH 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING 
 DƯ THỊ CHUNG 
TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ TIÊU DÙNG VÀ TÍNH ĐỔI MỚI 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐẾN HÀNH VI CHẤP NHẬN 
SẢN PHẨM MỚI - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NHÓM 
SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ CÁ NHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH 
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021 
BỘ TÀI CHÍNH 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING 
 DƯ THỊ CHUNG 
TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ TRỊ TIÊU DÙNG VÀ TÍNH ĐỔI MỚI 
CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐẾN HÀNH VI CHẤP NHẬN 
 SẢN PHẨM MỚI - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP NHÓM 
SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ CÁ NHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
 Ngành: Quản trị kinh doanh 
 Mã số ngành: 9340101 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 1. TS. NGÔ THỊ THU 
 2. TS. TRẦN VĂN THI 
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021
 i 
CAM ĐOAN 
Tôi cam đoan rằng đề tài nghiên cứu của luận án này là công trình nghiên cứu 
do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học 
Tôi cam đoan rằng toàn phần hay một phần nhỏ của luận án này chưa từng được 
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những cơ sở đào tạo khác. Các kết 
quả nghiên cứu của người khác được sử dụng trong công trình đều được trích dẫn 
theo đúng quy định. 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021 
Nghiên cứu sinh 
Dư Thị Chung 
 ii 
LỜI CẢM ƠN 
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình tôi, những người thân yêu luôn dành cho tôi 
những ưu tiên, cảm thông và chia sẻ để tôi tập trung cho việc học. Gia đình luôn là 
niềm vui, nguồn động viên và cũng là động lực to lớn nhất để tôi hoàn thành bậc học 
tiến sĩ, đặc biệt là Bố tôi - người luôn mong mỏi các con nỗ lực học tập. 
Tôi muốn thể hiện sự biết ơn của mình đến quý Thầy, Cô trong Ban Giám hiệu 
trường Đại học Tài chính - Marketing; Khoa Marketing nơi tôi đang công tác; quý 
Thầy, Cô của Viện Đào tạo Sau đại học đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và 
nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy, Cô tham gia giảng dạy tôi 
trong các học phần để tôi vững vàng hơn về kiến thức và quý Thầy, Cô tham gia các 
hội đồng đã cho tôi các góp ý quý giá trong các chuyên đề, các báo cáo liên quan đến 
luận án và toàn bộ luận án. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy, Cô 
hướng dẫn khoa học của tôi - TS. Ngô Thị Thu và TS. Trần Văn Thi. Thầy, Cô hướng 
dẫn đã luôn đồng hành cùng tôi, hướng dẫn tôi về cả kiến thức chuyên môn cũng như 
dành cho tôi sự động viên, khích lệ trong suốt quá trình thực hiện luận án. 
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, bạn bè, các bạn đồng nghiệp, các 
chuyên gia và các em sinh viên đã tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình cho tôi trong các bước 
nghiên cứu, từ nghiên cứu định tính đến khảo sát thu thập dữ liệu và hoàn thành luận 
án. Tôi rất cảm ơn những Thầy, Cô, anh, chị dù tôi chưa từng được gặp mặt cũng sẵn 
sàng hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Cuối cùng, xin cảm ơn các 
anh chị nghiên cứu sinh, các bạn học đã chia sẻ những kinh nghiệm và kiến thức trong 
suốt thời gian học tập và nghiên cứu 
Trân trọng! 
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021 
 Nghiên cứu sinh 
 Dư Thị Chung 
 iii 
TÓM TẮT 
Đề tài này tìm hiểu tác động đồng thời giữa giá trị tiêu dùng, tính đổi bẩm sinh, 
tính đổi mới theo sản phẩm đến ý định chấp nhận và hành vi chấp nhận sản phẩm 
mới. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm cả nghiên cứu định tính 
và định lượng. Dữ liệu trong nghiên cứu định tính được thu thập thông qua các cuộc 
thảo luận với 8 chuyên gia và 16 người tiêu dùng, dữ liệu trong nghiên cứu định lượng 
được thu thập qua việc khảo sát 915 người tiêu dùng các sản phẩm điện tử cá nhân, 
địa điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. 
Kết quả kiểm định mô hình đo lường cho thấy giá trị tiêu dùng là thang đo đa 
hướng bậc hai dạng cấu tạo với năm thành phần, bao gồm giá trị chức năng, giá trị tri 
thức, giá trị độc đáo, giá trị kinh tế và giá trị cảm xúc. Kết quả kiểm định mô hình 
cấu trúc cho thấy tính đổi mới theo sản phẩm có tác động thuận chiều đến cả ý định 
chấp nhận và hành vi chấp nhận sản phẩm mới. Tính đổi mới theo sản phẩm có vai 
trò trung gian trong mối quan hệ giữa tính đổi mới bẩm sinh và hành vi chấp nhận 
sản phẩm mới. Kết quả này thể hiện tính mới theo sản phẩm là nhân tố quan trọng và 
phù hợp hơn tính đổi mới bẩm sinh trong dự báo hành vi chấp nhận sản phẩm mới. 
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giá trị tiêu dùng có tác động thuận chiều đến 
tính đổi mới bẩm sinh và tính đổi mới theo sản phẩm; giá trị tiêu dùng có tác động 
thuận chiều đến ý định chấp nhận và hành vi chấp nhận sản phẩm mới. Tính đổi mới 
theo sản phẩm cũng có vai trò trung gian giữa giá trị tiêu dùng và hành vi chấp nhận 
sản phẩm mới. Ngoài ra, ý định chấp nhận sản phẩm mới và hành vi chấp nhận sản 
phẩm mới cũng có mối tương quan tích cực, điều này thể hiện khi người tiêu dùng có 
ý định chấp nhận sản phẩm mới càng cao thì sẽ gia tăng hành vi chấp nhận thực sự 
sản phẩm mới. 
Từ khóa: chấp nhận sản phẩm mới, giá trị tiêu dùng, tính đổi mới tiêu dùng 
 iv 
ABSTRACT 
The aim of this study is to evaluate simultaneously effects of consumption 
value, consumer innate innovativeness, specific-product innovativeness on both new 
product adoption intention and behavior. 
The mixed research approach will be adopted in this work through a 
combination of qualitative and quantitative research. Qualitative research was 
conducted through in-depth interviews with 8 experts, 2 focus group discussions with 
16 consumers in total. In the conclusive study, the final sample was 915 usable 
questionnaires for analysis by the partial least square structural equation model (PLS-
SEM). 
Result of study identified that consumption value was taken as a second-order 
multi-dimensions construct with five components, namely functional value, 
epistemic value, economic value, unique value, and emotional value. 
The study also demonstrates that product-specific innovativeness is the best 
predictor in predicting new product adoption behavior. Product-specific 
innovativeness is also found to fully mediate relationship between consumer innate 
innovativeness and toward new product adoption behavior. Besides, this research 
measures two stages of new product adoption including adoption intention and 
adoption behavior, confirms the results of the empirical impact of adoption intention 
on new product adoption behavior. Lastly, consumption value was found to have a 
positive relationship with both consumer innate innovativeness and product-specific 
innovativeness. The result also confirm that consumption value has a positive effect 
on both new product adoption intention and both new product adoption behavior This 
study goes a further step to confirm mediation roles of product-specific 
innovativeness between consumption value and new product adoption behavior. 
Keywords: consumption value, consumer innovativeness, new product adoption. 
 v 
MỤC LỤC 
CAM ĐOAN ........................................................................................................................... i 
TÓM TẮT ............................................................................................................................. iii 
MỤC LỤC ............................................................................................................................. v 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ x 
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................. xii 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ............................................................................................ xiv 
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU .......................................................................... 1 
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu ............................................................................................ 1 
1.1.1. Bối cảnh thực tiễn ................................................................................................. 1 
1.1.2. Bối cảnh lý thuyết ................................................................................................. 4 
1.1.3. Xác định khoảng trống nghiên cứu ..................................................................... 15 
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 18 
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 18 
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 19 
1.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................... 20 
1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................................... 20 
1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 21 
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ...................................................................................... 23 
1.6.1. Đóng góp về mặt khoa học ................................................................................. 23 
1.6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn .................................................................................. 24 
1.7. Kết cấu của đề tài luận án ............................................................................................. 25 
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................................... 27 
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................. 28 
2.1. Các lý thuyết nền ......................................................................................................... 28 
2.1.1. Lý thuyết liên quan đến giá trị tiêu dùng ............................................................ 28 
2.1.2. Lý thuyết liên quan đến tính đổi mới của người tiêu dùng ................................. 35 
2.1.3. Các lý thuyết liên quan đến hành vi của người tiêu dùng ................................... 39 
2.2. Các khái niệm nghiên cứu ............................................................................................ 44 
2.2.1. Khái niệm giá trị tiêu dùng ................................................................................. 44 
2.2.2. Tính đổi mới bẩm sinh ........................................................................................ 49 
2.2.3. Tính đổi mới theo sản phẩm ............................................................................... 52 
 vi 
2.2.4. Ý định chấp nhận sản phẩm mới ........................................................................ 54 
2.2.5. Hành vi chấp nhận sản phẩm mới ....................................................................... 56 
2.3. Các khái niệm liên quan khác ....................................................................................... 58 
2.3.1. Sản p ... ADOP) 
0.235 0.235 0.000 0.179 0.289 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) -> Ý định chấp nhận 
(INTEN) 
0.048 0.048 0.000 -0.006 0.102 
Ý định chấp nhận (INTEN) -> Hành vi chấp nhận (ADOP) 0.133 0.133 0.000 0.055 0.210 
Mô hình cấu trúc cuối cùng 
Các tiêu chí đánh giá sự phù hợp của mô hình 
Hệ số R2 
Khái niệm R Square R Square Adjusted 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) 1.000 1.000 
Hành vi chấp nhận (ADOP) 0.478 0.477 
Tính đổi mới bẩm sinh (CII) 0.167 0.166 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) 0.148 0.147 
 zzzz 
Ý định chấp nhận (INTEN) 0.393 0.392 
Hệ số f2 
FUNC EMOT ECO EPIS UNIQ ADOP CII PSI INTEN 
Giá trị chức 
năng (FUNC) 
Giá trị cảm 
xúc (EMOT) 
Giá trị kinh tế 
(ECO) 
Giá trị tiêu 
dùng 
(CON_VAL) 
 0.245 0.200 0.105 0.524 
Giá trị tri 
thức (EPIS) 
Giá trị độc 
đáo (UNIQ) 
Hành vi chấp 
nhận (ADOP) 
Tính đổi mới 
bẩm sinh 
(CII) 
 0.012 
Tính đổi mới 
theo sản 
phẩm (PSI) 
 0.091 0.003 
Ý định chấp 
nhận 
(INTEN) 
 0.021 
Hệ số Q2 
Khái niệm SSO SSE Q² (=1-SSE/SSO) 
CON_VAL 13.725,000 10.134,405 0,262 
CII 3.660,000 3.279,131 0,104 
PSI 3.660,000 3.276,709 0,105 
INTEN 3.660,000 2.767,399 0,244 
ADOP 3.660,000 2.489,170 0,320 
 aaaaa 
Hệ số q2 
Khái niệm Q2included (1) Q2excluded (2) (1) - (2) 1 - Q2included q2 
CON_VAL 0,320 0,235 0,085 0,68 0,125 
CII 0,320 0,321 0,000 0,68 0,000 
PSI 0,320 0,287 0,033 0,68 0,049 
INTEN 0,320 0,313 0,007 0,68 0,010 
FUNC 0,262 0,239 0,023 0,738 0,031 
EMOT 0,262 0,257 0,005 0,738 0,007 
ECO 0,262 0,247 0,015 0,738 0,020 
EPIS 0,262 0,244 0,018 0,738 0,024 
UNIQ 0,262 0,247 0,015 0,738 0,020 
Phụ lục 15e: Kiểm định vai trò biến trung gian 
Specific Indirect Effects 
Original 
Sample 
(O) 
Sample 
Mean 
(M) 
Standard 
Deviation 
(STDEV) 
T Statistics 
(|O/STDEV|) 
P 
Values 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) -> 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) -> 
Hành vi chấp nhận (ADOP) 
0.078 0.078 0.012 6.662 0.000 
Tính đổi mới bẩm sinh (CII) -> Tính 
đổi mới theo sản phẩm (PSI) -> Hành 
vi chấp nhận (ADOP) 
0.024 0.024 0.008 3.033 0.002 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) -> Ý 
định chấp nhận (INTEN) -> Hành vi 
chấp nhận (ADOP) 
0.078 0.078 0.025 3.150 0.002 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) -> 
Ý định chấp nhận (INTEN) -> Hành 
vi chấp nhận (ADOP) 
0.004 0.004 0.004 1.167 0.243 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) -> 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) -> 
Ý định chấp nhận (INTEN) 
0.012 0.012 0.010 1.238 0.216 
Tính đổi mới bẩm sinh (CII) -> Tính 
đổi mới theo sản phẩm (PSI) -> Ý 
định chấp nhận (INTEN) 
0.004 0.004 0.003 1.095 0.273 
 bbbbb 
Phụ lục 15f: Phân tích đa nhóm 
Theo giới tính: 
Hệ số đường dẫn 
 Mối quan hệ 
Nam Nữ 
Hệ số tác động p-value Hệ số tác động p-value 
Giá trị chức năng (FUNC) → 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) 
0,378 0,000 0,428 0,000 
Giá trị cảm xúc (EMOT) → Giá 
trị tiêu dùng (CON_VAL) 
0,265 0,000 0,246 0,000 
Giá trị kinh tế (ECO) → Giá trị 
tiêu dùng (CON_VAL) 
0,291 0,000 0,336 0,000 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) 
→ Hành vi chấp nhận (ADOP) 
0,530 0,000 0,405 0,000 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) 
→ Tính đổi mới bẩm sinh (CII) 
0,326 0,000 0,496 0,000 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) 
→ Tính đổi mới theo sản phẩm 
(PSI) 
0,292 0,000 0,404 0,000 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) 
→ Ý định chấp nhận (INTEN) 
0,636 0,000 0,574 0,000 
Giá trị tri thức (EPIS) → Giá trị 
tiêu dùng (CON_VAL) 
0,303 0,000 0,338 0,000 
Giá trị độc đáo (UNIQ) → Giá 
trị tiêu dùng (CON_VAL) 
0,328 0,000 0,277 0,000 
Tính đổi mới bẩm sinh (CII) → 
Tính đổi mới theo sản phẩm 
(PSI) 
0,141 0,002 0,052 0,254 
Tính đổi mới theo sản phẩm 
(PSI) → Hành vi chấp nhận 
(ADOP) 
0,218 0,000 0,250 0,000 
Tính đổi mới theo sản phẩm 
(PSI) → Ý định chấp nhận 
(INTEN) 
0,027 0,433 0,066 0,112 
Ý định chấp nhận sản phẩm mới 
(INTEN) → Hành vi chấp nhận 
sản phẩm mới (ADOP) 
0,114 0,044 0,163 0,003 
Kết quả kiểm định 
Mối quan hệ Chênh lệch hệ số tác 
động của 2 nhóm 
p-value 
Giá trị chức năng (FUNC) → Giá trị tiêu 
dùng (CON_VAL) 
0,050 0,147 
Giá trị cảm xúc (EMOT) → Giá trị tiêu 
dùng (CON_VAL) 
0,018 0,682 
Giá trị kinh tế (ECO) → Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0,045 0,290 
 ccccc 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) → Hành 
vi chấp nhận (ADOP) 
0,124 0,068 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) → Tính 
đổi mới bẩm sinh (CII) 
0,170 0,026 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) → Tính 
đổi mới theo sản phẩm (PSI) 
0,112 0,086 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) → Ý định 
chấp nhận (INTEN) 
0,063 0,252 
Giá trị tri thức (EPIS) → Giá trị tiêu 
dùng (CON_VAL) 
0,034 0,398 
Giá trị độc đáo (UNIQ) -> Giá trị tiêu 
dùng (CON_VAL) 
0,051 0,231 
Tính đổi mới bẩm sinh (CII) → Tính đổi 
mới theo sản phẩm (PSI) 
0,089 0,175 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) → 
Hành vi chấp nhận (ADOP) 
0,032 0,570 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) → Ý 
định chấp nhận (INTEN) 
0,039 0,474 
Ý định chấp nhận (INTEN) → Hành vi 
chấp nhận (ADOP) 
0,048 0,539 
 Nguồn: Kết quả xử lý từ phần mềm SmartPLS 
Theo thu nhập : 
Hệ số đường dẫn 
Mối quan hệ 
Thu nhập cao Thu nhập thấp 
Hệ số 
tác động 
p-value 
Hệ số 
tác động 
p-value 
Giá trị chức năng (FUNC) → Giá 
trị tiêu dùng (CON_VAL) 
0,356 0,000 0,416 0,000 
Giá trị cảm xúc (EMOT) → Giá trị 
tiêu dùng (CON_VAL) 
0,222 0,000 0,226 0,000 
Giá trị kinh tế (ECO) → Giá trị tiêu 
dùng (CON_VAL) 
0,341 0,000 0,306 0,000 
Giá trị độc đáo (UNIQ) → Giá trị 
tiêu dùng (CON_VAL) 
0,356 0,000 0,304 0,000 
Giá trị tri thức (EPIS) → Giá trị 
tiêu dùng (CON_VAL) 
0,321 0,000 0,335 0,000 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) → 
Hành vi chấp nhận (ADOP) 
0,620 0,000 0,446 0,000 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) → 
Tính đổi mới bẩm sinh (CII) 
0,358 0,000 0,421 0,000 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) → 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) 
0,236 0,004 0,360 0,000 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) → 
Ý định chấp nhận (INTEN) 
0,708 0,000 0,577 0,000 
 ddddd 
Tính đổi mới bẩm sinh (CII) → 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) 
0,207 0,002 0,084 0,024 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) 
→ Hành vi chấp nhận (ADOP) 
0,209 0,000 0,249 0,000 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) 
→ Ý định chấp nhận (INTEN) 
0,018 0,719 0,060 0,061 
Ý định chấp nhận (INTEN) → 
Hành vi chấp nhận (ADOP) 
0,022 0,801 0,146 0,001 
 Nguồn: Kết quả xử lý từ phần mềm SmartPLS 
Kết quả kiểm định 
Mối quan hệ 
Chênh lệch hệ số tác động 
của 2 nhóm 
p-value 
Giá trị chức năng (FUNC) → Giá trị tiêu 
dùng (CON_VAL) 
0,060 0,144 
Giá trị cảm xúc (EMOT) → Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0,004 0,945 
Giá trị kinh tế (ECO) → Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0,035 0,471 
Giá trị độc đáo (UNIQ) → Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0,052 0,286 
Giá trị tri thức (EPIS) → Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0,014 0,777 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) → Hành vi 
chấp nhận (ADOP) 
0,174 0,029 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) → Tính đổi 
mới bẩm sinh (CII) 
0,063 0,494 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) → Tính đổi 
mới theo sản phẩm (PSI) 
0,124 0,128 
Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) → Ý định 
chấp nhận (INTEN) 
0,131 0,048 
Tính đổi mới bẩm sinh (CII) → Tính đổi mới 
theo sản phẩm (PSI) 
0,123 1,596 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) → Hành vi 
chấp nhận (ADOP) 
0,040 0,610 
Tính đổi mới theo sản phẩm (PSI) → Ý định 
chấp nhận (INTEN) 
0,042 0,654 
Ý định chấp nhận (INTEN) → Hành vi chấp 
nhận (ADOP) 
0,124 1,320 
 eeeee 
Phụ lục 15g: Bảng Hệ số outer loadings 
 Biến quan sát <- Nhân tố Original 
Sample 
(O) 
Sample 
Mean (M) 
Standard 
Deviation 
(STDEV) 
T Statistics 
(|O/STDEV|) 
P 
Values 
ADOP1 <- Hành vi chấp nhận (ADOP) 0.309 0.309 0.007 42.710 0.000 
ADOP2 <- Hành vi chấp nhận (ADOP) 0.296 0.297 0.008 39.098 0.000 
ADOP3 <- Hành vi chấp nhận (ADOP) 0.303 0.303 0.008 37.851 0.000 
ADOP4 <- Hành vi chấp nhận (ADOP) 0.277 0.277 0.008 32.858 0.000 
CII1 <- Tính đổi mới bẩm sinh (CII) 0.265 0.265 0.017 15.424 0.000 
CII2 <- Tính đổi mới bẩm sinh (CII) 0.339 0.340 0.020 17.081 0.000 
CII3 <- Tính đổi mới bẩm sinh (CII) 0.319 0.319 0.018 17.682 0.000 
CII4 <- Tính đổi mới bẩm sinh (CII) 0.299 0.298 0.016 18.506 0.000 
ECO1 <- Giá trị kinh tế (ECO) 0.414 0.414 0.012 33.853 0.000 
ECO1 <- Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) 0.132 0.132 0.008 15.587 0.000 
ECO2 <- Giá trị kinh tế (ECO) 0.369 0.368 0.014 27.122 0.000 
ECO2 <- Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) 0.115 0.115 0.009 12.666 0.000 
ECO3 <- Giá trị kinh tế (ECO) 0.408 0.409 0.013 30.536 0.000 
ECO3 <- Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) 0.127 0.127 0.008 16.210 0.000 
EMOT1 <- Giá trị cảm xúc (EMOT) 0.397 0.397 0.016 24.107 0.000 
EMOT1 <- Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0.092 0.092 0.009 10.244 0.000 
EMOT2 <- Giá trị cảm xúc (EMOT) 0.377 0.377 0.022 16.895 0.000 
EMOT2 <- Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0.084 0.083 0.010 8.571 0.000 
EMOT3 <- Giá trị cảm xúc (EMOT) 0.350 0.350 0.019 18.510 0.000 
EMOT3 <- Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0.079 0.079 0.009 8.506 0.000 
EPIS1 <- Giá trị tri thức (EPIS) 0.355 0.355 0.010 35.650 0.000 
EPIS1 <- Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) 0.115 0.115 0.008 14.497 0.000 
EPIS2 <- Giá trị tri thức (EPIS) 0.357 0.357 0.010 35.450 0.000 
EPIS2 <- Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) 0.118 0.117 0.008 13.941 0.000 
EPIS3 <- Giá trị tri thức (EPIS) 0.426 0.426 0.012 34.778 0.000 
EPIS3 <- Giá trị tiêu dùng (CON_VAL) 0.145 0.145 0.008 19.005 0.000 
FUNC1 <- Giá trị chức năng (FUNC) 0.390 0.391 0.009 44.153 0.000 
FUNC1 <- Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0.159 0.159 0.007 21.553 0.000 
FUNC2 <- Giá trị chức năng (FUNC) 0.419 0.419 0.010 43.379 0.000 
FUNC2 <- Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0.169 0.169 0.008 22.000 0.000 
FUNC3 <- Giá trị chức năng (FUNC) 0.369 0.369 0.009 42.610 0.000 
FUNC3 <- Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0.145 0.144 0.007 21.280 0.000 
INTEN1 <- Ý định chấp nhận (INTEN) 0.304 0.304 0.010 29.429 0.000 
INTEN2 <- Ý định chấp nhận (INTEN) 0.319 0.319 0.010 31.586 0.000 
 fffff 
 Biến quan sát <- Nhân tố Original 
Sample 
(O) 
Sample 
Mean (M) 
Standard 
Deviation 
(STDEV) 
T Statistics 
(|O/STDEV|) 
P 
Values 
INTEN3 <- Ý định chấp nhận (INTEN) 0.311 0.311 0.011 28.632 0.000 
INTEN4 <- Ý định chấp nhận (INTEN) 0.298 0.298 0.012 24.780 0.000 
PSI1 <- Tính đổi mới theo sản phẩm 
(PSI) 
0.289 0.290 0.012 24.403 0.000 
PSI2 <- Tính đổi mới theo sản phẩm 
(PSI) 
0.257 0.257 0.011 22.415 0.000 
PSI3 <- Tính đổi mới theo sản phẩm 
(PSI) 
0.297 0.297 0.011 26.188 0.000 
PSI4 <- Tính đổi mới theo sản phẩm 
(PSI) 
0.305 0.305 0.011 28.982 0.000 
UNIQ1 <- Giá trị độc đáo (UNIQ) 0.390 0.390 0.012 31.790 0.000 
UNIQ1 <- Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0.121 0.120 0.008 14.568 0.000 
UNIQ2 <- Giá trị độc đáo (UNIQ) 0.403 0.403 0.013 30.136 0.000 
UNIQ2 <- Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0.127 0.126 0.008 15.733 0.000 
UNIQ3 <- Giá trị độc đáo (UNIQ) 0.394 0.394 0.012 32.204 0.000 
UNIQ3 <- Giá trị tiêu dùng 
(CON_VAL) 
0.126 0.126 0.009 14.380 0.000 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_gia_tri_tieu_dung_va_tinh_doi_moi_cua_n.pdf
  • pdf2. Tom tat (tieng Viet)_Du Thi Chung.pdf
  • pdf3. Tom tat (tieng Anh)_Du Thi Chung.pdf
  • pdf4. Dong gop moi_TV_Du Thi Chung.pdf
  • pdf5. Dong gop moi_TA_Du Thi Chung.pdf