Luận án Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với pháp giai đoạn 1989 đến nay

Văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, vì

thế Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng

định “Văn hoá là nền tảng tình thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc

đẩy sự phát triển KT-XH” [39, tr. 54], đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại, với nhiệm vụ

“mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá” Nghị quyết đã chỉ rõ “làm tốt việc giới thiệu

văn hoá, đất nước và con người Việt Nam với thế giới, tiếp thu có chắt lọc các giá trị

nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài” [39, tr. 67]. Thực tiễn phát triển đất nước

hiện nay tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của hoạt động văn hóa đối ngoại, nhất là

yêu cầu hội nhập quốc tế, thông qua hoạt động này Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt

Nam tiếp tục quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và những giá trị truyền thống tốt

đẹp của dân tộc ta, nhằm tăng cường sự cảm thông, sự hiểu biết trong giao lưu, hợp tác

quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tăng cường sự hấp

dẫn, thu hút các cá nhân, tổ chức nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, du lịch v.v., đóng

góp cho sự phát triển KT-XH; ngược lại, thông qua đó, Việt Nam tiếp thu những tinh

hoa văn hoá của nhân loại đề xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc

văn hoá dân tộc. Với tầm quan trọng đó, Nghị quyết Trung ương chín khoá XI (2014)

đã nhấn mạnh “Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng

bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài” [45]

pdf 216 trang kiennguyen 19/08/2022 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với pháp giai đoạn 1989 đến nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với pháp giai đoạn 1989 đến nay

Luận án Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với pháp giai đoạn 1989 đến nay
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
LÊ TRỌNG THƯỞNG 
VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 
TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH: VĂN HOÁ HỌC 
HÀ NỘI - 2021
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
LÊ TRỌNG THƯỞNG 
VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 
TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY 
Ngành: Văn hoá học 
Mã số: 922 90 40 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS LÊ QUÝ ĐỨC 
HÀ NỘI - 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, 
kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích 
dẫn đầy đủ theo quy định. 
 Tác giả luận án 
 Lê Trọng Thưởng 
ii 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN 
ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN ............................................................................. 8 
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đối ngoại và văn hoá đối ngoại ..... 8 
1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản ............................................................................. 33 
1.3. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................... 46 
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 
TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY ...... 56 
2.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................................. 56 
2.2. Quan hệ ngoại giao Việt Nam và Pháp .............................................................. 65 
2.3. Quan điểm, đường lối đối ngoại của Đảng và chính sách đối ngoại của nhà 
nước Việt Nam hiện nay ..................................................................................... 79 
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 
TRONG QUAN HỆ VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1989 ĐẾN NAY ...... 87 
3.1. Hoạt động văn hoá của Việt Nam trong quan hệ với Pháp ................................ 87 
3.2. Nhận xét văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai 
đoạn 1989 đến nay ............................................................................................ 126 
CHƯƠNG 4: VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN 
HỆ VỚI PHÁP: XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG, CÁC VẤN ĐỀ 
ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP HIỆN NAY ............................................... 136 
4.1. Xu hướng vận động của văn hoá đối ngoại hiện nay ....................................... 136 
4.2. Các vấn đề đặt ra và những giải pháp phát triển văn hoá đối ngoại của Việt 
Nam trong quan hệ với Pháp ............................................................................ 147 
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 159 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA NGHIÊN CỨU SINH LIÊN QUAN ĐẾN 
LUẬN ÁN ................................................................................................. 162 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 163 
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 179 
iii 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
CNXH Chủ nghĩa xã hội 
ĐCSVN 
ĐNVH 
Đảng Cộng sản Việt Nam 
Đối ngoại văn hoá 
KT-XH Kinh tế - xã hội 
NCS Nghiên cứu sinh 
NGVH Ngoại giao văn hoá 
Nxb Nhà xuất bản 
TCH Toàn cầu hóa 
VHĐN Văn hoá đối ngoại 
VHNG Văn hoá ngoại giao 
iv 
DANH MỤC BẢNG, BIỂU 
Bảng 2.1: Sức mạnh cứng và sức mạnh mềm của một số quốc gia ............................. 61 
Bảng 2.2: Các Hiệp định hợp tác Pháp - Việt Nam giai đoạn 1989 - 2019 .................. 83 
Bảng 3. 1: Quy mô của Festival Huế qua các năm ..................................................... 90 
Biểu đồ 3.1: Số đầu sách Pháp được nhượng bản quyền và dịch sang tiếng Việt qua 
các năm ....................................................................................................... 99 
Biểu đồ 3.2: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Pháp giai đoạn 2000 - 2019 .......... 114 
Biểu đồ 3.3: Số lượng khách du lịch Pháp đến Việt Nam từ 2008-2019 .................... 122 
Biểu đồ 4. 1: Chỉ số Sức mạnh mềm của Việt Nam và Pháp .................................... 139 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án 
Văn hóa có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của mỗi quốc gia, vì 
thế Nghị quyết Trung ương năm khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng 
định “Văn hoá là nền tảng tình thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc 
đẩy sự phát triển KT-XH” [39, tr. 54], đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại, với nhiệm vụ 
“mở rộng hợp tác quốc tế về văn hoá” Nghị quyết đã chỉ rõ “làm tốt việc giới thiệu 
văn hoá, đất nước và con người Việt Nam với thế giới, tiếp thu có chắt lọc các giá trị 
nhân văn, khoa học, tiến bộ của nước ngoài” [39, tr. 67]. Thực tiễn phát triển đất nước 
hiện nay tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của hoạt động văn hóa đối ngoại, nhất là 
yêu cầu hội nhập quốc tế, thông qua hoạt động này Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt 
Nam tiếp tục quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và những giá trị truyền thống tốt 
đẹp của dân tộc ta, nhằm tăng cường sự cảm thông, sự hiểu biết trong giao lưu, hợp tác 
quốc tế, từ đó nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; tăng cường sự hấp 
dẫn, thu hút các cá nhân, tổ chức nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, du lịch v.v.., đóng 
góp cho sự phát triển KT-XH; ngược lại, thông qua đó, Việt Nam tiếp thu những tinh 
hoa văn hoá của nhân loại đề xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc 
văn hoá dân tộc. Với tầm quan trọng đó, Nghị quyết Trung ương chín khoá XI (2014) 
đã nhấn mạnh “Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng 
bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài” [45]. 
Nhằm thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, 
đa dạng hoá quan hệ, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định cho sự phát triển, bảo vệ 
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất 
nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và 
tiến bộ xã hội trên thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã chủ trương: “Phối hợp chặt 
chẽ ... chính trị đối ngoại, kinh tế và văn hoá đối ngoại” [44, tr. 47]. Những quan điểm 
chỉ đạo đó cho thấy, văn hoá là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển 
KT-XH quốc gia trước mắt và lâu dài, văn hoá gắn bó mật thiết với kinh tế, chính trị, 
xã hội, đã và đang trở thành sức mạnh mềm trong quan hệ quốc tế, vì những lẽ đó, 
Chiến lược VHĐN đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ Việt 
Nam phê duyệt (theo Quyết định số 210/QĐ-TTg ngày 08/02/2015) đã khẳng định: 
 2 
“VHĐN là một bộ phận quan trọng đặc biệt của nền văn hóa quốc gia, thể hiện sức 
mạnh nội sinh của dân tộc, có vai trò tích cực trong việc nâng cao vị thế của đất nước, 
con người và văn hóa Việt Nam trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho công 
cuộc hội nhập quốc tế của đất nước” [151, tr. 1]. Trên tinh thần đó, Đại hội XII của 
Đảng (2016) khẳng định: “Chủ động hội nhập quốc tế về văn hoá, (...), thực hiện đa 
dạng hoá các hình thức văn hoá đối ngoại, đưa các quan hệ quốc tế về văn hoá đi vào 
chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực” [48, tr. 130]. 
Với mục tiêu đó, trong nhiều năm qua hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập 
quốc tế về văn hoá có nhiều khởi sắc, “tổ chức tốt công tác thông tin đối ngoại tuyên 
truyền, quản bá hình ảnh đất nước, con người, văn hoá Việt Nam ra thế giới” [50, tr. 
49], tuy nhiên, những kết quả đạt được trong thực tế vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng 
của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, “Việc giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt 
Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại có mặt còn hạn 
chế” [49, tr. 85]. Để khắc phục những tồn tại trên, Đại hội XIII của Đảng (2021) đã chỉ 
đạo: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hoá, xây dựng Việt Nam thành địa 
chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hoá quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân 
loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam, (...); từng bước đưa văn hoá Việt Nam đến với thế 
giới” [49, tr. 147]. 
Việt Nam và Pháp có mối giao lưu văn hoá lâu đời, đặc biệt kể từ khi hai nước 
đặt quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1973, VHĐN của Việt Nam với Pháp ngày 
một phát triển, đặc biệt từ năm 1989 đến nay, đây là thời kỳ Việt Nam vượt qua sự bao 
vây cấm vận của các nước lớn. Từ đó cho đến nay, hoạt động VHĐN của Việt Nam 
trong quan hệ với Pháp đã có sự phát triển vượt bậc so với giai đoạn trước đó, thúc đẩy 
quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp lên tầm cao mới, trở thành quan hệ đối tác 
chiến lược từ năm 2013; đồng thời qua đó tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện 
giữa Việt Nam với EU nhất là trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hoá, giáo dục, 
khoa học công nghệ, những kết quả đó góp phần xây dựng hình ảnh Việt Nam tốt đẹp 
trên trường quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động VHĐN Việt Nam trong quan hệ với Pháp 
trong thời gian qua chưa tương xứng với tiềm năng, kỳ vọng của hai đất nước, hai dân 
tộc. Vì thế, việc nghiên cứu “Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với 
Pháp giai đoạn 1989 đến nay” thực sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện 
đường lối, chính sách VHĐN nói chung, VHĐN trong quan hệ Việt - Pháp nói riêng. 
 3 
Đồng thời góp phần hội nhập văn hoá giữa nước ta với văn hoá thế giới và châu Âu và 
trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay nhằm góp phần xây dựng phát huy, phát triển nền 
văn hoá Việt Nam và vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Nghiên cứu VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến 
nay dưới góc độ văn hoá học, luận án nhằm đề xuất giải pháp để phát huy tác động tích 
cực của nó đối với sự phát triển văn hoá và chính trị, kinh tế, xã hội của nước ta hiện 
nay. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung vào các nội dung sau: 
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về VHĐN, trong đó chỉ rõ nội hàm, 
cấu trúc và đặc điểm của VHĐN và vận dụng vào nghiên cứu đề tài luận án; 
- Phân tích bối cảnh VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 
đến nay; 
- Phân tích thực trạng VHĐN của Việt Nam chỉ rõ vai trò của VHĐN Việt Nam 
trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến nay đối với phát triển văn hoá, con người 
Việt Nam nói riêng và phát triển KT-XH Việt Nam nói chung; 
- Chỉ ra những xu hướng vận động, các vấn đề đặt ra và đề xuất những giải pháp 
phát triển với VHĐN của Việt Nam trong quan hệ với Pháp hiện nay. 
3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 
3.1. Câu hỏi nghiên cứu 
- Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến 
nay đạt được kết quả gì? còn những hạn chế gì? 
- Văn hóa đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ với Pháp giai đoạn 1989 đến 
nay có vai trò như thế nào đối với phát triển văn ho ... avid Foenkinos 
(Thảo Xuân, Sơn Khê dịch) 
Nhà Nam và Nhà xuất 
bản Lao động 
7 
Chỉ Cần Có Nhau của tác giả Anna Gavalda 
(Trần Văn Công dịch) 
Nhà Nam và Nhà xuất 
bản Hội nhà văn 
8 
Một Mối Tình Ở Điện Élysée của tác giả Eric-
Emmanuel Schmitt (Trần Thị Khánh Vân 
dịch) 
Nhà Nam và Nhà xuất 
bản Văn học 
9 
Nguyện Ước của tác giả Michèle Desbordes 
(Nguyễn Giáng Hương dịch) 
Nhà Nam và Nhà xuất 
bản Hội nhà văn 
10 
Bản giao hưởng Pháp của tác giả Irène 
Némirovsky (Lê Ngọc Mai dịch) 
Nhà Nam và Nhà xuất 
bản Hội nhà văn 
11 
Buồn ơi chào mi của tác giả Francoise Sagan Nhà Nam và Nhà xuất 
bản Hội nhà văn 
 194 
12 
Cuộc gọi từ thiên thần của tác giả Guillaume 
Musso (Bảo Linh dịch) 
Nhà Nam và Nhà xuất 
bản Phụ nữ 
13 
Cuộc Sống Ở Trước Mặt của tác giả Romain 
Gary (Hồ Thanh Vân dịch) 
Nhà Nam và Nhà xuất 
bản Hội nhà văn 
Nguồn: NCS tự tổng hợp (2020) 
Bên cạnh đó, một số tác phẩm nghiên cứu về Việt Nam qua tư liệu tiếng Pháp 
đã được chuyển ngữ sang tiếng Việt do Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam ấn 
hành trong những năm gần đây: 
STT Tác phẩm 
1 
Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam 
(1858-1897- Nguyễn Xuân Thọ. 
2 Chúng tôi ăn rừng, Goegers Condominas. 
3 
Chuyện những người An Nam ở Paris hay sự thật về Đông Dương, Phan 
Văn Trường. 
4 Đế quốc An Nam và người dân An Nam, Jules Silvestre. 
5 
Đề Thám (1846-1913): Một nghĩa sĩ Việt Nam chống lại chế độ thuộc 
địa Pháp, Claude Gendre. 
6 Đời Tổng Giám mục Puginier, Louis-Eugène Louvet. 
7 
Hoàng Thị Thế: Con gái Đề Thám và quân bài chính trị của thực dân 
Pháp, Claude Gendre. 
8 Hội kín xứ An Nam, Georges Coulet. 
9 Một chiến dịch ở Bắc kỳ, Charles Édouard Hocquard. 
10 
Nghi thức tang lễ: nghiên cứu dân tộc học về mặt tôn giáo, Gustave 
Dumoutier. 
11 
Nghiên cứu bản đồ các cửa sông, hải cảng Việt Nam thế kỷ XV, 
Gustave Dumoutier. 
12 
Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương (1897-1902): Bàn đạp thuộc 
địa, Amaury Lorin. 
13 Phan Thanh Giản: Nhà ái quốc, người mở đường cho nước Việt Nam 
 195 
hiện đại, Phan Thị Minh Lễ và Pierre Ph. Chanfreau. 
14 Tâm lý dân tộc An Nam, Paul Giran. 
15 Tiểu luận về dân Bắc kỳ, Gustave Dumoutier. 
16 
Việt Nam qua tuần san Indochine 1941-1944, Lưu Đình Tuân tuyển 
dịch. 
17 Vua Gia Long (Gia-Long ), Marcel Gaultier. 
18 Xứ Đông Dương, Paul Doumer. 
19 
Giáo dục Việt Nam dưới thời thuộc địa: Huyền thoại đỏ và huyền thoại 
đen, Nguyễn Thụy Phương. 
20 Toạ độ: Cấu trúc gia đình và xã hội của người Jörai, Jacques Dournes. 
Nguồn: NCS tự tổng hợp (2021) 
 196 
Phụ lục 3 
PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC 
Kính thưa Ông/Bà! 
Để có căn cứ khoa học cho việc đề đánh giá, cũng như đề xuất các giải pháp 
nhằm phát triển văn hoá đối ngoại (VHĐN) của Việt Nam trong quan hệ với Pháp. 
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Văn hoá đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ 
với Pháp trong giai đoạn 1989 đến nay”. Ý kiến đóng góp của ông (bà) sẽ giúp ích 
cho tôi trong việc hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình. Mong ông (bà) vui lòng 
trao đổi về những vấn đề cơ bản liên quan đến các hoạt động giao lưu, quảng bá, 
hợp tác trao đổi văn hoá Việt - Pháp. Thông tin mà Ông/Bà cung cấp chỉ phục vụ 
cho mục đích nghiên cứu khoa học ngoài ra không sử dụng vào mục đích nào khác. 
Các thông tin hoàn toàn được lưu giữ dưới dạng khuyết danh. 
Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông/bà! 
A. MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƯỜI THAM GIA PHỎNG VẤN 
A1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ 
A2. Quốc tịch 
1. Việt Nam 
2. Pháp 
3. Quốc gia ở châu Âu 
4. Quốc gia khác 
A3. Khu vực/địa bàn ông/ bà đang sinh sống 
1. Nông thôn 2. Đô thị 
A4. Cơ quan, đơn vị nơi ông/bà đang công tác? 
1. Cơ quan nhà nước 
2. Tổ chức xã hội 
3. Cơ quan truyền thông, báo chí 
4. Khác 
B. NHỮNG NHẬN ĐỊNH CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG 
VĂN HOÁ VIỆT - PHÁP 
(1) Ông (bà) đánh giá như thế nào về chương trình biểu diễn văn nghệ/triển 
lãm/lễ hội/v.v..? để nội dung các của các chương trình này tốt hơn theo ông (bà)/ 
anh (chị) cần bổ sung hay lược bỏ những nội dung gì? 
(2) Ông (bà) thích nội dung nào nhất trong chương trình biểu diễn văn 
nghệ/triển lãm/lễ hội/v.v.. năm nay? So với năm trước đây, ông (bà) thích nội dung 
nào nhất trong chương trình năm nay có điểm gì tiết bộ hơn? 
 197 
(3) Theo ông (bà), hoạt động giao lưu, tiếp xúc văn hoá Việt - Pháp hiện nay 
nên tập trung vào những lĩnh vực nào? Tại sao? Triển vọng trong tương lai thế nào? 
thuận lợi và khó khăn gì trong giao lưu, tiếp xúc văn hoá Việt - Pháp hiện nay? Làm 
gì để giải quyết khó khăn này? 
(4) Theo ông (bà), hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt - Pháp hiện 
nay tập trung vào những lĩnh vực nào? Tại sao? Triển vọng trong tương lai thế nào? 
thuận lợi và khó khăn gì trong giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt - Pháp hiện nay? 
Làm gì để giải quyết khó khăn này? 
(5) Theo ông (bà), hoạt động hợp tác sáng tạo nghệ thuật Việt - Pháp hiện nay 
tập trung vào những lĩnh vực nào? Tại sao? Triển vọng trong tương lai thế nào? 
thuận lợi và khó khăn gì trong hợp tác sáng tạo nghệ thuật Việt - Pháp hiện nay? 
Làm gì để giải quyết khó khăn này? 
(6) Theo ông (bà), hoạt động hợp tác đào tạo đại học và chuyên ngành Việt - 
Pháp hiện nay tập trung vào những lĩnh vực nào? Tại sao? Triển vọng trong tương 
lai thế nào? thuận lợi và khó khăn gì trong hợp tác đào tạo đại học và chuyên ngành 
hiện nay? Làm gì để giải quyết khó khăn này? 
(7) Theo ông (bà), hoạt động hợp tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá Việt - 
Pháp hiện nay tập trung vào những lĩnh vực nào? Tại sao? Triển vọng trong tương 
lai thế nào? thuận lợi và khó khăn gì trong hợp tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá 
hiện nay? Làm gì để giải quyết khó khăn này? 
(8) Theo ông (bà), hoạt động trạo đổi văn hoá Việt - Pháp hiện nay tập trung 
vào những lĩnh vực nào? Tại sao? Triển vọng trong tương lai thế nào? thuận lợi và 
khó khăn gì trong trạo đổi văn hoá hiện nay? Làm gì để giải quyết khó khăn này? 
Trận trọng cảm ơn quý Ông/Bà! 
 198 
DANH SÁCH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN BÁN CẤU TRÚC 
STT TÊN CHUYÊN GIA LĨNH VỰC CÔNG TÁC 
THỜI GIAN 
THẢO LUẬN 
1 Etienne Rolland-Piegue 
Tham tán Văn hoá và Hoạt 
động hợp tác, Giám đốc 
Viện Pháp tại Việt Nam 
28/10/2020 
2 Nguyễn Phương Hoà 
Cục trưởng Cục HTQT- Bộ 
VHTT &DL 
05/01/2021 
3 Trần Quốc Khánh 
Phó Vụ trưởng Vụ Ngoại 
giao Văn hoá & UNESCO, 
Bộ Ngoại giao 
15/01/2021 
4 PGS, TS Dương Văn Quảng 
Nguyên Đại sứ tại 
UNESCO, nguyên Giám 
đốc Học viện Ngoại giao 
17/01/2021 
 199 
Phụ lục 4 
Một số hình ảnh về hoạt động văn hoá đối ngoại giữa Việt Nam và Pháp 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự lễ khai trương trụ sở mới Trung tâm Văn hóa 
Việt Nam tại Pháp ngày 27/3/2019 
Nguồn: https://bvhttdl.mediacdn.vn/2019/2/7/photo-1-
1549507325884543582166.jpg 
Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến” 
Nguồn: Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp) 
 200 
Cuộc triển lãm sách và ảnh mang tên “Hà Nội ngày nay” 
Nguồn: Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp) 
Triển lãm “Tranh lụa Việt Nam” 
Nguồn: Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp) 
 201 
Logo kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 5 năm quan hệ đối tác 
chiến lược giữa hai nước do học sinh trường Pháp tại Việt Nam thiết kế 
Nguồn: Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, https://vn.ambafrance.org/Viet-Nam-va-
Phap-ky-niem-45-nam-thiet-lap-quan-he-ngoai-giao-va-5-nam-quan-he 
 202 
Không gian văn hóa Pháp trên phố đi bộ Hà Nội 
Nguồn: Báo ảnh Việt Nam, https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/thong-diep-cua-
tinh-huu-nghi-va-hop-tac-viet-phap/50970.html 
“Cây thông lời hứa” là tâm điểm của Lễ hội Pháp 2018, được ghép từ 1000 
chai nhựa đã qua sử dụng 
Nguồn: Báo ảnh Việt Nam, https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/thong-diep-cua-
tinh-huu-nghi-va-hop-tac-viet-phap/50970.html 
 203 
Các cửa hàng mang phong cách Pháp được người lựa chọn làm nơi chụp hình 
kỉ niệm 
Nguồn: Báo ảnh Việt Nam, https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/thong-diep-cua-
tinh-huu-nghi-va-hop-tac-viet-phap/50970.html 
Festival Việt-Pháp 2018 tại Tp. Hồ Chí Minh
Nguồn: Báo ảnh Việt Nam, https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/thong-diep-cua-
tinh-huu-nghi-va-hop-tac-viet-phap/50970.html 
 204 
Tổ khúc múa “365 ngày” do các nghệ sĩ trường Múa Tp. Hồ Chí Minh biểu diễn 
Nguồn: Báo ảnh Việt Nam, https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/thong-diep-cua-
tinh-huu-nghi-va-hop-tac-viet-phap/50970.html 
Đờn ca tài tử và không gian Nam Bộ được giới thiệu với công chúng Pháp 
qua phần trình diễn của ban nhạc Bông Sen Vàng
Nguồn: Báo ảnh Việt Nam, https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/thong-diep-cua-
tinh-huu-nghi-va-hop-tac-viet-phap/50970.html 
 205 
Các em nhỏ quốc tịch Việt Pháp trong phần trình diễn trích đoạn “Giải cứu 
Nữ thần Mặt trời” 
Nguồn: https://nhandan.com.vn/imgold/media/k2/items/src/4318 
 206 
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TRAO ĐỔI HỌC THUẬT VÀ HỢP TÁC 
TRONG QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC GIỮA VIỆT NAM VÀ PHÁP 
Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa Tòa án Tối cao Pháp và Tòa án Nhân dân 
Tối cao Việt Nam (2018) 
Nguồn: Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, https://vn.ambafrance.org/Toa-dam-trao-doi-
kinh-nghiem-giua-Toa-an-Toi-cao-Phap-va-Toa-an-Nhan-dan-Toi 
Pháp và Việt Nam tăng cường hợp tác phòng chống tham nhũng (2019) 
Nguồn: Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, https://vn.ambafrance.org/Phap-va-Viet-
Nam-tang-cuong-hop-tac-phong-chong-tham-nhung 
 207 
Ký kết một thỏa thuận hợp tác giữa ENA và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ 
Chí Minh (2017) 
Nguồn: Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, https://vn.ambafrance.org/Ky-ket-mot-thoa-
thuan-hop-tac-giua-ENA-va-Hoc-vien-Chinh-tri-Quoc-gia-Ho-Chi 
Tọa đàm về các hình thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án (2017) 
Nguồn: Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, https://vn.ambafrance.org/Toa-dam-ve-cac-
hinh-thuc-giai-quyet-tranh-chap-ngoai-toa-an 
 208 
Hội thảo pháp ngữ về “Bảo vệ người tiêu dùng: chia sẻ kinh nghiệm của EU 
với Cộng đồng kinh tế các nước ASEAN” (2017) 
Nguồn: Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, https://vn.ambafrance.org/Hoi-thao-phap-
ngu-ve-Bao-ve-nguoi-tieu-dung-chia-se-kinh-nghiem-cua-EU-voi-Cong 
Tổ chức hoạt động nghề thừa phát lại: kinh nghiệm của Pháp và thực tiễn của 
Việt Nam (2017) 
Nguồn: Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, https://vn.ambafrance.org/To-chuc-hoat-
dong-nghe-thua-phat-lai-kinh-nghiem-cua-Phap-va-thuc-tien-cua-Viet 
 209 
Hội đồng luật sư quốc gia Pháp thăm và làm việc tại Hà Nội (2017) 
Nguồn: Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, https://vn.ambafrance.org/Hoi-dong-luat-su-
quoc-gia-Phap-tham-va-lam-viec-tai-Ha-Noi 
Tọa đàm giữa Tòa Phá án CH Pháp và Tòa án Nhân dân tối cao Việt Nam về 
án lệ và Tòa án gia đình và người chưa thành niên (2017) 
Nguồn: Đại sứ quán Pháp tại Hà Nội, https://vn.ambafrance.org/Toa-dam-giua-
Toa-Pha-an-CH-Phap-va-Toa-an-Nhan-dan-toi-cao-Viet-Nam-ve-an-le-va 
 210 
Toạ đàm “Sức mạnh mềm văn hoá trong hoạt động ngoại giao: Kinh nghiệm 
cuả Cộng hoà Pháp” (tháng 10/2020) 
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 
https://hcma.vn/tintuc/pages/cong-tac-doi-ngoai 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_van_hoa_doi_ngoai_cua_viet_nam_trong_quan_he_voi_pha.pdf
  • pdf1. Tên dè tài luân án Ván hóa dói ngoai ca Viêt Nam trong quan hê vói Pháp giai.pdf
  • docxTom tat LA (tieng viet).docx