Luận án Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Thơ - tự nó đã ở trong lòng người, thơ đồng hành cùng với loài người khi con người biết dùng ngôn từ để diễn đạt cảm xúc. Có lẽ vì vậy mà con người sớm tìm ra cách thức để vĩnh cửu hóa nó thông qua những quy tắc, quy luật. Câu chuyện thể loại của thơ từ ngàn xưa đã được coi trọng, bằng chứng là dân tộc nào trên thế giới cũng tạo ra cho dân tộc mình những thể thơ dân tộc với những nguyên tắc sáng tạo mang đặc trưng văn hóa và thẩm mỹ của dân tộc mình. Với dân tộc Việt Nam, thơ là thể loại có “đời sống lịch sử” lâu đời nhất và cũng là thể loại được người Việt Nam vận dụng nhiều nhất trong các tình huống của đời sống văn hóa - xã hội.

Tuy nhiên, thơ vừa có tính ổn định, vừa có tính tiếp biến, bởi là sản phẩm tinh thần, khi bối cảnh lịch sử - xã hội thay đổi, không gian văn hóa xã hội thay đổi tác động đến đời sống tinh thần con người, thơ luôn là thể loại “phản ứng” nhanh nhạy nhất với sự thay đổi ấy.

1.2. Từ đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hóa. Hơn một trăm năm qua, lịch sử văn học dân tộc có nhiều vận động, thay đổi qua các chặng. Có thể hình dung các chặng ấy như sau: từ đầu thế kỷ XX đến 1930; 1930 đến 1945; 1945 đến 1986 và từ 1986 đến nay. Song, có một điều dễ nhận thấy, trong những chặng vận động ấy, thơ luôn nổi lên như thể loại chủ đạo với nhiều kết tinh nghệ thuật. Với người Việt Nam, thơ luôn là món ăn không thể thiếu trong đời sống tinh thần, thơ cũng là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn, bản lĩnh sáng tạo của người Việt Nam trong nghệ thuật ngôn từ.

Từ sau năm 1986, thơ Việt Nam phát triển vượt bậc, tiếp tục hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ thông tin phát triển. Thơ Việt Nam đang mang một diện mạo hoàn toàn mới. Cuộc bứt phá, đổi mới thơ lần này cũng diễn ra ở cả phương diện nội dung tư tưởng lẫn hình thức thể loại. Đáng kể là, dàn giao hưởng thơ cách tân lần này hiện diện một lực lượng hùng hậu với sự hội đủ các tầng lớp, thế hệ, tuy nhiên, đều có chung tâm thế: hăm hở đổi mới và giàu nội lực. Không khí đổi mới như nguồn mạch tươi mát thổi bùng sức sáng tạo trong đời sống thơ Việt Nam. Nhìn tổng thể và tập trung ở những trường hợp tiêu biểu, thơ ca Việt Nam hiện nay dường như đã lột xác hoàn toàn. Khó mà diễn tả hết những suy nghĩ và những cung bậc cảm xúc đa dạng của không khí tranh luận trên diễn đàn thơ từ sau 1986 đến nay. Nhiều tuyên ngôn thơ ra đời và thật thú vị, những tuyên ngôn có khi phủ nhận lẫn nhau.

1.3. Hành trình đổi mới thơ ca Việt Nam từ 1986 đến nay, đã đi được một chặng dài. Những thử nghiệm, những đột phá, thành công và thất bại cũng đã được kiểm chứng. Để hình dung rõ hơn sự vận động và phát triển của thể loại thơ, hơn nữa, những diễn biến, đa dạng của thơ cần được định giá thỏa đáng. Những khoảng trống trong nghiên cứu cũng là động lực và hi vọng những đóng góp, bổ khuyết mang ý nghĩa khoa học để khẳng định đóng góp của thể loại ấy đối với tiến trình phát triển của văn học Việt Nam cần tới những công trình nghiên cứu dài hơi và chuyên biệt. Đề tài “Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại” là một nỗ lực theo hướng đó.

Đề tài vừa góp phần lý giải, tổng kết, đánh giá hoạt động, cống hiến của một thể loại quan trọng trong tiến trình đổi mới nền văn học Việt Nam hiện đại, vừa là gợi ý về thể loại cho giới sáng tác.

 

doc 172 trang kiennguyen 19/08/2022 5340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại

Luận án Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại
UBDN TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
NGUYỄN THỊ DỊU
THƠ VIỆT NAM TỪ SAU 1986
DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC 
THANH HÓA - 2021
HỌC PHẦN:VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM
 SỐ TÍN CHỈ: 2
 MÃ HỌC PHẦN: 121 087
 Dùng cho ngành: Sư phạm Văn- Sử
Bậc: Cao đẳng
Thanh Hoá, 2012
UBDN TỈNH THANH HÓA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
NGUYỄN THỊ DỊU
THƠ VIỆT NAM TỪ SAU 1986
DƯỚI GÓC NHÌN THỂ LOẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9220121
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
	NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
	1. PGS.TS. Hỏa Diệu Thúy
	2. TS. Nguyễn Thanh Tâm
THANH HÓA - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu trong luận án và kết quả nghiên cứu đều trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.
Tác giả
Nguyễn Thị Dịu
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Hồng Đức, đến nay NCS đã hoàn thành luận án với đề tài Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại.
NCS xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Hỏa Diệu Thúy, TS. Nguyễn Thanh Tâm đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, giúp đỡ, động viên NCS hoàn thành bản luận án này.
	NCS xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Văn học Việt Nam, Khoa Khoa học Xã hội; Phòng Quản lý đào tạo sau đại học Trường Đại học Hồng Đức đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho NCS trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình và bạn bè thân thiết đã dành cho NCS những chia sẻ, động viên, ủng hộ cả tinh thần và vật chất giúp tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
	Thanh Hóa, tháng 12 năm 2021
Tác giả
Nguyễn Thị Dịu
MỤC LỤC
Trang 
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSPHN
Đại học sư phạm Hà Nội
H
Hà Nội
NXB
Nhà xuất bản
TP
Thành phố
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thơ - tự nó đã ở trong lòng người, thơ đồng hành cùng với loài người khi con người biết dùng ngôn từ để diễn đạt cảm xúc. Có lẽ vì vậy mà con người sớm tìm ra cách thức để vĩnh cửu hóa nó thông qua những quy tắc, quy luật. Câu chuyện thể loại của thơ từ ngàn xưa đã được coi trọng, bằng chứng là dân tộc nào trên thế giới cũng tạo ra cho dân tộc mình những thể thơ dân tộc với những nguyên tắc sáng tạo mang đặc trưng văn hóa và thẩm mỹ của dân tộc mình. Với dân tộc Việt Nam, thơ là thể loại có “đời sống lịch sử” lâu đời nhất và cũng là thể loại được người Việt Nam vận dụng nhiều nhất trong các tình huống của đời sống văn hóa - xã hội. 
Tuy nhiên, thơ vừa có tính ổn định, vừa có tính tiếp biến, bởi là sản phẩm tinh thần, khi bối cảnh lịch sử - xã hội thay đổi, không gian văn hóa xã hội thay đổi tác động đến đời sống tinh thần con người, thơ luôn là thể loại “phản ứng” nhanh nhạy nhất với sự thay đổi ấy.
1.2. Từ đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại hóa. Hơn một trăm năm qua, lịch sử văn học dân tộc có nhiều vận động, thay đổi qua các chặng. Có thể hình dung các chặng ấy như sau: từ đầu thế kỷ XX đến 1930; 1930 đến 1945; 1945 đến 1986 và từ 1986 đến nay. Song, có một điều dễ nhận thấy, trong những chặng vận động ấy, thơ luôn nổi lên như thể loại chủ đạo với nhiều kết tinh nghệ thuật. Với người Việt Nam, thơ luôn là món ăn không thể thiếu trong đời sống tinh thần, thơ cũng là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn, bản lĩnh sáng tạo của người Việt Nam trong nghệ thuật ngôn từ.
Từ sau năm 1986, thơ Việt Nam phát triển vượt bậc, tiếp tục hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, công nghệ thông tin phát triển. Thơ Việt Nam đang mang một diện mạo hoàn toàn mới. Cuộc bứt phá, đổi mới thơ lần này cũng diễn ra ở cả phương diện nội dung tư tưởng lẫn hình thức thể loại. Đáng kể là, dàn giao hưởng thơ cách tân lần này hiện diện một lực lượng hùng hậu với sự hội đủ các tầng lớp, thế hệ, tuy nhiên, đều có chung tâm thế: hăm hở đổi mới và giàu nội lực. Không khí đổi mới như nguồn mạch tươi mát thổi bùng sức sáng tạo trong đời sống thơ Việt Nam. Nhìn tổng thể và tập trung ở những trường hợp tiêu biểu, thơ ca Việt Nam hiện nay dường như đã lột xác hoàn toàn. Khó mà diễn tả hết những suy nghĩ và những cung bậc cảm xúc đa dạng của không khí tranh luận trên diễn đàn thơ từ sau 1986 đến nay. Nhiều tuyên ngôn thơ ra đời và thật thú vị, những tuyên ngôn có khi phủ nhận lẫn nhau.
1.3. Hành trình đổi mới thơ ca Việt Nam từ 1986 đến nay, đã đi được một chặng dài. Những thử nghiệm, những đột phá, thành công và thất bại cũng đã được kiểm chứng. Để hình dung rõ hơn sự vận động và phát triển của thể loại thơ, hơn nữa, những diễn biến, đa dạng của thơ cần được định giá thỏa đáng. Những khoảng trống trong nghiên cứu cũng là động lực và hi vọng những đóng góp, bổ khuyết mang ý nghĩa khoa học để khẳng định đóng góp của thể loại ấy đối với tiến trình phát triển của văn học Việt Nam cần tới những công trình nghiên cứu dài hơi và chuyên biệt. Đề tài “Thơ Việt Nam từ sau 1986 dưới góc nhìn thể loại” là một nỗ lực theo hướng đó.
Đề tài vừa góp phần lý giải, tổng kết, đánh giá hoạt động, cống hiến của một thể loại quan trọng trong tiến trình đổi mới nền văn học Việt Nam hiện đại, vừa là gợi ý về thể loại cho giới sáng tác.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến mục tiêu nghiên cứu, mô tả phân tích diện mạo của thơ Việt Nam sau 1986 từ góc nhìn thể loại, qua đó đưa ra những đánh giá khái quát, những dự báo về sự vận động thể loại của thơ trong tiến trình phát triển hội nhập với thơ hiện đại thế giới. 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Như tên của luận án đã xác lập, đối tượng nghiên cứu của luận án là “Thơ Việt Nam sau 1986 từ góc nhìn thể loại”.
Phạm vi nghiên cứu: Dạng thức tồn tại của thể loại thông qua chỉnh thể tác phẩm,vì vậy, nghiên cứu thể loại là nghiên cứu cả nội dung và hình thức văn bản tác phẩm. Với mục tiêu làm rõ đặc trưng và sự vận động thể loại của thơ từ sau 1986, luận án sẽ khảo sát, nghiên cứu các phương diện đặc trưng của thể loại, như: chủ thể trữ tình và cảm hứng thơ; Cấu trúc “động” ở dạng thức thể loại của thơ và một số cấu trúc bên trong của thi pháp thể loại (hình ảnh, ngôn ngữ, vần và nhịp thơ). 
Phạm vi khảo sát tư liệu: Trước hiện thực đời sống thi ca vô cùng phong phú, chúng tôi ưu tiên khảo sát những tác phẩm sau: trước hết là những tác phẩm đoạt giải trong các cuộc thi thơ do các tổ chức văn chương có uy tín tiến hành từ sau 1986; Tiếp đến là các tác phẩm góp phần tạo nên sự vận động đổi mới thơ sau 1986 được dư luận và công chúng độc giả quan tâm; Các tuyển tập thơ do các nhà xuất bản có uy tín tuyển chọn, giới thiệu.
Để có cơ sở cho những kết luận khách quan, khoa học, luận án sẽ mở rộng khảo sát thêm các tác phẩm thơ của giai đoạn trước đó (nhằm so sánh, đối chiếu) và những hiện tượng mới, song, chưa xuất hiện rộng rãi.
4. Nhiệm vụ của luận án
Trên cơ sở Mục tiêu, Đối tượng, Phạm vi nghiên cứu, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, luận án nghiên cứu, xác lập cơ sở lý thuyết và thực tiễn liên quan đến đề tài, đó là lý thuyết về thể loại thơ; Thực tiễn nghiên cứu về thể loại thơ sau 1986.
Thứ hai, luận án sẽ khảo sát, nghiên cứu, đánh giá “phương thức chiếm lĩnh và tái hiện đời sống” của thơ sau 1986 ở các phương diện: chủ thể trữ tình và cảm hứng thơ. 
Thứ ba, luận án sẽ nghiên cứu, đánh giá “thể thức cấu tạo văn bản” của thơ sau 1986 ở các phương diện: tổ chức văn bản, câu thơ, hình ảnh, ngôn ngữ và nhịp thơ. 
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai các ý tưởng khoa học, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau:
Phương pháp nghiên cứu thi pháp học thể loại: thể loại tồn tại thông qua tác phẩm, vì vậy, nghiên cứu thể loại là nghiên cứu cả nội dung và hình thức văn bản tác phẩm và đây thực chất là nghiên cứu thi pháp thể loại.
Phương pháp thống kê, phân loại: Trước một khối lượng lớn tác phẩm, tác giả thơ trong hơn ba mươi năm qua, lại nghiên cứu, đánh giá ở góc nhìn thể loại, vì vậy, thống kê và phân loại không chỉ là các thao tác cơ bản mà còn trở thành tư duy nghiên cứu khi nhận diện, đánh giá các tiểu loại thơ.
Phương pháp phân tích tác phẩm văn học: phương pháp này không chỉ góp phần làm sáng tỏ đặc điểm thể loại của tác phẩm mà còn làm những sáng tạo thẩm mỹ của tác phẩm, trên cơ sở đó có thể đánh giá khái quát và dự báo về sự vận động của thể loại.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp so sánh, đối chiếu cũng sẽ là phương pháp chính của đề tài, vì để thấy được sự vận động, phát triển của thể loại ở một giai đoạn cụ thể, cần so sánh, đối chiếu với tác phẩm ở cả hai chiều đồng đại và lịch đại. Phương pháp này sẽ góp phần hỗ trợ thêm tính khách quan, khoa học cho những kiến giải và nhiều khi còn giúp đưa ra những phát hiện mới mẻ, bất ngờ.
Phương pháp liên ngành: xem xét, nghiên cứu thơ sau 1986 trong mối quan hệ với các lĩnh vực như: xã hội, văn hóa, tâm lý học hoặc sự ảnh hưởng, giao thoa giữa thơ với các thể loại khác (tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, bút ký), các loại hình nghệ thuật khác như: âm nhạc, hội họa, kiến trúc, điện ảnh, sân khấu sẽ giúp cho việc cắt nghĩa và lý giải những cách tân của thơ Việt Nam sau 1986 thấu đáo, khách quan, khoa học hơn. 
Ngoài ra, để giải quyết tốt đề tài, chúng tôi sẽ tiếp cận và vận dụng một số lý thuyết hiện đại, hậu hiện đại, như: lý thuyết tiếp nhận, nữ quyền luận, phê bình sinh thái v.v để soi chiếu, lý giải các hiện tượng thơ.
6. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, trên cơ sở khảo sát các ý kiến, quan điểm về thơ, luận án xác lập những đặc trưng cơ bản của thơ dưới góc nhìn thể loại; Cũng từ những thống kê về thực trạng nghiên cứu thơ Việt Nam sau 1986, luận án chỉ ra những khoảng trống trong nghiên cứu thơ Việt Nam sau 1986 dưới góc nhìn thể loại.
Thứ hai, luận án nghiên cứu, làm rõ diện mạo thơ Việt Nam từ sau 1986, từ nội dung đến phương thức/ cách thức tái hiện đời sống và thể thức cấu tạo văn bản. 
Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu, luận án sẽ đánh giá vị trí, vai trò của thơ sau 1986 trong tiến trình vận động, đổi mới văn học Việt Nam sau 1986, đồng thời nhận diện những quy luật phổ quát của thơ đương đại (quy luật giao lưu hội nhập, sự tương tác thể loại, nhu cầu của công chúng, khát vọng sáng tạo của nhà thơ), cũng góp phần định hướng thẩm mỹ của độc giả theo hướng tích cực, đa dạng, phù hợp với thời đại.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ trở thành tài liệu tham khảo giúp cho việc tìm hiểu, học tập, nghiên cứu thơ Việt Nam trong tiến trình đổi mới hội nhập văn học thế giới, đồng thời có thể gợi ý cho giới sáng tác về sự vận động của thể loại.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận án được triển khai thành bốn chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thơ Việt Nam sau 1986 với nhu cầu trữ tình mới
Chương 3: Thơ Việt Nam sau 1986 - phong phú về thể loại
Chương 4: Thơ Việt Nam sau 1986 - một số đột phá về cấu trúc hình tượng, ngôn từ, vần và nhịp
NỘI DUNG
Chương 1. 
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan niệm về thơ
Thơ được coi là hình thái văn học đầu tiên của loài người. Ở đâu có cuộc sống ở đấy có thơ ca. Dường như từ lúc con người có nhu cầu tự  ... H.
Mã Giang Lân (2018), Tuyển tập nghiên cứu phê bình (Tập 3), NXB Văn học, H
Ngô Tự Lập (2003), Những đường bay của mê lộ, NXB Hội Nhà văn, H.
Phong Lê (1998), “Trần Dần - cái nòi bao giờ và ở đâu cũng hiếm”,Tạp chí Sông Hương, số 9.
Vi Thùy Linh (2001), Thơ tự do: Cuộc vật lộn tiếp diễn của sáng tạo và tiếp nhận in trong Về một dòng văn chương, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Long (2006), Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, H.
Nguyễn Văn Lưu (2004), Luận chiến văn chương, NXB Văn học, H.
Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học sư phạm, H.
Hồ Chí Minh (2005), Văn hóa văn nghệ cũng là một mặt trận, NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Lê Thành Nghị (2004), “Khi khát vọng cá nhân của tôi trữ tình được đánh thức”, Phụ bản thơ, Báo Văn nghệ, số 13.
Vương Trí Nhàn (1994), “Về những tìm tòi hình thức trong thơ gần đây”, Báo Văn nghệ, số 32.
Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức (1971), Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại), NXB Khoa học xã hội, H.
Lã Nguyên (2012), Lý luận văn học những vấn đề hiện đại, NXB Đại học Sư phạm, H.
Nhiều tác giả (1999), Năm mươi năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám, NXB Đại học Quốc gia, H.
Nhiều tác giả (2012), Thơ Việt Nam hiện đại& Nguyễn Quang Thiều, NXB Hội Nhà văn, H.
Nhiều tác giả (2004), “Thơ hiện đại cần mới nhưng phải hay” (Thảo luận về tập Giấc mơ hình chiếc thớt của Trần Quang Quý), Báo Văn nghệ, số 40.
Nhiều tác giả (2004), Thơ Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, H.
Nhiều tác giả (2013),Kỷ yếu Tọa đàm: Dương Kiều Minh trong diễn trình đổi mới thi ca đương đại, Khoa viết văn – báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội, 
Lê Lưu Oanh (1993), “Sự nhạt dần của chất sử thi trong thơ trữ tình hiện nay”, Thông báo khoa học, Đại học Sự phạm I Hà Nội, số 1/1994.
Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 2000, NXB Đại học Quốc gia, H.
Mai Văn Phấn (2001), Không gian khác, NXB Hội Nhà văn, H.
Võ Phiến, (1986), Văn học Miền Nam: Tổng quan, NXB Người Việt book. 
Huỳnh Như Phương (1993), “Văn học hôm nay đang nhìn lại chính mình”, Tạp chí Văn học, số 1.
Nguyễn Quân (1994), “Lê Đạt - Bóng chữ bằng trực giác”, Tạp chí Tác phẩm mới, số 9.
Nguyễn Hưng Quốc (1996), Thơ vv...và vv..., NXB Văn nghệ, H.
Lê Hồ Quang (2015), Âm thanh của tưởng tượng, NXB đại học Vinh. 
Trần Huyền Sâm (2016), Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại, NXB Phụ nữ, H.
Chu Văn Sơn (2019),Tự tình cùng cái đẹp, NXB Hội Nhà văn, H.
Trịnh Thanh Sơn (2003), “Phê bình thơ hôm nay”, Phụ bản thơ, Báo Văn nghệ, số 4.
Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, H.
Trần Đình Sử (1994), “Hành trình thơ Việt Nam hiện đại”, Báo Văn nghệ, số 41.
Nguyễn Thanh Tâm (2015), Loại hình thơ mới Việt Nam (1932 - 1945), NXB đại học Quốc gia H.
Nguyễn Thanh Tâm (2018),Giới hạn của những huyền thoại, NXB Văn học, H.
Trần Thị Minh Tâm (2017), Thơ Việt Nam đầu thế kỷ XXI: Diện mạo và đặc điểm, Luận án tiến sỹ Ngữ văn, trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn. 
Hoài Thanh - Hoài Chân (2006), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, H.
Nguyễn Bá Thành (2012), Giáo trình Tư duy thơ hiện đại (2012), NXB đại học Quốc gia Hà Nội, H.
Nguyễn Trọng Tạo (2007),“Mấy suy nghĩ về thơ và thơ trẻ”, Báo Văn nghệ, số 9.
Lưu Khánh Thơ (2005), Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại, NXB Khoa học xã hội, H.
Bích Thu (2014), Văn học Việt Nam hiện đại - Sáng tạo và tiếp nhận, NXB Văn học, H.
Đỗ Lai Thúy (2000), Mắt thơ, NXB Văn hóa thông tin, H.
Đỗ Lai Thúy ( 2012), Thơ như là mỹ học của cái khác, NXB Hội Nhà văn, H.
Đỗ Lai Thúy ( 2020), Tròng trành và lệch chuẩn, NXB Hội Nhà văn, H.
Hỏa Diệu Thúy (2012), Văn học hiện đại Thanh Hóa, NXB Hội nhà văn, H.
Đặng Thu Thủy (2008), Những đổi mới cơ bản của thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội, H.
Trần Mạnh Tiến (2019), Thơ Việt trên hành trình đổi mới, NXB Hội Nhà văn, H.
Lê Dục Tú (1992), “Về một số đặc điểm của thơ hôm nay”, Tạp chí Văn học, số 3.
Tuần báo văn nghệ (1987), “Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện với văn nghệ sĩ”,Báo Văn nghệ, số 42.
Từ điển triết học (1986), NXB Tiến bộ, Matxcơva (Bản tiếng Việt).
Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
Viện ngôn ngữ học (2018), Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), NXB Hồng Đức
Tiếng Anh
Rolad Barthes (1972), Le Degré zéro de l'écriture suivi de Nouveaux essais critiques, Editions du Seuil: Paris.
Fiedler, L. (1975)“Cross the Border – Close the Gap: Postmodernism” in trong tập American Literature since 1900 do Cunliffe chủ biên, Sphere Books, London, 1975, tr. 344-366.
Sontag, S. (1966), Against Interpretation and Other Essays, Delta, New York.
PHỤ LỤC
CÁC TẬP THƠ ĐƯỢC KHẢO SÁT
Võ Thanh An (1990), Những con chim báo mùa, NXB Hội nhà văn, H.
Dương Kỳ Anh (1989), Và anh đợi, NXB Lao động, H.
Phùng Khắc Bắc (1991), Một chấm xanh, NXB Quân đội nhân dân, H.
Thu Bồn (1986), Người vắt sữa bầu trời, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
Đồng Đức Bốn (1993), Chăn trâu đốt lửa, NXB Lao động, H.
Đồng Đức Bốn (2003), Trở về với mẹ ta thôi. NXB Hội nhà văn, H.
Nguyễn Công Bình (1994), Người gánh bóng mình, NXB Văn hóa, H.
Nguyễn Công Bình (2001), Một người phía chân trời, NXB Thanh niên, H.
Hoàng Cầm (1993), Bên kia sông Đuống, NXB Văn hóa, H.
Hoàng Nhuận Cầm (1992), Xúc xắc mùa thu, NXB Hội nhà văn, H.
Nguyễn Quốc Chánh (1987), Khí hậu đồ vật, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Quốc Chánh (1990), Đêm mặt trời mọc, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Châu (1990), Cuộc đời một chiếc lá, NXB Lao động, H.
Nguyễn Việt Chiến (1992), Ngọn sóng thời gian, NXB Thanh niên H.
Trần Dần (2008), Thơ, NXB Đà Nẵng.
Lê Đạt, Dương Tường (1989), Ba mươi sáu bài tình, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
Lê Đạt (1999), Viết khúc giao thừa, TC Thơ, USA.
Lê Đạt (2014), Bóng chữ, Ngó lời, Hèn đại nhân, NXB Hội nhà văn, H.
Trần Quang Đạo (1991), Luân khúc, NXB Quân đội nhân dân, H.
Trần Quang Đạo (1998), Vòng tay cỏ, NXB Văn học, H.
Trần Quang Đạo (2001), Ngọn cỏ thời yêu nhau, NXB Văn học, H.
Trần Quang Đạo (2004), Khúc biến tấu xương rồng, NXB Hội nhà văn, H.
Nguyễn Khoa Điềm (1986), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm, NXB Tác phẩm mới, H.
Đặng Huy Giang (2000), Hai bàn tay sao, NXB Hội nhà văn, H.
Đặng Huy Giang (2003), Đời sống, NXB Hội nhà văn, H.
Văn Cầm Hải (1995), Người đi chăn sóng biển, NXB Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế.
Nghiêm Thị Hằng (1990), Mưa mùa thu, Hội Văn học nghệ thuật H.
Dư Thị Hoàn (1988), Lối nhỏ, Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng.
Nguyễn Trọng Hoàn (1997), Huyền cầm, NXB Hội nhà văn, H.
Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Ngẫu cảm, NXB Hội nhà văn, H.
Hoàng Hưng (1988), Ngựa biển, NXB Trẻ TP. Hồ Chí Minh.
Hoàng Hưng (1993), Người đi tìm mặt, NXB Văn hóa thông tin, TP. Hồ Chí Minh.
Tố Hữu (1992), Một tiếng đờn, NXB Văn học, H.
Trương Nam Hương (1990), Khúc hát người xa xứ, NXB Văn học, H.
Trương Nam Hương (1999), Viết tặng những mùa xưa, NXB Thanh niên, H.
Trương Nam Hương (2008), Ra ngoài ngàn năm, NXB Văn học, H.
Đặng Vương Hưng (1994), Thời tôi mang áo lính, NXB Văn học, H.
Đặng Vương Hưng (1997), Gửi người trong mơ, NXB Văn học, H.
Inrasara (1999), Tháp nắng, NXB Thanh niên, H.
Inrasara (1999), Hành hương em, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
Inrasara (2002), Lễ tẩy trần tháng tư, NXB Hội nhà văn, H.
Nguyễn Thanh Kim (1989), Trăng soi thật mình, NXB Thanh niên, H.
Nguyễn Thụy Kha (1989), Lúc ấy biển, NXB Tổng hợp Nghĩa Bình.
Trần Đăng Khoa (1985), Bên của sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, H.
Nguyễn Linh Khiếu (1993), Chùm mơ tiên cảm, NXB Văn học, H.
Đỗ Trọng Khơi (1992), Con chim thiêng vẫn bay, NXB Văn hóa, H.
Đỗ Trọng Khơi (1994), Tháng mười thương mến, Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình.
Mã Giang Lân (2021), Tuyển tập thơ,NXB Hội nhà văn, H.
Phạm Thị Ngọc Liên (2004), Thức đến sáng và mơ, NXB Hội nhà văn, H.
Mai Linh (2000), Thơ Ký gửi, NXB Văn học, H.
Mai Linh (2004), Cho, NXB Hội nhà văn, H.
Nguyễn Thế Hoàng Linh (2011), Hở, NXB Hội nhà văn, H.
Nguyễn Thế Hoàng Linh (2013), Mật thư, NXB Văn học, H.
Vi Thùy Linh (1999), Khát, NXB Thanh niên, H.
Vi Thùy Linh (2000), Linh, NXB Hội Nhà văn, H.
Vi Thùy Linh (2005), Đồng Tử, NXB Hội Nhà văn, H.
Ly Hoàng Ly (1999), Cỏ trắng, NXB Hội Nhà văn, H.
Ly Hoàng Ly (2005), Lô lô, NXB Hội Nhà văn, H.
Lữ Mai (2010), Giấc,NXB Hội Nhà văn, H.
Nguyễn Thị Mai (1995), Thời hoa gạo cháy, NXB Phụ nữ, H.
Nguyễn Thị Mai (1997), Nón trắng sang đò, NXB Văn hóa thông tin, H.
Nguyễn Thị Mai (2001), Một khúc sông trăng, NXB Văn học, H.
Nguyễn Phan Quế Mai (2010), Cởi gió, NXB Hội Nhà văn, H.
Nguyễn Phan Quế Mai (2015), Tổ quốc gọi tên, NXB Phụ Nữ, H. 
Đoàn Văn Mật (2013), Bóng người trước mặt, NXB Hội Nhà văn, H.
Dương Kiều Minh (1989), Củi lửa, NXB Tác phẩm mới, H.
Dương Kiều Minh (2011), Thơ Dương Kiều Minh, NXB Hội Nhà văn, H.
Lê Thành Nghị (2010), Sông trôi không lời, NXB Hội Nhà văn, H.
Ý Nhi (1987), Ngày thường, NXB Đà Nẵng.
Ý Nhi (1991), Mưa tuyết, NXB Phụ nữ, TP Hồ Chí Minh.
Ý Nhi (1991), Gương mặt, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Hồng Ngát (1989), Nhớ và khát, NXBTác phẩm mới, H.
Nguyễn Thị Hồng Ngát (1991), Ngôi nhà sau cơn bão, NXB Văn học, H.
Mai Văn Phấn (2011), Thơ tuyển Mai Văn Phấn, NXB Hội Nhà văn, H.
Mai Văn Phấn (2013), Vừa sinh ra ở đó, NXB Hội Nhà văn, H.
Mai Văn Phấn (2015), Thả, NXB Hội Nhà văn, H.
Mai Văn Phấn (2018), Tĩnh lặng silence, NXB Hội Nhà văn, H.
Mai Văn Phấn (2018),Lặng yên cho nước chảy, NXB Hội Nhà văn, H.
Ngô Văn Phú (1991), Một mình, NXB Hà Nội, H.
Đỗ Doãn Phương (2011), Hoan ca, NXB Hội Nhà văn, H.
Nguyễn Bình Phương (2015), Xa xăm gõ cửa, NXB Văn học, H.
Y Phương (1986), Tiếng hát tháng giêng, Sở văn hóa thông tin Cao Bằng.
Trần Quang Quý (2006), Siêu thị mặt, NXB Hội Nhà văn, H.
Đỗ Trung Quân (1989), Nói với thời gian, NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.
Xuân Quỳnh (1989), Thơ, NXB , H.
Xuân Quỳnh (2011), Không bao giờ là cuối, NXB Hội Nhà văn, H.
Nguyễn Trọng Tạo (2007), 36 bài thơ, NXB Lao động, H.
Lê Vĩnh Tài (2004), Và nỗi nhớ đã bắt đầu với gió, NXB Văn nghệ, TP. HCM.
Thanh Thảo (1987), Những người đi tới biển, NXB Văn học, H.
Nguyễn Đình Thi (1987), Giấc mơ, NXB Văn học, H.
Hữu Thỉnh (2005), Thương lượng với thời gian, NXB Hội Nhà văn, H.
Nguyễn Quang Thiều (1990), Ngôi nhà mười bảy tuổi, NXB Thanh niên, H.
Nguyễn Quang Thiều (2010), Châu thổ, NXB Hội Nhà văn, H.
Hoàng Vũ Thuật (2003), Tháp nghiêng, NXB Hội Nhà văn, H.
Phan Huyền Thư (2002), Nằm nghiêng, NXB Hội Nhà văn, H.
Phan Huyền Thư (2005), Rỗng ngực, NXB Hội Nhà văn, H.
Vũ Từ Trang (2011), Những vòng tròn không đồng tâm, NXB Hội Nhà văn, H.
Phạm Công Trứ (1990), Lời thề cỏ may, NXB Thanh niên, H.
Nguyễn Phong Việt (2014), Sinh ra để cô đơn, NXB Văn học, H.
Nguyễn Phong Việt (2015), Sống cuộc đời bình thường, NXB Hội Nhà văn, H.
Nhóm tác giả (1993), Tuyển tập thơ Việt Nam hiện đại, NXB Hà Nội.
Nhiều tác giả (2010), Thơ mười năm đầu thế kỷ XXI, tập 1, NXB Hội Nhà văn, H.
Nhiều tác giả (2010), Thơ mười năm đầu thế kỷ XXI, tập 2, NXB Hội Nhà văn, H.
Sưu tập Văn nghệ, tập 2 (2005), 1948 - 1954, NXB Hội Nhà văn, H.

File đính kèm:

  • docluan_an_tho_viet_nam_tu_sau_1986_duoi_goc_nhin_the_loai.doc
  • pdfdanh sách HĐ.pdf
  • pdfLUAN AN NGUYEN THI DIU BV 31.12.2021.pdf
  • docTOM TAT NGUYEN THI DIU BV 31.12.2021 in 25 cuon.doc
  • pdfTOM TAT NGUYEN THI DIU BV 31.12.2021 in 25 cuon.pdf
  • dotTÓM TẮT NGUYEN THI DỊU 30.12.2021_ENG BAO VE 31.12.2021.dot
  • pdfTÓM TẮT NGUYEN THI DỊU 30.12.2021_ENG BAO VE 31.12.2021.pdf
  • docxThông tin luận án.tiếng Anh.docx
  • pdfThông tin luận án.tiếng Anh.pdf
  • docTHÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ.doc
  • pdfTHÔNG TIN VỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ.pdf