Luận án Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam

Nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường

nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ xuất phát

từ một số lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, việc bảo vệ môi trường (BVMT) được thực hiện bởi nhiều cá nhân,

tổ chức và được Nhà nước quản lý thông qua các công cụ khác nhau. Trong thực

tiễn những năm vừa qua, các công cụ hành chính, hình sự được sử dụng chủ yếu

hơn, rộng hơn. Thực tế này xuất phát từ đặc điểm kinh tế, xã hội của đất nước trong

thời kỳ kinh tế tập trung cũng như trong quá trình đổi mới để chuyển sang nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó các biện pháp tuyên truyền

giáo dục nhằm nâng cao ý thức cộng đồng đối với hoạt động BVMT cũng được đẩy

mạnh. Do nhiều lý do nên công cụ kinh tế ít được sử dụng hơn và thực tế chỉ mới

xuất hiện trong pháp luật và chính sách của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua. Mỗi

công cụ có những ưu, nhược điểm riêng song có thể nhận thấy rằng vai trò của các

công cụ kinh tế (mà thuế là một bộ phận) ngày càng được chú trọng bởi hiệu quả

của chúng đối với việc BVMT, xét ở cả khía cạnh quản lý của cơ quan nhà nước lẫn

ở khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp và cá nhân

pdf 230 trang kiennguyen 20/08/2022 6400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam

Luận án Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
ĐẶNG KIM PHƯƠNG 
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG 
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
HÀ NỘI - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
ĐẶNG KIM PHƯƠNG 
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ MÔI TRƯỜNG NHẰM NÂNG 
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Chuyên ngành: Luật kinh tế 
Mã số: 9380107 
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Hồng Hạnh 
HÀ NỘI - 2021 
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Mọi 
số liệu, kết quả nghiên cứu đã công bố được tham khảo trong luận án đều trung thực 
và trích dẫn nguồn tài liệu đúng quy định. Những kết quả nghiên cứu của luận án 
chưa từng được công bố trong bất cứ công trình của tác giả nào khác. 
 Nghiên cứu sinh 
 Đặng Kim Phương 
MỤC LỤC 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
DANH MỤC HÌNH VẼ 
DANH MỤC BẢNG BIỂU 
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1 
PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 9 
1. Những kết quả nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài ................................................ 9 
1.1. Những kết quả nghiên cứu lý luận về pháp luật thuế môi trường................................... 9 
1.2. Những kết quả nghiên cứu về thực trạng pháp luật thuế môi trường và những giải 
pháp hoàn thiện pháp luật thuế môi trường ở Việt Nam ...................................................... 15 
1.3. Đánh giá những vấn đề được nghiên cứu từ mục tiêu của luận án .............................. 17 
2. Định hướng nghiên cứu của luận án ..................................................................................... 19 
2.1. Phương pháp luận và giả thuyết nghiên cứu .................................................................. 19 
2.2. Một số đề xuất nghiên cứu cụ thể ................................................................................... 21 
2.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu .............................................................................................. 21 
2.4. Nội dung chính của luận án ............................................................................................ 23 
Kết luận phần tổng quan về vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 25 
PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................................................... 26 
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ MÔI 
TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ....................................................... 26 
1.1. Một số vấn đề lý luận về thuế môi trường ......................................................................... 26 
1.1.1. Sự phát triển của thuế môi trường ............................................................................... 26 
1.1.2. Định nghĩa thuế môi trường ......................................................................................... 29 
1.1.3. Đặc điểm của thuế môi trường ..................................................................................... 35 
1.1.4. Phân loại thuế môi trường ............................................................................................ 38 
1.1.5. Vai trò của thuế môi trường ......................................................................................... 40 
1.2. Nguyên tắc, cấu trúc và các yếu tố chi phối pháp luật thuế môi trường ........................ 43 
1.2.1. Các nguyên tắc của pháp luật thuế môi trường ........................................................... 43 
1.2.2. Cấu trúc pháp luật thuế môi trường ............................................................................. 51 
1.2.3. Các yếu tố chi phối pháp luật thuế môi trường ........................................................... 57 
1.3. Những vấn đề lý luận về hiệu quả thực hiện của pháp luật thuế môi trường ............... 62 
1.3.1. Tổng quan về hiệu quả thực hiện của pháp luật thuế môi trường ............................. 62 
1.3.2. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện của pháp luật thuế môi trường ................. 65 
1.4. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật thuế môi trường ........................... 75 
1.4.1. Tiêu chí về tính toàn diện ............................................................................................. 75 
1.4.2. Tiêu chí về tính đồng bộ và tính thống nhất ................................................................ 76 
1.4.3. Tiêu chí về tính phù hợp và tính khả thi ...................................................................... 76 
1.4.4. Tiêu chí về kỹ thuật xây dựng pháp luật ...................................................................... 77 
Kết luận chương 1 ...................................................................................................................... 78 
Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT THUẾ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 
VỚI YÊU CẦU NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN ........................................................... 80 
2.1. Đánh giá các quy định pháp luật về nội dung thuế môi trường với yêu cầu nâng cao 
hiệu quả thực hiện ...................................................................................................................... 80 
2.1.1. Đánh giá các quy định pháp luật về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế môi trường
 .................................................................................................................................................. 80 
2.1.2. Đánh giá các quy định pháp luật điều chỉnh căn cứ tính thuế môi trường ............... 95 
2.2. Đánh giá các quy định pháp luật về quản lý thuế môi trường với yêu cầu nâng cao hiệu 
quả thực hiện ............................................................................................................................ 117 
2.2.1. Đánh giá các quy định pháp luật thuế môi trường về thủ tục hành chính .............. 118 
2.2.2. Đánh giá các quy định về giám sát và bảo đảm sự tuân thủ pháp luật thuế môi trường
 ................................................................................................................................................ 129 
Kết luận chương 2 ........................................................................................................................ 134 
Chương 3. MỘT SỐ YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT THUẾ MÔI 
TRƯỜNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN Ở VIỆT NAM ........................... 136 
3.1. Các yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật thuế môi trường ở Việt Nam .............. 136 
3.1.1. Thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển 
bền vững ................................................................................................................................ 136 
3.1.2. Đảm bảo tính hiệu quả, tính thống nhất của pháp luật thuế môi trường trong hệ 
thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ..... 140 
3.1.3. Đáp ứng các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo vệ môi trường thông qua sử dụng 
các công cụ kinh tế ................................................................................................................ 143 
3.2. Một số giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật thuế môi trường nhằm nâng 
cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam ......................................................................................... 146 
3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về nội dung thuế môi trường ...................... 146 
3.2.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý thuế môi trường ......................... 154 
Kết luận chương 3 ................................................................................................................ 165 
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN ...................................................................................................... 167 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
BAU Kịch bản thông thường 
BVMT Bảo vệ môi trường 
ETR Environmental Tax Reform 
(Cải cách thuế môi trường) 
EE Energy Efficency 
(Hiệu quả năng lượng) 
EU European Union 
(Cộng đồng châu Âu) 
Eurostat European Statistics 
(Cơ quan thống kê châu Âu) 
GHG Green House Gas 
(Khí gây hiệu ứng nhà kính) 
LULUCF Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp 
NDC Đóng góp do quốc gia tự quyết định 
NSNN Ngân sách nhà nước 
OECD Organisation for economic co-operation and development 
(Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) 
ONS The UK’s Office for National Statistics 
(Văn phòng Thống kê Vương quốc Anh) 
PPP The polluter pays principle 
(Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền) 
RE Renewable Energy 
(Năng lượng tái tạo) 
DANH MỤC HÌNH VẼ 
Hình 1.3.2.1a: Tác động của ETR đến phát thải GHG 61 
Hình 1.3.2.1b: Tác động của ETR đến nhu cầu tiêu thụ năng 
lượng hóa thạch 
61 
Hình 1.3.2.2: Tham nhũng gắn liền với thất thoát nguồn thu 65 
DANH MỤC BẢNG BIỂU 
Bảng 2.1.2.1: Số thu thuế BVMT chi tiết theo các nhóm hàng 
hóa từ năm 2012 đến năm 2016 
95 
Bảng 2.1.2.2a : Tỷ lệ thu thuế tài nguyên so với GDP và thu 
NSNN giai đoạn 2011 - 2016 
103 
Bảng 2.1.2.2b: Phân bổ nguồn thu từ khai thác khoáng sản tại 
tỉnh Hà Giang 
107 
Bảng 2.2.1: Chi phí quản lý thuế của một số quốc gia 123 
Bảng 3.2.2.5: Các khoản thu trong khai thác khoáng sản 151 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu 
Nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề “Hoàn thiện pháp luật thuế môi trường 
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ xuất phát 
từ một số lý do cơ bản sau: 
Thứ nhất, việc bảo vệ môi trường (BVMT) được thực hiện bởi nhiều cá nhân, 
tổ chức và được Nhà nước quản lý thông qua các công cụ khác nhau. Trong thực 
tiễn những năm vừa qua, các công cụ hành chính, hình sự được sử dụng chủ yếu 
hơn, rộng hơn. Thực tế này xuất phát từ đặc điểm kinh tế, xã hội của đất nước trong 
thời kỳ kinh tế tập trung cũng như trong quá trình đổi mới để chuyển sang nền kinh 
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó các biện pháp tuyên truyền 
giáo dục nhằm nâng cao ý thức cộng đồng đối với hoạt động BVMT cũng được đẩy 
mạnh. Do nhiều lý do nên công cụ kinh tế ít được sử dụng hơn và thực tế chỉ mới 
xuất hiện trong pháp luật và chính sách của Việt Nam trong thập kỷ vừa qua. Mỗi 
công cụ có những ưu, nhược điểm riêng song có thể nhận thấy rằng vai trò của các 
công cụ kinh tế (mà thuế là một bộ phận) ngày càng được chú trọng bởi hiệu quả 
của chúng đối với việc BVMT, xét ở cả khía cạnh quản lý của cơ quan nhà nước lẫn 
ở khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp và cá nhân1. 
Các công cụ hành chính, hình sự mặc dù có khả năng kiềm chế tác động tiêu 
cực của các chủ thể đến môi trường nhưng không có khả năng bù đắp các chi phí 
mà xã hội đã phải bỏ ra để khắc phục những thiệt hại đối với môi ... lốp xe đạp. 
- Săn xuất hộp nhựa mỹ phẩm, hộp nhựa 
- Sản xuất vỏ, bao gói kẹo gồm 3 hoặc ít hơn 3 nguyên vật 
liệu 
0,8 KRW/gam 
16 KRW/đơn vị 
120 KRW/đơn vị 
75 KRW/đơn vị 
100 KRW/kg 
140 KRW/kg 
7 KRW/bình 
16 KRW/bình 
25 KRW/lít 
5 KRW/ đơn vị 
7 KRW/ đơn vị 
9 KRW/ đơn vị 
450 KRW / đơn vị 
130 KRW/ đơn vị 
50 KRW/ đơn vị 
0,7 KRW/đơn vị 
6 KRW/đơn vị 
- Sản xuất nhựa Polyacetal 
- Nhựa khác 
0,355 % giá bán 
0,7% giá bán 
25 Trung Quốc 
- Các chất gây ô nhiễm không khí 
- Các chất gây ô nhiễm nước 
- Chất thải rắn: 
+ Đất đá thải bỏ sau khai thác than 
+ Chất thải rắn độc hại 
+ Phế phẩm 
+ Tro, xỉ và các chất thải rắn khác 
- Tiếng ồn 
- Trung Quốc cấm sản xuất, bán, sử dụng túi nilông độ dày 
nhỏ hơn 0,025mm 
1,2 đến 12 NDT 
1,4 đến 14 NDT 
5 NDT/tấn 
1000 NDT/tấn 
15 NDT/tấn 
25 NDT/tấn 
Từ 350 NDT/tháng đến 
11200 NDT/tháng tùy 
theo mức độ vượt quá 
tiêu chuẩn tiếng ồn cho 
phép 
Thuế suất x số 
lượng 
26 Singapore 
1. Thuế năng lượng: 
Xăng octan 92/95 
Xăng octan 97 và trên 97 
0,4 Đô la Sin/lít 
0,44 Đô la Sin/lít 
Thuế suất x số 
lượng 
27 Mỹ 
Thuế nhiên liệu: 
- Xăng 
- Diesel 
- Xăng dùng cho hàng không 
- Nhiên liệu dùng cho tàu thuyền 
1,4 USD/galong 
1,8 USD/galong 
1,6 USD/galong 
1,8 USD/galong 
28 Hồng Kông 
- Thuế túi nilông 
- Thuế nhiên liệu: 
+ Xăng 
+ Diesel 
+ Xăng ô tô 
0,05 USD/túi (50 HK 
cent/túi) 
0,6 USD/galong 
0,63 USD/galong 
0,2 USD/galong 
29 Congo Thuế thuốc trừ sâu 30% 
30 Malawi Thuế thuốc trừ sâu 25% 
31 Zimbabuwe Thuế thuốc trừ sâu 15% 
PHỤ LỤC 4254 
Thuế tài nguyên của một số quốc gia 
1. Afghanistan 
Đối tượng chịu thuế Tất cả các tài nguyên trên hoặc dưới bề mặt, trừ 
hydrocarbons và nước 
Cơ sở tính thuế: Tính trên tổng doanh thu 
Thuế suất: Từ 5% (đối với các tài nguyên sử dụng trong sản xuất 
công nghiệp) đến 10% tổng doanh thu (đối với các loại đá 
quý) 
2. Ấn Độ 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Giá bán 
Thuế suất: 
Đá quý: 10%; Apatit: 5% ; Phosphat: 11%; Asbestos: 726 
rupees/tấn; Barytes: 7,5%; Bio xit: 0,35%; Cadmium: 
10%; Đá : 15% ; Đất sét: 21 rupees/tấn; Chro-mit: 7,5%; 
Đồng: 3,2%; Kim cương: 10%; Vàng: 0,5%; Đá graphit: 
225 rupees/tấn; Quặng sắt: 24 rupees/tấn; Chì: 5%; Quặng 
măng-gan: 3%; Nikel: 0,1%; 
Thuế TNDN: 35% 
3. Sri Lanka 
Đối tượng chịu thuế Khoáng sản ở bất cứ dạng lỏng, rắn hay khí, nằm trên hay 
dưới mặt đất, gồm cả muối và than bùn nhưng không tính 
hydrocarbon 
Cơ sở tính thuế Tính trên tổng doanh thu 
Thuế suất: 0,5% tổng doanh thu 
4. Trung Quốc 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Giá bán trước thuế 
Thuế suất: Than: 2%-10% do địa phương quy định cụ thể 
Dầu thô: 5%-10%; vàng 1%-4%; quặng sắt 1%-6%; chì, 
kẽm, nikel 2%-6%; bauxite 3%-9% 
Thuế TNDN: Trung ương 33%; Địa phương 3% 
5. Mongolia 
Đối tượng chịu thuế Áp dụng với việc khai thác tất cả các loại tài nguyên thiên 
254 Nguồn: https://pinedatabase.oecd.org/Query_2.aspx?QryCtx=1&isid=4c16dba1-
977c-4a59-b4c3-c73aa11ab760 truy cập ngày 05/5/2019 
nhiên trừ nước, xăng dầu và gas tự nhiên 
Cơ sở tính thuế Giá bán ấn định dựa trên giá bán trong nước và quốc tế 
Thuế suất: Than đá và các tài nguyên phổ biến: 2,5% giá bán của thành 
phẩm khai thác từ quyền khai thác mở được bán, đặt mua 
hoặc sử dụng; 
Với các sản phẩm khác áp dụng mức thuế suất 5 %; Đá quý: 
5% -7,5% 
6. Myanmar 
Đối tượng chịu thuế Kim loại quý, khoáng sản công nghiệp, đá 
Cơ sở tính thuế Giá bán hoặc giá tham chiếu quốc tế (nếu có) 
Thuế suất: - Vàng, bạc, platin, iridi, palladi, rutherni, rhodi, tantalu, 
columbi, niobi, urani, thori và các kim loại quý khác: 4% -
5%; 
- Kẽm, đồng, chì , thiếc, Vonfram, nickel, antimony, alumini, 
arsen, bismuth, cadi, chromi, cobalt, mangan and và các kim 
loại khác: 3% - 4%: 
- Khoáng sản công nghiệp và đá:1% - 3%. 
7. Lào 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Doanh thu 
Thuế suất: 3%-5% doanh thu theo hợp đồng doanh nghiệp ký kết với 
Chính phủ; 
Thuế TNDN: 35% 
8. Philippines 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Doanh thu 
Thuế suất: 5% doanh thu khai thác quặng; 
Thuế TNDN: 32% 
9. Bờ biển Ngà 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Tính trên doanh thu 
Thuế suất: Kim loại: 2% - 4%; Kim loại quý: 1,5% - 3% tuỳ loại; Đá 
quý, kim cương: 5%; 
Không đánh thuế với nguyên vật liệu xây dựng; 
Thuế TNDN: 35% 
10. Nam Phi 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Tính trên doanh thu 
Thuế suất: Từ 0,5% đến 5% trên doanh thu khai thác quặng; 
Thuế TNDN: 43% 
11. Zambia 
Đối tượng chịu thuế Các kim loại cơ bản: Đá quý, kim loại quý; Khoáng sản khác 
Cơ sở tính thuế Tổng giá trị (giá bán FOB) tại điểm xuất khẩu từ Zambia 
hoặc điểm nhận hàng trong nội địa Zambia 
Thuế suất: 3% tổng giá trị với các kim loại cơ bản được phép khai thác 
theo quy định tại giấy phép; 5% tổng giá trị đá quý hoặc kim 
loại quý theo quy định tại giấy phép; 2% tổng giá trị với các 
khoáng sản khác. Thuế suất có thể là thỏa thuận trong các 
hiệp định về phát triển 
12. Boswana 
Đối tượng chịu thuế Tài nguyên ở dạng rắn, lỏng hay khí, trừ xăng dầu và nước tự 
nhiên thuộc sở hữu công cộng hay tư nhân theo mục đích sử 
dụng quy định tại Luật sử dụng nước 
Cơ sở tính thuế Dựa trên tổng giá trị thị trường của tài nguyên, được xác định 
là giá bán nhận được tại mỏ 
Thuế suất: Đá quý: 10%; Kim loại quý: 5%; Các tài nguyên và sản 
phẩm tài nguyên khác: 3%. 
Thuế tài nguyên được nộp trên một tài nguyên hoặc thương 
phẩm theo hóa đơn thanh toán 
13. Congo 
Đối tượng chịu thuế Tập hợp các yếu tố hình thành một hóa chất tự nhiên, đơn 
giản hay phức tạp, vô cơ hoặc hữu cơ, thường tổn tại ở dạng 
chất rắn, và trong một vài trường hợp đặc biệt dưới dạng chất 
lỏng hoặc khí 
Cơ sở tính thuế - Dựa trên doanh thu bán tài nguyên trừ đi chi phí vận 
chuyển, phân tích .. Giá bán phải cao hơn hoặc bằng với 
giá có thể nhận được từ việc bán thành phẩm cho bên thứ 3. 
- Các loại chi phí được giảm trừ: a) Chi phí thuê nhà xưởng 
phục vụ hoạt động khai thác; b) Chi phí chung cho việc bảo 
trì các thiết bị khai thác; c) Tiền lương, tiền công, tiền 
thưởng, trợ cấp cho người lao động tại khu khai thác mỏ; d) 
Lãi suất vốn vay từ bên thứ ba; e) Chi phí vận chuyển, bảo 
hiểm môi giới, hoa hồng; f) Lợi nhuận chia cho các cổ đông 
của doanh nghiệp; g) Lương của Hội đồng quản trị công ty 
liên doanh 
Thuế suất: 0,5% áp dụng với sắt hoặc hợp kim sắt; 
2% phi kim; 
2,5% kim loại quý; 
4% với đá quý; 
1% với tài nguyên công nghiệp, chất rắn, hydrocarbons và 
các chất khác; 
0% áp dụng với vật liệu xây dựng 
14. Chile 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Thu nhập ròng chịu thuế có cộng và trừ một số khoản doanh 
thu phi kinh doanh 
Thuế suất: Các mức thuế suất khác nhau đối với các loại khoáng sản 
nhưng đều dưới 5% giá bán quặng khai thác 
Than: 0%-14% 
Thuế TNDN: 50% 
15.Venezuela 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Giá bán 
Thuế suất: Vàng: 1%; Khoáng sản kim loại khác: 3% 
Thuế TNDN: 30% 
16. Peru 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Giá bán 
Thuế suất: Khoáng sản kim loại: 2 USD/hecta/năm; 
Khoáng sản không kim loại: 1 USD/hecta/năm. 
Thuế TNDN: 30% 
17. Argentina 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Giá trị tại cửa mỏ (mine head value - hay còn gọi là lãi gộp) 
bằng giá bán đầu nguồn trừ đi chi phí khai thác trực tiếp 
(không bao gồm khấu hao tài sản cố định) 
Thuế suất: Một số tỉnh thu với mức thuế suất dưới 3% trên doanh thu 
bán sản phẩm khai thác trừ đi các chi phí sàng tuyển, phân 
loại quặng; một số tỉnh không thu. 
Thuế TNDN: 40% 
18. Bolivia 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Doanh thu 
Thuế suất: Dưới 9% trên doanh thu khai thác 
Thuế TNDN: 25% 
19. Brazil 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Doanh thu 
Thuế suất: Vàng: 3%; Khoáng sản khác: Bio-xít, măng gan là 3%; 
Quặng sắt, hoá chất, than và các khoáng chất khác là 2%; 
Các loại đá quý là 0,2%; 
Thuế TNDN: 33% 
20. Mỹ (Bang Colorado) 
Đối tượng chịu thuế Quặng sắt 
Cơ sở tính thuế Doanh thu 
Thuế suất: 2,25% doanh thu khai thác quặng 
Thuế TNDN: 35% 
21. Fiji 
Đối tượng chịu thuế Kim loại quý; đá quý; khoáng sản dưới đất; khoáng sản 
phóng xạ; than đá; khoáng sản kim loại 
Cơ sở tính thuế Với các khoáng sản xuất khẩu, thuế tài nguyên phải nộp khi 
giao hàng trên tàu, thuyền hoặc máy bay 
Các khoáng sản được sử dụng trong nước, thuế tài nguyên 
được tính dựa trên giá tài nguyên thế giới 
Thuế suất: Với quặng bôxit và quặng sắt: 3% giá trị quặng 
Các loại khác: 5% giá trị 
22. Kazakhtan 
Đối tượng chịu thuế Các kim loại, hợp kim, đá quý, phi kim, nguyên vật liệu 
Cơ sở tính thuế Tổng giá bán: được tính toán dựa vào giá trị của tài nguyên 
Thuế suất: 
Kim loại và hợp kim 3,5%; kim loại quý hiếm 4,5%; kim loại 
quý (như: bạc, vàng, platin thương phẩm) 4% giá bán trung 
bình trong từng thời kỳ hoặc giá trao đổi kim loại 
Kim loại bào mòn (scandi, germani, rubiđi, xezi, catmi, indi, 
talli, selen, telua, hafini, reni, osimi) 3,5%; 
Các nguyên tố phóng xạ: rađi, thori, urani Phí kim: Than 
chứa bitu, đá tan,... 3%; 
Nguyên vật liệu 1,5%- 2,5%; đá quý 7%; đá trang sức: ngọc 
bích, lazurit,... 2%; đá kỹ thuật: kim cương, ... 1,5% 
23. Ba Lan 
Đối tượng chịu thuế Các loại tài nguyên 
Cơ sở tính thuế Tổng giá bán 
Thuế suất: Vàng: 10%; Than đá: 2%; Copper và zinc: 3% 
24. Romania 
Đối tượng chịu thuế Sắt và hợp kim sắt, đá alumi, đá quý, ngọc, bùn, kim loại 
hiếm, than bùn chữa bệnh, kim loại quý, gas 
Cơ sở tính thuế Giá trị sản phẩm 
Thuế suất: 2% áp dụng với sắt và hợp kim sắt, đá alumi, đá quý, ngọc, 
bùn, kim loại hiếm, than bùn chữa bệnh, kim loại quý, gas; 
6% áp dụng với phi kim loại; 
6% áp dụng cho đá, trừ các loại đá trang trí có quota 10%; 
8% với muối 
25. Hungary 
Đối tượng chịu thuế Khoáng sản nguyên liệu là các nguyên liệu có ích cho hoạt 
động khoa học và kỹ thuật 
Tài nguyên khoáng sản: được xác định theo các tính toán về 
địa chất, công nghệ khai thác và nền công nghiệp khai 
khoáng 
Cơ sở tính thuế Giá trị của khoáng sản 
Thuế suất: 12% của giá trị thu được từ số lượng khoáng sản nguyên liệu, 
khai thác trên cơ sở cấp phép chính thức; 
5% của giá trị thu được từ số lượng khoáng sản khai thác 
nguyên vật liệu trên cơ sở cấp giấy phép chính thức; 
0% với khai thác sâu mỏ khoáng sản rắn; 
2% của giá trị thu được từ số lượng khoáng sản khai thác 
nguyên vật liệu trên cơ sở chính thức cấp giấy phép; 
2% với khai thác năng lượng dưới đất; 
Không nộp thuế tài nguyên với: Hoạt động khai thác sử dụng 
công nghệ cao, thân thiện với môi trường 
PHỤ LỤC 5 Thuế tiêu thụ đặc biệt của các nước 
OECD255
255OECD (2016), Consumption Tax Trends 2016VAT/GST and excise rates, trends and 
policy issues. Source: https://read.oecd-ilibrary.org/taxation/consumption-tax-trends-
2016_ctt-2016-en#page1 accessed date: 19/5/2019. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_hoan_thien_phap_luat_thue_moi_truong_nham_nang_cao_h.pdf
  • pdfDIEM MOI LATS DANG KIM PHUONG_TIENG ANH.pdf
  • pdfDIEM MOI LATS DANG KIM PHUONG_TIENG VIET.pdf
  • pdfTTLA_TIENG ANH_DANG KIM PHUONG.pdf
  • pdfTTLA_TIENG VIET_DANG KIM PHUONG.pdf