Luận án Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn
Lập luận là đối tượng chính trong nghiên cứu về logic. Theo đó, lập luận cũng được các nhà nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu đặt trong sự soi chiếu bởi logic hình thức và logic phi hình thức. Logic hình thức nghiên cứu các lập luận dưới góc độ logic cổ điển (gắn với cấu trúc tam đoạn luận) và hiện nay là logic toán học, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo. Có thể thấy rõ được thành quả nghiên cứu của logic học hình thức đã tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp với sự phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, logic học phi hình thức cũng có vai trò quan trọng khi xem xét đến những lập luận trong các diễn ngôn đời thường, trong mọi phạm vi, lĩnh vực ứng dụng: khoa học, giáo dục, y tế, pháp lí, truyền thông.
Vấn đề nghiên cứu về logic phi hình thức và lập luận đời thường đã là một xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới từ vài thập kỉ qua. Các học giả từ nhiều lĩnh vực đã cùng nhau thảo luận về lập luận tại các hội nghị quốc tế được tổ chức bởi Đại học Amsterdam (Hà Lan) và Hiệp hội Nghiên cứu Lập luận Quốc tế (ISSA). Những hội nghị quốc tế khác phải kể đến là hội nghị được tổ chức tại Alta, Utah, tài trợ bởi Hiệp hội truyền thông quốc gia (Mĩ) và Hiệp hội pháp lí (Mĩ) (American Forensics Association), Hiệp hội nghiên cứu tranh luận Ontario (OSSA). Ngoài ra, còn có hội thảo Châu Âu về lập luận (The European Conference on Argumentation- ECA). Hội thảo này được tổ chức lần đầu tiên tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Hiện đã có các tạp chí dành riêng cho các công bố về logic phi hình thức (Informal logic Journal) và lập luận (Journal of Argumentation). Trong đó, tạp chí Logic phi hình thức cũng khẳng định phạm vi công bố trên tạp chí này bao gồm cả vấn đề lí thuyết, lí lẽ và lập luận thực tế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Lập luận trên diễn đàn quốc hội qua những phiên chất vấn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN DIỆU THƯƠNG LẬP LUẬN TRÊN DIỄN ĐÀN QUỐC HỘI QUA NHỮNG PHIÊN CHẤT VẤN N : Ngôn ngữ Việt NamMã số: 92201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM GS.TS. Nguyễn Đức Dân PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc \ THÁI NGUYÊN - 2022 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN DIỆU THƯƠNG LẬP LUẬN TRÊN DIỄN ĐÀN QUỐC HỘI QUA NHỮNG PHIÊN CHẤT VẤN Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 9220102 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM GS.TS. Nguyễn Đức Dân Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Nguyễn Đức Dân 2. PGS.TS Nguyễn Văn Lộc PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc \ THÁI NGUYÊN - 2022 n2. PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các ngữ liệu trong luận án là xác thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Diệu Thương NGUYỄN DIỆU THƯƠNG MỤC LỤC QUY ƯỚC VIẾT TẮT KÍ HIỆU VIẾT TẮT CHO SƠ ĐỒ LL THEO MÔ HÌNH S. TOULMIN B yếu tố hỗ trợ biện minh C kết luận D dữ liệu/ luận cứ Q yếu tố hạn định R yếu tố phản bác W yếu tố biện minh KÍ HIỆU VIẾT TẮT PHÉP SUY LUẬN LOGIC Ì thuộc/ tập con của ->, => kéo theo/ suy ra /\ và (phép hội) \/ hoặc (phép tuyển) =, , chính là/ là tương đương > lớn hơn/ coi trọng hơn KÍ HIỆU VIẾT TẮT KHÁC CDLL chỉ dẫn lập luận CV chất vấn ĐLL đại lập luận NH người hỏi NTL người trả lời KL kết luận KT2VT kết tử 2 vị trí KT3VT kết tử 3 vị trí KTDN kết tử dẫn nhập LC luận cứ LLY/S (LLCTP) lập luận yếu/ sai (lập luận chưa thuyết phục) SĐ sơ đồ LĐPB lược đồ phản biện SĐS sơ đồ lập luận yếu/ sai (/ chưa thuyết phục) Sp1 người nói 1 Sp2 người nói 2 TLL tiểu lập luận TT tác tử TTTT tác tử tình thái DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các kiểu hội thoại tranh luận 31 Bảng 1.2. Phân loại một số lập luận sai 35 Bảng 2.1. Phân loại KT theo số lượng thành phần tối thiểu trong cấu trúc lập luận (đơn vị: lượt) 43 Bảng 2.2. Chức năng của các KTDNLC trong các lượt lời (qua phiên chất vấn) 45 Bảng 2.3. Tần suất KTDNKL trong các lượt lời (qua phiên chất vấn) 46 Bảng 2.4. Tác tử lập luận trong các lượt lời chất vấn- trả lời 47 Bảng 2.5. Tác tử tình thái có tác dụng thay đổi sức mạnh hành vi ở lời trong các lượt lời (qua phiên chất vấn) 48 Bảng 2.6. Luận cứ trong các lượt lời (qua phiên chất vấn) 54 Bảng 2.7. Các loại lí lẽ trong các lượt lời (qua phiên chất vấn) 57 Bảng 2.8. Vị trí của kết luận trong lập luận (qua phiên chất vấn) 76 Bảng 2.9. Phân loại lập luận dựa vào mức độ phức tạp trong cấu trúc 78 Bảng 3.1. Phân loại câu hỏi/ chất vấn và mục đích hỏi 92 Bảng 3.2. Phân loại phương pháp hỏi/ chất vấn (đơn vị: lượt) 95 Bảng 3.3. Phân loại câu trả lời theo tiêu chí tính quan yếu, tính rõ ràng và tính đầy đủ 96 Bảng 3.4. Lập luận- tranh luận chưa thuyết phục (qua phiên chất vấn) 106 DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 3.1. 88 Hình 3.2 89 Hình 3.3 125 Hình 3.4 125 Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ các phương pháp trả lời (đơn vị: %) 98 Biểu đồ 3.2: Mô hình lượt tương tác hội thoại tranh luận (giai đoạn tranh luận- đối chất) (đơn vị: %) 102 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Từ thực tiễn nghiên cứu về lập luận ở nước ngoài Lập luận là đối tượng chính trong nghiên cứu về logic. Theo đó, lập luận cũng được các nhà nghiên cứu trên thế giới tìm hiểu đặt trong sự soi chiếu bởi logic hình thức và logic phi hình thức. Logic hình thức nghiên cứu các lập luận dưới góc độ logic cổ điển (gắn với cấu trúc tam đoạn luận) và hiện nay là logic toán học, khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo. Có thể thấy rõ được thành quả nghiên cứu của logic học hình thức đã tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp với sự phát triển như vũ bão của trí tuệ nhân tạo. Bên cạnh đó, logic học phi hình thức cũng có vai trò quan trọng khi xem xét đến những lập luận trong các diễn ngôn đời thường, trong mọi phạm vi, lĩnh vực ứng dụng: khoa học, giáo dục, y tế, pháp lí, truyền thông... Vấn đề nghiên cứu về logic phi hình thức và lập luận đời thường đã là một xu hướng phát triển mạnh mẽ trên thế giới từ vài thập kỉ qua. Các học giả từ nhiều lĩnh vực đã cùng nhau thảo luận về lập luận tại các hội nghị quốc tế được tổ chức bởi Đại học Amsterdam (Hà Lan) và Hiệp hội Nghiên cứu Lập luận Quốc tế (ISSA). Những hội nghị quốc tế khác phải kể đến là hội nghị được tổ chức tại Alta, Utah, tài trợ bởi Hiệp hội truyền thông quốc gia (Mĩ) và Hiệp hội pháp lí (Mĩ) (American Forensics Association), Hiệp hội nghiên cứu tranh luận Ontario (OSSA). Ngoài ra, còn có hội thảo Châu Âu về lập luận (The European Conference on Argumentation- ECA). Hội thảo này được tổ chức lần đầu tiên tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Hiện đã có các tạp chí dành riêng cho các công bố về logic phi hình thức (Informal logic Journal) và lập luận (Journal of Argumentation). Trong đó, tạp chí Logic phi hình thức cũng khẳng định phạm vi công bố trên tạp chí này bao gồm cả vấn đề lí thuyết, lí lẽ và lập luận thực tế. 1.2. Từ thực tiễn nghiên cứu về lập luận tại Việt Nam Trong khi nghiên cứu về lập luận đã và đang là xu thế phát triển mạnh mẽ trên thế giới; hiện tại, ở Việt Nam, nghiên cứu về lập luận vẫn còn những hạn chế. Nghiên cứu về lập luận trong địa hạt ngôn ngữ tại Việt Nam bắt đầu từ một số công trình có tính chất gợi dẫn của các tác giả: Đỗ Hữu Châu (1996) và Nguyễn Đức Dân (1996, 1998). Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu dừng lại xem xét lập luận trên cứ liệu tiếng Việt dựa theo quan điểm logic hình thức [3, tr.5- 406] hoặc theo quan điểm của O. Ducrot [2, tr.163-244], [4]. Sau đó, xuất hiện các luận án nghiên cứu lập luận gắn liền với các phạm vi ứng dụng cụ thể trong tiếng Việt. Nhưng, tất cả mới chỉ dừng lại phân tích lập luận dựa trên cấu trúc nội tại, chưa xem xét lập luận trong sự vận động, tương tác hội thoại. Nói cách khác, nghiên cứu lập luận ở Việt Nam chủ yếu dưới quan điểm xem lập luận là kết quả của quá trình suy luận logic từ các tiền đề. Nghiên cứu về lập luận trong bối cảnh tranh luận (nơi mà lập luận thể hiện rõ nhất vai trò của nó) tại Việt Nam vẫn còn là một khoảng trống. 1.3. Từ thực tiễn nhu cầu lập luận trong Nghị trường Quốc hội Việt Nam Sử dụng lập luận từ nói năng hàng ngày đến các cuộc tranh luận trong khoa học, chính trị là rất cần thiết. Đối với các đại biểu Quốc hội, năng lực lập luận là tối quan trọng. Có một quan điểm lập trường, định hướng tốt nhưng nếu không được trình bày logic, hợp lí để thuyết phục thì sẽ không tạo ra tính hiệu quả đối với đích lập luận. Nhận thấy, trong nhiều kì họp, phiên họp Quốc hội Việt Nam; bên cạnh những lập luận sắc sảo, vẫn tồn tại những lập luận chưa thuyết phục. Luận án đi sâu tìm hiểu đặc điểm lập luận với tư cách cấu trúc nội tại trong từng lượt lời (đặc điểm của LC, KL, CDLL, lí lẽ) và lập luận với tư cách là hành vi ngôn ngữ trong hội thoại tranh luận (đặc điểm lập luận/ tranh luận trong sự vận động, tương tác hội thoại: lập luận/ tranh luận chưa thuyết phục; nghệ thuật hỏi, chất vấn, trả lời). Qua đó, phân tích được một số đặc điểm trong lập luận, tranh luận; lí giải và nhận xét một số vấn đề sử dụng lập luận trong phiên chất vấn tại diễn đàn Quốc hội Việt Nam. Luận án hướng đến quan điểm chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tại kì họp thứ 3- Quốc hội khóa XIV: “Chuyển từ Quốc hội tham luận sang Quốc hội tranh luận” [111]. Vậy, tranh luận tại Nghị trường Quốc hội tại sao cần được quan tâm hơn nữa? Làm thế nào để có những tranh luận hợp lí? Đây là một vấn đề quan trọng nhưng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào được đặt ra theo định hướng nghiên cứu từ bản chất lí thuyết lập luận. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là làm rõ đặc điểm của lập luận nhìn từ cấu trúc nội tại của từng lượt lời và đặc điểm lập luận đặt trong sự vận động, tương tác tranh luận, nhận xét một số vấn đề sử dụng lập luận trong các lượt lời hỏi/ chất vấn, trả lời, điều hành, mô hình tranh luận trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam (đặc biệt chú ý hướng đến lập luận hiệu quả trong bối cảnh chất vấn và ngữ cảnh tranh luận). 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Thu thập, tổng thuật các tài liệu liên quan: các công trình nghiên cứu về lập luận trên thế giới và Việt Nam, văn bản ghi chép, băng truyền hình trực tiếp nội dung các phiên hỏi/ chất vấn tại Nghị trường Quốc hội Việt Nam. - Thống kê, phân loại các thành phần trong cấu trúc lập luận qua phiên chất vấn: các thành phần luận cứ, kết luận, lí lẽ; một số yếu tố ngôn ngữ (kết tử lập luận, tác tử lập luận); các kiểu mô hình lập luận thường gặp trong các lượt lời lập luận; các lập luận yếu/ sai (/chưa thuyết phục); các hành vi hỏi và trả lời; phương pháp hỏi, trả lời, điều hành trong hội thoại tranh luận; các mô hình tương tác hội thoại của các đại biểu Quốc hội. - Phân tích, đánh giá, lí giải lập luận dựa trên sự miêu tả, sơ đồ hóa các lập luận (cấu trúc, thành tố, mối quan hệ giữa các thành tố), và lược đồ hóa các hội thoại tranh biện đặt trong mối quan hệ vận động tương tác (các tham thoại, hành vi hỏi/ chất vấn và trả lời). - Nhận xét về cách thức sử dụng lập luận từ kết quả phân tích thực trạng. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lập luận qua những phiên chất vấn trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam (xét trong các vai trò: 1, sản phẩm của quá trình nói năng xuất phát từ tiền đề để đi đến kết luận (lập luận trong cấu trúc nội tại của từng lượt lời- chương 2); 2, hành vi ngôn ngữ phức hợp Luận án có quan điểm lập luận là hành vi ngôn ngữ phức hợp theo quan điểm của tác giả F.H van. Eemeren [48, tr.43-53]. Khi đó, hành vi lập luận bao gồm chuỗi các hành vi phức hợp trong nó. Ví dụ: hành vi lập luận với mục đích thuyết phục người nghe mua hàng, người nói xây dựng trong lập luận của mình chuỗi hành vi gồm: hành vi trần thuật (Sản phẩm này có mẫu mã đẹp, hình dáng nhỏ gọn), hành vi khuyên (Hãy mua sản phẩm này!), hành vi cam kết (Chúng tôi cam kết về chất lượng sản phẩm. Sản phẩm sẽ được bảo hành trong thời gian 24 tháng) trong hội thoại tranh luận- chương 3). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án này nghiên cứu LL (hình thức, nội dung) xét trong các nhiệm vụ xác định, phân tích, đánh giá, tạo lập lập luận qua những phiên chất vấn trực tiếp (kể cả những phiên chất vấn kết hợp khi thảo luận báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế- xã hội) từ kì họp Quốc hội khóa XI- XIV. Trong đó, luận án sử dụng 206 LL (83 ĐLL) tại hai phiên họp liền nhau tại khóa XIII là trường hợp mẫu. Các nhận định rút ra còn được kiểm chứng, khái quát bởi những phiên họp, kì họp khác từ các khóa XI- XIV (các phiên họp này được chọn đa dạng ở các kì họp, khóa họp). Nguồn tư liệu được lấy từ cổng thông tin điện tử chính thức của Quốc hội Việt Nam ( 4. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Hướng tiếp cận Đối tượng nghiên cứu của luận án là lập luận. Vì thế, quá trình phân tích, đánh giá lập luận luôn đặt trong sự tích hợp của các ngành: logic học, ngữ dụng học và một phần tu từ học. Luận án chủ yếu vận dụng phương p ... như Luật Dược quy định khuyến mãi thuốc theo pháp luật về Luật khuyến mãi, nhưng Luật Thương mại lại quy định rất lỏng doanh nghiệp được khuyến mãi tối đa 50%. Do vậy, các hãng dược khuyến mãi dưới 50% là rất khó xử lí. Đồng thời nghị định Chính phủ quy định về đấu thầu thuốc đối với hàng hóa là dịch vụ tư vấn là chưa hợp lí. Thứ hai, về quản lí giá, hiện nay Bộ là đơn vị nhập thuốc đồng thời đưa ra giá thuốc cũng là đơn vị kiểm tra giá thuốc, tôi thấy vấn đề này rất bất cập, là trách nhiệm của Bộ trưởng đã có kiến nghị sửa đổi luật và nghị định của Chính phủ như thế nào để góp phần quản lí giá thuốc cho thống nhất trong cả nước. (XIII, 4, S.14.11.2012, L13) (3.62) Giá thuốc của Thái Lan hơn chúng ta 3,16 lần trung bình và giá thuốc của Trung Quốc gấp hơn 2 lần của Việt Nam. Về đánh giá trên mạng của tổ chức y tế thế giới là giá thuốc của Việt Nam cao gấp 40 lần thế giới, tổ chức y tế thế giới đã có văn bản khẳng định đó là hiểu nhầm vì họ đánh giá giá thuốc dựa vào chuẩn của giá quốc tế và chia giá thực cho giá đó để ra một chỉ số index, của Việt Nam là 40 còn như của Thái Lan là 72,7, nhìn vào đó là không phải, thực chất giá của chúng ta thấp hơn. (XIII, 4, S.14.11.2012, L13) (3.63) Xin nói thêm theo lời của một cá nhân chuyên buôn điện thoại. Chỉ riêng một cửa khẩu Móng Cái thì mỗi ngày ước có độ khoảng 20.000 chiếc điện thoại di động thẩm lậu vào Việt Nam. Đó là một trong những ví dụ về một số mặt hàng điển hình trong vô vàn các loại hàng hóa nhập lậu được lưu hành trong thị trường. Cũng theo một chủ cửa hàng chuyên buôn hàng Trung Quốc, việc đưa hàng lậu vào Việt Nam quá dễ dàng (XIII, 4, C.12.11.2012, L5) (3.64) Tôi xin báo cáo với các đồng chí, với các Đại biểu, với Quốc hội là chúng tôi sẽ làm không qua loa, làm nghiêm túc, cụ thể là gì, chúng tôi làm theo đúng quy trình, quy định của Đảng, đúng quy định của Nhà nước. Chúng tôi xin khẳng định điều đó và khi chủ trì phiên họp Chính phủ vừa rồi, thay mặt Chính phủ tôi đã kết luận điều này. Chúng tôi sẽ báo cáo lên Trung ương trước Hội nghị Trung ương lần thứ 14. Làm được, làm nghiêm túc, không qua loa, đúng quy định của Đảng, đúng quy định của Nhà nước và kết quả như thế nào, chúng tôi sẽ công khai. Tôi xin được trình bày với anh như thế. Đối với các bộ trưởng. Các bộ trưởng đã trình bày trước Quốc hội. Chúng tôi cũng đang tiến hành kiểm điểm, làm rõ. Chúng tôi sẽ kiểm điểm nghiêm túc. Đồng chí bộ trưởng nào, liên quan đến đâu, trách nhiệm thế nào sẽ được kiểm điểm và có kết luận nghiêm túc đúng với thực tế. (XII, 8, S.24.11.2010, L11) (3.65) Chính phủ quyết như vậy, Thủ tướng quyết như vậy trên cơ sở cũng tham khảo kinh nghiệm quốc tế, người ta sau khi thống kê thủ tục hành chính và có những nước còn giảm trên 30%. Ngay như quốc gia chúng ta khi nêu vấn đề thì các đồng chí ở bên hải quan, bên thuế các đồng chí nói các đồng chí có thể giảm được trên 30% thủ tục. Chúng tôi xin báo cáo ở đây là cơ sở khoa học nào thì nói tham khảo kinh nghiệm của quốc tế và với ý chí cách mạng tiến công thì Chính phủ quy định như vậy. (XII, 6, C.18.11.2009, L7) (3.66) Qua quá trình thực hiện các cấp các ngành cũng đã tổng kết dần để rút kinh nghiệm và chọn những đồng chí cán bộ có khả năng, có tư chất để làm việc này và từng bước đã được tiếng khen nhiều hơn là tiếng chê và nhiều địa phương đã dành kinh phí để mua phương tiện, để xây trụ sở, dành trụ sở cho các phòng giải quyết một cửa cấp huyện theo cơ chế liên thông cũng đã có tác dụng tốt và được dân đồng tình. (XII, 6, C.18.11.2009, L15) (3.67) Cho nên, đấy là những lực lượng tạo nên sức mạnh tổng hợp mà trên thế giới đánh giá mạng lưới y tế Việt Nam là một trong y tế cơ sở là tốt (XIII, 4, S. 14.11.2012, L13) (3.68) Về Vinashin thì tôi cũng đã trình bày. Thưa với Quốc hội tôi đã trình bày vừa rồi về nguyên nhân và trách nhiệm. Trách nhiệm của Chính phủ, những hạn chế, yếu kém của Chính phủ, là người đứng đầu Chính phủ, tôi chịu trách nhiệm. (XII, 8, S.24.11.2010, L11) (3.69) (NTL) Báo cáo với Quốc hội, báo cáo với Đại Biểu LNT, chúng tôi muốn thể chế, thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng sửa đổi và được Quốc hội thông qua, chúng tôi cũng ban hành một số Nghị định để thực hiện đầy đủ những hướng dẫn thực hiện Luật này, về tuyên truyền mạnh mẽ hơn ở các cấp các ngành, kể cả các trường học, tăng cường kiểm tra, điều tra, kiểm toán, xử lí và xử lí kiên quyết các vụ án tham nhũng, như sáng nay đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao, đồng chí Chánh án tối cao, đồng chí Bộ trưởng Công an đã báo cáo Quốc hội. (XIII,5, C.14.06.2013, L10) (3.70) (NH- PB) Từ kì họp Quốc hội phê chuẩn trọng trách Phó TTCP đến nay đã là kì họp thứ 5, Chính phủ đã đi được nửa chặng đường của nhiệm kì. Với trách nhiệm cá nhân của mình, tôi xin nhấn mạnh trách nhiệm vì bản chất của chất vấn là xác định trách nhiệm cá nhân và tôi xin PTT sử dụng từ "tôi" thay cho từ "chúng ta" để không làm mờ nhòe trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm của tập thể thường trực CP. (XIII,5, C.14.06.2013, L12) (3.71) Thưa các vị Đại biểu, hôm khai mạc kì họp Quốc hội tôi cũng đã báo cáo với trọng trách được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin cậy giao phó, là ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, tôi đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ về tất cả những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, liên quan điều hành trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có việc yếu kém, khuyết điểm trong giám sát kiểm tra hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, của các tập đoàn kinh tế, của các Tổng công ty Nhà nước. Trên tinh thần nghiêm túc đó, chúng tôi cũng đã trình bày là Chính phủ sẽ nỗ lực phấn đấu làm hết sức mình () trước hết chúng tôi tập trung vào nâng cao năng lực lãnh đạo quản lí điều hành (XIII, 4, S.14.11.2012, L27) (3.72) Theo tôi, đây không phải sai sót đến mức như đại biểu nói là phải chuyển cơ quan điều tra hoặc hình sự hóa việc sai sót này. Chúng ta phải hết sức cẩn trọng nếu không gây tâm lí hoài nghi, hoang mang trong nhân dân, cử tri. (XIV, 10, C.3.11.2020) (3.73) Trường hợp Bộ Giao thông vận tải (Khóa XIV) quyết định thay các biển báo thu phí bằng thu giá tại các trạm BOT. IV. Bảng thuật ngữ STT CÁC THUẬT NGỮ abductive arguments (noun phrase) lập luận diễn dịch abductive reasoning (noun phrase) lí lẽ loại suy acceptability (noun) tính khả chấp agent- oriented modility (noun phrase) tình thái hướng tác thể analytic (adj) phân tích, giải thích argue (verb) tranh luận arguing multiple sides (verb phrase) tranh luận đa diện argument (noun) lập luận, tranh luận argument diagrams (noun phrase) sơ đồ lập luận argument model (noun phrase) mô hình lập luận argument schemes (noun phrase) lược đồ lập luận argumentation theory (noun phrase) lí thuyết lập luận argumentative (adj) tranh luận arguments by analogy (noun phrase) lập luận bởi phép loại suy Assembly delegate (noun phrase) Đại biểu Quốc hội assumption (noun) giả định backing (noun) yếu tố hỗ trợ biện minh basic argument types (noun phrase) những kiểu lập luận cơ bản believable (adj) đáng tin characterizing (noun) sự mô tả claim (noun) sự tuyên bố, khẳng định clarity (noun) tính rõ ràng commitment (noun) sự cam kết, khẳng định competition (noun) sự cạnh tranh conclusion (noun) kết luận confrontational (adj) đối đầu connector (noun) kết tử lập luận contention (noun) sự tranh cãi contre-argumentation (noun) phản lập luận conversational maxims (noun phrase) phương châm hội thoại co-premise (noun) đồng tiền đề critical (adj) tính chất phản biện critical dilogue (noun phrase) hội thoại tranh biện critical question (noun phrase) câu hỏi tranh biện/ phản biện critical thinking (noun phrase) tư duy phản biện data/ datum (noun) dữ liệu/ dữ kiện deductive arguments (noun phrase) lập luận diễn dịch deductive reasoning (noun phrase) lí lẽ diễn dịch defeasible inferences (noun phrase) những kết luận có thể bị thủ tiêu dialogal discourse (noun phrase) diễn ngôn song thoại division (noun) sự phân chia domain (noun) địa hạt emprical evidence (noun phrase) chứng cứ theo lối kinh nghiệm espimistic modality (noun phrase) tình thái nhận thức ethos (noun) yếu tố đặc điểm, bản chất của người nghe evaluating arguments (noun phrase) đánh giá lập luận evidence (noun) chứng cứ (thực tế) explicit (adj) tường minh fallacious arguments (noun phrase) tranh luận ngụy biện fallacy (noun) lập luận sai ( ngụy biện/ ngộ biện) fomal logic (noun phrase) logic hình thức formal fallacies (noun phrase) lập luận sai hình thức implicit (adj) hàm ẩn indicator (noun) chỉ dẫn lập luận inductive arguments (noun phrase) lập luận qui nạp inductive reasoning (noun phrase) lí lẽ qui nạp inference (noun) sự suy luận informal fallacies (noun phrase) lập luận sai phi hình thức informal logic/non-formal logic (noun phrase) logic phi hình thức interdisciplinary inquiry (noun phrase) sự yêu cầu thông tin liên ngành interpellate (verb) chất vấn interpellation (noun) cuộc chất vấn intinal structure of argument (noun phrase) cấu trúc nội tại của lập luận judgment (noun) sự phán quyết logical standards (noun phrase) tiêu chuẩn logic logos (noun) yếu tố logic, lí lẽ major premise (noun) đại tiền đề marques axiologiques (noun phrase) dấu hiệu giá trị học minor premise (noun) tiểu tiền đề misconception (noun) nhận thức sai modal (adj) phương thức modality (noun) tình thái modality mean (noun phrase) phương tiện tình thái monologal discourse (noun phrase) diễn ngôn độc thoại MP (Member of Parliament) (noun) nghị sĩ/ Đại biểu Quốc hội negotiating strategy (noun phrase) chiến lược thuyết phục operator (noun) tác tử lập luận opponent team (noun phrase) phe đối lập/ đối phương opposition (noun) sự phản đối ordinary language (noun phrase) ngôn ngữ đời thường/ ngôn ngữ tự nhiên parliament/ national assembly/ congress (noun) Nghị viện/ Quốc hội pathos (noun) yếu tố cảm xúc, niềm tin pattern (noun) mẫu, mô hình plausible hypothesis (noun phrase) giả thiết hợp lí potential exception (noun phrase) ngoại lệ tiềm năng practical arguments (noun phrase) tranh luận thực tế precise (noun) sự chính xác precondition (noun) điều kiện tiên quyết premise (noun) tiền đề proposition (noun) lời tuyên bố qualifier (noun) yếu tố hạn định lập luận reasoning (noun) lí lẽ rebuttal (adjective) yếu tố phản bác representation (noun) sự miêu tả soundness (noun) sự chắc chắn/ độ tin cậy speech act hành vi ngôn ngữ statement (noun) sự tuyên bố statistical arguments (noun phrase) lập luận thống kê strategic maneuvering (noun phrase) vận động chiến lược strategy (noun) chiến lược strengthness (noun) sức mạnh sufficency (noun) tính đầy đủ thinking skills movement (noun phrase) trào lưu kĩ năng tư duy topos (noun) lẽ thường traditional or classical arguments (noun phrase) tranh luận (/ lập luận) cổ điển/ truyền thống truth (noun) chân lí typology (noun) loại hình học validity (noun) tính hiệu lực warrant (noun) yếu tố luận chứng/ biện minh
File đính kèm:
- luan_an_lap_luan_tren_dien_dan_quoc_hoi_qua_nhung_phien_chat.docx
- 3. Nguyen Dieu Thuong_Thông tin luận án_tiếng Anh.docx
- 4. Nguyen Dieu Thuong_Thông tin luận án_tiếng Việt.docx.docx
- 5. Nguyen Dieu Thuong_Tóm tắt luận án_ tiếng Việt.docx
- 6. Nguyen Dieu Thương_Tóm tắt luận án_tiếng Anh.docx
- 7. Nguyen Dieu Thuong_Trích yếu luận án.docx