Luận án Năng lực cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ

nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng một số phương pháp như sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích, làm rõ những kết luận

khoa học của các tác giả đã được công bố có liên quan đến đề tài; phân tích,

đánh giá thực trạng năng lực cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở

ĐBSCL; những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra. Từ

đó, luận án, rút ra những kết luận khoa học mới, bổ sung phát triển lý luận.

- Phương pháp khảo sát thực tiễn: NCS tập trung khảo sát thực tiễn công

tác nâng cao năng lực cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở ĐBSCL

giai đoạn hiện nay, từ đó phân tích, tổng hợp kết quả, làm rõ ưu điểm, hạn

chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra.

- Phương pháp logic và lịch sử: luận án sử dụng phương pháp logic để

tìm ra mối liên hệ bản chất, tính tất yếu, quy luật của các vấn đề có liên quan

đến nội dung đề tài. Luận án trình bày các vấn đề theo trình tự thời gian để

thấy được sự phát triển của năng lực cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy quản

lý ở ĐBSCL.6

- Phương pháp tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận: được sử dụng để

tìm hiểu những tài liệu của các nhà nghiên cứu có liên quan đến năng lực cán

bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở ĐBSCL; từ đó làm cơ sở để xây

dựng khung lý thuyết, cũng như đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải

pháp của luận án.

- Phương pháp thống kê, so sánh: NCS lập các bảng thống kê số liệu

thực tế phản ánh năng lực cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở

ĐBSCL theo từng năm. Ở từng tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ diện BTV

tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở ĐBSCL để rút ra những vấn đề có liên quan đến

hoạt động nâng cao năng lực cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở

ĐBSCL thời gian qua.

- Phương pháp chuyên gia: NCS xin ý kiến của các nhà khoa học tại Học

viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học

viện Chính trị khu vực IV,. về các vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, gặp gỡ,

trao đổi với lãnh đạo tỉnh ủy, thành ủy một số tỉnh, thành phố ở ĐBSCL có

nhiều kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng.

pdf 238 trang kiennguyen 7040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Năng lực cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Năng lực cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

Luận án Năng lực cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO H C VI N CH NH TR QU C GI 
 HỒ CH MINH 
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 
TÔ NÀI NÃO 
NĂNG LỰC CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ 
TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở 
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN 
NHÀ NƢỚC 
HÀ NỘI - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO H C VI N CH NH TR QU C GI 
 HỒ CH MINH 
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 
TÔ NÀI NÃO 
NĂNG LỰC CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY 
QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY 
Ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước 
Mã số: 9310202 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC 
Người hướng dẫn khoa học 
1. PGS,TS. Nguyễn Vũ Tiến 2. PGS, TS. Nguyễn Xuân Phong 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả 
nghiên cứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và chưa 
được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. 
Tác giả Luận án 
 Tô Nài Não 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN 
BTV Ban Thường vụ 
CB,CC Cán bộ, công chức 
CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
CNXH Chủ nghĩa xã hội 
CTCB 
CTQG 
ĐCS 
ĐBSCL 
Công tác cán bộ 
Chính trị quốc gia 
Đảng Cộng sản 
Đồng bằng sông Cửu Long 
HTCT 
HĐND 
Hệ thống chính trị 
Hội đồng nhân dân 
KT-XH 
NCS 
Kinh tế - xã hội 
Nghiên cứu sinh 
NLCB Năng lực cán bộ 
Nxb Nhà xuất bản 
UBND 
XHCN 
Ủy ban nhân dân 
Xã hội chủ nghĩa 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ 
TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................... 8 
1. Các công trình khoa học ngoài nước ................................................................. 8 
2. Các công trình khoa học trong nước ................................................................. 18 
3. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan và định 
hướng nghiên cứu của luận án .............................................................................. 27 
Chƣơng 1. NĂNG LỰC CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY, 
THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - NHỮNG VẤN 
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................ 32 
1.1. Ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy và cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành 
ủy quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long .............................................................. 32 
1.2. Cán bộ và năng lực cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở 
Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................... 47 
Chƣơng 2. NĂNG LỰC CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY, 
THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - THỰC 
TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...................... 73 
2.1. Thực trạng năng lực cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở 
Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................... 73 
2.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về năng lực cán bộ diện ban thường vụ 
tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long ..................................... 100 
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC 
CÁN BỘ DIỆN BAN THƢỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY QUẢN LÝ Ở 
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030 ...116 
3.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng nâng cao năng lực cán bộ 
diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long đến 
năm 2030 ............................................................................................................. 116 
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy, 
thành ủy quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 .......................... 136 
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 164 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ............... 166 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 168 
DANH MỤC PHỤ LỤC........................................................................................ 185 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài 
Hơn 3 thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản (ĐCS) 
Việt Nam, nước ta đã tận dụng thời cơ, thuận lợi, nỗ lực phấn đấu vượt qua 
khó khăn, thách thức, đưa công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu và 
đạt nhiều kết quả đáng tự hào, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhiều 
lần tuyên bố: chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy 
tín như ngày nay. Những thắng lợi to lớn đó trước hết bắt nguồn từ đường lối 
chính trị đúng đắn và từ việc Đảng đã dày công xây dựng, rèn luyện đội ngũ 
cán bộ của Đảng đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình 
mới. Thực tiễn khách quan cho thấy, những thế hệ cán bộ của Đảng đã được 
tôi luyện, trưởng thành trong thử thách, có ý chí vượt qua mọi khó khăn, gian 
khổ, là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, có tư duy 
đổi mới, đã nhanh chóng thích ứng với cơ chế thị trường, góp phần vào việc 
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) và hội nhập quốc tế 
của đất nước hiện nay. 
Cùng với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, đội ngũ cán bộ đã có 
những bước tiến dài để thực hiện sứ mệnh của mình đối với đất nước, với dân 
tộc. ĐCS Việt Nam đã luôn xác định xây dựng đội ngũ cán bộ là “khâu then 
chốt” trong công tác xây dựng Đảng, cán bộ có vai trò quan trọng hoặc thúc 
đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. Vì thế, Đảng đã xác định “phát triển, 
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là 
một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển nhanh, bền vững đất 
nước” [35, tr. 41]. 
Đặc biệt, trong bối cảnh thế giới bước vào kỷ nguyên số, hội nhập quốc tế 
là xu hướng tất yếu để phát triển, thì xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, cán 
2 
bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng phải có phẩm chất, năng lực, trình độ, am hiểu 
sâu sắc những vấn đề của quốc tế và thời đại; thích ứng nhanh nhạy với môi 
trường quốc tế; có khả năng quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ 
thống chính trị (HTCT) là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng. 
Với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSC) hay còn gọi là miền Tây 
Nam bộ, hay miền Tây, là vùng đất phía Tây Nam của Tổ quốc, có vị trí địa - 
chính trị, địa - kinh tế quan trọng của cả nước. ĐBSCL có các điều kiện và lợi 
thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai 
khoa học và công nghệ, nhằm tạo đà cho sự phát triển kinh tế xứng tầm với 
tiềm năng vốn có của khu vực. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, trong bối 
cảnh tình hình thế giới, trong nước diễn biến nhanh chóng, chứa đựng những 
yếu tố khó khăn và phức tạp, các cấp ủy đảng ở khu vực ĐBSCL phải nhanh 
chóng xây dựng được một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, mà trong đó cần 
đăc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ (BTV) tỉnh 
ủy, thành ủy quản lý, có phẩm chất, năng lực, vững vàng về lập trường chính 
trị, bản lĩnh vượt trội, thực sự là hạt nhân, là trung tâm của đảng bộ cấp tỉnh, 
cấp huyện; người đứng đầu cơ quan chính quyền, là đại biểu đại diện cho 
tiếng nói và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, là trung tâm quản lý, điều 
hành mọi hoạt động; nhằm khơi dậy mọi tiềm năng, sức sáng tạo to lớn của 
nhân dân trong vùng, tiến hành đẩy mạnh CNH, HĐH trong khu vực theo 
đúng định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). 
Tuy nhiên, trong thời gian qua, thực trạng năng lực cán bộ diện BTV tỉnh 
ủy, thành ủy quản lý ở ĐBSCL bước vào thời kỳ CNH, HĐH thời kỳ cách 
mạng công nghiệp lần thứ tư đã bộc lộ nhiều bất cập. Trong đó phải kể đến là 
năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều, có mặt còn hạn chế, yếu kém; 
nhiều cán bộ, trong đó có cán bộ cấp cao thiếu tính chuyên nghiệp, làm việc 
không đúng chuyên môn, sở trường; trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao 
3 
tiếp với nhân dân, tiếp xúc với báo chí và khả năng làm việc trong môi trường 
quốc tế còn nhiều hạn chế. Không ít cán bộ trẻ thiếu bản lĩnh, ngại rèn luyện 
vì thế còn nhiều hạn chế về tầm nhìn, khả năng tư duy, dự đoán xu thế vận 
động của tổ chức và nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng, 
một bộ phận không nhỏ cán bộ phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, làm việc 
hời hợt, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, 
có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Một số cán bộ lãnh đạo, quản 
lý, trong đó có cán bộ cấp chiến lược, thiếu gương mẫu, uy tín thấp, năng lực, 
phẩm chất chưa ngang tầm nhiệm vụ, quan liêu, xa dân, cá nhân chủ nghĩa, 
vướng vào tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm. 
Thực tiễn đó đòi hỏi các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL phải xây dựng đội ngũ 
cán bộ các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy quản lý, 
vững vàng cả về ý thức chính trị, giữ vững được phẩm chất, đạo đức tốt, lối 
sống đúng mực, có tác phong chuyên nghiệp và đặc biệt là năng lực vượt trội, 
để tránh được những tác động tiêu cực từ kinh tế thị trường và hội nhập quốc 
tế; từ đó, phát huy những tiềm năng, lợi thế, tạo đà cho sự phát triển của khu 
vực ĐBSCL trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 
Xuất phát từ thực tiễn khách quan và nhiệm vụ chính trị của khu vực 
ĐBSCL, để góp phần nâng cao năng lực cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy 
quản lý ở ĐBSCL, nghiên cứu sinh (NCS) chọn vấn đề “Năng lực cán bộ 
diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở Đồng bằng sông Cửu Long 
hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính 
quyền nhà nước. 
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 
2.1. Mục đích 
Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cán bộ 
diện BTV tỉnh ủy, thành ủy quản lý, luận án đánh giá thực trạng năng lực đội 
4 
ngũ cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở ĐBSCL hiện nay. Từ đó, 
luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực 
cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở ĐBSCL đến năm 2030. 
2.2. Nhiệm vụ 
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. 
- Làm rõ những vấn đề lý luận về cán bộ và năng lực cán bộ diện BTV 
tỉnh ủy, thành ủy quản lý, như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, các yếu tố cấu 
thành và tiêu chí đánh giá. 
- Đánh giá đúng thực trạng năng lực cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy 
quản lý ở ĐBSCL; chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra về năng lực cán 
bộ cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở ĐBSCL. 
- Dự báo những yếu tố tác động; đề xuất phương hướng và giải pháp 
nâng cao năng lực cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy quản lý ở ĐBSCL đến 
năm 2030. 
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Luận án nghiên cứu về năng lực cán bộ diện BTV tỉnh ủy, thành ủy (trực 
thuộc trung ương) quản lý ở ĐBSCL. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu: 
Không gian: Luận án nghiên cứu năng lực của cán bộ diện BTV tỉnh ủy, 
 ... 
Tốt 473 67.6 
Khá 177 25.3 
216 
Trung bình 49 7.0 
Yếu 1 0.1 
Tổng 700 100,0 
5. Khả năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật 
của Nhà nước, kế hoạch của cấp trên vào thực tiễn địa phương, đơn vị công tác 
Khả năng cụ thế hóa Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Tốt 404 57.7 
Khá 239 34.1 
Trung bình 53 7.6 
Yếu 4 0.6 
Tổng 700 100,0 
6. Năng lực vận động quần chúng công tác dân vận trong thực hiện 
đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cấp trên 
Công tác dân vận Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Tốt 391 55.9 
Khá 239 34.1 
Trung bình 69 9.9 
Yếu 1 0.1 
Tổng 700 100,0 
7. Khả năng xử lý tình huống thực tiễn và dự báo tình hình tại các địa 
phương, cơ quan, đơn vị 
Xử lý tình huống và dự báo Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Tốt 362 51.7 
Khá 261 37.3 
Trung bình 73 10.4 
Yếu 4 0.6 
Tổng 700 100,0 
217 
8. Năng lực kiểm tra, giám sát thực hiện công việc 
Năng lực kiểm tra, giám sát Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Tốt 366 52.3 
Khá 254 36.3 
Trung bình 77 11.0 
Yếu 3 0.4 
Tổng 700 100,0 
Câu 6: Theo đồng chí, năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh hiện nay 
nhƣ thế nào? 
1. Đạo đức lối sống, uy tính và bản lĩnh chính trị 
Đạo đức, uy tính, bản lĩnh 
CT 
Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Tốt 531 75.9 
Khá 138 19.7 
Trung bình 31 4.4 
Yếu 0 0.0 
Tổng 700 100,0 
2. Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc 
Sử dụng ngoại ngữ Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Tốt 165 23.6 
Khá 264 37.7 
Trung bình 234 33.4 
Yếu 37 5.3 
Tổng 700 100,0 
3. Khả năng sử dụng tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc 
Sử dụng tin học Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Tốt 247 35.3 
Khá 306 43.7 
218 
Trung bình 140 20.0 
Yếu 7 1.0 
Tổng 700 100,0 
4. Khả năng nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp 
luật của Nhà nước, quy định của cấp trên 
Khả năng nắm bắt Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Tốt 498 71.1 
Khá 154 22.0 
Trung bình 46 6.6 
Yếu 2 0.3 
Tổng 700 100,0 
5. Khả năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp 
luật của Nhà nước, kế hoạch của cấp trên vào thực tiễn địa phương, đơn vị 
công tác 
Khả năng cụ thế hóa Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Tốt 459 65.6 
Khá 198 28.3 
Trung bình 41 5.9 
Yếu 2 0.3 
Tổng 700 100,0 
6. Năng lực vận động quần chúng công tác dân vận trong thực hiện 
đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cấp trên 
Công tác dân vận Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Tốt 433 61.9 
Khá 211 30.1 
Trung bình 53 7.6 
Yếu 3 0.4 
Tổng 700 100,0 
219 
7. Khả năng xử lý tình huống thực tiễn và dự báo tình hình tại các địa 
phương, cơ quan, đơn vị 
Xử lý tình huống và dự báo Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Tốt 405 57.9 
Khá 236 33.7 
Trung bình 57 8.1 
Yếu 2 0.3 
Tổng 700 100,0 
8. Năng lực kiểm tra, giám sát thực hiện công việc 
Năng lực kiểm tra, giám sát Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Tốt 402 57.4 
Khá 229 32.7 
Trung bình 68 9.7 
Yếu 1 0.1 
Tổng 700 100,0 
1. Đạo đức lối sống, uy tính và bản lĩnh chính trị 
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năng lực CB cấp 
huyện 
Năng lực CB cấp 
tỉnh 
66,0% 75,9% 
28,4% 
19,7% 
5,1% 4,4% 
0,4% 0,0% 
Đạo đức lối sống, uy tính và bản lĩnh chính trị 
Yếu 
Trung bình
Khá
Tốt 
220 
2. Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và công việc 
3. Khả năng sử dụng tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năng lực CB cấp 
huyện 
Năng lực CB cấp 
tỉnh 
16,3% 
23,6% 
27,4% 
37,7% 
35,6% 
33.4% 
20,7% 
5,3% 
Khả năng sử dụng ngoại ngữ 
Yếu 
Trung bình
Khá
Tốt 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năng lực CB cấp 
huyện 
Năng lực CB cấp tỉnh 
16,3% 
35,3% 
27,4% 
43,7% 
35,6% 
20,0% 
20,7% 
1,0% 
Khả năng sử dụng tin học và ứng dụng CNTT 
Yếu 
Trung bình
Khá
Tốt 
221 
4. Khả năng nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp 
luật của Nhà nước, quy định của cấp trên 
5. Khả năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp 
luật của Nhà nước, kế hoạch của cấp trên vào thực tiễn địa phương, 
đơn vị công tác 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năng lực CB cấp 
huyện 
Năng lực CB cấp 
tỉnh 
67,6% 71,1% 
25,3% 
22,0% 
7,0% 6,6% 
0,1% 0,3% 
Khả năng nắm bắt 
Yếu 
Trung bình
Khá
Tốt 
57,7% 
65,6% 
34,1% 
28,3% 
7,6% 5,9% 
0,6% 0,3% 
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
Năng lực CB cấp huyện Năng lực CB cấp tỉnh 
Khả năng cụ thể hóa 
Yếu 
Trung bình
Khá
Tốt 
222 
6. Năng lực vận động quần chúng công tác dân vận trong thực hiện 
đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cấp trên 
7. Khả năng xử lý tình huống thực tiễn và dự báo tình hình tại các địa 
phương, cơ quan, đơn vị 
8. Năng lực kiểm tra, giám sát thực hiện công việc 
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năng lực CB cấp 
huyện 
Năng lực CB cấp 
tỉnh 
51,7% 61,9% 
37,3% 
30,1% 
10,4% 7,6% 
0,6% 0,4% 
Công tác dân vận 
Yếu 
Trung bình
Khá
Tốt 
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năng lực CB cấp huyện Năng lực CB cấp tỉnh 
55,9% 57,9% 
34,1% 33,714 
9,9% 8,1% 
0,1% 0,3% 
Xử lý tình huống và dự báo tình hình 
Yếu 
Trung bình
Khá
Tốt 
223 
Câu 7. Yêu cầu về năng lực của cán bộ diện Ban Thƣờng vụ Tỉnh ủy, 
Thành ủy quản lý phải nhƣ thế nào? 
1. Phẩm chất chính trị 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 587 83.9 
Cần thiết 110 15.7 
Không cần thiết 3 0.4 
Tổng 700 100,0 
2. Đạo đức, lối sống 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 620 88.6 
Cần thiết 79 11.3 
Không cần thiết 1 0.1 
Tổng 700 100,0 
52,3% 57,4% 
36,3% 32,7% 
11,0% 9,7% 
0,4% 0,1% 
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năng lực CB cấp huyện Năng lực CB cấp tỉnh 
Năng lực kiểm tra, giám sát 
Yếu 
Trung bình
Khá
Tốt 
83,9% 
1,5,7% 
0,4% Phẩm chất chính trị 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần thiết 
224 
3. Năng lực chuyên môn 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 580 82.9 
Cần thiết 117 16.7 
Không cần thiết 3 0.4 
Tổng 700 100,0 
88,6% 
11,3% 0,1% 
Đạo đức, lối sống 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần thiết 
82,9% 
16,7% 
0,4% 
Năng lực chuyên môn 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần thiết 
225 
4. Năng lực công tác Đảng, đoàn thể 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 466 66.6 
Cần thiết 226 32.3 
Không cần thiết 8 1.1 
Tổng 700 100,0 
5. Có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực công tác được giao 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 463 66.1 
Cần thiết 231 33.0 
Không cần thiết 6 0.9 
Tổng 700 100,0 
66,6% 
32,3% 
1,1% 
Năng lực công tác Đảng và đoàn thể 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần 
thiết 
66,1% 
33,0% 
0,9% Kinh nghiệm 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần thiết 
226 
6. Phải kinh quan vị trí cán bộ chủ chốt cấp dưới trực tiếp 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 400 57.1 
Cần thiết 262 37.4 
Không cần thiết 38 5.4 
Tổng 700 100,0 
7. Khả năng phát triển 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 432 61.8 
Cần thiết 267 38.1 
Không cần thiết 1 0.1 
Tổng 700 100,0 
57,1% 
37,4% 
5,4% 
Kinh qua vị trí CB chủ chốt cấp 
dƣới 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần 
thiết 
61,7% 
38,1% 
01,% Khả năng phát triển 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần 
thiết 
227 
8. Uy tín với cấp trên, cùng cấp, cấp dưới và nhân dân 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 553 79.0 
Cần thiết 145 20.7 
Không cần thiết 2 
Tổng 700 100,0 
9. Khả năng tập hợp, đoàn kết lực lượng 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 542 77.4 
Cần thiết 156 22.3 
Không cần thiết 2 0.3 
Tổng 700 100,0 
79,0% 
20,7% 
0,3% 
Uy tín 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần 
thiết 
228 
10. Quyết đoán, dám chịu trách nhiệm 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 576 82.3 
Cần thiết 121 17.3 
Không cần thiết 3 0.4 
Tổng 700 100,0 
77,4% 
22,3% 0,3% 
Khả năng tập hợp, đoàn kết 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần 
thiết 
82,3% 
17,3% 
0,4% 
Quyết đoán, dám chịu trách 
nhiệm 
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 
229 
11. Gương mẫu, tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với làm 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 609 87.0 
Cần thiết 90 12.9 
Không cần thiết 1 0.1 
Tổng 700 100,0 
87,0% 
12,9% 
0,1% 
Gƣơng mẫu, tinh thần trách nhiệm 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần thiết 
230 
12. Đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu và các biểu hiện tiêu cực khác 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 607 86.7 
Cần thiết 91 13.0 
Không cần thiết 2 0.3 
Tổng 700 100,0 
13. Khả năng tìm hiểu và ứng dụn công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 425 60.7 
Cần thiết 270 38.6 
Không cần thiết 5 0.7 
Tổng 700 100,0 
86,7% 
13,0% 0,3% 
Chống tham nhũng, quan liêu 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần thiết 
60,7% 
38,6% 
0,7% 
Khả năng tìm hiểu và ứng dụng CNTT, 
KHKT 
Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 
231 
14. Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và trong công việc 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 359 51.3 
Cần thiết 327 46.7 
Không cần thiết 14 2.0 
Tổng 700 100,0 
15. Có sức khỏe tốt 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Rất cần thiết 503 71.9 
Cần thiết 195 27.9 
Không cần thiết 2 0.3 
Tổng 700 100,0 
51,3% 
46,7% 
2,0% Sử dụng ngoại ngữ 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần thiết 
71,9% 
27,9% 
0,3% 
Sức khỏe tốt 
Rất cần thiết 
Cần thiết 
Không cần 
thiết 
232 
Câu 8. Là cán bộ lãnh đạo, quản lý, đồng chí sẽ chọn phƣơng án nào 
là phù hợp nhất sau đây? 
1. Khi biết minh đã đưa ra một quyết định chưa đúng, đồng chí sẽ: 
 Tần số (n) Tỷ trọng (%) 
Kiên quyết không sửa quyết định đó 65 9,3 
Hủy bỏ quyết định đó, không thực hiện 229 32,7 
Thay thế bằng một quyết định khác 358 51,1 
Khác 48 6,9 
Tổng 700 100,0 
2. Khi tổ chức thực hiện một quyết định mà kết quả sẽ còn nhiều hạn chế, 
là người lãnh đạo, đồng chí sẽ 
 Tần số 
(n) 
Tỷ trọng 
(%) 
Tiếp tục thực hiện, khắc phục hạn chế sau 116 16,6 
Tìm cách nâng cao hiệu quả đạt được 379 54,1 
Dừng ngay việc thực hiện và thay thế quyết định khác 189 27,0 
Khác 16 2,3 
Tổng 700 100,0 
9,3% 
32,7% 
51,1% 
1,2% 
Xử lý khi đưa ra quyết định chưa đúng 
Kiên quyết không sửa quyết định đó 
Hủy bỏ quyết định đó, không thực hiện 
Thay thế bằng một quyết định khác 
Khác
233 
3. Khi cấp trên đưa xuống một chỉ thị, nghị quyết, chủ trương chưa rõ 
ràng, đồng chí sẽ làm gì? 
 Tần số 
(n) 
Tỷ trọng 
(%) 
Đề nghị cấp trên giải thích rõ mới thực hiện 299 42,7 
Xác định tình hình địa phương, chủ động thực hiện 276 39,4 
Đợi chờ cấp trên có hướng dẫn bổ sung mới thực hiện 104 14,9 
Khác 21 3,0 
Tổng 700 100,0 
16,6% 
54,1% 
27,0% 
2,3% 
Xử lý khi thực hiện quyết định mà kết quả thực hiện 
còn hạn chế 
Tiếp tục thực hiện, khắc phục hạn chế sau 
Tìm cách nâng cao hiệu quả đạt được 
Dừng ngay việc thực hiện và thay thế quyết định khác 
42,7% 
39,4% 
14,9% 
3,0% 
Xử lý khi cấp trên đưa xuống chỉ thị, nghị quyết, chủ trương 
chưa rõ ràng 
Đề nghị cấp trên giải thích rõ mới thực hiện 
Xác định tình hình địa phương, chủ động thực hiện 
Đợi chờ cấp trên có hướng dẫn bổ sung mới thực hiện 
Khác

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nang_luc_can_bo_dien_ban_thuong_vu_tinh_uy_thanh_uy.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN (TIẾNG ANH).pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN (TIÊNG VIỆT).pdf
  • pdfTRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐIÊM MỚI CỦA LUẬN ÁN (TIẾNG ANH).pdf
  • pdfTRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐIÊM MỚI CỦA LUẬN ÁN (TIẾNG VIỆT).pdf