Luận án Các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh Việt Nam

Với mục tiêu là khám phá những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong mức độ minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh Việt Nam, luận án tập trung phân tích sự tác động của các nhân tố quản trị, tài chính, kinh tế - xã hội đến mức độ minh bạch ngân sách bắt buộc, tự nguyện và tổng thể. Mức độ minh bạch ngân sách của từng khía cạnh được đo lường bởi Chỉ số Công Khai Ngân sách Tỉnh do Liên minh Minh bạch Ngân sách thực hiện. Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp giải thích được áp dụng, trong đó phương pháp định lượng được thực hiện trước và giữ vai trò chính; phương pháp định tính được bổ sung sau để giải thích rõ ràng hơn cho kết quả định lượng. Kết quả hồi quy dựa trên một mẫu gồm 58/63 tỉnh/thành cho thấy trình độ học vấn và tuổi tác của nhà quản lý, kết quả tài chính và hoạt động báo chí quan hệ nghịch chiều, trong khi sự phụ thuộc tài chính, sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế tác động thuận chiều đến minh bạch ngân sách trên website ở các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Trong các nhân tố đã nhận diện, sự phát triển kinh tế và kết quả tài chính là 2 nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến minh bạch ngân sách trực tuyến ở cả 3 khía cạnh (bắt buộc, tự nguyện và tổng thể). Hệ số xác định R2 cho thấy các nhân tố giải thích được một phần (22-27%) khác biệt trong mức độ minh bạch ngân sách trực tuyến của chính quyền cấp tỉnh Việt Nam ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả thảo luận tay đôi với 10 chuyên gia đã tiết lộ nhiều vấn đề thú vị về lý thuyết lẫn thực tiễn, giúp giải thích thấu đáo mối quan hệ giữa các nhân tố với minh bạch ngân sách trực tuyến cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau trong bối cảnh Việt Nam.

docx 271 trang kiennguyen 20/08/2022 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh Việt Nam

Luận án Các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------
Phan Thị Thúy Quỳnh
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN 
MINH BẠCH NGÂN SÁCH TRÊN WEBSITE CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
---------------
Phan Thị Thúy Quỳnh
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN 
MINH BẠCH NGÂN SÁCH TRÊN WEBSITE CỦA CHÍNH QUYỀN CẤP TỈNH VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 9340301
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Võ Văn Nhị
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án tiến sĩ kinh tế Các nhân tố tác động đến minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh Việt Nam là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Võ Văn Nhị.
Kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
	TP. HCM, ngày  tháng  năm 
	Nghiên cứu sinh
	Phan Thị Thúy Quỳnh
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học của tôi là PGS. TS. Võ Văn Nhị. Thầy là người đã định hướng, hỗ trợ và động viên tôi trong suốt những năm tôi công tác tại Khoa Kế toán cũng như trong thời gian tôi thực hiện luận án. Những hướng dẫn, góp ý của thầy đã giúp tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy/cô của Trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã truyền dạy cho tôi những kiến thức, kỹ năng hữu ích; cảm ơn các đồng nghiệp trong Khoa Kế toán đã luôn động viên, hỗ trợ công tác và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành luận án.
Bên cạnh đó, luận án cũng không thể hoàn thành nếu thiếu sự đóng góp của các chuyên gia. Cám ơn các giảng viên thuộc các trường đại học, các chuyên viên làm việc ở Ủy ban Nhân dân, Sở/Phòng Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước đã tham gia thảo luận và đưa ra những quan điểm, ý kiến bám sát thực tiễn giúp tôi có được những giải thích hợp lý cho kết quả nghiên cứu của mình.
Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn cha mẹ, những người đã sinh thành, nuôi dưỡng và luôn giúp đỡ tôi. Cám ơn chồng – người bạn đồng hành cùng tôi trong suốt chặng đường dài – đã luôn yêu thương, động viên, hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành mọi công việc, không chỉ luận án.
	TP. HCM, ngày  tháng  năm 
	Nghiên cứu sinh
	Phan Thị Thúy Quỳnh
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Anh
BTAP
Budget Transparency, Accountability and Participation
EFA
Exploratory Factor Analysis
EU
European Union
FDI
Foreign Direct Investment
FPI
Foreign Portfolio Investment
GDP
Gross Domestic Product
GRI
Global Reporting Initiative
IBP
International Budget Partnership
IMF
International Monetary Fund 
INTOSAI
International Organization of Supreme Audit Institutions
IPSAS
International Public Sector Accounting Standards
KMO 
Kaiser-Meyer-Olkin
MLR
Multiple Linear Regression
OBI
Open Budget Index
OBS
Open Budget Survey
OECD
Organisation for Economic Co-operation and Development
OLS
Ordinary Least Squares
PCA
Principal component analysis
PLS-SEM
Partial Least Square - Structural Equation Modeling
POBI
Provincial Open Budget Index
VIF
Variance Inflation Factor
WB
World Bank
Tiếng Việt
BCTC
Báo cáo tài chính
CNTT
Công nghệ thông tin
CQĐP
Chính quyền địa phương
CQTW
Chính quyền trung ương
HĐND
Hội đồng nhân dân
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
NCS
Nghiên cứu sinh
NNC
Nhà nghiên cứu
NSNN
Ngân sách nhà nước
UBND
Ủy ban nhân dân
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 - Thống kê mô tả	110
Bảng 4.2 - Ma trận tương quan	112
Bảng 4.3 - Tổng phương sai được giải thích	113
Bảng 4.4 - Ma trận thành phần	113
Bảng 4.5 – Tổng hợp các mô hình minh bạch bắt buộc	115
Bảng 4.6 – Tổng hợp các mô hình minh bạch tự nguyện	115
Bảng 4.7 – Tổng hợp các mô hình minh bạch tổng thể	116
Bảng 4.8 – Kiểm định kỳ vọng của sai số bằng 0	116
Bảng 4.9 – Kiểm định phương sai của sai số không đổi	117
Bảng 4.10 – Kiểm định Kolmogorov-Smirnov cho sai số chuẩn hóa	117
Bảng 4.11 – Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến độc lập	118
Bảng 4.12 – Kết quả hồi quy MLR - OLS	119
Bảng 4.13 – Kết quả kiểm tra các giả thuyết nghiên cứu	121
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1 – Khung nghiên cứu	59
Hình 3.2 – Quy trình nghiên cứu	62
Hình 3.3 – Mô hình nghiên cứu	68
Hình 4.1 – Đường biểu diễn eigenvalue = f (thành phần)	113
Hình 4.2 – Biểu đồ tần số Histogram của sai số chuẩn hóa	117
Hình 4.3 – Biểu đồ tần số Q-Q plot của sai số chuẩn hóa	117
TÓM TẮT
Với mục tiêu là khám phá những nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trong mức độ minh bạch ngân sách trên website của chính quyền cấp tỉnh Việt Nam, luận án tập trung phân tích sự tác động của các nhân tố quản trị, tài chính, kinh tế - xã hội đến mức độ minh bạch ngân sách bắt buộc, tự nguyện và tổng thể. Mức độ minh bạch ngân sách của từng khía cạnh được đo lường bởi Chỉ số Công Khai Ngân sách Tỉnh do Liên minh Minh bạch Ngân sách thực hiện. Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp giải thích được áp dụng, trong đó phương pháp định lượng được thực hiện trước và giữ vai trò chính; phương pháp định tính được bổ sung sau để giải thích rõ ràng hơn cho kết quả định lượng. Kết quả hồi quy dựa trên một mẫu gồm 58/63 tỉnh/thành cho thấy trình độ học vấn và tuổi tác của nhà quản lý, kết quả tài chính và hoạt động báo chí quan hệ nghịch chiều, trong khi sự phụ thuộc tài chính, sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế tác động thuận chiều đến minh bạch ngân sách trên website ở các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Trong các nhân tố đã nhận diện, sự phát triển kinh tế và kết quả tài chính là 2 nhân tố ảnh hưởng mạnh nhất đến minh bạch ngân sách trực tuyến ở cả 3 khía cạnh (bắt buộc, tự nguyện và tổng thể). Hệ số xác định R2 cho thấy các nhân tố giải thích được một phần (22-27%) khác biệt trong mức độ minh bạch ngân sách trực tuyến của chính quyền cấp tỉnh Việt Nam ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả thảo luận tay đôi với 10 chuyên gia đã tiết lộ nhiều vấn đề thú vị về lý thuyết lẫn thực tiễn, giúp giải thích thấu đáo mối quan hệ giữa các nhân tố với minh bạch ngân sách trực tuyến cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau trong bối cảnh Việt Nam.
Từ khóa: Minh bạch ngân sách, chính quyền địa phương, nhân tố tác động.
ABSTRACT
With the aim of finding the causes of the differences in budget transparency on website of the Vietnamese provincial governments, this thesis focuses on analyzing the impact of managerial, financial, socio-economic factors to the level of mandatory, voluntary and general budget transparency. The budget transparency for each dimension is measured by the Provincial Open Budget Index produced by the Budget Transparency, Accountability and Participation. The mixed explanatory method is applied, in which the quantitative method is performed first and plays the main role; then qualitative method is added to give more clear explanation for quantitative results. The regression results based on a sample of 58/63 provinces/cities show that manager's education level, manager's age, financial performance and press activity are negatively related to, while financial dependence, economic development and international integration positively impact on budget transparency on website at the significant levels of 1%, 5% and 10%. Among the identified factors, economic development and financial performance are the two factors that have the strongest influence on online budget transparency in all 3 dimensions (mandatory, voluntary and general). The coefficient of determination R2 shows that the factors partially explain (22-27%) the differences in online budget transparency of the Vietnamese provincial governments at the significant level of 5%. The results of face-to-face discussions with 10 experts revealed many interesting theoretical and practical issues, helping to thoroughly explain the relationships between the factors and online budget transparency as well as the relationships among the factors in the Vietnamese context.
Keywords: Budget transparency, local government, determinant.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Minh bạch thông tin nhà nước luôn là vấn đề được nhiều đối tượng quan tâm, từ công chúng, các nhà làm chính sách đến các nhà nghiên cứu (NNC) hàn lâm, đặc biệt là trong bối cảnh tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn về chính trị, tài chính, kinh tế-xã hội (KT-XH) (Jorge et al., 2011). Trong môi trường chính trị dân chủ, minh bạch thông tin nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho người dân đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý và hoạt động cung cấp dịch vụ của nhà nước, giám sát việc sử dụng các nguồn lực công để đảm bảo các nguồn lực này được chi tiêu đúng đắn, qua đó ngăn ngừa tham nhũng và sử dụng lãng phí nguồn lực (Jorge et al., 2011). Minh bạch thể hiện mức độ mà công chúng có thể tiếp cận với những thông tin kịp thời, đáng tin cậy về những quyết sách và kết quả hoạt động của nhà nước (Armstrong, 2005; Piotrowski & Bertelli, 2010). Minh bạch là điều kiện cần thiết và là bước đầu tiên để thực hiện trách nhiệm giải trình (Meijer, 2003). Nó còn là một thành phần quan trọng của quản trị tốt và chất lượng thể chế, vốn được chứng minh là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phúc lợi (Kraay & Kaufmann, 2002).
Trong những năm qua, nhiều đơn vị nhà nước trên thế giới đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào việc nâng cao, cải tiến chất lượng dịch vụ, cũng như tăng cường minh bạch và trách nhiệm giải trình bằng việc công khai thông tin ngày càng nhiều hơn cho công chúng và các bên liên quan, đặc biệt là công khai thông tin trên website (Jorge et al., 2011). Website là một phương tiện truyền thông tiện lợi và hiệu quả đối với cả đơn vị cung cấp lẫn người sử dụng (Fisher et al., 2004). Các đơn vị tự nguyện công khai thông tin trên website thường được công chúng đánh giá cao về tính minh bạch, đáng tin cậy và có trách nhiệm xã hội (Lee & Joseph, 2013).
Tại Việt Nam, công khai, minh bạch là một trong những nguyên tắc nền tảng, định hướng cho mọi hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Nguyên tắc này được thể hiện trong rất nhiều văn bản pháp luật. Cụ thể trong lĩnh vực tài chính-ngân sách, Quy chế công khai tài chính ban hành theo Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg yêu cầu thông tin tài chính của các cấp ngân sách nhà nước (NSNN) và các tổ chức có sử dụng NSNN phải được công khai bằng một số hình thức, trong đó có hình thức công khai trên website. Thông tư số 343/2016/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện công khai NSNN đối với các cấp ngân sách cũng yêu cầu thông tin ngân sách phải được công khai bằng một số hình thức theo quy định của Luật NSNN 2015. Trong đó, một số thông tin ngân sách bắt buộc phải công khai trên website của Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp, cơ quan tài chính các cấp và tổ chức khác có liên quan; đối với một số thông tin khác có liên quan đến ngân sách, cơ quan nhà nước được phép lựa chọn hình thức công khai sao cho phù hợp với từng đối tượng cung cấp và tiếp nhận thông tin. Trong xu thế đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý hành chính và Việt Nam lại là một trong những nước có tỉ lệ người dùng internet nhiều nhất (67% dân số cả nước Theo số liệu của Internetwo ... hính sách này”
Tác động thuận 
5
Tương tự chuyên gia 3
Tác động thuận 
6
Tương tự chuyên gia 3
Tác động thuận 
7
Tương tự chuyên gia 4 và bổ sung rằng: “Địa phương có mức độ phát triển kinh tế cao, thu thuế nhiều, thêm vào đó, đoàn đại biểu của các địa phương này cũng rất mạnh, nên áp lực công khai, giải trình sẽ lớn hơn”
Tác động thuận 
8
Tương tự chuyên gia 3
Tác động thuận 
9
Tương tự chuyên gia 4
Tác động thuận 
10
Tương tự chuyên gia 2
Tác động thuận 
GT 8
Mức sống của người dân tác động thuận chiều đến minh bạch ngân sách trên website
1
“Thường thì người ta quan tâm đến chính sách thuế áp dụng đối với cá nhân/doanh nghiệp, số thuế phải nộp bao nhiêu, có quá lớn để ảnh hưởng đến lợi ích còn lại của họ hay không, chứ ít quan tâm việc nhà nước sẽ sử dụng số thuế đó như thế nào, vì người dân không thể ước lượng được số thuế mình đã nộp tương ứng với phần phúc lợi công cộng nào mà nhà nước mang lại cho họ”
Không tác động
Tất cả chuyên gia (10/10) khẳng định mức sống của người dân không tác động đến minh bạch ngân sách trên website. Vì 3 lý do:
+ 7/10 chuyên gia cho rằng người dân thường quan tâm đến những thông tin liên quan trực tiếp đến quyền lợi/nghĩa vụ của họ như thuế suất và số thuế phải nộp là bao nhiêu, cách thức nộp như thế nào, chứ ít quan tâm đến việc nhà nước sẽ sử dụng số thuế đó ra sao vì người dân không thể ước lượng được số thuế đã nộp tương ứng với phần phúc lợi công cộng nào mà họ được hưởng.
+ 3/10 chuyên gia cho rằng thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam chưa cao đến mức gây áp lực thuế làm phát sinh nhu cầu giám sát việc sử dụng thuế của nhà nước.
+ 1/10 chuyên gia cho rằng chi phí sử dụng internet ở Việt Nam rất rẻ nên thu nhập không ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận internet.
2
“Về lý thuyết thì có tác động vì thu nhập càng cao thì nộp thuế càng nhiều và người dân sẽ có nhu cầu muốn biết liệu đồng thuế nộp cho nhà nước được sử dụng ra sao. Nhưng ở Việt nam thu nhập bình quân đầu người chưa cao đến mức làm phát sinh nhu cầu giám sát này đối với phần lớn cá nhân”
Không tác động
3
“Bây giờ thì chi phí sử dụng internet, 3g hay 4g ở Việt Nam rất rẻ và hầu như ai cũng tiếp cận được chứ không nhất thiết có thu nhập cao mới sử dụng được. Hơn nữa, rất nhiều khu vực công cộng có internet miễn phí. Nếu người dân quan tâm thì có thể truy cập website của cơ quan nhà nước dễ dàng”
Không tác động
4
“Người dân chỉ chú ý đến áp lực thuế khi nhà nước dự thảo một chính sách thuế mới. Khi đó, nhu cầu tìm hiểu về thu-chi NSNN phát sinh để tác động đến quá trình làm luật, nhưng thường tập trung vào các đại biểu quốc hội, HĐND và các học giả. Còn người dân bình thường sẽ không tìm hiểu về thu-chi NSNN để xem chính sách thuế mới có hợp lý hay không mà tâm lý chung là nếu bất lợi cho họ thì họ sẽ phản đối. Do đó, thu nhập cao hay thấp, không ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thông tin ngân sách của người dân”
Không tác động
5
Tương tự chuyên gia 4
Không tác động
6
Tương tự chuyên gia 1 và 2
Không tác động
7
Tương tự chuyên gia 1
Không tác động
8
Tương tự chuyên gia 4
Không tác động
9
Tương tự chuyên gia 4
Không tác động
10
Tương tự chuyên gia 2
Không tác động
GT 9
Trình độ dân trí tác động thuận chiều đến minh bạch ngân sách trên website
1
“Nền dân chủ ở Việt Nam thuộc dạng dân chủ gián tiếp, tức là tiếng nói, nguyện vọng của người dân được phản ánh thông qua đại diện của mình. Nếu người đại diện có trình độ học vấn cao, am hiểu về các hoạt động quản lý nhà nước thì sẽ tạo áp lực lên CQĐP để công khai, minh bạch nhằm tăng cường khả năng giám sát. Trình độ học vấn và sự am hiểu của người đại diện mới là nhân tố quyết định mức độ công khai, minh bạch của CQĐP. Còn người dân có học thức cao thì chỉ có thể bầu ra những người đại diện có năng lực để giám sát CQĐP, chứ người dân không trực tiếp giám sát CQĐP. Vì vậy, trình độ dân trí không ảnh hưởng đến tính minh bạch ngân sách trên website”
Không tác động
- Hầu hết chuyên gia (9/10) cho rằng trình độ dân trí không tác động đến minh bạch ngân sách trên website. Vì 2 lý do:
+ 6/10 chuyên gia cho rằng nền dân chủ ở Việt Nam là dân chủ đại diện. Người dân không giám sát trực tiếp hoạt động của CQĐP mà thông qua đại biểu HĐND và tổ chức đại diện khác. Do đó, trình độ học vấn và sự am hiểu của người đại diện mới là yếu tố quyết định mức độ minh bạch của CQĐP.
+ 3/10 chuyên gia cho rằng thông tin NSNN rất phức tạp để có thể hiểu được nếu không có kiến thức chuyên môn phù hợp.
- Một chuyên gia (1/10) cho rằng trình độ dân trí tác động thuận chiều đến minh bạch ngân sách trên website.
2
Tương tự chuyên gia 1
Không tác động
3
Tương tự chuyên gia 1 và nhấn mạnh: “Dân chủ ở Việt Nam là dân chủ đại diện. HĐND, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể xã hội là những cơ quan đại diện người dân giám sát các hoạt động quản lý nhà nước”
Không tác động
4
“Trình độ dân trí cao nhưng người dân không quan tâm đến các vấn đề chính trị hay quản lý nhà nước thì họ cũng không có nhu cầu xem những thông tin liên quan này. Khi CQĐP nhận thấy người dân không quan tâm thì họ sẽ không cung cấp thông tin trên website”
Không tác động
5
Tương tự chuyên gia 1
Không tác động
6
“Các cơ quan nhà nước vẫn có lịch tiếp xúc trực tiếp với người dân tại trụ sở làm việc. Người dân có trình độ đặt câu hỏi với cán bộ quản lý cũng rất hóc búa nên phải giải trình đầy đủ, rõ ràng chứ không qua loa được. Do đó, địa phương có trình độ dân trí cao thì khi CQĐP đưa thông tin lên website thì thông tin đó phải giải trình đầy đủ, rõ ràng để thuyết phục họ. Nếu không họ sẽ thông qua đại biểu HĐND để chất vấn lại.
Đại biểu HĐND có trình độ cao cũng gây áp lực giải trình rất lớn cho CQĐP”
Tác động thuận
7
“Người dân khá thờ ơ với thông tin liên quan đến ngân sách vì một mặt rất khó để hiểu các báo cáo này, mặt khác có ý kiến thì cũng không thay đổi được gì, nên người ta không quan tâm nữa, cho dù trình độ học vấn cao hay thấp”
Không tác động
8
Tương tự chuyên gia 4 và bổ sung rằng: “Mẫu biểu báo cáo NSNN rất phức tạp. Cho dù người dân có trình độ đại học đi nữa mà không đúng chuyên ngành thì cũng khó hiểu. Nên người dân sẽ không trực tiếp đọc các báo cáo trên website đâu”
Không tác động
9
Tương tự chuyên gia 1 và 3
Không tác động
10
Tương tự chuyên gia 1 và 8
Không tác động
GT 10
Hoạt động báo chí tác động thuận chiều đến minh bạch ngân sách trên website
1
“Hoạt động báo chí ở Việt Nam bị kiểm soát rất nghiêm ngặt bởi nhà nước chứ không tự do ngôn luận như các nước tư bản, nên không ảnh hưởng đến việc công khai thông tin trên website của cơ quan chính quyền”
Không tác động
- Tất cả chuyên gia (10/10) khẳng định hoạt động báo chí không tác động đến minh bạch ngân sách trên website. Vì hoạt động báo chí ở Việt Nam bị kiểm soát rất nghiêm ngặt bởi nhà nước.
- Một số chuyên gia (5/10) tiết lộ rằng hoạt động báo chí có thể tương quan nghịch với minh bạch ngân sách trên website. Vì báo chí và website là các kênh thông tin thay thế lẫn nhau của CQĐP.
2
Tương tự chuyên gia 1
Không tác động
3
Tương tự chuyên gia 1 và nhấn mạnh rằng: “Báo chí địa phương phục vụ cho CQĐP”
Không tác động
4
Tương tự chuyên gia 1
Không tác động
5
“Báo chí địa phương là một kênh thông tin phối hợp của CQĐP”
Không tác động
6
“Sở tài chính thông qua báo chí địa phương để đăng tải những thông tin dự toán, quyết toán thu-chi NSNN của địa phương, nhưng chỉ mang tính phổ biến thông tin chứ không nhận xét, đánh giá nhiều. Trước đây, khi chưa có quy định công khai trên website thì sở tài chính thường phối hợp với báo chí để đăng tải thông tin. Từ khi có quy định thì việc việc này cũng giảm bớt.
Vài năm gần đây cũng có báo chí trung ương liên hệ phỏng vấn lãnh đạo sở tài chính, sở kế hoạch đầu tư để viết về tình hình KT-XH và thu-chi NSNN nhưng cũng trên tinh thần truyền tải chủ trương, chính sách của tỉnh thôi”
Không tác động nhưng có thể tương quan nghịch
7
“Các cơ quan chức năng của địa phương thường liên hệ với báo chí, cung cấp thông tin để họ viết bài về tình hình KT-XH, thu-chi NSNN của địa phương để truyền tải thông điệp của CQĐP đến người dân. Thông tin trên báo phản ánh số liệu tổng hợp và mang tính giải trình là chính chứ không đánh giá hay bình luận”
Không tác động nhưng có thể tương quan nghịch
8
Tương tự chuyên gia 5 và 7
Không tác động nhưng có thể tương quan nghịch
9
“Báo chí được trông đợi là một kênh đại diện cho người dân, phản ánh các tâm tư, nguyện vọng của người dân để CQĐP nhận thấy những khiếm khuyết trong quản lý, từ đó cải thiện hoạt động quản lý nhà nước. Nhưng thực chất, báo chí viết bài để thu hút người xem và nhiều trường hợp đăng thông tin không đúng sự thật hoặc nói quá lên. 
CQĐP không bị tác động bởi báo chí mà căn cứ vào luật để công khai mẫu biểu theo đúng quy định. Riêng những thông tin mang tính giải trình nếu được đưa lên website thì càng tốt, nó giúp người dân hiểu chủ trương của nhà nước để chấp hành hoặc hợp tác tốt hơn. Ví dụ việc công khai trên website các kế hoạch, dự án đầu tư công đã được phê duyệt giúp người dân hợp tác trong việc di dời, giải phóng mặt bằng.
Nếu CQĐP biết cách kiểm soát và phối hợp thì báo chí là một kênh truyền đạt chủ trương, chính sách nhà nước đến người dân rất hiệu quả”
Không tác động nhưng có thể tương quan nghịch
10
Tương tự chuyên gia 1 và 9
Không tác động nhưng có thể tương quan nghịch
GT 11
Hội nhập quốc tế tác động thuận chiều đến minh bạch ngân sách trên website
1
“Công khai, minh bạch tài chính trực tuyến được các tổ chức quốc tế khuyến khích nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công, ổn định kinh tế và tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho cá nhân, tổ chức. Nó đã trở thành chiến lược cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Những địa phương hội nhập quốc tế cao thường là những địa phương thực hiện tốt chính sách minh bạch này”
Tác động thuận
- Tất cả chuyên gia (10/10) khẳng định hội nhập quốc tế tác động thuận chiều đến minh bạch ngân sách trên website. Vì minh bạch tài chính-ngân sách đã trở thành một nguyên tắc được các chính phủ quốc gia và tổ chức quốc tế công nhận. Những địa phương có mức độ hội nhập quốc tế càng cao thì CQĐP càng hiểu rõ và thực hành tốt nguyên tắc này.
- Một chuyên gia (1/10) nhấn mạnh rằng mức độ hội nhập quốc tế có tương quan thuận với mức độ phát triển kinh tế của địa phương.
2
Tương tự chuyên gia 1
Tác động thuận
3
Tương tự chuyên gia 1 và bổ sung rằng: “Minh bạch thông tin như một nguyên tắc để hội nhập thị trường quốc tế. Những địa phương có mức độ hội nhập càng cao thì CQĐP càng hiểu rõ nguyên tắc này”
Tác động thuận
4
Tương tự chuyên gia 1
Tác động thuận
5
Tương tự chuyên gia 1 và bổ sung rằng: “Minh bạch thông tin NSNN giúp nhà đầu tư hiểu rõ chủ trương, chính sách đầu tư, phát triển KT-XH của địa phương, từ đó ra quyết định đầu tư dễ dàng hơn”
Tác động thuận
6
Tương tự chuyên gia 1
Tác động thuận
7
Tương tự chuyên gia 1 và nhấn mạnh rằng: “Những địa phương có mức độ hội nhập quốc tế cao cũng là những địa phương có mức độ phát triển kinh tế cao”
Tác động thuận
8
Tương tự chuyên gia 1
Tác động thuận
9
Tương tự chuyên gia 1
Tác động thuận
10
Tương tự chuyên gia 1
Tác động thuận

File đính kèm:

  • docxluan_an_cac_nhan_to_tac_dong_den_minh_bach_ngan_sach_tren_we.docx
  • docxTOM TAT LUAN AN TIEN SI T11_2021_Phan Thi Thuy Quynh_K2014_ EN.docx
  • docxTOM TAT LUAN AN TIEN SI T11_2021_Phan Thi Thuy Quynh_K2014_ VN.docx
  • docxTRANG THONG TIN DONG GOP MOI_Phan Thi Thuy Quynh_K2014_EN.docx
  • docxTRANG THONG TIN DONG GOP MOI_Phan Thi Thuy Quynh_K2014_VN.docx