Luận án Phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại tập đoàn petrolimex

Xăng dầu là hàng hóa có tính thiết yếu”trong quá trình sản xuất, kinh doanh

tiêu dùng, an ninh và quốc phòng. Đây cũng là“yếu tố đầu vào của nhiều ngành

chưa thể thay thế được.”Cho tới hiện nay xăng, mặt hàng này có vai trò rất quan

trọng trong phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Hàng năm Việt Nam tiêu thụ khoảng

gần 20 triệu tấn xăng dầu, cùng với vai trò khai thác, xuất khẩu và chế biến dầu mỏ,

nhưng từ trước tháng 10 năm 2018 nước ta“vẫn phải lệ thuộc”nguồn xăng dầu nhập

khẩu khoảng 70% từ thị trường thế giới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Hiện nay nguồn chế biến xăng, dầu của Việt Nam về cơ bản đã đáp ứng trên 80%

nguồn nhu cầu tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, giá cả xăng, dầu trong nước vẫn

còn sự“lệ thuộc vào giá cả thị trường thế giới.”

Trong hoạt động“giao dịch mua, bán xăng dầu,”rủi ro về thị trường có 3 loại:

giá cả, tỷ giá hối đoái và lãi suất. Trong đó, rủi ro về giá có tác động lớn nhất tới

hiệu quả kinh doanh của DN. Bởi, các sự biến động bất thường, khó dự đoán của

giá các mặt hàng xăng dầu trên thị trường quốc tế đã ảnh hưởng không hề nhỏ tới

hiệu quả vận hành của các DN kinh doanh xăng, dầu. Với đặc tính biến động không

ngừng“về giá của thị trường thế giới,” có thể thấy ngoại trừ một số giai đoạn giá

xăng, dầu tương đối ổn định, hầu hết giá xăng, dầu diễn biến hết sức phức tạp, khó

lường nhất là từ năm 1973 và đặc biệt trong thời gian gần đây. Một sự kiện hy hữu

gây sốc chưa từng có ngày 20/4/2020 trong khoảng 20 phút phi thường nhất của lịch

sử thị trường tài chính giá hợp đồng tương lai dầu WTI giao tháng 5/2020 giảm

xuống -37,64 USD/thùng, khiến nhiều người từ nhà môi giới kì cựu đến nhà đầu tư

bán lẻ hoảng loạn. Từ đó, cho thấy vai trò rất lớn của các công tác phòng ngừa rủi

ro biến động về giá càng trở nên hiện hữu hơn với các tập đoàn, tổ chức cả kinh

doanh và sản xuất mặt hàng này, chứ không đơn thuần dừng ở góc độ đối tượng

tiêu thụ. Bằng chứng là các đơn vị quốc doanh hàng đầu châu Á như PTT Public

Company Limited (PTT) của Thái Lan, Petroliam Nasional Berhad (Petronas) của2

Malaysia, CPC Corporation (CPC) của Đài Loan, cũng như các hãng xăng, dầu

quốc tế khác đều có những đơn vị, phòng ban quản lý rủi ro sâu về giá cả.

pdf 243 trang kiennguyen 20/08/2022 3920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại tập đoàn petrolimex", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại tập đoàn petrolimex

Luận án Phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại tập đoàn petrolimex
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 
------------------------- 
PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH 
DOANH XĂNG DẦU TẠI TẬP ĐOÀN PETROLIMEX 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
Hà Nội, 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 
------------------------- 
PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH 
DOANH XĂNG DẦU TẠI TẬP ĐOÀN PETROLIMEX 
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh 
Mã số: 9340101 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
 Hà Nội, 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
 “Tôi xin cam đoan Luận án”Tiến sĩ “Phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh 
doanh xăng dầu tại tập đoàn Petrolimex” là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. 
Các kết quả được trình bày trong luận án chưa được công bố tại các công trình, tài 
liệu khác. Các số liệu, các nguồn trích được chú thích có nguồn gốc rõ ràng, minh 
bacḥ, trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung 
của luận án. 
Hà Nội, tháng 09 năm 2021 
Tác giả luận án 
Ngô Trí Trung 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
 “Quá trình nghiên cứu tại”trường Đại học Thương mại đã cho tôi cơ hội được 
tiếp thu rất nhiều kiến thức khoa học, học thuật và phương pháp nghiên cứu. Tôi xin 
gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến tập thể đội ngũ cán bộ, giảng viên trường Đại 
học Thương mại đã giúp tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu. Tôi xin được trân 
trọng gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan, người đã đồng hành 
và trực tiếp tôi trong quá trình thực hiện luận án và công trình này. 
 Tôi cũng xin cám ơn các đơn vị, tổ chức đã hỗ trợ tôi xuyên suốt quá trình thực 
hiện luận án: Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính, Ngân 
hàng Nhà nước, Hiệp hội xăng dầu, Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển, các 
doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, các chuyên gia kinh tế v.v đã hỗ trợ tôi trong quá 
trình nghiên cứu, khảo sát thu thập thông tin để hoàn thành luận án. 
 Tôi xin cảm ơn tập thể các lãnh đạo và đồng nghiệp tại Khoa Quốc tế, 
ĐHQGHN đã luôn tạo điều kiện, động viên và truyền cảm hứng“cho tôi trong quá 
trình thực hiện luận án,”và cuối cùng là gia đình tôi“đã luôn đồng hành và ủng hộ 
tôi trong suốt”chặng đường nghiên cứu và học tập. 
 Tác giả luận án 
 Ngô Trí Trung 
iii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................. i 
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. ii 
MỤC LỤC ...................................................................................................... iii 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... vii 
DANH MỤC SƠ ĐỒ.................................................................................... viii 
DANH MỤC BẢNG .................................................................................... viii 
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ .............................................................. viii 
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 
1-Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 
2-Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 
4-Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4 
5-Những đóng góp mới của luận án ................................................................. 5 
6. Kết cấu luận án ............................................................................................. 6 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 7 
1.1TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ...... 7 
1.1.1Các nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 7 
1.1.2Khoảng trống của đề tài nghiên cứu ....................................................... 20 
1.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 22 
1.2.1Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 22 
1.2.2Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 23 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ 
TRONG KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XĂNG DẦU ...... 34 
iv 
2.1 RỦI RO VỀ GIÁ VÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH 
DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XĂNG DẦU .................................... 34 
2.1.1. Rủi ro trong kinh doanh đối với doanh nghiệp ..................................... 34 
2.1.2. Phòng ngừa rủi ro về giá đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu . 37 
2.2. QUY TRÌNH PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH 
DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XĂNG DẦU .................................... 38 
2.2.1. Nhận diện các yếu tố rủi ro biến động giá tác động đối với doanh 
nghiệp kinh doanh xăng dầu ........................................................................... 38 
2.2.2. Phân tích, đánh giá rủi ro về giá đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng 
dầu .................................................................................................................. 42 
2.2.3. Kiểm soát và xử lý rủi ro về giá trong kinh doanh đối với DN xăng dầu45 
2.3. CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH 
DOANH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XĂNG DẦU .................................... 46 
2.3.1. Mua hàng hoá dự trữ khi giá cả thế giới có sự biến động. ................... 46 
2.3.2. Đa dạng nguồn cung ứng xăng dầu ...................................................... 47 
2.3.3. Lập quỹ dự phòng tài chính (Quỹ bình ổn giá xăng dầu) để phòng ngừa 
rủi ro về giá ..................................................................................................... 47 
2.3.4. Phòng vệ giá (Hedging) - giao dịch phái sinh ...................................... 48 
2.4. KINH NGHIỆM PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ CỦA DOANH 
NGHIỆP XĂNG DẦU MỘT SỐ NƯỚC– BÀI HỌC RÚT RA .................... 64 
2.4.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro về giá của các DN xăng dầu một số 
nước ................................................................................................................ 64 
2.4.2. Bài học rút ra ........................................................................................ 71 
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ 
TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU TẠI TẬP ĐOÀN PETROLIMEX75 
3.1. TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN PETROLIMEX .................................... 75 
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Tập đoàn petrolimex .......................... 75 
v 
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Petrolimex (2015-2020) ................ 78 
3.2. CƠ CHẾ GIÁ BÁN LẺ XĂNG DẦU TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG 
NƯỚC ............................................................................................................. 81 
3.3. THỰC TRẠNG VIỆC PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH 
DOANH XĂNG DẦU TẠI PETROLIMEX.................................................. 82 
3.3.1. Cơ sở pháp lý và điều kiện vận hành công cụ Hedging trong kinh doanh 
hàng hoá .......................................................................................................... 82 
3.3.2. Thực trạng việc phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu tại 
Petrolimex ....................................................................................................... 93 
3.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ......................................................................... 104 
3.4.1. Công tác nhận diện, phân tích, đánh giá và kiểm soát rủi ro về giá ... 104 
3.4.2.Sử dụng công cụ (hegding)- giao dịch phái sinh trong phòng ngừa rủi ro 
kinh doanh xăng dầu ................................................................................... 107 
3.4.3.Kết quả khảo sát quỹ bình ổn giá ........................................................ 109 
3.4.4. Kết quả khảo sát nhu cầu DN cần hỗ trợ từ phía Nhà nước để thúc đẩy 
hoạt động giao dịch phái sinh (theo các thứ tự ưu tiên). .............................. 110 
3.4.5. Nguyên nhân các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hạn chế sử dụng 
công cụ Hedging phòng ngừa rủi ro về giá .................................................. 110 
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG 
KINH DOANH XĂNG DẦU TAI TẬP ĐOÀN PETROLIMEX ........... 119 
4.1. NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỀ PHÒNG NGỪA RỦI 
RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU ................................... 119 
4.1.1 Những quan điểm phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu119 
4.1.2. Định hướng phòng ngừa rủi ro về giá trong kinh doanh xăng dầu ..... 123 
4.2. GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO VỀ GIÁ TRONG KINH DOANH 
XĂNG DẦU TẠI TẬP ĐOÀN PETROLIMEX .......................................... 125 
4.2.1. Nhóm các giải pháp đối với Petrolimex. ............................................ 125 
vi 
4.2.2. Nhóm các giải pháp hỗ trợ (vĩ mô) ..................................................... 139 
4.3. KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 153 
4.3.1.Về phía Chính phủ ............................................................................... 153 
4.3.2. Bộ Công Thương ................................................................................ 154 
4.3.3. Ngân hàng Nhà nước .......................................................................... 154 
4.3.4. Bộ Tài chính ....................................................................................... 155 
4.3.5. Đối với Petrolimex ............................................................................. 155 
KẾT LUẬN ................................................................................................. 156 
NHỮNG CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
vii 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
1 ATIGA “Hiệp định Thương mại hàng hoá Asean” 
2 BCEC “Sở giao dịch hàng hoá Buôn ma thuật” 
3 BOG “Quỹ bình ổn giá” 
4 BRENT “Dầu thô BRENT” 
5 CBOT “Sở giao dịch hàng hoá Chicago - Mỹ” 
6 CCP “Trung tâm dịch vụ điều phối thị trường” 
7 CIP “Cước phí và bảo hiểm trả tới địa điểm chỉ định” 
8 CME “Sở giao dịch hàng hoá” 
9 DN “Doanh nghiệp” 
10 ET “Thị trường tập trung” 
11 FOB “Miễn trách nhiệm trên boong tàu nơi đi” 
12 FTA “Hiệp định Thương mại tự do” 
13 HĐQC “Hợp đồng quyền chọn” 
14 HĐQT “Hội đồng quản trị” 
15 HĐTL “Hợp đồng tương lai” 
16 ICE “Sở giao dịch hàng hoá quốc tế tại London” 
17 IPE “Trung tâm trao đổi xăng dầu quốc tế” 
18 LME “Sàn giao dịch kim loại London” 
19 MXV “Sở giao dịch hàng hoá Việt Nam” 
20 NHTM “Ngân hàng Thương mại” 
21 NYMEX “Sở giao dịch hàng hoá New York” 
22 OPEC “Tổ chức các nước sản xuất dầu lớn” 
23 OTC “Thị trường phi tập trung” 
24 PLX “Tập đoàn xăng dầu Việt Nam” 
25 SGX “Sở giao dịch hàng hoá Singapore” 
26 TOCOM “Sở giao dịch h ... 3 tháng qua 
 Giá hợp đồng kỳ hạn dầu thô WTI giảm gần 7% khi nhu cầu nhiên liệu của Mỹ 
suy giảm, đồng USD mạnh lên và thị trường chứng khoán sụp đổ.“Thị trường chứng 
khoán được coi là một trong những chỉ báo cho sức khỏe của nền kinh tế Mỹ, khi các 
chỉ số chứng khoán đồng loạt giảm mạnh, khiến các nhà đầu tư lo ngại về triển vọng 
nhu cầu dầu thô của nền kinh tế Mỹ.” 
 Đồng USD cũng là một trong những yếu tố có tác động lớn tới giá các mặt hàng 
niêm yết bằng đồng tiền này. Khi sức mua của đồng USD mạnh lên, giá của các mặt 
hàng này có xu hướng giảm để giúp duy trì sức cạnh tranh của chúng. Ngược lại, khi 
sức mua của đồng USD suy yếu, giá của những mặt hàng này có xu hướng sẽ tăng. 
 “Thông tin tổng thống Mỹ Donald Trump bị nhiễm Covid-19 đã khiến giá dầu 
thô WTI giảm 4%. Mặc dù sức khỏe của tổng thống Mỹ không liên quan trực tiếp đến 
cung cầu của thị trường dầu thô, nhưng sẽ gián tiếp tạo ra nhiều rủi ro và bất ổn trên 
thị trường thông qua những thay đổi trong các chính sách của nền kinh tế tiêu thụ dầu 
thô lớn nhất thế giới này.” 
 Diễn biến dịch bệnh tại châu Âu ngày càng phức tạp với số ca nhiễm mới liên 
tục phá kỷ lục. Nhiều nước châu Âu phải thắt chặt các biện pháp phòng dịch và sau đó 
là tiến hành phong tỏa và giãn cách xã hội. Các quốc gia Pháp, Đức và Anh lần lượt 
công bố kế hoạch đóng cửa nền kinh tế trong 4 tuần để hạn chế sự lây lan của dịch 
bệnh, khiến giá dầu suy giảm trong nhiều phiên. 
 Những kỳ vọng vào việc nhóm OPEC+ sẽ trì hoãn việc nới lỏng hạn mức cắt 
giảm sản lượng cùng với những thông tin liên tiếp xuất hiện về các loại vaccine có 
hiệu quả cao do các hãng dược phẩm phát triển đã làm tăng kỳ vọng của thị trường vào 
việc dịch Covid-19 sẽ sớm được dập tắt, loại bỏ yếu tố bất ổn lớn nhất ảnh hưởng tới 
thị trường dầu thô trong năm nay. 
 Nhờ sự hỗ trợ của những thông tin này, giá dầu thô đã có chuỗi tăng liên tục 
trong tháng 12 vừa qua. 
(2) Phân tích kỹ thuật 
 Các phân tích kỹ thuật dựa trên một số chỉ báo kỹ thuật đã nêu trong phần 2 
cũng có thể đưa ra các gợi ý về xu hướng của giá. Hình ảnh phía dưới là đồ thị giá hợp 
đồng kỳ hạn dầu thô WTI trong 3 tháng vừa rồi cùng với hai chỉ báo kỹ thuật là Chỉ số 
cường độ tương đối (RSI) và Đường trung bình động hội tụ/phân kỳ (MACD). 
- 
 Đồ thị 4.4. Các thời điểm chỉ báo kỹ thuật đưa ra những dấu hiệu về sự 
đảo chiều của giá 
 Trên đồ thị, chúng ta có thể nhận thấy 3 thời điểm các chỉ báo kỹ thuật đã đưa 
ra những dấu hiệu chính xác về sự đảo chiều của giá. 
 Ngày 09/09: Chỉ số RSI bắt đầu tăng lên, vượt qua ngưỡng quá bán để quay trở 
về vùng trung tính. Đây là dấu hiệu xác nhận đảo chiểu có xác suất chính xác cao của 
chỉ báo RSI. Thêm vào đó, còn có sự xác nhận của chỉ báo MACD với việc hai đường 
chỉ báo cắt nhau với xu hướng tăng. 
 Ngày 05/10: Tương tự như ngày 09/09, chỉ báo RSI một lần nữa tăng lên vùng 
trung tính từ vùng quá bán cùng với sự xác nhận chỉ chỉ báo MACD. 
 Ngày 02/11: Cũng giống như hai ngày trên, tuy nhiên lần này chúng ta có một 
dấu hiệu xác nhận đảo điều xu hướng rõ ràng hơn nữa, đó là sự phân kỳ giữa xu hướng 
của giá và xu hướng của chỉ báo RSI, đây là một trong những dấu hiệu có tính chính 
xác cao cho sự đảo chiều của giá. Kết hợp giữa tín hiệu này với việc chỉ báo RSI trở về 
vùng trung tính và các đường MACD giao cắt đã báo trước một xu hướng tăng rất 
mạnh và dài từ mức giá 35 USD lên 45 USD của giá hợp đồng kỳ hạn dầu thô WTI. 
 Hai chỉ báo RSI và MACD sử dụng trong đồ thị trên có thiết lập tiêu chuẩn là 
- RSI (14): 14 phiên, tính toán với mức giá đóng cửa 
 MACD (12,26,9): Đường nhanh có độ dài 12, đường chậm có độ dài 26, sử 
dụng mức giá đóng cửa và chỉ số làm mượt là 9. 
Dự báo xu hướng giá dầu thế giới trong những tháng tới 
- “Để có thể dự báo đúng xu hướng của giá dầu thô trong những tháng tới, có một 
số yếu tố ảnh hưởng tới thị trường cần được đặc biệt chú ý.” 
 Một là, Cán cân cung cầu dầu thô . 
 Nguồn cung 
 (1) Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ là yếu tố lớn nhất đặt ra hạn chế 
cho nguồn cung dầu thô toàn cầu hiện nay. Theo thỏa thuận ban đầu, các nước trong 
nhóm OPEC+ sẽ cắt giảm sản lượng khai thác đi 9.7 triệu thùng/ngày trong hai tháng 
05 và 06. Sau đó, hạn mức sẽ được nới lỏng xuống chỉ còn 7.7 triệu thùng/ngày trong 
phần còn lại của năm 2020 trước khi tiếp tục giảm trong năm sau đó. 
- “Cuộc họp của Ủy ban giám sát chung cấp bộ trưởng JMMC của OPEC+ đã 
khẳng định cam kết này của các nước. Iraq và Kazakhstan đã đệ trình bản kết hoạch 
cắt giảm bổ sung của hai nước để bù đắp cho việc thiếu tuân thủ trước đó.” 
Kazakhstan cho biết sẽ cắt giảm thêm 50,000 thùng/ngày trong hai tháng 08 và 09 để 
bù đắp cho những gì còn thiếu.“Trong khi đó, Iraq cũng cho biết sẽ cắt giảm thêm 
57,000 thùng/ngày trong tháng 07, cắt giảm thêm 258,000 thùng/ngày trong hai tháng 
08 và 09.” 
 (2) Sản lượng khai thác dầu thô của Mỹ 
- Tuy nước Mỹ không áp đặt ra các hạn mức cắt giảm sản lượng cho các công ty 
dầu khí của mình, nhưng sản lượng khai thác của Mỹ cũng đã giảm mạnh trong những 
tháng qua dưới áp lực của thị trường khi giá xuống thấp. Số lượng giàn khoan dầu tại 
Mỹ đã giảm liên tục trong 10 tuần qua, chạm xuống mức thấp nhất mà hãng Baker 
Hughes từng ghi nhận trong lịch sử. 
- “Dự báo nguồn cung dầu thô của Mỹ có thể giảm 900,000 thùng/ngày trong năm 
2020 và tiếp tục giảm thêm 300,000 thùng/ngày nữa trong năm 2021 nếu giá dầu 
không tăng trở lại.” 
- “Dù vậy, giá dầu thô tăng liên tục trong thời gian qua có thể khiến một số nhà 
sản xuất bắt đầu khai thác trở lại. Đây là một trong những lo ngại mà giới phân tích đặt 
ra trong thời gian qua, và cần phải lưu tâm trong thời gian tới. Con số ước lượng sản 
lượng khai thác dầu thô hàng tuần sẽ được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA 
công bố vào tối thứ Tư hằng tuần.” 
 (3) Tồn kho dầu của thế giới và Mỹ 
- Nhu cầu dầu thô sụt giảm mạnh trong khi các nước nước sản xuất dầu đẩy mạnh 
việc khai thác sau khi cuộc họp OPEC+ hồi tháng 03 thất bại đã đẩy tồn kho dầu thô 
toàn cầu tăng mạnh. Đà tăng bất ngờ này đã dẫn tới việc thiếu hụt kho chứa dầu trên 
quy mô toàn cầu, một trong những nguyên nhân đẩy giá dầu WTI về mức âm hồi giữa 
tháng 04. 
- Tồn kho Dầu thô của các nền kinh tế trong khối OECD và Mỹ đều tăng mạnh 
trong quý 1/2020 nhưng đã chững lại và quay đầu giảm từ tháng 05 vừa rồi. Theo dự 
báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ - EIA, xu hướng giảm này sẽ tiếp tục cho 
đến hết năm 2020. 
- Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết lượng dầu tồn kho nổi 
toàn cầu trong các tháng vừa qua có xu hướng giảm, xua tan một phần lo ngại đối với 
tồn kho thế giới. 
 Nhu cầu 
- Nhu cầu dầu thô thường được các cơ quan quản lý năng lượng như IEA, EIA và 
OPEC ước lượng và dự báo. Trong cuộc khủng hoảng dầu hiện tại, các yếu tố về nhu 
cầu là những yếu tố tạo nên xu hướng trước trong khi nguồn cung mang tính phản ứng 
lại với những diễn biến của nhu cầu.“Trong báo cáo thị trường dầu khi tháng 07 mới 
đây OPEC giữ nguyên dự báo đối với nhu cầu dầu thô toàn cầu trong năm 2020 với 
mức sụt giảm 9.07 triệu thùng/ngày do dịch bệnh, dù nhận định rằng nhu cầu sẽ phục 
hồi nhanh chóng vào cuối năm.”Theo đó, nhu cầu dầu thô thế giới sẽ sụt giảm 6.4 triệu 
thùng/ngày trong nửa sau của năm 2020, ít hơn nhiều so với dự báo một tháng trước 
với mức sụt giảm 11.9 triệu thùng. 
 Hai là, Tái mở cửa kinh tế 
- “Nhu cầu dầu thô sụt giảm bắt nguồn từ các biện pháp phong tỏa và cách ly xã 
hội của các quốc gia có dịch Covid-19 bùng phát. Vì vậy, đây cũng là yếu tố quan 
trọng nhất dẫn dắt thị trường dầu thô trong thời gian tới.” 
- Việc các nước nới lỏng các biện pháp phòng dịch cho phép người dân bắt đầu đi 
lại, hoạt động kinh tế dần phục hồi, dẫn tới nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho các hoạt 
động giao thông vận tải và sản xuất công nghiệp. Có thể thấy rất nhiều các quốc gia tại 
châu Á và châu Âu đã nới lỏng rõ rệt các biện pháp phòng dịch trong hơn một tháng 
qua, cho phép nhu cầu dầu thô phục hồi. Chỉ số Apple Mobility Index cho thấy hoạt 
động đi lại của người dân tại một số quốc gia đã phục hồi so với mức trước dịch 
- “Tại Mỹ, nhu cầu dầu thô có thể được phản ánh thông qua các ước lượng trong 
các báo cáo tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.” 
- Nhìn chung, các dữ liệu đều đang cho thấy nhu cầu dầu thô đang có dấu hiệu 
phục hồi trong hơn một tháng trở lại đây và có xu hướng sẽ tiếp tục nếu dịch bệnh tiếp 
tục được kiểm soát tốt. 
 Nguy cơ tái bùng phát đại dịch Covid-19 
- “Việc các nước nhanh chóng mở cửa lại nền kinh tế, một mặt có tác động tích 
cực đối với thị trường dầu thô trong thời điểm hiện tại.”Tuy nhiên, điều này lại khiến 
các chuyên gia y tế lo ngại về việc dịch sẽ bùng phát trở lại nếu các nước quá vội vã 
nới lỏng các biện pháp phòng dịch. 
- “Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng đợt bùng phát thứ hai, nếu có sẽ có khả 
năng diễn ra vào mùa đông.”Trong khung thời gian mùa hè trong hai tháng tới, nguy 
cơ tái bùng phát dịch trên diện rộng được cho là thấp. 
 Dự báo về diễn biến giá dầu trong thời gian tới 
- Diễn biến của giá Dầu thô trong thời gian tới sẽ phụ thuộc chính vào sự biến 
động của nguồn cung và cầu dầu thô, mà trong đó, tác động chính sẽ là sự phục hồi 
của cầu. Những biến động của nguồn cung hiện tại đều mang tính phản ứng với sự 
biến động của nhu cầu với mục đích cân bằng thị trường. 
- Trong khi đó, nhu cầu dầu thô lại phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh cũng như 
khả năng phòng chống bệnh của con người. Dựa vào yếu tố này, chúng ta có thể xây 
dựng hai kịch bản cho giá Dầu. 
 Kịch bản đầu tiên, dịch bệnh dần được kiểm soát và dập tắt, nhu cầu dầu thô 
toàn cầu sẽ dần phục hồi từ giờ tới cuối năm. Trong tình huống này, nhu cầu dầu thô 
được hỗ trợ phục hồi liên tục, từ đó kéo theo là giá Dầu thô. Khi đó, OPEC+ sẽ ít có 
khả năng có thêm các biện pháp cắt giảm mới để hỗ trợ thị trường. Tuy nhiên, dưới tác 
động của các biện pháp cắt giảm hiện tại, nguồn cung dầu thô cũng đã thu hẹp đáng 
kể. Với nguồn cung thu hẹp trong khi nguồn cầu phục hồi, giá có thể tiếp tục tăng và 
sẽ giao động trong khoảng từ 45 USD/thùng cho đến 50 USD/thùng vào cuối năm nay 
và đầu năm sau. 
 Kịch bản thứ hai, dịch bệnh tái bùng phát trong khoảng còn lại của năm, với 
khả năng cao là vào mùa đông. Trong kịch bản này, những tác động của dịch bệnh lên 
nhu cầu dầu thô sẽ cực kỳ khó ước lượng. Tuy nhiên, sẽ ít có khả năng nhu cầu dầu 
thô sẽ sụt giảm sâu hơn mức 11.9 triệu thùng/ngày như nửa đầu tiên của năm,“do các 
nước đã có kinh nghiệm đối với dịch, việc phòng chống sẽ nhanh chóng và hiệu quả 
hơn. Tuy nhiên, không thể loại trừ khả năng các nước OPEC+ sẽ có những biện pháp 
mới, cụ thể là cắt giảm thêm để hỗ trợ giá dầu.” 
 Do không còn yếu tố bất ngờ cũng như các nước OPEC+ sẵn sàng để có những 
hành động can thiệp hơn, việc sụt giảm không thể tránh khỏi của giá trong trường hợp 
này sẽ nhẹ nhàng hơn. Trong kịch bản này, giá nhiều khả năng sẽ rơi trở lại vùng giá 
38 - 40USD/thùng vào đầu năm sau. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phong_ngua_rui_ro_ve_gia_trong_kinh_doanh_xang_dau_t.pdf
  • docx02. Bản Tóm Tắt NCS Ngo Tri Trung - Tiếng Việt.docx
  • docx03. Bản Tóm Tắt NCS Ngo Tri Trung - Tiếng Anh.docx
  • docx04. Thông tin những điểm mới Ngo Tri Trung - tiếng Việt.docx
  • docx05. Thông tin điểm mới Ngo Tri Trung - ENGLISH.docx