Luận án Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước gắn liền với

giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy, phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò

quan trọng và đã có những đóng góp to lớn. Từ Bà Trưng, Bà Triệu dấy binh,

khởi nghĩa đánh đuổi ngoại bang trong thời kỳ Bắc thuộc cho đến phong trào

phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lịch sử hào

hùng của dân tộc luôn xuất hiện những tấm gương các nữ tướng anh hùng, những

nữ chiến sỹ quả cảm, những người mẹ, người vợ sẵn sàng cống hiến và hy sinh

cho độc lập, tự do của dân tộc và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Ghi

nhận vai trò to lớn và những đóng góp quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong

suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cho phụ nữ Việt

Nam tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Bước vào thời

kỳ đổi mới, lại một lần nữa phụ nữ Việt Nam vinh dự, tự hào được Đảng phong

tặng “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng”.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt

Nam luôn xác định đúng đắn vai trò, vị trí của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng

của toàn Đảng và toàn dân ta. Đảng coi công tác vận động phụ nữ nói chung, đào

tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ nói riêng và sự nghiệp giải phóng phụ nữ, phát huy vai

trò của phụ nữ trên các lĩnh vực là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm xây dựng

lực lượng to lớn cho cách mạng. Để phát huy vai trò, sức mạnh của phụ nữ Việt

Nam, trong hơn 90 năm qua, những quan điểm, chủ trương của Đảng về công

tác phụ nữ luôn được quán triệt kịp thời, sâu sắc và nhanh chóng được tổ chức

thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, để quy tụ, phát huy sức mạnh của

mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam, Đảng đã chỉ đạo thành lập các tổ chức phụ nữ

như: Hội Phụ nữ Phản đế Đông Dương (năm 1930), Hội Phụ nữ Dân chủ (năm

1936), Đoàn Phụ nữ Cứu quốc (giai đoạn 1941-1945) và Hội Liên hiệp Phụ nữ2

Việt Nam (20-10-1946) nhằm xây dựng hạt nhân đoàn kết, lãnh đạo phụ nữ trong

các phong trào cách mạng, chăm lo đời sống và phấn đấu thực hiện bình đẳng

giới, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp

Phụ nữ Việt Nam không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, làm tốt nhiệm vụ tập

hợp đông đảo mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam; bảo vệ quyền lợi và ích hợp pháp,

chính đáng của phụ nữ; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới;

nâng cao vị thế của phụ nữ trong hệ thống chính trị góp phần xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày

càng thể hiện tốt vai trò của mình, trở thành cầu nối vững chắc giữa Đảng với

mọi tầng lớp phụ nữ; tích cực tham gia các hoạt động nhằm nâng cao vai trò của

phụ nữ Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế.

pdf 188 trang kiennguyen 20/08/2022 3880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015

Luận án Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hội liên hiệp phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015
 1 
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
TRẦN THỊ VÂN 
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH 
LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH 
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 
HÀ NỘI - 2021
` 
 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH 
TRẦN THỊ VÂN 
ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH 
LÃNH ĐẠO HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH 
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 
Mã số: 9229015 
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Viết Thảo 
 2. TS. Lương Viết Sang 
HÀ NỘI - 2021 
` 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu 
của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung 
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ 
theo quy định. 
Tác giả luận án 
 Trần Thị Vân 
` 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1 
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 
LUẬN ÁN ............................................................................................................................. 9 
1.1. Những công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án ...................................... 9 
1.2. Những nội dung liên quan tới đề tài luận án mà các công trình đã đề cập và 
những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết ....................................... 28 
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN 
HIỆP PHỤ NỮ TỈNH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 ................................................ 31 
2.1. Những yếu tố tác động tới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt 
động của Hội Liên hiệp Phụ nữ (1997-2005) ............................................................ 31 
2.2. Chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo hoạt động của Hội 
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (1997-2005) ......................................................................... 47 
Chương 3: ĐẢNG BỘ TỈNH BẮC NINH LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI LIÊN 
HIỆP PHỤ NỮ TỈNH (2005-2015) ................................................................................... 75 
3.1. Yêu cầu đổi mới hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh trong 
tình hình mới ............................................................................................................. 75 
3.2. Chủ trương và quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh tăng cường lãnh đạo hoạt động 
của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (2005-2015) .............................................................. 85 
Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM .............................................. 119 
4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ 
năm 1997 đến năm 2015 ......................................................................................... 119 
4.2. Một số kinh nghiệm ......................................................................................... 139 
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 152 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN 
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................................... 155 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 156 
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 174 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Lịch sử của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước gắn liền với 
giữ nước. Trong hàng ngàn năm lịch sử ấy, phụ nữ Việt Nam luôn giữ vai trò 
quan trọng và đã có những đóng góp to lớn. Từ Bà Trưng, Bà Triệu dấy binh, 
khởi nghĩa đánh đuổi ngoại bang trong thời kỳ Bắc thuộc cho đến phong trào 
phụ nữ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, lịch sử hào 
hùng của dân tộc luôn xuất hiện những tấm gương các nữ tướng anh hùng, những 
nữ chiến sỹ quả cảm, những người mẹ, người vợ sẵn sàng cống hiến và hy sinh 
cho độc lập, tự do của dân tộc và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Ghi 
nhận vai trò to lớn và những đóng góp quan trọng của phụ nữ Việt Nam trong 
suốt chiều dài lịch sử dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng cho phụ nữ Việt 
Nam tám chữ vàng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Bước vào thời 
kỳ đổi mới, lại một lần nữa phụ nữ Việt Nam vinh dự, tự hào được Đảng phong 
tặng “Trung hậu, đảm đang, tài năng, anh hùng”. 
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt 
Nam luôn xác định đúng đắn vai trò, vị trí của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng 
của toàn Đảng và toàn dân ta. Đảng coi công tác vận động phụ nữ nói chung, đào 
tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ nói riêng và sự nghiệp giải phóng phụ nữ, phát huy vai 
trò của phụ nữ trên các lĩnh vực là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm xây dựng 
lực lượng to lớn cho cách mạng. Để phát huy vai trò, sức mạnh của phụ nữ Việt 
Nam, trong hơn 90 năm qua, những quan điểm, chủ trương của Đảng về công 
tác phụ nữ luôn được quán triệt kịp thời, sâu sắc và nhanh chóng được tổ chức 
thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. 
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, để quy tụ, phát huy sức mạnh của 
mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam, Đảng đã chỉ đạo thành lập các tổ chức phụ nữ 
như: Hội Phụ nữ Phản đế Đông Dương (năm 1930), Hội Phụ nữ Dân chủ (năm 
1936), Đoàn Phụ nữ Cứu quốc (giai đoạn 1941-1945) và Hội Liên hiệp Phụ nữ 
2 
Việt Nam (20-10-1946) nhằm xây dựng hạt nhân đoàn kết, lãnh đạo phụ nữ trong 
các phong trào cách mạng, chăm lo đời sống và phấn đấu thực hiện bình đẳng 
giới, vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp 
Phụ nữ Việt Nam không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, làm tốt nhiệm vụ tập 
hợp đông đảo mọi tầng lớp phụ nữ Việt Nam; bảo vệ quyền lợi và ích hợp pháp, 
chính đáng của phụ nữ; phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới; 
nâng cao vị thế của phụ nữ trong hệ thống chính trị góp phần xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ngày 
càng thể hiện tốt vai trò của mình, trở thành cầu nối vững chắc giữa Đảng với 
mọi tầng lớp phụ nữ; tích cực tham gia các hoạt động nhằm nâng cao vai trò của 
phụ nữ Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. 
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác phụ nữ nói chung và 
hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nói riêng trong thời kỳ đẩy mạnh 
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập và phát triển vẫn đang đứng trước nhiều 
khó khăn, thách thức, vẫn còn một số hạn chế chậm được khắc phục. Từ những 
yêu cầu khách quan và chủ quan trong công tác hoạt động của Hội Phụ nữ các 
cấp trước bối cảnh, tình hình mới, để nâng cao chất lượng các phong trào phụ 
nữ và phát huy vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đảng yêu cầu các 
cấp Hội Phụ nữ phải không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động 
nhằm nâng cao vị thế của Hội Liên hiệp Phụ nữ nói riêng và công tác phụ nữ 
nói chung, tạo mọi điều kiện để phụ nữ Việt Nam tham gia đóng góp ngày càng 
nhiều hơn cho sự phát triển của gia đình và đất nước; thực hiện thắng lợi sự 
nghiệp giải phóng phụ nữ, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. 
Năm 1997, tỉnh Bắc Ninh được tái lập, bước vào thời kỳ phát triển mới 
với nhiều cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Dưới sự lãnh đạo 
của Đảng bộ tỉnh, tổ chức Hội Phụ nữ các cấp và phong trào phụ nữ trên quê 
hương Kinh Bắc đã sớm ra đời, trưởng thành và phát triển. Trong lịch sử, phụ 
nữ Bắc Ninh đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp đấu tranh cách 
3 
mạng cũng như xây dựng và bảo vệ quê hương quan họ nói riêng và cả nước nói 
chung. Tuy nhiên, trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội 
nhập và phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ và phong trào phụ nữ tỉnh Bắc Ninh 
cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tổ chức Hội và phong 
trào phụ nữ ở cấp cơ sở vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng 
được những yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Để nâng cao vị thế của phụ nữ 
Bắc Ninh và phát huy hiệu quả vai trò tổ chức Hội các cấp trong việc vận động, 
tập hợp mọi tầng lớp phụ nữ trên địa bàn tỉnh tham gia tích cực vào công cuộc 
phát triển toàn diện của tỉnh và cả nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của 
phụ nữ, nắm bắt được những tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ, Hội 
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh xác định cần phải tiếp tục đổi mới cả về tổ chức, 
nội dung, phương thức hoạt động. 
Ngay sau khi tái lập tỉnh, năm 1997, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh 
Bắc Ninh, hệ thống chính trị nói chung và Hội Liên hiệp Phụ nữ nói riêng không 
ngừng được kiện toàn về tổ chức bộ máy, cán bộ. Trên cơ sở đánh giá đầy đủ 
những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác phụ nữ, Đảng bộ tỉnh 
đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản, chỉ thị, nghị quyết nhằm chỉ đạo, lãnh 
đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh kịp thời đổi mới, tăng cường hoạt động. Sự lãnh 
đạo sát sao của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh với Hội Liên hiệp Phụ nữ là nhân tố 
quan trọng hàng đầu quyết định những thành công của công tác phụ nữ và hoạt 
động của các cấp Hội Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh trong những năm 1997-2015. 
Nghiên cứu, đánh giá quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo Hội Liên 
hiệp Phụ nữ tỉnh trong những năm 1997-2015 là một nhiệm vụ cần thiết, nhằm 
khẳng định sự đúng đắn, sáng tạo của Đảng bộ tỉnh trong việc xây dựng và ban 
hành những chủ trương, chính sách và quá trình chỉ đạo thực hiện đối với Hội 
Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; trên cơ sở phân tích, đánh giá những ưu điểm, hạn chế và 
nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế đó, có thể bước đầu đúc kết một số bài học 
kinh nghiệm để vận dụng cho quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công 
4 
tác phụ nữ và tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong những năm tới, qua đó 
góp phần thúc đẩy sự phát triển xứng tầm của phong trào phụ nữ trên quê hương 
Kinh Bắc nói riêng và phong trào phụ nữ Việt Nam nói chung ngày càng vững 
mạnh, hiệu quả đáp ứng được những nhiệm vụ và yêu cầu cấp thiết của thời kỳ 
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập và phát triển là việc 
làm hết sức cần thiết. 
Với những ý nghĩa quan trọng và thiết thực đó, nghiên cứu sinh chọn đề 
tài: “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 
1997 đến năm 2015” làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng 
sản Việt Nam. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đối với hoạt động 
của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015; chỉ ra những thành 
công, hạn chế và nguyên nhân, trên cơ sở đó, bước đầu đúc kết một số kinh 
nghiệm có thể tiếp tục tham khảo, vận dụng trong thời gian tới. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. 
- Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh 
đạo hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh từ năm 1997 đến năm 2015. 
- Phân tích, luậ ...  trong tình hình mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
148. Nhà xuất bản Phụ nữ (1970), Lênin với vấn đề giải phóng phụ nữ, Hà Nội. 
149. Nhà xuất bản Phụ nữ (1977), Chủ nghĩa Mác và vấn đề giải phóng phụ 
nữ, Hà Nội. 
150. Nhà xuất bản Phụ nữ (2002), Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của Phụ 
nữ Việt Nam tới năm 2010, Hà Nội. 
151. Nhà xuất bản Phụ nữ (2007), Bác Hồ trong trái tim phụ nữ Việt Nam, Hà 
Nội. 
152. Nhà xuất bản Phụ nữ (2009), Quyền Bình đẳng của phụ nữ trong pháp 
luật Việt Nam, Hà Nội. 
153. Nhà xuất bản Phụ nữ (2012), Quan điểm của Đảng, nhà nước và Chủ tịch 
Hồ Chí Minh về phụ nữ và công tác phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 
154. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2009), Đảng và các tổ chức chính trị - 
xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Hà Nội. 
155. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2011), Đổi mới, hoàn thiện bộ máy Nhà 
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam 
hiện nay, Hà Nội. 
156. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2012), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây 
dựng sự đồng thuận xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước, Hà Nội. 
157. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2012), Thực hiện chức năng giám sát và 
phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam hiện nay, Hà Nội. 
170 
158. Nhà xuất bản Văn hóa, Thông tin (2001), Đưa vấn đề giới vào phát triển 
thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói, Hà Nội. 
159. Nguyễn Thị Như (2014), “Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển kinh tế 
thủ công nghiệp của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (283). 
160. Nguyễn Thị Như (2016), Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo phát triển thủ 
công nghiệp từ năm 1997 đến năm 2012, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Đại học 
quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
161. Hoàng Thị Nữ (1999), “Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác đào tạo bồi 
dưỡng và đề bạt cán bộ nữ”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (8). 
162. Tòng Thị Phóng, “Không ngừng đổi mới tư duy, làm tốt hơn nữa công tác 
vận động quần chúng của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 17, tháng 9/2006. 
163. Trương Thị Phúc (2006), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng của 
phụ nữ với việc thực hiện trong thời kỳ đổi mới”, Luận văn Thạc sỹ Hồ 
Chí Minh học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 
164. Vũ Văn Phúc (Chủ biên) (2013), Thẩm quyền, trách nhiệm của người 
đứng đầu cấp uỷ, chính quyền trong hệ thống chính trị hiện nay, Nxb 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
165. Hoàng Thị Phương (2018), Cuộc vận động phụ nữ miền Bắc của Đảng 
Lao động Việt Nam (1965-1975), Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử, 
Hà Nội. 
166. Lê Chân Phương (1996), Hồi ký Những chặng đường đã qua, Nxb Phụ nữ, 
Hà Nội. 
167. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1994), Bộ luật Lao 
động, Hà Nội. 
168. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Bộ luật Lao 
động, Hà Nội. 
169. Như Quỳnh, Lê Minh Cầm và Minh Hiền (2009), Bác Hồ với sự tiến bộ 
của phụ nữ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 
171 
170. Phạm Hạnh Sâm (2011), “Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý ở nước ta 
hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, (828). 
171. Sở Văn hoá thể thao và du lịch Bắc Ninh (2019), Dân ca quan họ Bắc 
Ninh, Nxb Lao động, Hà Nội. 
172. Sở Văn hoá thể thao và du lịch Bắc Ninh (2019), Quan họ - Nguồn gốc và 
quá trình phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
173. Thái Sơn (2005), “Hồ Chí Minh với vấn đề giải phóng phụ nữ”, Tạp chí 
Cộng sản, (5). 
174. Phạm Xuân Sơn (2002), Các đoàn thể nhân dân với việc đảm bảo dân chủ 
ở cơ sở hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
175. Đặng Đình Tân (2008), “Về giám sát và phản biện của MTTQ trong giai 
đoạn hiện nay”, Tạp chí Mặt trận, (5). 
176. Nguyễn Trọng Thà (2019), Một thoáng Kinh Bắc - Bắc Ninh miền di sản, 
Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 
177. Nguyễn Văn Thành (2006), “Suy nghĩ về mục đích giám sát của MTTQ 
đối với quyền lực Nhà nước”, Tạp chí Mặt trận, (37). 
178. Lê Thi (2004), Gia đình, phụ nữ Việt Nam với dân sổ, văn hóa và sự phát 
triển bền vững, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
179. Hoàng Bá Thịnh (2010), “Chính sách đối với phụ nữ nông thôn trong thời 
kỳ công nghiệp hóa”, Tạp chí Cộng sản, (816). 
180. Lê Thị Thu (2001), Sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ vận trong 
thời kỳ đổi mới, Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, Hà Nội. 
181. Nguyễn Thị Nhật Thu (2015), Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo Hội Liên 
hiệp Phụ nữ tỉnh đôi mới nội dung, phương thức hoạt động từ năm 1997 
đến năm 2012, Luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản 
Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 
172 
182. Thủ tướng Chính phủ (1994), Chỉ thị số 646-CT/TTg, ngày 7-11-1994, về 
việc thành lập tổ chức “Vì sự tiến bộ của Phụ nữ” ở các bộ ngành và địa 
phương. 
183. Thủ tướng Chính phủ (2002), Quyết định số 19-QĐ/TTg, tháng 1 năm 
2002, về việc phê duyệt: “Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của Phụ nữ 
đến năm 2010”. 
184. Thủ tướng Chính phủ (2003), Nghị định 19-NĐ/CP quy định trách nhiệm 
của các cấp chính quyền trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp 
Phụ nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước. 
185. Nguyễn Thị Kim Thúy (2011), Thực trạng và đề xuất phương hướng đổi 
mới nội dung, phương thức hoạt động và phát triển tổ chức Hội Liên hiệp 
Phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, Đề tài nghiên cứu khoa 
học cấp Bộ, Hà Nội. 
186. Bùi Đình Tiệp (2015), “Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lãnh đạo đẩy mạnh phát 
triển công nghiệp (1997-2014)”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (299). 
187. Ngô Huy Tiếp (2013), Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng 
đối với Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân hiện nay, tại trang 
www.tapchicongsan.org.vn, [truy cập ngày 22-2-2018]. 
188. Lê Viết Trực (2016), Sổ tay công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của 
phụ nữ: Dùng cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của 
phụ nữ ở cấp cơ sở, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội. 
189. Đỗ Quang Tuân (2006), Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với 
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới, Nxb Chính 
trị quốc gia, Hà Nội. 
190. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2009), Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh 
qua tư liệu Hán Nôm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
173 
191. Viện Xây dựng Đảng, Viện Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1995), 
Một số kiến nghị về vấn đề Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận và các 
đoàn thể nhân dân, Đề tài khoa học cấp Nhà nước, Hà Nội. 
192. Dương Thị Xuân (2002), Sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc 
đổi mới đất nước, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 
174 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1 
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH BẮC NINH 
Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh (bacninh.gov.vn) 
175 
Phụ lục 2 
MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC HỘI VÀ 
PHONG TRÀO PHỤ NỮ TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2015 
2.1. Kết quả thực hiện phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao 
động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” qua các kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ 
tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIV, XV, XVI (2001-2016) 
TT Nội dung 2001-2006 2006-2011 2011-2016 
1 
- Số lượng hội viên, phụ nữ đăng ký 
- Tỷ lệ/Tổng số hội viên, phụ nữ (%) 
168.315 
98.3% 
196.236 
81,61% 
215.294 
95%% 
2 
- Số lượng hội viên đạt 3 tiêu chuẩn 
của phong trào 
- Tỷ lệ/Tổng số hội viên, phụ nữ (%) 
116.278 
69,1% 
169.634 
84,44% 
195.917 
91% 
Nguồn: [83]; [85]; [86] 
2.2. Kết quả phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế của Hội Liên 
hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh qua các kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Bắc Ninh lần 
thứ XIII, XIV, XV, XVI (1997-2016) 
TT Nội dung 1997- 2001 2001-2006 2006-2011 2011-2016 
1 
Số phụ nữ giúp (giúp vốn, cây trồng, 
con giống, vật tư, ngày công...) 
41.554 48.141 74.813 60.052 
2 Số phụ nữ được giúp 47.211 22.837 52.212 34.483 
3 
Tổng giá trị giúp quy đổi bằng tiền 
(triệu đồng) 
5.157 10.909 60.147 106.054 
Nguồn: [83]; [85]; [86]; [88, 238] 
2.3. Kết quả hoạt động tín chấp cho hội viên; phụ nữ vay vốn của Hội Liên 
hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh qua các kỳ Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Bắc Ninh lần 
thứ XIII, XIV, XV (1997-2011) 
TT Nội dung 1997-2001 2001-2006 2006-2011 
1 Tổng số vốn huy động (triệu đồng) 211.269 669.028 712.000 
2 Số lượt hộ phụ nữ vay vốn 199.554 199.837 54.622 
Nguồn: [83]; [85]; [86] 
176 
Phụ lục 3 
MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC HỘI VÀ 
PHONG TRÀO PHỤ NỮ TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2016 
3.1. Tỷ lệ thu hút tập hợp hội viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh 
qua các nhiệm kỳ: 1997-2001, 2001-2006, 2006-2011 
TT Nội dung 1997-2001 2001-2006 2006-2011 
1 Tổng số phụ nữ từ 18 tuổi trở lên 264.558 312.193 
2 
Tổng số phụ nữ tham gia tổ chức 
Hội (hội viên) 
143.666 184.638 241.327 
3 Hội viên phát triển mới 16.506 38.711 23.219 
Nguồn: [83]; [85]; [86] 
3.2. Kết quả bình xét, xếp loại tổ chức Hội cấp cơ sở qua các năm 2001, 
2006, 2011, 2016. 
Năm Tổng số cơ sở Số cơ sở vững mạnh Số cơ sở khá Số cơ sở trung bình 
2001 123 
71 
(57,7%) 
50 
(40,7%) 
2 
 (1,6%) 
2006 125 
113 
 (90,4%) 
12 
(9,6%) 
0 
2011 126 
114 
(90,5%) 
10 
(7,9%) 
2 
 (1,6%) 
2016 126 
121 
(96%) 
5 
(4%) 
0 
Nguồn: [83]; [85]; [86]; [87] 
177 
Phụ lục 4 
CÁC PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ CỦA NHÀ NƯỚC 
KHEN THƯỞNG HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH BẮC NINH 
TT Danh hiệu Năm khen 
1 Huân chương Lao động hạng Nhì 1997 
2 Huân chương Lao động hạng Nhất 2003 
3 Huân chương Độc lập hạng Ba 2009 
4 Huân chương Độc lập hạng Nhì 2019 
Nguồn: [88] 
178 
Phụ lục 5 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG 
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH BẮC NINH 
Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh khóa XII (1997-2000) 
Nguồn: [88] 
Toàn cảnh Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVI (2016-2021) 
Nguồn: [88] 
179 
Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chúc mừng Ban 
Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh khóa XVI (2016-2021) 
Nguồn: bacninh.gov.vn 
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến chúc mừng Đoàn đại biểu phụ nữ tỉnh 
tham gia tham gia Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII 
Nguồn: bacninh.gov.vn 
180 
Đồng chí Nguyễn Nhân Chiến, UVTWĐ, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH 
tỉnh trả lời câu hỏi của cán bộ, hội viên phụ nữ tỉnh 
Nguồn: bacninh.gov.vn 
181 
Lãnh đạo tỉnh trao Bằng khen cho các tập thể có nhiều thành tích 
trong phong trào phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới 
Nguồn: bacninh.gov.vn 
Chị em phụ nữ huyện Yên Phong tham gia phong trào 
"Ngày chủ nhật xanh vệ sinh đường làng, ngõ xóm" 
Nguồn: bacninh.gov.vn 
182 
Phong trào “Phụ nữ đi chợ bằng làn” 
Nguồn: hlhpn.bacninh.gov.vn 
Hội LHPN huyện Quế Võ phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Quế Võ 
tổ chức “Phiên chợ nông sản an toàn” 
Nguồn: hlhpn.bacninh.gov.vn 
Hội LHPN thành phố Bắc Ninh tổ chức hội thi CLB Phụ nữ hát quan họ tuyên truyền 
“Vệ sinh an toàn thực phẩm” 
183 
Nguồn: hlhpn.bacninh.gov.vn 
Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì 
Nguồn: phunuvietnam.vn 
184 
Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Bí thư TƯ Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam và 
đồng chí Hà Thị Nga, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội LHPNVN trao Giải thưởng 
Phụ nữ Việt Nam 2020 cho Tập thể Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh 
Nguồn: phunuvietnam.vn 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_bac_ninh_lanh_dao_hoi_lien_hiep_phu_nu.pdf
  • pdf4. Ho và tên nghiên cúu sinh Trân Thi Vân.pdf
  • pdf5. Tom tat LA . TV.pdf