Luận án Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam

Hệ thống NHTM Việt Nam vốn là một hệ thống chuyển đổi, thích ứng với

việc chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung thống nhất sang cơ chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, quá trình chuyển đổi này,

xét về phương diện cấu trúc, có thể khái quát thành 2 giai đoạn lớn:

- Giai đoạn chuyển đổi từ hệ thống NH một cấp thành NH hai cấp: tách biệt

chức năng của NHTW với chức năng của NHTM bằng việc hình thành hệ thống các

NHTM thuộc sở hữu nhà nước.

- Giai đoạn tiếp theo, đa dạng hóa về phương diện sở hữu, hình thành một hệ

thống NHTM đa sở hữu với cấu trúc sở hữu ngày càng được đa dạng hóa. Theo đó,

tiến hành cổ phần hóa các NHTM có sở hữu nhà nước, đồng thời hình thành một hệ

thống các NHTM ngoài những NHTM nói trên, có sở hữu đa thành phần, bao gồm

sở hữu tư nhân trong nước, sở hữu của những nhà đầu tư nước ngoài, sở hữu của

những tổ chức kinh tế,.

Quá trình chuyển đổi về cấu trúc sở hữu được thực hiện theo một một chủ

trương nhất quán và theo một tiến trình chặt chẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành

tựu lớn đóng góp vào sự phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam, vẫn tồn tại

những vấn đề cần được nhìn nhận thấu suốt, có căn cứ khoa học và thực tiễn vững

chắc, đòi hỏi phải thu thập lượng dữ liệu tương đối đầy đủ, toàn diện và tiến hành

theo những phương pháp nghiên cứu đáng tin cậy để từ đó hình thành những luận

cứ khoa học cho việc hoàn thiện cấu trúc sở hữu của hệ thống NHTM Việt Nam

theo định hướng gia tăng hiệu quả, đi kèm với tính ổn định, lành mạnh của hệ thống

này, đóng góp vào việc thực hiện tốt các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Về phương diện học thuật, các công trình nghiên cứu về tác động của cấu trúc

sở hữu đến hiệu quả hoạt động của công ty xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, nơi có thị

trường tài chính phát triển lâu đời. Berle và Means (1932) đã nghiên cứu vấn đề này

dựa trên thực tế hầu hết các công ty ở Mỹ có rất nhiều chủ sở hữu khác nhau nhưng

quyền điều hành công ty lại nằm trong tay một nhóm nhỏ các nhà quản trị. Berle và

Means (1932) đã chứng minh rằng có mối tương quan nghịch giữa hiệu quả hoạt

động của công ty và sự phân tán quyền sở hữu. Nghiên cứu của Berle và Means đã2

gợi mở hướng nghiên cứu mới cho nhiều nhà khoa học trong nhiều thập kỷ qua.

Trong những năm gần đây, chủ đề nghiên cứu này hướng đến một loại hình công ty

đặc biệt, đó là ngân hàng thương mại. Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc

sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thường được thực hiện trên phạm

vi nhiều quốc gia hoặc một quốc gia riêng lẻ. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào

các quốc gia đang phát triển hay có nền kinh tế chuyển đổi.

pdf 195 trang kiennguyen 21/08/2022 4480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam

Luận án Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 
------------------- 
VÕ HOÀNG DIỄM TRINH 
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN 
KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA NGÂN 
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Đà Nẵng-2022
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ 
------------------- 
VÕ HOÀNG DIỄM TRINH 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN 
KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA NGÂN 
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng 
Mã số: 62.34.02.01 
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÂM CHÍ DŨNG 
 2. PGS.TS. ĐẶNG TÙNG LÂM 
Đà Nẵng-2022 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận án “Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh 
lời và rủi ro của ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa 
học của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu có tính độc lập, không sao chép bất kỳ tài 
liệu nào và nội dung luận án chưa được công bố bất kỳ công trình khoa học nào, các 
nguồn số liệu trong luận án được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. 
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên./. 
 Tác giả 
 Võ Hoàng Diễm Trinh
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 4 
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 5 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5 
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu..................................................... 6 
6. Ý nghĩa của luận án ............................................................................................. 7 
7. Kết cấu luận án ............................................................................................... 7 
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA 
CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO CỦA NGÂN 
HÀNG THƢƠNG MẠI ...............................................................................................11 
1.1. Những vấn đề chung về cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM11 
1.1.1. Cấu trúc sở hữu....................................................................................... 11 
1.1.2. Khả năng sinh lời của NHTM ................................................................ 12 
1.1.3. Rủi ro của NHTM ................................................................................... 15 
1.2. Lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro ......18 
1.2.1. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và khả năng sinh lời .. 
 .................................................................................................................. 18 
1.2.2. Các lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro ................. 22 
1.3. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả 
năng sinh lời và rủi ro của NHTM .................................................................................25 
1.3.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả 
năng sinh lời của NHTM ........................................................................................... 25 
1.3.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro 
của NHTM................................................................................................................. 42 
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................................51 
CHƢƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................56 
2.1. Các giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh và rủi ro của 
ngân hàng thương mại. ...................................................................................................56 
2.1.1. Giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các 
NHTM Việt Nam ....................................................................................................... 56 
2.1.2. Giả thuyết về tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM Việt 
Nam. .......................................................................................................................... 62 
2.2. Mô hình nghiên cứu ................................................................................................68 
2.2.1. Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của 
NHTM Việt Nam. ..................................................................................................... 68 
2.2.2. Phân tích tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của NHTM .............. 70 
2.3. Đo lường các biến nghiên cứu ................................................................................71 
2.3.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................ 71 
2.3.2. Biến độc lập ............................................................................................ 75 
2.4. Dữ liệu nghiên cứu ..................................................................................................84 
2.5. Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu ..............................................................86 
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................89 
3.1. Thống kê mô tả cấu trúc sở hữu, khả năng sinh lời và rủi ro của các NHTM Việt 
Nam ................................................................................................................................89 
3.1.1 Cấu trúc sở hữu của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019 ........... 89 
3.1.2. Khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019 ....... 92 
3.1.3. Rủi ro của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2007-2019 ......................... 94 
3.2. Kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM 
Việt Nam giai đoạn 2007 – 2019 ...................................................................................97 
3.2.1. Ma trận hệ số tương quan của các biến nghiên cứu .............................. 97 
3.2.2. Tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM Việt 
Nam ........................................................................................................................... 97 
3.2.3. Kiểm định tính bền vững của kết quả nghiên cứu ................................ 101 
3.2.4. Phân tích cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của 
các NHTM Việt Nam. ............................................................................................. 104 
3.3. Kiểm định tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM Việt Nam giai 
đoạn 2007 – 2019 ........................................................................................................ 112 
3.3.1. Ma trận hệ số tương quan của các biến nghiên cứu ............................ 112 
3.3.2. Tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM Việt Nam .... 113 
3.3.3. Kiểm định sự bền vững của kết quả nghiên cứu .................................. 118 
3.3.4. Phân tích cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến rủi ro của các NHTM 
Việt Nam. ................................................................................................................ 121 
CHƢƠNG 4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ 130 
4.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 130 
4.1.1. Tác động của sở hữu nhà nước đến khả năng sinh lời và rủi ro của 
NHTM ..................................................................................................................... 130 
4.1.2. Tác động của sở hữu NĐT trong nước đến khả năng sinh lời và rủi ro của 
NHTM Việt Nam. ....................................................................................................... 134 
4.1.3. Tác động của sở hữu nước ngoài đến khả năng sinh lời và rủi ro của 
NHTM Việt Nam......................................................................................................... 137 
4.1.4. Tác động của sở hữu tập trung đến khả năng sinh lời và rủi ro của NHTM 
Việt Nam ...................................................................................................................... 138 
4.2. Cơ sở pháp lý và thực tiễn về định hướng hoàn thiện cấu trúc sở hữu của hệ 
thống NHTM Việt Nam. ............................................................................................. 141 
4.3. Khuyến nghị đối với các bên liên quan ............................................................... 144 
4.3.1. Khuyến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước .................................... 144 
4.3.2. Khuyến nghị đối với các Ngân hàng thương mại ................................... 150 
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 157 
 DANH MỤC VIẾT TẮT 
ADZ Chỉ số Z điều chỉnh 
BGĐ Ban giám đốc 
BKS Ban kiểm soát 
DEA Cách tiếp cận phi tham số 
DFA Cách tiếp cận phân bố 
FEM Mô hình tác động cố định 
HĐQT Hội đồng quản trị 
HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội 
HOSE Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh 
IPO Lần đầu bán cổ phiếu ra công chúng 
MENA Khu vực Trung Đông và Bắc Phi 
NĐT Nhà đầu tư 
NHNN Ngân hàng nhà nước 
NH Ngân hàng 
NHTM Ngân hàng thương mại 
NHTW Ngân hàng trung ương 
NIM Tỷ lệ thu nhập lãi thuần 
OLS Phương pháp bình phương bé nhất 
QTCT Quản trị công ty 
REM Phương pháp hiệu ứng ngẫu nhiên 
ROA Lợi nhuận trên tài sản 
ROE Lợi nhuận trên VCSH 
SFA Cách tiếp cận tham số 
TCTD Tổ chức tín dụng 
VCSH Vốn chủ sở hữu 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp các biến .................................................................................83 
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số lượng các NHTM theo thời gian .....................................86 
Bảng 3.1: Thống kê mô tả cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam 
giai đoạn 2007-2019 .......................................................................................................82 
Bảng 3.2: Mức độ phân phối của cấu trúc sở hữu .........................................................90 
Bảng 3.3: Bảng phân tích biến động cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại 
Việt Nam giai đoạn 2007-2019 ......................................................................................91 
Bảng 3.4: Bảng thống kê mô tả khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai đoạn 
2007-2019 .......................................................................................................................92 
Bảng 3.5: Bảng phân tích biến động khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam giai 
đoạn 2007-2019 ...................................................................................... ... i có khả năng sinh lời 
cao hơn. Các NHTM thuộc sở hữu Nhà nước có 
hiệu quả hoạt động thấp hơn. Các NHTM cổ phần 
hoạt động hiệu quả nhất 
18 Kiruri (2013) 43 NHTM tại 
Kenya 
2007 - 
2011 
215 
 Sở hữu nhà nước càng tăng thì khả năng sinh lời cả 
các NHTM Kenya càng giảm và ngược lại 
19 Shaban & James 
(2014) 
60 NHTM 
Indonesian 
2005 - 
2012 
480 NHTM thuộc sở hữu nhà nước có khả năng sinh lời 
thấp hơn và rủi ro cao hơn NHTM tư nhân và 
NHTM nước ngoài 
STT Tên tác giả năm 
Nước thực 
hiện nghiên 
cứu 
Thời gian 
nghiên cứu 
Số quan 
sát 
Phương 
pháp 
nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu 
20 Rahman & Reja 
(2015) 
21 NHTM 
Malaysia 
2000 - 
2011 
252 FEM Sở hữu nội bộ và sở hữu của chính phủ có tác động 
đáng kể đến những thay đổi trong hiệu quả hoạt 
động của NHTM 
21 K. L. Lin, Doan, 
& Doong (2016) 
219 NHTM 
Châu Á 
2003 - 
2012 
2113 
SFA - Sự hiện diện của sở hữu nước ngoài cải thiện hiệu 
quả của ngân hàng, chủ yếu ở các quốc gia có tự do 
tài chính cao 
 - Sự gia tăng quyền sở hữu của chính phủ (trong 
nước) dường như cải thiện hiệu quả hoạt động của 
ngân hàng ở các quốc gia có mức độ tự do tài chính 
nhiều hơnsau khủng hoảng tài chính 
22 Ozili & Uadiale 
(2017) 
27 NHTM 
Nigerian 
2006 - 
2015 
270 
OLS NHTM có mức độ sở hữu tập trung cao có tỷ lệ sinh 
lời trên tổng tài sản, thu nhập ròng cận biên và năng 
suất thu nhập định kỳ cao hơn, hàm ý rằng các 
NHTM có mức độ sở hữu tập trung cao có hiệu quả 
hoạt động tốt hơn và ngược lại. 
23 Haque & Brown 
(2017) 
132 NHTM 
Trung Đông 
và Bắc Phi 
(MENA) 
2002 - 
2012 
718 
Phân tích 
bao dữ liệu/ 
(DEA) 
Các ngân hàng nước ngoài (Foreign ownership) 
dường như không có bất kỳ lợi thế nào trong khu 
vực MENA 
24 Vũ Thị Thu Hà 
(2006) 
 Phân tích 
giới hạn 
ngẫu nhiên 
NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn cổ phần 
hoạt động kém hiệu quả hơn các loại hình NHTM 
còn lại 
25 Nguyễn Việt 
Hùng (2008) 
32 NHTM tại 
Việt Nam 
2001 - 
2005 
160 
Kết hợp 
SFA, DEA 
và mô hình 
kinh tế 
NHTM nhà nước có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ 
thuật của ngành lớn hơn là các loại hình ngân hàng 
còn lại,có thể thấy hệ thống NHTM nhà nước vẫn 
là "cái đệm" cho cả hệ thống NHTM của Việt 
STT Tên tác giả năm 
Nước thực 
hiện nghiên 
cứu 
Thời gian 
nghiên cứu 
Số quan 
sát 
Phương 
pháp 
nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu 
lượng 
TOBIT 
Nam, tuy nhiên so với hiệu quả của các loại hình 
ngân hàng còn lại thì những năm gần đây hiệu quả 
của các NHTM nhà nước có xu hướng giảm 
26 Đào Thị Thanh 
Bình và Hoàng 
Thị Hương Giang 
(2012) 
11 NHTM 
tại Việt Nam 
2008 - 
2010 
30 
OLS Mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả 
hoạt động của NHTM là không đáng kể trong ngắn 
hạn, nhưng trong dài hạn thì sở hữu nước ngoài sẽ 
tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của 
NHTM 
27 Nguyễn Đức Mậu 
&Nguyễn Xuân 
Thành (2012) 
 -Khi các ngân hàng sở hữu lẫn nhau trên cơ sở các 
quyết định đầu tư mang tính chiến lược của mình thì 
lợi ích tạo ra có thể là việc khai thác các lợi thế của 
nhau về mạng lưới chi nhánh, dịch vụ phi tín dụng, 
công nghệ và hỗ trợ nhau về thanh khoản, cho vay 
hợp vốn, chuyển giao công nghệ nhưng tình trạng sở 
hữu này cũng tạo ra các chi phí, đặc biệt là rủi ro 
mang tính hệ thống vì vấn đề thanh khoản và khả 
năng trả nợ của ngân hàng có thể kéo theo những 
vấn đề tương tự ở nhiều các ngân hàng khác. 
28 Phạm Hoàng Ân 
và Nguyễn Thị 
Ngọc Hương 
(2013) 
30 NHTM tại 
Việt Nam 
2008 - 
2012 
150 
Phân tích 
hồi quy 
FGLS 
Loại hình sở hữu có tác động âm đến thu nhập lãi 
cận biên của ngân hàng, cụ thế là ở Việt Nam, 
NHTM Nhà nước có thu nhập lãi cận biên thấp hơn 
NHTM cổ phần 
29 Trịnh Quốc Trung 
và Nguyễn Văn 
Sang (2013) 
39 NHTM 
tại Việt Nam 
2005 - 
2012 
312 
Mô hình 
hồi quy 
Tobit 
Kết quả nghiên cứu cho thấy NHTM Nhà nước hoạt 
động kém hiệu quả hơn so với NHTM khác 
30 Kiều Hữu Thiện 
và cộng sự (2013) 
24 NHTM 
tại Việt Nam 
2005 - 
2013 
216 
OLS, 
FEM,REM 
Sở hữu Nhà nước có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu 
quả hoạt động của các NHTM. Sở hữu nước ngoài 
STT Tên tác giả năm 
Nước thực 
hiện nghiên 
cứu 
Thời gian 
nghiên cứu 
Số quan 
sát 
Phương 
pháp 
nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu 
có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động của 
ngân hàng. 
31 Trần Việt Dũng 
(2014) 
22 NHTM 
tại Việt Nam 
2006 - 
2012 
154 
Ước lượng 
tổng quát 
GMM 
Sở hữu nhà nước có tác động tiêu cực tới khả năng 
sinh lời của NHTM (được đo lường bởi ROA, ROE, 
NIM). 
32 Trương Quốc 
Cường (2014). 
21 công ty 
trong lĩnh 
vực TC - NH 
2009 - 
2013 
105 
Xem xét 
tác động 
tuyến tính 
và phi 
tuyến tính 
Tác động tích cực của tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 
khả năng sinh lời của những công ty có sở hữu nhà 
nước nhỏ hơn 51% Tác động tiêu cực của tỷ lệ sở 
hữu nước ngoài lên khả năng sinh lời của những 
công ty có sở hữu nhà nước từ 51% trở lên. 
33 Nguyễn Hồng Sơn 
và cộng sự (2014) 
34 NHTM tại 
Việt Nam 
2010 - 
2012 
102 
FEM, REM Mức độ tập trung vốn chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tư 
nhân là các nhân tố quan trọng, có tác động tích cực 
đến khả năng sinh lời của NHTM, trong khi đó tỷ lệ 
nợ xấu có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời. 
Phụ lục 4: Tóm tắt các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của Ngân hàng thương mại 
STT Tên tác giả năm 
Nước thực 
hiện nghiên 
cứu 
Thời gian 
nghiên 
cứu 
Số quan 
sát 
Phương 
pháp 
nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu 
1 Anderson & 
Fraser (2000) 
150 
NHTM 
niêm yết 
tại các 
nước công 
nghiệp 
1987 - 
1994 
1200 
OLS 
-Sở hữu của các nhà quản lý có tương quan thuận với rủi 
ro chung và rủi ro đặc thù của NHTM trong giai đoạn 
cuối những năm 1980 
- Sở hữu của các nhà quản lý có tương quan nghịch với 
rủi ro chung và rủi ro đặc thù của NHTM vào đầu những 
năm 1990 
- Rủi ro hệ thống không liên quan đến sở hữu của các 
nhà quản lý trong cả hai giai đoạn. 
2 Iannotta, Nocera, 
& Sironi (2007) 
181 ngân 
hàng của 
15 nước 
Châu Âu 
1999 - 
2004 
1086 
OLS 
- Các NHTM thuộc sở hữu nhà nước có chất lượng tín 
dụng thấp hơn và rủi ro vỡ nợ cao hơn các các loại hình 
ngân hàng khác 
 - Cấu trúc sở hữu tập trung cao tương quan với chất 
lượng tín dụng tốt hơn, rủi ro tài sản và rủi ro vỡ nợ thấp 
hơn 
3 Garcia - Marco & 
Robles - Fernndez 
(2008) 
127 định 
chế tài 
chính 
1993 - 
2000 
1016 
 Các định chế có quy mô nhỏ dường như có rủi ro thấp 
hơn. Khi quy mô và cấu trúc sở hữu tương tác trong mô 
hình, các NHTM Tây Ban Nha có quy mô trung bình 
dường như có mức độ rủi ro cao hơn. Mức độ tập trung 
cao của các cổ đông có tác động tiêu cực đến rủi ro. 
4 Shehzad, de Haan, 
& Scholtens 
(2010) 
500 
NHTM từ 
hơn 50 
quốc gia 
2005 - 
2007 
1500 
FEM 
Sở hữu tập trung làm giảm đáng kể tỷ lệ nợ xấu của ngân 
hàng, các điều kiện giám sát và các quyền lợi của cổ 
đông. Hơn nữa, sự tập trung của chủ sở hữu ảnh hưởng 
đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) dựa trên cơ sở bảo 
vệ cổ đông. Khi quyền bảo vệ cổ đông và việc kiểm soát 
giám sát ở mức động thấp, sở hữu tập trung làm giảm rủi 
STT Tên tác giả năm 
Nước thực 
hiện nghiên 
cứu 
Thời gian 
nghiên 
cứu 
Số quan 
sát 
Phương 
pháp 
nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu 
ro của ngân hàng. 
5 Haw, Ho, Hu, & 
Wu (2010) 
325 
NHTM 
niêm yết 
tại 9 nước 
Đông Á và 
12 nước 
Tây Âu 
1990 - 
1996 
2275 Kiểm soát tập trung có hiệu suất kém hơn, hiệu quả chi 
phí thấp hơn, độ bất ổn định thu nhập cao hơn và rủi ro 
phá sản cao hơn so với các ngân hàng kiểm soát phân tán 
 Các thể chế pháp luật và giám sát tư nhân một cách hiệu 
quả làm giảm tác động bất lợi của kiểm soát tập trung và 
quyền lực kỷ luật chính thức đóng một vai trò quản trị 
yếu kém, trong khi sự can thiệp của chính phủ làm trầm 
trọng thêm các tác động tiêu cực. 
6 Barry, Lepetit, & 
Tarazi (2011) 
249 
NHTM 
Châu Âu 
1999 - 
2005 
1743 - Tỷ lệ sở hữu của các cá nhân / gia đình hoặc các định 
chế ngân hàng cao hơn có liên quan đến việc giảm rủi ro 
tài sản và rủi ro vỡ nợ 
 - Tỷ lệ sở hữu cao của các định chế ngân hàng trong các 
ngân hàng công có tương quan với rủi ro tín dụng và rủi 
ro vỡ nợ thấp hơn. 
7 Chun, Nagano và 
Lee (2011) 
Các 
NHTM ở 
Nhật Bản 
và Hàn 
Quốc 
1990 - 
2000 
 Sở hữu quản lý không ảnh hưởng đến mức độ rủi ro 
hoặc mức lợi nhuận của các ngân hàng Hàn Quốc. 
Ngược lại, sự gia tăng sở hữu quản lý sẽ làm tăng rủi ro 
cho các ngân hàng Nhật Bản. Tuy nhiên việc gia tăng rủi 
ro này lại không mang lại lợi nhuận cao hơn cho các 
NHTM Nhật Bản. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng việc 
gia tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà quản lý trong các 
NHTM có thương hiệu tốt sẽ không khuyến khích hành 
vi chấp nhận rủi ro. 
STT Tên tác giả năm 
Nước thực 
hiện nghiên 
cứu 
Thời gian 
nghiên 
cứu 
Số quan 
sát 
Phương 
pháp 
nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu 
8 Mohsni & 
Otchere (2014) 
242 
NHTM tư 
nhân của 
42 nước 
1988 - 
2007 
4840 Rủi ro của các ngân hàng tư nhân giảm đáng kể sau khi 
tư nhân hoá 
 Các ngân hàng tư nhân hóa có rủi ro cao hơn trong giai 
đoạn trước cổ phần hóa và rủi ro thấp hơn trong giai 
đoạn sau cổ phần hoá. 
9 Zhu & Yang 
(2016) 
123 
NHTM 
Trung 
Quốc 
2002 - 
2013 
1476 - Tỷ lệ sở hữu nhà nước tương quan với mức độ rủi ro 
cao. 
 - Các NHCTM do chính quyền Trung ương kiểm soát có 
rủi ro tín dụng cao nhất, trong khi đó các NHTM 
 - Việc mua lại của các nhà đầu tư nước ngoài có tác 
động làm giảm rủi ro của các NHTM thuộc sở hữu nhà 
nước. 
10 Zheng, Moudud - 
Ul - Huq, 
Rahman, và 
Ashraf (2017) 
32 NHTM 
Bangladesh 
2006 - 
2014 
288 Phương 
pháp ước 
lượng nhỏ 
nhất hai 
giai đoạn 
(2SLS) 
 - Sở hữu khác nhau có tác động khác nhau đến rủi ro, 
cụ thể như ngân hàng tư nhân và ngân hàng hồi giáo có 
rủi ro thấp hơn và ổn định hơn so với ngân hàng thuộc sở 
hữu nhà nước và các ngân hàng khác. 
11 Nguyễn Thị Tuyết 
Nga (2016) 
22 NHTM 
tại Việt 
Nam 
2008 - 2015 176 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng thì rủi ro tín dụng giảm, đến 
một ngưỡng nhất định thì ngân hàng hoạt động không 
hiệu quả nên sẽ nới lỏng cho vay, khiến cho rủi ro tín 
dụng tăng lên. 
STT Tên tác giả năm 
Nước thực 
hiện nghiên 
cứu 
Thời gian 
nghiên 
cứu 
Số quan 
sát 
Phương 
pháp 
nghiên cứu 
Kết quả nghiên cứu 
12 Man Duy Pham 
(2016) 
30 NHTM 
Việt Nam 
2006 - 2015 300 FEM, REM Quy mô ngân hàng có tương quan dương với rủi ro của 
ngân hàng. Về cấu trúc sở hữu, không có bằng chứng 
thực tế về mối tương quan giữa sở hữu nhà nước, quy mô 
ngân hàng và rủi ro của ngân hàng, trong khi sở hữu 
nước ngoài lại có tương quan âm với mức độ rủi ro. 
13 Võ Xuân Vinh & 
Mai Xuân Đức 
(2017) 
35 NHTM 
Việt Nam 
2009 - 2015 245 FEM, REM Sở hữu nước ngoài càng cao thì rủi ro thanh khoản của 
NHTM càng thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, rủi ro tín 
dụng và rủi ro thanh khoản năm trước có quan hệ cùng 
chiều với rủi ro thanh khoản của NHTM trong năm hiện 
tại. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_cau_truc_so_huu_den_kha_nang_sinh_loi_v.pdf
  • docxNdung gui Bo GD ve cong khai LA_Võ Hoàng Diễm Trinh.docx
  • pdfVõ Hoàng Diễm Trinh_ Tóm tắt Tiếng Anh.pdf
  • pdfVõ Hoàng Diễm Trinh_ Trang thông tin luận án.pdf
  • pdfVõ Hoàng Diễm Trinh_Đóng góp Luận án.pdf
  • pdfVõ Hoàng Diễm Trinh_Tóm tắt Tiếng Việt.pdf