Luận án Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Đề tài đặc biệt: “Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân trong thời kỳ đổi mới”

của PGS.TS. Nguyễn Niên (chủ nhiệm) cùng nhóm các tác giả: PTS. Nguyễn Cửu

Việt, PGS.PTS. Nguyễn Đăng Dung, PTS. Phạm Duy Nghĩa, PTS. Hoàng Thị Kim

Quế, Nguyễn Ngọc Chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội, mã số QG.97.12, năm 1999; gồm các báo cáo tổng kết tóm tắt các

đề tài về Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân trong thời kỳ đổi mới. Trong công

trình này, các tác giả đã giới thiệu sự ra đời và phát triển Quyền và Nghĩa vụ cơ bản

của công dân trong lịch sử lập hiến của các nước tư bản, sự phát triển của Quyền và

Nghĩa vụ cơ bản của công dân nước ta qua bốn bản Hiến pháp và những biện pháp

bảo đảm Quyền và Nghĩa vụ của công dân.

Sách chuyên khảo: “Quy chế pháp lý của công dân Việt Nam” do PGS.TS.

Nguyễn Minh Đoan chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2010. Trong đó,

các tác giả đi sâu nghiên cứu quy chế pháp lý của công dân Việt Nam mà nội hàm là

các Quyền, Nghĩa vụ, trách nhiệm cơ bản của công dân Việt Nam được quy định

trong Hiến pháp và Pháp luật.

Sách chuyên khảo: “Một số vấn đề cơ bản của hiến pháp các nước trên thế giới”

do GS.TS. Phan Trung Lý, TS. Nguyễn Sĩ Dũng và ThS. Nguyễn Văn Phúc (đồng

chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, năm 2012. Trong đó, các tác giả

đã phân tích làm rõ mối quan hệ giữa Quyền và Nghĩa vụ (trách nhiệm) của cá nhân,

và cho rằng Nghĩa vụ của cá nhân cũng đã được nêu một cách rõ ràng trong các văn

kiện chủ chốt của luật quốc tế về Quyền con người. Qua đó, các tác giả nhấn mạnh

rằng luật quốc tế về Quyền con người không tuyệt đối hóa các Quyền mà bỏ qua

Nghĩa vụ của các cá nhân, hai vấn đề này luôn phải được coi trọng như nhau.

Sách chuyên khảo: “Quyền con người, Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân

trong Hiến pháp Việt Nam” của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn (chỉ đạo nội dung), Phạm Văn11

Ba, TS. Nguyễn Thị Báo, TS. Vũ Công Giao (đồng chủ biên), Văn phòng thường trực

về nhân quyền và Học viện Chính trị Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2015. Cuốn

sách đã cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế định Quyền con người,

Quyền và Nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp Việt Nam qua các thời kỳ. Cuốn sách

cũng đã phân tích làm rõ các điểm mới trong Hiến pháp năm 2013, đặc biệt là quy

định mới về nguyên tắc giới hạn Quyền.

Sách tham khảo: “Tập hợp những bình luận, khuyến nghị chung của các Ủy ban

công ước Liên hợp quốc” của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung, GS.TS. Phạm Hồng Thái,

ThS. Vũ Công Giao, TS.GVC Trịnh Quốc Toản, ThS. Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên

bản dịch tiếng Việt), Nxb Công an Nhân dân, năm 2010. Sách bao gồm những bình

luận, khuyến nghị chung của các Uỷ ban giám sát sáu Công ước chủ chốt của Liên

hợp quốc. Các tác giả cho rằng Quyền con người là một vấn đề phức tạp ở việc nhiều

khía cạnh và hiện vẫn đang còn gây tranh cãi. Cuốn sách là một tài liệu hết sức giá trị

trong việc nghiên cứu về Quyền và Nghĩa vụ con người. Từ đó luận án có thêm nền

tảng, cơ sở để nghiên cứu, đánh giá, đề xuất Nghĩa vụ con người trong Pháp luật Việt

Nam và Pháp luật quốc tế.

pdf 305 trang kiennguyen 10120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam

Luận án Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
VƯƠNG TẤN VIỆT 
ĐỀ TÀI 
NGHĨA VỤ CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Hà Nội - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
VƯƠNG TẤN VIỆT 
ĐỀ TÀI 
NGHĨA VỤ CON NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 
VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính 
Mã số: 9380102 
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Nguyễn Minh Đoan 
 2. TS. Trần Kim Liễu 
Hà Nội - 2021 
“MỖI NGƯỜI ĐẾN VỚI THẾ GIỚI NÀY 
ĐỀU CÓ TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG THẾ 
GIỚI TỐT ĐẸP HƠN, ĐỂ CÙNG NHAU THỤ 
HƯỞNG NHỮNG QUYỀN VÀ HẠNH PHÚC 
TRONG THẾ GIỚI ĐÓ”. 
“Coming to this world, everyone has the 
responsibility to make it better, then we together 
can enjoy the rights and happiness here”. 
NCS. Vương Tấn Việt 
(Thượng tọa Thích Chân Quang) 
LỜI CẢM ƠN 
Nghiên cứu sinh (NCS) xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Luật Hà Nội và 
tất cả quý Thầy Cô bộ môn đã giảng dạy chúng tôi trong chương trình đào tạo bậc Cử 
nhân Luật và quý Thầy Cô đã giảng dạy các học phần bổ sung ở trình độ Thạc sĩ và 
các học phần ở trình độ Tiến sĩ, giúp NCS nắm bắt những kiến thức chuyên môn cần 
thiết cho việc nghiên cứu. Đặc biệt, những kiến thức về Luật Hiến pháp, Luật Hành 
chính, Luật Nhân quyền đã gợi cảm hứng rất lớn cho NCS thực hiện đề tài nghiên 
cứu này. 
NCS bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Cô giáo hướng dẫn là GS.TS. Nguyễn 
Minh Đoan và TS. Trần Kim Liễu đã giúp đỡ NCS rất nhiều trong suốt quá trình 
nghiên cứu. Những ý kiến chuyên môn quý báu của quý Thầy Cô không những định 
hướng những ý tưởng ban sơ của NCS thành một công trình nghiên cứu khoa học 
chặt chẽ mà còn bổ sung, hoàn thiện ở những góc độ mà NCS còn thiếu sót. 
NCS cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Hội đồng góp ý các 
Chuyên đề, góp ý Luận án tiến sĩ ở bộ môn và Hội đồng đánh giá cấp Cơ sở, cấp 
Trường đã có những ý kiến đóng góp chuyên môn quý giá để Luận án được hoàn 
thành: 
GS.TS. Thái Vĩnh Thắng 
GS.TS. Nguyễn Đăng Dung 
PGS.TS. Tô Văn Hòa 
PGS.TS. Nguyễn Văn Quang 
PGS.TS. Bùi Thị Đào 
TS. Trần Thị Hiền 
TS. Phạm Quý Tỵ 
TS. Nguyễn Thị Thủy 
TS. Phạm Hồng Quang 
Quý Thầy Cô trong hội đồng cấp trường 
Quý Thầy Cô phản biện độc lập 
NCS cũng xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới quý Thầy Cô đã hết lòng giúp 
đỡ, tạo điều kiện để NCS hoàn thiện Luận án này: 
TS. Đoàn Trung Kiên, hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội 
TS. Trần Quang Huy, nguyên phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội 
PGS.TS. Vũ Thị Lan Anh, phó hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội 
PGS.TS. Nguyễn Văn Tuyến, trưởng phòng Đào tạo sau đại học 
PGS.TS. Nguyễn Thị Vân Anh, phó trưởng phòng Đào tạo sau đại học 
TS. Ngọ Văn Nhân, trưởng khoa Lý luận chính trị 
ThS. Phạm Văn Hạnh, giám đốc Trung tâm thông tin 
ThS. Đặng Kim Phương, chủ nhiệm nghiên cứu sinh khóa 25 
Ngoài ra, trong công tác điều tra xã hội học, NCS cũng chân thành cảm ơn đội 
ngũ hơn 1.000 tình nguyện viên thuộc hệ thống Đạo tràng, Chúng thanh niên Phật tử 
chùa Thiền Tôn Phật Quang trên khắp cả nước đã đóng góp trong tất cả các khâu như 
tổ chức, thu và phát phiếu khảo sát, xử lý số liệu, hậu cần... Cùng với đó là hơn 3.000 
người đã nhiệt tình tham gia trả lời khảo sát ở khắp 33 tỉnh, thành và 4 quốc gia, vùng 
lãnh thổ: Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore. 
NCS xin gửi lời cảm ơn tới quý Thầy Cô chùa Thiền Tôn Phật Quang là những 
người đệ tử của NCS đã luôn đồng hành, hỗ trợ trong suốt quá trình nghiên cứu và 
hoàn thành Luận án. Đó là Sư cô Thích Nữ Tường Phổ, Đại đức Thích Khải Tạng, 
Đại đức Thích Nghiêm Giám, Đại đức Thích Khải Bảo, Sư cô Thích Nữ Tâm Long, 
Sư cô Thích Nữ Thành Tiến, Sư cô Thích Nữ Thành Khai, Thầy Thích Khải Tông, 
Thầy Thích Toàn Hảo, Thầy Thích Toàn Nghĩa, Thầy Thích Toàn Năng, Thầy Thích 
Pháp Tâm, Thầy Thích Pháp Vũ, Thầy Thích Pháp Quân, Thầy Thích Pháp Toàn, 
Thầy Thích Pháp Thông, Sư cô Thích Nữ Thành Lương, Sư cô Thích Nữ Vĩnh Thiền, 
Sư cô Thích Nữ Vĩnh Tuệ. 
NCS cũng xin gửi lời cảm ơn đến tấm lòng của biết bao nhiêu người đã quan 
tâm, ủng hộ khi biết chúng tôi thực hiện việc nghiên cứu Luận án tiến sĩ này. 
Cuối cùng, NCS xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người đã 
góp phần giúp NCS hoàn thành Luận án. 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. 
Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào 
khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn 
đúng theo quy định. 
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này. 
 Tác giả luận án 
Vương Tấn Việt 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
BLHS Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 
ADRDM American Declaration of the Rights and Duties of Man (Tuyên ngôn 
châu Mỹ về Quyền và Nghĩa vụ của con người năm 1948) 
UDHR Universal Declaration of Human Rights (Tuyên ngôn quốc tế Nhân 
quyền năm 1948) 
ICCPR International Covenant on Civil and Political Rights (Công ước Quốc 
tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966) 
ICESCR International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights 
(Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa năm 
1966) 
Trong Luận án, để nhấn mạnh và tạo sự dễ dàng cho Quý vị độc giả trong việc 
nắm bắt nội dung, NCS xin phép được viết in nghiêng hoặc in đậm hoặc in hoa (Chữ 
cái đầu tiên hoặc TOÀN BỘ) những từ khóa quan trọng, đặc biệt là Quyền và Nghĩa vụ. 
Mục lục 
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 5 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài ........................................................... 6 
3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 6 
3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6 
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 7 
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ............................................................ 8 
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ............................................................. 8 
7. Cấu trúc của luận án ......................................................................................... 9 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN 
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................................. 10 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án .......................................... 10 
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ........................................................... 10 
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .......................................................... 14 
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................. 22 
1.2.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đã nghiên cứu 
được luận án kế thừa, tiếp tục phát triển ............................................................. 22 
1.2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án còn chưa được giải quyết hoặc 
giải quyết chưa thấu đáo mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu ............................ 24 
1.3. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................. 25 
1.3.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 25 
1.3.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................ 25 
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGHĨA VỤ CON NGƯỜI 
TRONG PHÁP LUẬT......................................................................................... 26 
2.1. Khái niệm và mục đích, ý nghĩa việc quy định Nghĩa vụ con người trong 
pháp luật .............................................................................................................. 26 
2.1.1. Khái niệm Nghĩa vụ con người trong pháp luật ......................................... 26 
2.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc quy định Nghĩa vụ con người trong pháp luật 34 
2.2. Bản chất Nghĩa vụ con người và mối tương quan giữa Nghĩa vụ con người 
với Quyền con người trong pháp luật ................................................................. 38 
2.2.1. Bản chất Nghĩa vụ con người ..................................................................... 38 
2.2.2. Mối tương quan giữa Nghĩa vụ con người và Quyền con người trong pháp 
luật ........................................................................................................................ 40 
2.3. Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật quốc gia .......... 65 
2.3.1. Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế .............................................. 65 
2.3.2. Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc gia............................................ 66 
2.3.3. Quan hệ giữa Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật 
quốc gia ................................................................................................................ 67 
2.3.4. Nội dung một số Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế và Pháp luật 
quốc gia ................................................................................................................ 68 
2.4. Cơ chế bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật................... 76 
2.4.1. Cơ chế pháp lý bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật ...... 76 
2.4.2. Cơ chế xã hội bảo đảm thực thi Nghĩa vụ con người trong pháp luật ....... 83 
Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................... 93 
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG NGHĨA VỤ CON NGƯỜI TRONG PHÁP 
LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM .............................................. 95 
3.1. Thực trạng Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế ........................... 95 
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nghĩa vụ con người trong Pháp 
luật quốc tế ........................................................................................................... 95 
3.1.2. Thực trạng quy định một số Nghĩa vụ con người trong Pháp luật quốc tế 102 
3.2. Thực trạng Nghĩa vụ con người trong Pháp luật Việt Nam ..................... 105 
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nghĩa vụ con người trong Pháp 
luật Việt Nam ...................................................................................................... 105 
3.2.2. Thực trạng quy định và thực thi một số Nghĩa vụ con người trong Pháp 
luật Việt Nam ...................................................................................................... 111 
3.3. Nh ... 
do của người khác, không có hành vi gây bất hòa, thù hận trong xã hội. 
17 Hiến pháp CHND Trung 
Hoa năm 1982 (được sửa 
đổi, bổ sung vào các năm 
1988, 1993, 1999, 2004 và 
2018) 
1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, trung thành với Tổ quốc 
- Điều 52: Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có Nghĩa vụ bảo vệ sự thống nhất Tổ quốc và 
đoàn kết các dân tộc trong nước. 
- Điều 54: Công dân nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có Nghĩa vụ bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi 
ích quốc gia, không được có hành vi xâm hại đến sự an toàn, danh dự và lợi ích của nhà nước. 
- Điều 55: Bảo vệ Tổ quốc, chống chiến tranh xâm lược là Nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân nước 
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 
2. Nghĩa vụ quân sự 
- Điều 55: Thực thi Nghĩa vụ quân sự và tham gia tổ chức dân quân theo quy định của pháp luật là Nghĩa 
vụ vinh dự của mỗi công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 
3. Nghĩa vụ đóng thuế 
- Điều 56: Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có Nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp 
luật. 
4. Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật 
- Điều 53: Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phải tuân theo Hiến pháp và các luật khác, giữ 
bí mật Nhà nước, bảo vệ tài sản công, chấp hành kỷ luật lao động, trật tự công cộng và tôn trọng đạo đức 
xã hội. 
5. Nghĩa vụ lao động 
- Điều 42: Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có Quyền và Nghĩa vụ làm việc. 
6. Nghĩa vụ học tập 
- Điều 46: Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có Nghĩa vụ cũng như Quyền được giáo dục. 
287 
18 Hiến pháp CHXHCN Việt 
Nam năm 2013 
1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, trung thành với Tổ quốc 
- Điều 45, khoản 1: Bảo vệ Tổ quốc là Nghĩa vụ thiêng liêng và Quyền cao quý của công dân. 
- Điều 44: Công dân có Nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất. 
2. Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật 
- Điều 46: Công dân có Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, 
trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. 
- Điều 48: Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam. 
3. Nghĩa vụ quân sự 
- Điều 45, khoản 2: Công dân phải thực thi Nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn 
dân. 
4. Nghĩa vụ nộp thuế 
- Điều 47: Mọi người có Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định. 
5. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường 
- Điều 43: Mọi người có Quyền được sống trong môi trường trong lành và có Nghĩa vụ bảo vệ môi 
trường. 
6. Nghĩa vụ sức khỏe 
- Điều 38, khoản 1: Mọi người có Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng 
các dịch vụ y tế và có Nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh. 
7. Nghĩa vụ học tập 
- Điều 39: Công dân có Quyền và Nghĩa vụ học tập. 
8. Nghĩa vụ tôn trọng Quyền - Lợi ích hợp pháp của người khác 
- Điều 15, khoản 4: Việc thực hiện Quyền con người, Quyền công dân không được xâm phạm lợi ích 
quốc gia, dân tộc, Quyền và Lợi ích hợp pháp của người khác. 
19 Hiến pháp Cộng hòa Ý 
năm 1947 (sửa đổi, bổ 
sung năm 2012) 
1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, trung thành với Tổ quốc 
- Điều 52: Việc bảo vệ đất nước là Nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả các công dân. 
- Điều 54: Tất cả các công dân có Nghĩa vụ trung thành với Nền Cộng hòa. 
2. Nghĩa vụ quân sự 
288 
- Điều 52: Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc trong giới hạn và theo cách thức luật định. 
3. Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật 
- Điều 54: Tất cả các công dân có Nghĩa vụ tôn trọng Hiến pháp và pháp luật. 
4. Nghĩa vụ nộp thuế 
- Điều 53, khoản 1: Mọi người có Nghĩa vụ đóng góp vào các chi tiêu công phù hợp với khả năng của 
mình. 
- Điều 53, khoản 2: Hệ thống thuế theo nguyên tắc lũy tiến. 
5. Nghĩa vụ lao động 
- Điều 4: Theo khả năng và sự lựa chọn cá nhân, mỗi công dân có Nghĩa vụ thực hiện một hoạt động 
hoặc chức năng đóng góp vào sự tiến bộ vật chất hay tinh thần của xã hội. 
6. Nghĩa vụ học tập 
- Điều 34: Giáo dục tiểu học, kéo dài ít nhất tám năm, là bắt buộc và miễn học phí. 
7. Khác 
- Điều 48: Thực hiện Quyền bỏ phiếu là một Nghĩa vụ của công dân. 
20 Hiến pháp Cộng hòa 
Zimbabwe năm 2013 
1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, trung thành với Tổ quốc 
- Điều 35, khoản 4: Công dân Zimbabwe có Nghĩa vụ sau: trung thành với Tổ quốc, bảo vệ Tổ quốc 
2. Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật 
- Điều 35, khoản 4: Công dân Zimbabwe có Nghĩa vụ sau: tuân thủ Hiến pháp và tôn trọng các lý tưởng 
và thể chế. 
289 
PHỤ LỤC 7 
BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG CÁC ĐIỀU VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CON NGƯỜI TRONG 
MỘT SỐ VĂN KIỆN QUỐC TẾ 
STT VĂN KIỆN 
Số lượng các 
Điều quy định 
về Quyền 
Liệt kê các Điều 
quy định về Quyền 
Số lượng các 
Điều quy định 
về Nghĩa vụ 
Liệt kê các 
Điều quy định 
về Nghĩa vụ 
1 Hiến chương Liên hợp quốc năm 
1945 
Lời nói đầu và 6 
Điều khác 
Lời nói đầu; Điều 1, khoản 3; 
Điều 13, khoản 1; Điều 55; 
56; 68; Điều 76, điểm c 
Không có Không có 
2 Tuyên ngôn châu Mỹ về Quyền 
và Nghĩa vụ của con người năm 
1948 (ADRDM) 
Lời nói đầu và 
28 Điều khác 
Lời nói đầu, và từ Điều 1 - 28 10 Điều Từ Điều 29 - 
Điều 38 
3 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 
năm 1948 (UDHR) 
Lời nói đầu và 
28 Điều khác 
Lời nói đầu, và từ Điều 1 - 28 1 Điều Điều 29 
4 Công ước châu Âu về 
Quyền con người năm 1950 
Lời nói đầu, 
và 14 Điều khác 
Lời nói đầu, và từ Điều 1 - 14 1 Điều Điều 10, khoản 
2 
5 Công ước quốc tế về các quyền 
dân sự và chính trị năm 1966 
(ICCPR) 
Lời nói đầu, 
và 27 Điều khác 
Lời nói đầu, và từ Điều 1 - 27 Lời nói đầu Lời nói đầu 
290 
6 Công ước quốc tế về các quyền 
kinh tế, xã hội và văn hoá năm 
1966 (ICESCR) 
Lời nói đầu, và 
15 Điều khác 
Lời nói đầu, từ Điều 1 - 15 Lời nói đầu Lời nói đầu 
7 Công ước châu Mỹ về 
Quyền con người năm 1969 
Lời nói đầu, 
và 29 Điều khác 
Lời nói đầu, từ Điều 3 - 31 1 Điều Điều 32 
8 Hiến chương châu Phi về Quyền 
con người và Quyền các Dân tộc 
năm 1981 
Lời nói đầu, và 
23 Điều khác 
Lời nói đầu, từ Điều 2 - 24 Lời nói đầu, và 
3 Điều khác 
Lời nói đầu, từ 
Điều 27 - 29 
9 Tuyên ngôn về những người bảo 
vệ Nhân quyền năm 1998 
Lời nói đầu, và 
16 Điều khác 
Lời nói đầu, từ Điều 1 - 16 1 Điều Điều 18 
291 
PHỤ LỤC 8 
BẢNG TỔNG HỢP NHỮNG QUY ĐỊNH NGHĨA VỤ CON NGƯỜI TRONG MỘT SỐ VĂN KIỆN QUỐC TẾ 
STT VĂN KIỆN NHỮNG NGHĨA VỤ ĐƯỢC QUY ĐỊNH CỤ THỂ 
1 Tuyên ngôn châu Mỹ về 
Quyền và Nghĩa vụ của con 
người năm 1948 
1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, Nghĩa vụ quân sự 
- Điều 34: Những ai khỏe mạnh, có đủ năng lực phải thực hiện mọi Nghĩa vụ quân sự hay dân 
sự mà đất nước họ yêu cầu nhằm giữ gìn và bảo vệ đất nước. 
2. Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật 
- Điều 33: Ai cũng có Nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và tuân thủ những yêu cầu hợp pháp khác 
của các cơ quan có thẩm Quyền. 
3. Nghĩa vụ nộp thuế 
- Điều 36: Ai cũng có Nghĩa vụ nộp thuế theo luật định để hỗ trợ các dịch vụ công. 
4. Nghĩa vụ lao động 
- Điều 37: Ai cũng có Nghĩa vụ lao động theo khả năng cho phép để có được phương kế sinh 
nhai và mang lại lợi ích cho cộng đồng. 
5. Nghĩa vụ giáo dục 
- Điều 31: Ai cũng có Nghĩa vụ hoàn thành mức giáo dục tối thiểu là tiểu học. 
6. Nghĩa vụ khác 
- Điều 29: Ai cũng có Nghĩa vụ cư xử với người khác sao cho trong mối quan hệ đó mỗi 
người và mọi người có thể hình thành và phát triển đầy đủ nhân cách của mình. 
- Điều 30: Mỗi người có Nghĩa vụ giúp đỡ, hỗ trợ, giáo dục và bảo vệ con cái khi chưa thành 
niên. Con cái có Nghĩa vụ kính trọng cha mẹ và luôn giúp đỡ, bảo vệ cha mẹ khi cần thiết. 
292 
- Điều 32: Bất kỳ ai có đủ năng lực pháp lý để thực hiện việc bỏ phiếu đều có Nghĩa vụ bỏ 
phiếu. 
- Điều 35: Mỗi người theo khả năng và hoàn cảnh hiện tại có Nghĩa vụ hợp tác với nhà nước 
và cộng đồng về an sinh và phúc lợi xã hội. 
- Điều 38: Mọi người có Nghĩa vụ hạn chế tham gia các hoạt động chính trị mà theo luật định 
là chỉ dành riêng cho công dân của quốc gia sở tại nơi người đó là kiều dân. 
2 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân 
Quyền năm 1948 (UDHR) 
1. Nghĩa vụ đối với cộng đồng 
- Điều 29, khoản 1: Mọi người đều có Nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất mà nhân 
cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy đủ. 
2. Nghĩa vụ tôn trọng Quyền - Lợi ích hợp pháp của người khác 
- Điều 29, khoản 2: Khi thụ hưởng các Quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ 
những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối 
với các Quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về 
đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ. 
3 Công ước châu Âu về 
Quyền con người năm 1950 
- Điều 10, khoản 2: Việc thụ hưởng Quyền tự do ngôn luận phải đi kèm theo Nghĩa vụ và 
trách nhiệm. 
4 Công ước châu Mỹ về 
Quyền con người năm 1969 
- Điều 32: Mọi người có trách nhiệm với gia đình, cộng đồng và toàn thể nhân loại. 
5 Công ước quốc tế về các 
Quyền dân sự và chính trị 
năm 1966 (ICCPR) 
- Lời mở đầu: Nhận thấy rằng, mỗi cá nhân, trong khi có Nghĩa vụ đối với người khác và đối 
với cộng đồng của mình, phải có trách nhiệm phấn đấu cho việc thúc đẩy và tôn trọng các 
Quyền đã được thừa nhận trong Công ước này. 
293 
6 Công ước quốc tế về các 
Quyền kinh tế, xã hội và 
văn hóa năm 1966 
(ICESCR) 
- Lời mở đầu: Nhận thấy rằng, mỗi cá nhân, trong khi có Nghĩa vụ đối với người khác và đối 
với cộng đồng của mình, phải có trách nhiệm phấn đấu cho việc thúc đẩy và tôn trọng các 
Quyền đã được thừa nhận trong Công ước này. 
7 Hiến chương châu Phi về 
Quyền con người và Quyền 
các Dân tộc năm 1981 
1. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, trung thành với Tổ quốc 
- Điều 29: Cá nhân có Nghĩa vụ giữ gìn, củng cố nền độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ của 
Tổ quốc và góp phần bảo vệ Tổ quốc theo quy định của pháp luật. 
2. Nghĩa vụ nộp thuế 
- Điều 29: Cá nhân có Nghĩa vụ nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật. 
3. Nghĩa vụ lao động 
- Điều 29: Cá nhân có Nghĩa vụ làm việc hết khả năng và năng lực của mình. 
4. Nghĩa vụ tôn trọng Quyền - Lợi ích hợp pháp của người khác 
- Điều 27: Khi thực hiện các Quyền và tự do của mình, mỗi cá nhân phải xem xét đến Quyền 
của người khác, đến an ninh tập thể, và đến đạo đức lợi ích chung. 
5. Nghĩa vụ khác 
- Lời nói đầu: Xét rằng việc thụ hưởng các Quyền và tự do cũng bao hàm việc mọi người phải 
thực thi Nghĩa vụ. 
- Điều 27: Mỗi cá nhân phải có Nghĩa vụ đối với gia đình và xã hội. 
- Điều 28: Mọi cá nhân có Nghĩa vụ tôn trọng và đối xử công bằng với nhau; duy trì các mối 
quan hệ nhằm thúc đẩy, bảo vệ, củng cố sự tôn trọng và lòng khoan dung. 
- Điều 29: Cá nhân có Nghĩa vụ: 
294 
+ Giữ gìn sự phát triển hòa thuận của gia đình; tạo dựng sự gắn kết, tôn trọng trong gia đình; 
luôn luôn kính trọng cha mẹ. 
+ Phụng sự cho Tổ quốc bằng khả năng thể chất và trí tuệ của mình. 
+ Không làm tổn hại đến an ninh của quốc gia. 
+ Giữ gìn và củng cố tình đoàn kết trong cộng đồng và toàn dân tộc. 
+ Bảo tồn và củng cố các giá trị văn hóa châu Phi. 
+ Đóng góp, thúc đẩy cho sự thống nhất của châu Phi. 
8 Tuyên ngôn về những 
người bảo vệ Nhân Quyền 
năm 1998 
- Điều 18: Mọi người có Nghĩa vụ đối với cộng đồng. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghia_vu_con_nguoi_trong_phap_luat_quoc_te_va_phap_l.pdf
  • pdf2a. TÓM TẮT LUẬN ÁN - GỘP BÌA - v6.3 - VN - Final.pdf
  • pdf2b. TÓM TẮT LUẬN ÁN - GỘP BÌA - v6.4 - EN - Final.pdf
  • pdf3a. THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN - VN - v3 final.pdf
  • pdf3b. THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN - EN - v3 final.pdf
  • pdfLUẬN ÁN TIẾN SĨ_VƯƠNG TẤN VIỆT_NCS250202_v20.2 Final - E - 2 mat.pdf