Luận án Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

Hợp đồng là một phương tiện pháp luật, thể hiện sự thỏa thuận của các bên làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý nhằm đạt đến những mục tiêu nhất định. Hợp đồng được giao kết, thực hiện phải dựa trên ý chí tự do, tự nguyện của các bên. Bản hợp đồng được thiết lập hợp pháp thì có hiệu lực như pháp luật đối với các bên. Đây chính là yêu cầu mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng (pacta sunt servanda) . Tuy nhiên, bên cạnh nguyên tắc nền tảng là trung thực, thiện chí thì nguyên tắc hiệu lực của hợp đồng đã tỏ ra không phải là một nguyên tắc tuyệt đối. Đặc biệt, trong bối cảnh khi các hợp đồng ngày càng trở nên phức tạp, tranh chấp có thể xảy ra ngay trong giai đoạn đàm phán hợp đồng (hay còn gọi là giai đoạn tiền hợp đồng) thì nguyên tắc trung thực, thiện chí không chỉ đặt ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mà còn chi phối ngay cả trong giai đoạn đàm phán. Tuy nhiên, việc ghi nhận nguyên tắc này cũng như giai đoạn tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng chưa có sự thống nhất trong các hệ thống pháp luật khác nhau.

Trong hệ thống Common law, các bên trong giai đoạn đàm phán hợp đồng không có nghĩa vụ tuân theo nguyên tắc trung thực, thiện chí đối với bên còn lại. Do đó, họ được hưởng quyền tự do hoàn toàn trong việc rút khỏi đàm phán mà không phải chịu trách nhiệm đối với chi phí của các bên còn lại, trách nhiệm chỉ phát sinh khi hợp đồng được giao kết. Một ngoại lệ của sự tự do đàm phán này là thuyết promissory estoppel (hạn chế rút lại lời hứa) . Lý thuyết này bảo vệ bên đàm phán có niềm tin hợp lý về việc các bên sẽ đạt đến thỏa thuận cuối cùng.

 

docx 192 trang kiennguyen 15221
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng

Luận án Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
ĐỖ THỊ HOA 
ĐỀ TÀI
NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
ĐỖ THỊ HOA 
ĐỀ TÀI
NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ DO VI PHẠM NGHĨA VỤ TIỀN HỢP ĐỒNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 938.01.03
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Phạm Văn Tuyết
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này.
Tác giả luận án
Đỗ Thị Hoa
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
NGUYÊN NGHĨA
BLDS
Bộ luật Dân sự
BLLĐ
Bộ luật Lao động
BMBH
Bên mua bảo hiểm
BTTH
Bồi thường thiệt hại
PAVIE
Bộ luật châu Âu về hợp đồng
CISG
Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
DNBH
Doanh nghiệp bảo hiểm
ĐLBH
Đại lý bảo hiểm
HĐBH
Hợp đồng bảo hiểm
HĐBHNT
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
HĐNH
Hoạt động ngân hàng
HĐTD
Hoạt động tín dụng
KDBH
Kinh doanh bảo hiểm
NTD
Người tiêu dùng
PBPL
Phổ biến pháp luật
PECL
Bộ Nguyên tắc luật hợp đồng Châu Âu
PEICL
Bộ nguyên tắc của Luật Hợp đồng bảo hiểm Châu Âu
PICC
Bộ qui tắc về hợp đồng thương mại quốc tế
TCTD
Tổ chức tín dụng
TNDS
Trách nhiệm dân sự
TNTHĐ
Trách nhiệm tiền hợp đồng
PHẦN A - MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hợp đồng là một phương tiện pháp luật, thể hiện sự thỏa thuận của các bên làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý nhằm đạt đến những mục tiêu nhất định. Hợp đồng được giao kết, thực hiện phải dựa trên ý chí tự do, tự nguyện của các bên. Bản hợp đồng được thiết lập hợp pháp thì có hiệu lực như pháp luật đối với các bên. Đây chính là yêu cầu mang tính bản chất của hiệu lực hợp đồng (pacta sunt servanda) https://iuscogens-vie.org/2018/09/09/96-nguyen-tac-pacta-sunt-servanda/, truy cập ngày 20/10/2021
. Tuy nhiên, bên cạnh nguyên tắc nền tảng là trung thực, thiện chí thì nguyên tắc hiệu lực của hợp đồng đã tỏ ra không phải là một nguyên tắc tuyệt đối. Đặc biệt, trong bối cảnh khi các hợp đồng ngày càng trở nên phức tạp, tranh chấp có thể xảy ra ngay trong giai đoạn đàm phán hợp đồng (hay còn gọi là giai đoạn tiền hợp đồng) thì nguyên tắc trung thực, thiện chí không chỉ đặt ra trong quá trình thực hiện hợp đồng mà còn chi phối ngay cả trong giai đoạn đàm phán. Tuy nhiên, việc ghi nhận nguyên tắc này cũng như giai đoạn tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng chưa có sự thống nhất trong các hệ thống pháp luật khác nhau.
Trong hệ thống Common law, các bên trong giai đoạn đàm phán hợp đồng không có nghĩa vụ tuân theo nguyên tắc trung thực, thiện chí đối với bên còn lại. Do đó, họ được hưởng quyền tự do hoàn toàn trong việc rút khỏi đàm phán mà không phải chịu trách nhiệm đối với chi phí của các bên còn lại, trách nhiệm chỉ phát sinh khi hợp đồng được giao kết. Một ngoại lệ của sự tự do đàm phán này là thuyết promissory estoppel (hạn chế rút lại lời hứa) Nhà pháp luật Việt – Pháp (2019), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, NXB pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội, tr.339-346.
. Lý thuyết này bảo vệ bên đàm phán có niềm tin hợp lý về việc các bên sẽ đạt đến thỏa thuận cuối cùng.
Trái với hệ thống Common law, nguyên tắc trung thực, thiện chí thể hiện qua khái niệm trách nhiệm tiền hợp đồng được áp dụng tại nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới, đặc biệt là các nước theo hệ thống theo hệ thống Civil law. Culpa in contrahendo – một hình thức của trách nhiệm tiền hợp đồng – là một phần quan trọng trong luật hợp đồng và nghĩa vụ ngoài hợp đồng Nhà pháp luật Việt – Pháp (2019), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, NXB pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội, tr.341-344.
. Trách nhiệm tiền hợp đồng yêu cầu các bên thương lượng trên cơ sở nguyên tắc trung thực, thiện chí trong quá trình đàm phán hợp đồng. Có sự ảnh hưởng không nhỏ từ các nước thuộc hệ thống pháp luật Civil law, các nhà lập pháp của Việt Nam đã luôn coi trọng nguyên tắc trung thực, thiện chí trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự. Tại Điều 3 của BLDS 2015 quy định về trung thực, thiện chí như sau:“Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”. Quy định khẳng định nguyên tắc trung thực, thiện chí tồn tại trong giai đoạn xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự đóng vai trò là nền tảng cho việc đặt ra nghĩa vụ của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng.
Quy định tại Điều 387 BLDS 2015 về nghĩa vụ thông tin trong giao kết hợp đồng chính là quy định trực tiếp của nguyên tắc trung thực, thiện chí trong giai đoạn tiền hợp đồng. Có thể thấy, nguyên tắc trung thực được biểu hiện qua nghĩa vụ cung cấp thông tin “ảnh hưởng đến việc giao kết”; còn nguyên tắc thiện chí được biểu hiện qua nghĩa vụ bảo mật thông tin “không sử dụng thông tin bí mật cho mục đích riêng hoặc mục đích trái pháp luật”. Việc quy định về hậu quả pháp lý là bồi thường thiệt hại của bên vi phạm tại khoản 3 Điều 387 đã góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng.
Qua các BLDS, nhận thấy hệ thống pháp luật dân sự của Việt Nam đã luôn coi trọng nguyên tắc trung thực, thiện chí và luôn khẳng định đây là nghĩa vụ quan trọng và cơ bản của các bên khi tham gia các quan hệ dân sự. Mặc dù, trong BLDS 2015 đã tồn tại một nghĩa vụ thành văn, thể hiện nguyên tắc này tại Điều 387. Tuy nhiên, BLDS 2015 vẫn chưa đưa ra quy định rõ ràng và minh bạch về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. 
Sự thiếu vắng các quy định cụ thể về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng sẽ dẫn đến không có cơ sở pháp lý rõ ràng giải quyết hậu quả pháp lý phát sinh nếu có hành vi xâm phạm quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong giai đoàn tiền hợp đồng. Trên thực tế, hợp đồng có thể không được giao kết vì lí do nào đó, đặc biệt nếu một trong các bên cho rằng việc hợp đồng không được giao kết là hoàn toàn do lỗi của bên còn lại, thì các vấn đề sẽ nảy sinh như: (i) Các bên đã thực sự thiện chí trong quá trình đàm phán hay chưa và có hay không nghĩa vụ bắt buộc các bên phải thiện chí ngay khi đàm phán? (ii) Bản chất pháp lý của những thoả thuận ban đầu được thực hiện bởi các bên của quá trình đàm phán là gì và các thoả thuận ban đầu này có làm phát sinh các nghĩa vụ bắt buộc đối với các bên hay không? (iii) Một trong các bên có được bồi hoàn các khoản chi phí từ bên còn lại hay không trong trường hợp bên này đã bắt đầu tiến hành các bước nhất định theo hợp đồng hoặc đã thực hiện các điều khoản đã được thống nhất và được cho là một phần của hợp đồng? Thực tiễn hiện nay vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng, điều này cho thấy lý thuyết về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả do pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng xuất hiện như một đòi hỏi thực tế. 
Thực tiễn khoa học pháp lý cho thấy, các nghiên cứu về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng đã có nhưng chưa nhiều. Một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước mới dừng lại ở việc tiếp cận góc độ nào đó mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. 
Xuất phát từ góc độ pháp lý và thực tiễn nêu trên, trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, đòi hỏi pháp luật hợp đồng cần phải tìm được sự cân bằng giữa việc đảm bảo quyền tự do hợp đồng với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giai đoạn đàm phán hợp đồng. Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu, đánh giá có hệ thống và toàn diện nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, trên cơ sở để đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động dân sự, thương mại trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đó là lý do để nội dung: “Nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận án tiến sĩ luật học – chuyên ngành Luật dân sự và tố tụng dân sự . 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận của pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng; các quy định pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng; thực tiễn thực hiện pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng ở Việt Nam trong thời gian qua, luận án đề xuất những kiến nghị nhằm: 
Góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. 
Đề xuất những kiến nghị nhằm tháo gỡ những bất cập trong các quy định của pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Làm rõ những vấn đề lý luận về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng bao gồm: thứ nhất là khái niệm, đặc điểm và một số nguyên tắc điều chỉnh của pháp luật đối với giai đoạn tiền hợp đồng; khái niệm, đặc điểm, cơ sở phát sinh nghĩa vụ tiền hợp đồng, phân biệt nghĩa vụ trong hợp đồng và nghĩa vụ tiền hợp đồng; thứ hai là khái niệm, đặc điểm và phân loại hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, trong đó có sự nghiên cứu, thảm khảo với pháp luật quốc tế và pháp luật của một số nước trên thế giới như Anh, Pháp, Đức...
Phân tích thực trạng pháp luật hiện hành về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành để từ đó có sự đánh giá tổng quan nhất những ưu điểm và hạn chế, bất cập của hệ thống những văn bản pháp luật này, là cơ sở quan trọng để đưa ra những kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. 
Phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật, trên cơ sở yêu cầu của pháp luật và thực tiễn đặt ra, đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề liên quan tới pháp luật và việc thực hiện pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý do hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Đây là phần trọng tâm mà đề tài luận án cần phải làm rõ trên cơ sở nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm pháp luật của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới như Hà lan, Anh, Pháp, Đức...và trong các văn kiện pháp lý quốc tế về hợp đồng.
3.2.Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: 
Trong phạm vi nghiên cứu có hạn của lu ...  lý thuyết về chủ đề luận án. Thêm vào đó, trên cơ sở đánh giá các quy định của pháp luật về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng. Từ đó rút ra những bất cập của pháp luật dẫn đến khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện trên thực tế của những nhóm chủ thể này để đưa ra những định hướng và kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ tiền hợp đồng và hậu quả do vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, sao cho phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường cũng như phù hợp với điều kiện văn hóa, xã hội và yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản pháp luật
I. Việt Nam
Bộ luật Dân sự năm 2005 
Luật Thương Mại năm 2005 
Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi năm 2009
Luật Luật sư năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2012.
Bộ luật Dân sự năm 2015 
Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi năm 2010 
Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010
Luật Cạnh tranh năm 2018
Án lệ 22/2018/AL về không vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tình trạng bệnh lý trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
 II. Nước ngoài
10 . Bộ luật Dân sự Cộng Hòa Pháp năm 1804
11. Đạo luật về khai báo sự thật Anh năm 1967
12. Bộ luật Dân sự Đức năm 1896
13. Bộ luật Dân sự Nhật Bản năm 2006
14. Bộ Nguyên tắc của Luật hợp đồng Châu Âu (PECL)
15. Bộ Nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC)
16. Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG)
B. Các tài liệu tham khảo khác
I. Tiếng Việt
Sách
 Nguyễn Mạnh Bách (1995), Pháp luật về hợp đồng, năm 1995, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Công an Nhân dân, Hà Nội.
Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam.
Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
Nhà Pháp luật Việt – Pháp (2005), Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004, NXB Tư Pháp, Hà Nội.
Nhà pháp luật Việt – Pháp (2019), Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, NXB pháp luật Việt - Pháp, Hà Nội.
Lê Trường Sơn (2016), Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam.
Nguyễn Như Phát và Lê Thị Thu Thuỷ (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
Phạm Thái Việt (1993), Những quy định chung của Luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện nghiên cứu Khoa học – Bộ Tư Pháp (1996), Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự Nhật Bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp (2017), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2015, NXB Tư Pháp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thủy (2017), Pháp luật hợp đồng bảo hiểm con người, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
 Giáo trình
Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 
Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật Dân sự tập 2, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, NXB Hồng Đức, Tp.HCM.
Luận án, luận văn
Nguyễn Vũ Hoàng (2008), Pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài, Luận án tiến sĩ Luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.
Dương Thị Hiện (2016), Đặt cọc – một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo qui định của pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Lê Trường Sơn (2015), Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Lê Thị Hải Ngọc (2017), Trách nhiệm của nhà sản xuất, cung ứng trong việc cung cấp thông tin về chất lượng hàng hoá cho người tiêu dùng, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội.
Dư Hoài Phương (2014), Hoàn thiện pháp luập về giao kết hợp đồng thương mại trong điều kiện sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
Phạm Thị Nga(2021), So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước về chế định trách nhiệm tiền hợp đồng, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội.
Bài viết
Ngô Huy Cương (2008), "Tự do ý chí và sự tiếp nhận tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam hiện nay", Nghiên cứu lập pháp, (02).
Đỗ Văn Đại (2007), "Nghĩa vụ thông tin trong pháp luật hợp đồng Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (11).
Đỗ Văn Đại (2009), "Về vấn đề huỷ bỏ hợp đồng do có vi phạm ở Việt Nam", Toà án Nhân dân, (01).
Phạm Hoàng Giang (2006), "Sự phát triển của pháp luật hợp đồng: Từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng", Nhà nước và pháp luật, (10).
Bùi Đăng Hiếu (2019), "Bảo vệ bên thế yếu trong quan hệ hợp đồng", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Đại học Luật Hà Nội.
Nguyễn Vũ Hoàng (2007), "Các quan hệ tiền hợp đồng trong giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam", Nhà nước và pháp luật, (10).
Kiều Thị Thuỳ Linh (2015), “Nghĩa vụ tiền hợp đồng và điều chỉnh hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi trong bối cảnh sửa đổi Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Luật học, (06).
Kiều Thị Thuỳ Linh (2019), “Giao kết hợp đồng theo quy định BLDS năm 2015 dưới góc nhìn so sánh với PECL”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Đại học Luật Hà Nội.
Phan Lăng (2005), "Cung cấp thông tin liên quan tới bí mật khách hàng – quyền lợi và trách nhiệm của ngân hàng", Ngân hàng Ngoại Thương, (08).
Nguyễn Bình Minh và Hà Công Anh Bảo (2017),“Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng – pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới”, Kinh tế đối ngoại (86)
Phạm Thị Thuý Nga (2007), "Nguyên tắc thiện ý trong thương lượng, giao kết hợp đồng lao động", Nhà nước và Pháp luật, (02).
 Lê Trường Sơn (2015), “Nghĩa vụ bảo mật thông tin có được trong giai đoạn tiền hợp đồng”, Khoa học pháp lý, (05).
Đoàn Phan Tân (2001), "Về khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá trị thông tin", Văn hoá – Nghệ thuật, (03).
Hoàng Minh Thái (2018), "Bảo vệ bên mua bảo hiểm bằng công cụ pháp luật trong giao kết hợp đồng bảo hiểm", Luật học, (11).
Hoàng Minh Thái, Nguyễn Thị Tố Như (2016), "Nghĩa vụ cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm", Luật học, (07).
Hoàng Thị Thanh Thuỷ (2011), "Điều khoản bảo mật thông tin và điều khoản cấm cạnh tranh trong hợp đồng nhượng quyền thương mại", Luật học, (02).
Nguyễn Thị Kim Thoa, (2017), “Một số vấn đề pháp lý về đảm bảo bí mật thông tin khách hàng trong hoạt động ngân hàng”, Ngân hàng số (08). 
Hoàng Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Kiều My (2017), "Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp", Ngân hàng (08).
Hoàng Thị Hải Yến (2018), "Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giao kết hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại", Kiểm sát, (06).
Nguyễn Hải Yến và Nguyễn Ngọc Yến (2018), "Nghĩa vụ tiền hợp đồng của bên bảo hiểm trong Bộ nguyên tắc của Luật Hợp đồng bảo hiểm Châu Âu và một số đề xuất", Luật học, (đặc biệt).
Bản án
Quyết định số: 24/2017/KDTM-GĐT về "V/v tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng vốn góp" của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
 Bản án số: 47/2018 DS-PT về "tranh chấp hợp đồng bảo hiểm" của Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương.
II. Tiếng Anh
Papale, A. A. (1948), "The effect of death in pre-contract negotiations", Loyola Law Review, 4(2).
Neil Andrews (2011), Contract Law, Cambridge University Press.
Hugh Beale (2008), "Pre-contractual Obligations: The Genernal Contract Background", Juridica international (14).
Florence Caterini (2004), Pre - contractual Obligations in France and the United States", LLM These and Essays, University of Georgia School of Law
Gerhard Dannemann and Stefan Vogenauer (2013), The common european sales law in context: Interactions with english gad german law,  Oxford University Press.
Larry A.DiMatteo, Lucien Dhooge, Stephanie Greene, Virginia Maurer & Marisa Pagnattaro (2005), International Sales Law – A Critical Analysis of CISG Jurisprudence, Cambridge University Press, New York, The USA.
MW. Hesselink, GJP de Vries (2001), Principles of European Contract Law, Uitgeverij Kluwer BV Press.
M.W. Hesselink & J. Cartwright (2008), Precontractual Liability in European Private Law, Cambridge University Press.
Julija Kiršienė, Natalja Leonova (2009), "Qualification of Pre-contractual liability and the value of lost opportunity as a form of losses", Jurisprudence, 1(115).
Gerrit De Geest (2009), Encyclopedia of Law and Economics, Edward Elgar Press.
Paula Giliker (2002), Pre – Contractual liability in English and French law, Kluwer Law International Press.
Paula Giliker (2003), “A Role For Tort In Pre-Contractual Negotiations? An Examination Of English, French, And Canadian Law”, International & Comparative Law Quarterly, 52 (04).
Barbara Pasa (2017), Chinese contract law, Cambridge University Press.
Edwin Peel (2015), The law of contract , London: Sweet& Maxwell.
Pedro Barasnevicius Quagliato (2008), “The duty to negotiate in good faith”, International Journal of Law and Management 50, (05).
Dan-Alexandru Sitaru (2013), "The Pre-Contract Obligations regarding the Franchising Agreement", Lex ET Scientia International Journal 20, (02).
Alan Schwartz; Robert E. Scott (2007), “Precontractual Liability and Preliminary Agreements”, Harvard Law Review 120, (03).
Lisa Spagnolo (2007), “Opening Pandora’s Box: Good Faith and Precontractual Liability in the CISG”, Temp. Int'l & Comp. LJ, (21).
Jono Yeo (2015), “Pre-Contractual Liability On Quasi-Contracts:A Comparative Study”, Second Quarter Newsletter.
Xiao-Yang Li (2017), The Legal Status of Pre-Contractual Liability: Contrasting Responses from German and English Law, Graduate School, China University of Political Science and Law.
C. Website
 https://lracuel.org
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn
https://phapluatdansu.edu.vn
 https://wikiluat.com
https://tapchitoaan.vn
https://thegioiluat.vn
https://luathoangphi.vn
https://iluatsu.com
https://iuscogens-vie.org
https://moj.gov.vn
https://webbaohiem.net
https://www.bidv.com.vn
https://www.aviva.com.vn
https://www.manulife.com.vn
https://www.nguyenkim.com
https://legalknowledgeportal.com
https://digitalcommons.law.yale.edu
https://heinonline.org
 https://www.lexology.com
https://www.tooelu.ee
https://www.mruni.eu
 https://www.ingentaconnect.com
https://hsfnotes.com
https://www.kuceralegal.cz
https://www.emerald.com/insight
https://pdfs.semanticscholar.org
https://www.ceelegalblog.com
https://www.jstor.org 
https://www.hausarbeiten.de
https://dutch-law.com
PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghia_vu_tien_hop_dong_va_hau_qua_phap_ly_do_vi_pham.docx
  • doc2_01_ DON XIN BV CAP TRUONG.doc
  • docx4_08_Đỗ Thị Hoa - tóm tắt luận án TV.docx
  • docx5_01_Tóm tắt luận án Tieng Anh.docx
  • docx6_08_CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.docx
  • docx7_01_Điểm mới Tieng Anh (1).docx
  • docx7_08_Điểm mới Tiếng Việt.docx
  • pdfBản án số 47.pdf
  • jpgHỒ SƠ BẢO VỆ CẤP TRƯỜNG.jpg
  • pdfPhụ lục I VÀ II (Quy định chi tiet về đào tạo tiến sĩ)bantrinhkychuan24012019.pdf
  • pdfQuyet dinh giam doc tham cua TAND toi cao (2020) (final).pdf