Luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường đại học Phú Yên

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự đổi mới căn bản, toàn diện về chương trình giáo dục là một trong những chủ trương đã đề ra. Chương trình đào tạo của các trường cũng sẽ được thiết kế theo những hướng khác nhau. Chương trình đào tạo sắp tới sẽ rất mềm dẻo phụ thuộc vào năng lực đội ngũ của từng trường, làm sao chất lượng đầu ra không thấp hơn ngưỡng quy định. Điều này sẽ khuyến khích các trường cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo. Những trường có đội ngũ giáo viên giỏi sẽ thiết kế được chương trình hay, chất lượng đào tạo sẽ cao, tăng uy tín và tạo được sức hút đối với người học. Từ đây, chương trình đào tạo cần phải được tổ chức xây dựng chương trình mới theo đúng hướng tiếp cận năng lực thực hiện mà bản chất là dạy gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Tiến tới, Bộ GD&ĐT sẽ không quy định chương trình khung như trước đây mà chỉ quy định thời gian đào tạo, khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp.

Hệ thống giáo dục Đại học thay đổi theo mục tiêu đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng theo tinh thần của Nghị quyết số 29 NQ/TW khóa XI ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học [5]. Có thể nhận thấy được vai trò của GDTC thông qua các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước. Vai trò quan trọng của GDTC được thể hiện qua Luật Thể dục thể thao, tại Điều 20 về giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường quy định: “Giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện”. Việc nắm vững các cơ sở lý luận để xây dựng chương trình là nhân tố quyết định việc xây dựng chương trình đào tạo khoa học và phù hợp với đặc điểm người học.

Trường Đại học Phú Yên là cơ sở giáo dục Đại học công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, chịu sự quản lý Nhà Nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có chức năng đào tạo đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực, từ trình độ Cao đẳng, Đại học và Sau đại học. Hiện nay trường có 3.942 sinh viên, học viên các trình độ và loại hình đào tạo, bồi dưỡng (16 ngành đào tạo Đại học, 24 ngành đào tạo Cao đẳng và các loại đào tạo khác). Nội dung chương trình đào tạo được cập nhật theo dự báo nhu cầu xã hội; triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ; Trang bị cho người học năng lực nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, tin học và kỹ năng xã hội, đảm bảo chuẩn đầu ra như đã cam kết, tỷ lệ tốt nghiệp ra trường hàng năm có việc làm đạt trên 80%; hội đủ điều kiện để kiểm định đánh giá ngoài theo chuẩn chất lượng quốc gia. Ngoài những thành tựu đã đạt được, còn đó những vấn đề khó khăn chưa giải quyết triệt để, đặc biệt sau khi chuyển qua hình thức đào tạo tín chỉ theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 “V/v Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” [11]. Sau 8 năm triển khai theo hình thức đào tạo tín chỉ đã bộc lộ những bất cập và khó khăn.

 

doc 269 trang kiennguyen 19/08/2022 9700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường đại học Phú Yên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường đại học Phú Yên

Luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên trường đại học Phú Yên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUỐC TRẦM
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN QUỐC TRẦM
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH 
THỂ THAO NGOẠI KHÓA CHO SINH VIÊN 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC
	Cán bộ hướng dẫn khoa học:
	1. GS.TS Huỳnh Trọng Khải
	2. PGS.TS Châu Vĩnh Huy
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Huỳnh Trọng Khải và PGS.TS. Châu Vĩnh Huy. Trong công trình nghiên cứu này, các cơ sở số liệu và tài liệu tham khảo được sử dụng là hoàn toàn đảm bảo trung thực, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả
Nguyễn Quốc Trầm
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Các chữ viết tắt
Viết tắt
Thuật ngữ tiếng Việt
BGDĐT
Bộ giáo dục và đào tạo
CB
Cán bộ 
CBQL
Cán bộ quản lý
CG
Chuyên gia
CSVC
Cơ sở vật chất
CTNC
Công trình nghiên cứu
CTĐT
Chương trình đào tạo
CLB
Câu lạc bộ
CT-TW
Chỉ thị - Trung ương
ĐHPY
Đại học Phú Yên
ĐH
Đại học
ĐC
Nhóm đối chứng
GDTC
Giáo dục thể chất
GD&ĐT
Giáo dục & Đào tạo
GS.TS
Giáo sư, Tiến sĩ
GV
Giảng viên
HS
Học sinh
HSSV
Học sinh sinh viên
HDV
Hướng dẫn viên
NC
Nghiên cứu
NĐ-CP
Nghị định chính phủ
NQ-TW
Nghị quyết – Trung ương
NH
Năm học
NXB
Nhà xuất bản
QĐ
Quyết định
RLTT
Rèn luyện thể thao
SD
Độ lệch chuẩn
SV
Sinh viên
TN
Nhóm thực nghiệm
TT
Thể thao
TC
Tiêu chí
TL
Thể lực
TDTT
Thể dục thể thao
TDTTNK
Thể dục thể thao ngoại khóa
TTNK
Thể thao ngoại khóa
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
UBND
Uỷ ban nhân dân
VĐV
Vận động viên
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
2. Đơn vị đo lường
cm
Centimét
g
Gam
kg
Kilôgam
m
Mét
p
Phút
s
Giây
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 
BẢNG
NỘI DUNG
TRANG
Bảng 3.1
Kết quả lựa chọn các tiêu chí đánh giá hoạt động thể thao ngoại khóa Trường Đại học Phú Yên.
Sau 69
Bảng 3.2
Hệ số tin cậy tổng thể của các tiêu chí (Reliability Statistics)
70
Bảng 3.3
Độ tin cậy và mối tương quan từng biến với biến tổng (Item-Total Statistics)
71
Bảng 3.4
Kết quả thống kê các môn thể thao ngoại khóa phù hợp cho SV qua đánh giá của các chuyên gia
79
Bảng 3.5
Hệ số tin cậy tổng thể của các tiêu chí (Reliability Statistics)
79
Bảng 3.6
Độ tin cậy và mối tương quan từng biến với biến tổng (Item-Total Statistics)
80
Bảng 3.7
Khảo sát thực trạng kết quả học tập môn GDTC của sinh viên
88
Bảng 3.8
Thực trạng hình thái và thể lực của nam sinh viên Trường Đại học Phú Yên
Sau 89
Bảng 3.9
Thực trạng hình thái và thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Phú Yên
Sau 89
Bảng 3.10
So sánh hình thái và thể lực của nam sinh viên Trường Đại học Phú Yên với người Việt Nam cùng lứa tuổi
Sau 89
Bảng 3.11
So sánh hình thái và thể lực của nữ sinh viên Trường Đại học Phú Yên với người Việt Nam cùng lứa tuổi
Sau 89
Bảng 3.12
Đánh giá thể lực của nam sinh viên theo tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ GD&ĐT
94
Bảng 3.13
Đánh giá thể lực của nữ sinh viên theo tiêu chuẩn phân loại thể lực của Bộ GD&ĐT
95
Bảng 3.14
Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Phú Yên
104
Bảng 3.15
Kết quả phỏng vấn nhu cầu tập luyện các môn thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Phú Yên
109
Bảng 3.16
Kết quả nhu cầu và điều kiện chủ quan đảm bảo công tác TDTT ngoại khóa Trường Đại học Phú yên
Sau 109
Bảng 3.17
Tổng hợp khảo sát giảng viên GDTC nội dung phân bố kế hoạch giảng dạy
Sau 112
Bảng 3.18
Kết quả phỏng vấn đánh giá về chương trình ngoại khóa của các môn thể thao cho sinh viên Trường Đại học Phú Yên (n=30)
113
Bảng 3.19
Kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định chương trình thể thao ngoại khoa cho sinh viên tại Trường Đại học Phú Yên (n=5).
116
Bảng 3.20
Thực trạng hình thái, thể lực của sinh viên nam nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm
Sau 124
Bảng 3.21
Thực trạng hình thái, thể lực của sinh viên nữ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng trước thực nghiệm
Sau 124
Bảng 3.22
So sánh nam với tiêu chuẩn xếp loại thể lực học sinh, sinh viên trước thực nghiệm
125
Bảng 3.23
So sánh nữ với tiêu chuẩn xếp loại thể lực học sinh, sinh viên trước thực nghiệm
125
Bảng 3.24
Sự phát triển hình thái và thể lực của sinh viên nam Trường Đại học Phú Yên sau khi học môn thể thao ngoại khóa
Sau 128
Bảng 3.25
Sự phát triển hình thái và thể lực của sinh viên nữ Trường Đại học Phú Yên sau khi học môn thể thao ngoại khóa
Sau 128
Bảng 3.26
Nhịp tăng trưởng của nam sinh viên Trường Đại học Phú Yên sau khi thực nghiệm chương trình ngoại khóa
129
Bảng 3.27
Nhịp tăng trưởng của nữ sinh viên Trường Đại học Phú Yên sau khi thực nghiệm chương trình ngoại khóa
130
Bảng 3.28
So sánh kết quả sau thực nghiệm của nam từng nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
132
Bảng 3.29
So sánh kết quả sau thực nghiệm của nữ từng nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
132
Bảng 3.30
So sánh nam với tiêu chuẩn xếp loại thể lực học sinh, sinh viên sau thực nghiệm
134
Bảng 3.31
So sánh nữ với tiêu chuẩn xếp loại thể lực học sinh, sinh viên trước thực nghiệm
135
Bảng 3.32
So sánh nhóm thực nghiệm sinh viên nam với với tiêu chuẩn hình thái, thể lực người Việt Nam sau thực nghiệm
Sau 138
Bảng 3.33
So sánh nhóm thực nghiệm sinh viên nữ với với tiêu chuẩn hình thái thể, thể lực người Việt Nam sau thực nghiệm
Sau 138
Bảng 3.34
Xếp loại thành tích học môn bóng chuyền ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Phú Yên
139
Bảng 3.35
Xếp loại thành tích học môn cầu lông ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Phú Yên
140
Bảng 3.36
Xếp loại thành tích học môn Vovinam ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Phú Yên
141
Bảng 3.37
Kết quả đánh giá về sự phù hợp của chương trình các môn thể thao ngoại khóa mới đối với điều kiện hiện tại của Nhà trường (n=30)
142
Bảng 3.38
Kết quả thống kê sự hứng thú của các nhóm sau thực nghiệm chương trình các môn thể thao ngoại khóa
Sau 144
Bảng 3.39
Kết quả thống kê sự hài lòng của các nhóm sau thực nghiệm chương trình các môn thể thao ngoại khóa
145
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
NỘI DUNG
TRANG
Biểu đồ 3.1
Kết quả thống kê sự quan tâm của các cấp lãnh đạo nhà trường đối với công tác thể thao ngoại khóa cho SV
72
Biểu đồ 3.2
Kết quả đánh giá số lượng đội ngũ GV giảng dạy thể thao ngoại khóa cho SV
73
Biểu đồ 3.3
Kết quả đánh giá chất lượng đội ngũ GV giảng dạy thể thao ngoại khóa cho sinh viên
73
Biểu đồ 3.4
Kết quả đánh giá số lượng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện thể thao ngoại khóa cho sinh viên
74
Biểu đồ 3.5
Kết quả đánh giá chất lượng cơ sở vật chất phục vụ tập luyện thể thao ngoại khóa cho sinh viên
75
Biểu đồ 3.6
Kết quả đánh giá kinh phí dành cho công tác tổ chức tập luyện thể thao ngoại khóa cho sinh viên
76
Biểu đồ 3.7
Kết quả đánh giá nội dung chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa cho sinh viên
77
Biểu đồ 3.8
Kết quả đánh giá sự phù hợp của chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa cho SV
78
Biểu đồ 3.9
Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động thể thao ngoại khóa của sinh viên
80
Biểu đồ 3.10
Kết quả thống kê các môn thể thao ngoại khóa sinh viên tham gia tập luyện
81
Biểu đồ 3.11
Kết quả thống kê số buổi tập/tuần sinh viên tham gia tập luyện các môn thể thao ngoại khóa
82
Biểu đồ 3.12
Kết quả thống kê thời điểm trong ngày tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên
83
Biểu đồ 3.13
Kết quả thống kê hình thức tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên
84
Biểu đồ 3.14
Kết quả thống kê thời lượng dành cho mỗi lần tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên
84
Biểu đồ 3.15
Kết quả thống kê địa điểm tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên
85
Biểu đồ 3.16
Kết quả thống kê nhu cầu tổng thể về tập luyện thể thao ngoại khóa của sinh viên
86
Biểu đồ 3.17
Kết quả thống kê nhu cầu tham gia tập luyện các môn thể thao ngoại khóa của sinh viên
86
Biểu đồ 3.18
Kết quả thống kê nhu cầu về hình thức tổ chức tập luyện các môn thể thao ngoại khóa của sinh viên
87
Biểu đồ 3.19
Nhu cầu tập luyện các môn thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Phú Yên
Sau 109
Biểu đồ 3.20
Nhu cầu và điều kiện chủ quan tập luyện ngoại khóa của sinh viên
110
Biểu đồ 3.21
Kết quả phỏng vấn về chương trình thể thao ngoại khóa của các môn thể thao cho sinh viên Trường Đại học Phú Yên
114
Biểu đồ 3.22
Nhịp tăng trưởng trung bình của nam nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm
130
Biểu đồ 3.23
Nhịp tăng trưởng trung bình của nữ nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau thực nghiệm
131
Biểu đồ 3.24
Kết quả đánh giá về sự đáp ứng của nội dung chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa mới cho SV
142
Biểu đồ 3.25
Kết quả đánh giá về sự phù hợp của chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa mới cho sự phát triển thể lực của SV
144
Biểu đồ 3.26
So sánh sự hứng thú của các nhóm sau thực nghiệm chương trình các môn thể thao ngoại khóa
Sau 144
Biểu đồ 3.27
So sánh sự hài lòng của các nhóm sau thực nghiệm chương trình các môn thể thao ngoại khóa
146
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự đổi mới căn bản, toàn diện về chương trình giáo dục là một trong những chủ trương đã đề ra. Chương trình đào tạo của các trường cũng sẽ được thiết kế theo những hướng khác nhau. Chương trình đào tạo sắp tới sẽ rất mềm dẻo phụ thuộc vào năng lực đội ngũ của từng trường, làm sao chất lượng đầu ra không thấp hơn ngưỡng quy định. Điều này sẽ khuyến khích các trường cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo. Những trường có đội ngũ giáo viên giỏi sẽ thiết kế được chương trình hay, chất lượng đào tạo sẽ cao, tăng uy tín và tạo được sức hút đối với người học. Từ đây, chương trình đào tạo cần phải được tổ chức xây dựng chương trình mới theo đúng hướng tiếp cận năng lực thực hiện mà bản chất là dạy gắn kết giữa lý luận và thực tiễn. Tiến tới, Bộ GD&ĐT sẽ không quy định chương trình khung như trước đây mà chỉ quy định thời gian đào tạo, khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp.
Hệ thống giáo dục Đại học thay đổi theo mục tiêu đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực đa dạng theo tinh thần của Nghị quyết số 29 NQ/TW khóa XI ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; ...  (-): là nội dung ôn luyện
6. Địa điểm tham gia tập luyện 
Tại Trường Đại học Phú Yên, mỗi sinh viên được đăng ký tập luyện theo hình thức tự nguyện.
7. Các điều kiện đảm bảo để thực hiện chương trình
- Có sự phối hợp hỗ trợ tốt, gồm các thành viên từ các phòng, ban như: Phòng Tổ chức hành chánh, Chủ tịch Công Đoàn, Trưởng và Phó Phòng phòng công tác học sinh, sinh viên, Khoa Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng, Đoàn Thanh Niên (Theo QĐ số 161/TĐT ngày 21/5/2017 và quyết định số 317/TĐT-CTHSSV ngày 28/12/2018). Lực lượng hạt nhân là cán bộ, giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng (khoảng 10 người) Khoa Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng tâm huyết với công tác thể dục thể thao ngoai khóa..
Kinh phí và chế độ bồi dưỡng cho giảng viên, hướng dẫn viên tập luyện theo chế độ bồi dưỡng: giảng viên thỉnh giảng hướng dẫn ngoại khóa được hưởng 70-100% học phí từ sinh viên (hoặc tính giờ hướng dẫn ngoại khóa như tiết nội khóa), được hỗ trợ tiền xăng đi lại trong tháng.
8. Hướng dẫn thực hiện chương trình
8.1. Thực hiện theo chương trình thể thao ngoại khóa
 Tập luyện môn thể thao ngoại khóa của trường (môn Bóng bàn nam - nữ). Với khối lượng kiến thức toàn khóa được thiết kế gồm 60 tiết.
Giảng viên: 
+ Thuyết trình, đàm thoại, hỏi đáp, đặt vấn đề.
+ Hướng dẫn thường xuyên trong giờ thực hành: phân tích kỹ thuật, thị phạm, quan sát sửa lỗi kỹ thuật.
+ Chia nhóm, giao bài tập, tổ chức thảo luận, giao bài tập thực hành cá nhân, nhóm.
Khối lượng kiến thức 8 giờ lý thuyết; 50 giờ thực hành cơ sở và 2 giờ kiểm tra.
Phần lớn các giờ lên lớp, giảng viên hướng dẫn cho sinh viên cách tự tập luyện hiệu quả nhất. Thiết kế đề cương chi tiết , tiến trình giảng dạy, giáo án phải đủ các điều kiện kiểm tra.
Trong giờ thực hành, phần giảng về nguyên lý, kỹ thuật, phương pháp không giảng giải dài dòng, mà cần đổi mới phương pháp dạy hoặc bằng cách đưa ra những thông tin chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu để sinh viên dễ nhớ, nhớ lâu, tranh thủ được thời gian cho sinh viên tập luyện.
b) Sinh viên: 
Chủ động tiếp thu các nội dung hướng dẫn của giảng viên. Tích cực rèn luyện theo các yêu cầu đề ra của từng nội dung. Tự giác rèn luyện, tập luyện nâng cao thể lực của bản thân.
+ Đọc tài liệu, lắng nghe, ghi chú, tham gia trả lời câu hỏi.
+ Thực hiện đầy đủ các bài thực hành.
+ Tham dự đầy đủ các buổi học.
+ Trang bị trang phục dụng cụ đúng yêu cầu.
+ Thực hành các bài tập kỹ chiến thuật, bài tập thể lực, ngoại khóa.
Sinh viên phát huy cách tự học theo định hướng của giảng viên; tổ chức luyện tập cá nhân hoặc theo nhóm đối với các nội dung trong chương trình để hình thành kỹ năng.
Rèn luyện bằng hình thức tổ chức giờ lên lớp theo nhóm quay vòng, tự đánh giá, nhóm đánh giá rút kinh nghiệm.
Đề cương chi tiết môn Bóng bàn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN	 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 KHOA GDTC & GDQP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT THỂ THAO NGOẠI KHÓA MÔN BÓNG BÀN CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN
1. Tên học phần: BÓNG BÀN (Table tennis) 
 Số tiết : 60 tiết (0/60/60) - Học kỳ: II	 - Năm học: 2018 - 2019
2. Mô tả tóm tắt/Tổng quan về chương trình
Học phần nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển của môn Bóng bàn, một số điều luật cơ bản. Giúp sinh viên nắm và thực hiện chính xác được các kỹ thuật cơ bản như: Các TTCB, các bước di chuyển, các kỹ thuật đánh, các kỹ thuật giao cầu. Biết vận dụng một số điều luật vào việc thi đấu và bắt trọng tài. 
3. Mục tiêu học phần
3.1. Kiến thức
Trang bị những kiến thức cơ bản về lý thuyết và thực hành; về lịch sử và quá trình phát triển môn bóng bàn, nguyên lý chung về đánh bóng, thực hiện được một số kỹ thuật cơ bản hình thành các kỹ thuật cơ bản môn bóng bàn, biết cách thi đấu và làm trọng tài Bóng bàn. Ngoài ra, môn học Bóng bàn còn góp phần giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, ý chí, tác phong... tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập luyện trong các môn thể thao.
3.2. Kĩ năng
Sau khi học xong học phần sinh viên thực hiện được các kỹ thuật cơ bản sau:
+ Cách cầm vợt đúng trong bóng bàn.
+ Giới thiệu cách di chuyển bước chân trong bóng ban gồm: di chuyển đơn, kép, bước cheo.
+ Tư thế chuẩn bị đánh bóng.
+ Kỹ thuật líp bóng thuận tay, líp bóng trái tay cơ bản, giao bóng thuận tay, trái tay (không xoáy) cơ bản, giao bóng thuận tay xoáy lên, giao bóng trái tay xoáy lên.
+ Kỹ thuật gò bóng thuận tay cơ bản.
+ Kỹ thuật gò bóng trái tay cơ bản.
+ Giao bóng thuận tay xoáy xuống cơ bản.
+ Giao bóng trái tay xoáy xuống cơ bản.
+ Kỹ thuật giật bóng thuận tay.
+ Thực hành thi đấu.
+ Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn.
3.3. Thái độ hành vi
Qua quá trình tham gia học tập, rèn luyện sinh viên hình thành và phát triển các phẩm chất:
- Có thái độ nghiêm túc, chuyên cần, ý thức tự giác, tích cực học tập và rèn luyện TDTT; có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong tập luyện và thi đấu; có thói quen tập luyện TDTT thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
4. Nội dung và kế hoạch dạy chương trình thể thao ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Phú Yên 
Chương/Chủ đề
Số tiết
Phương pháp
dạy – học
Chuẩn bị
của sinh viên
Chương 1: Lý thuyết 
- Giới thiệu sơ lượt về lịch sử phát triển môn bóng bàn. 
- Giới thiệu về Nguyên lý cơ bản, luật và cách chơi môn bóng bàn 
- Chiến thuật bóng bàn.
- Tổ chức thi đấu và trọng tài bóng bàn.
8
Thuyết trình, nhóm.
 Vũ Thái Sơn (2003) “Giáo trình Bóng bàn” NXB. ĐHSP 
UB TDTT (2011) “Luật Bóng bàn”, NXB TDTT
Chương 2: Thực hành
- Cách cầm vợt.
- Các tư thế chuẩn bị và di chuyển.
- Kỹ thuật líp bóng thuận tay.
- Kỹ thuật líp bóng trái tay..
- Kỹ thuật gò bóng.
- Kỹ thuật gò bóng thuận tay.
- Kỹ thuật gò bóng trái tay.
- Kỹ thuật giao bóng xoáy lên.
- Kỹ thuật giao bóng xoáy xuống.
- Kỹ thuật giao bóng kết hợp tấn công.
- Kỹ thuật giật bóng thuận tay đường chéo trái.
- Kỹ thuật gò bóng thuận trái tay 2 điểm kết hợp tấn công.
- Kỹ thuật chặn đẩy trái tay kết hợp vụt nhanh thuận tay.
- Kỹ thuật đẩy trái né vụt bóng di chuyển đánh góc trống.
- Thực hành thi đấu.
- Các bài tập phát triển thể lực chuyên môn. 
50
Thuyết trình nhóm, thực hành.
Thuyết trình nhóm, thực hành
Vũ Thái Sơn (2003) “Giáo trình Bóng bàn” NXB. ĐHSP 
Vũ Thái Sơn (2003) “Giáo trình Bóng bàn” NXB. ĐHSP 
3. Kiểm tra
- Gò bóng thuận tay vào ô 10 quả
- Giao bóng xoáy xuống vào ô 10 quả
2
5. Tài liệu học tập
5.1. Tài liệu chính:
 Vũ Thái Sơn (2003) “Giáo trình Bóng bàn” NXB. ĐHSP 
 5.2. Tài liệu tham khảo:
 - Nguyễn Danh Thái (1999) “Bóng bàn” Nhà xuất bản Thể dục Thể thao Hà Nội 
- Ủy ban TDTT (2011) “Luật Bóng bàn”, Nhà xuất bản Thể dục Thể thao Hà Nội
6. Đánh giá kết quả học tập
Lần
đánh giá
Hình thức đánh giá
Nội dung được đánh giá
(Chương/Chủ đề)
1
Kiểm tra thực hành
- Gò bóng thuận tay vào ô 10 quả
- Giao bóng xoáy xuống vào ô 10 quả
7. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy
TT
Tên giảng đường, Phòng/Cơ sở TN, TH 
Danh mục trang thiết bị, phần mềm chính phục vụ TN,TH
Phục vụ cho nội dung Bài học/Chương
Tên thiết bị, dụng cụ, phần mềm,
Số lượng
1
Sân tập bóng bàn
02 sân
Tất cả học phần bóng bàn
2
Giỏ đựng bóng
02 cái
3
Bóng bàn
60 quả
4
Lưới bàn
02 cái
5
Khung tập bóng 
02 cái
GIÁO ÁN MẪU
GIÁO ÁN MÔN BÓNG BÀN
Tiết: 9 -10
Nội dung: - Ôn kỹ thuật giao bóng cơ bản trong bóng bàn (thuận tay).
 - Học kỹ thuật giao bóng cơ bản trong bóng bàn (trái tay).
I. Mục tiêu học tập
1.1 Kiến thức
- Hiểu được tác dụng của việc kỹ thuật giao bóng cơ bản trong bóng bàn (thuận tay).
- Hiểu và thực hiện được kỹ thuật các tư thế chuẩn bị và di chuyển
 1.2 Kỹ năng
- Thực hiện cơ bản đúng kỹ thuật giao bóng cơ bản trong bóng bàn (thuận tay).
- Bước đầu hình thành kỹ thuật giao bóng cơ bản trong bóng bàn (trái tay).
1.3 Thái độ
- Giáo dục tính tập thể, đạo đức tác phong. 
- Học tập nghiêm túc, tự giác, tích cực, thực hiện đầy đủ các yêu cầu của giảng viên.
- Không đùa giỡn trong lúc học để tránh xảy ra chấn thương trong thể thao.
II. Địa điểm – Phương tiện
 - Địa điểm: Sân tập bóng chuyền trường Đại học Phú Yên 
- Dụng cụ : 30 quả bóng bàn, bộ lưới, giỏ đựng bóng, còi giáo viên .
III. Tiến trình lên lớp
Nội dung thực hiện
Định lượng
Phương pháp tổ chức thực hiện
I. Phần mở đầu:
* Ổn định tổ chức và nhận lớp.
-Phổ biến nội dung và yêu cầu bài dạy.
*Khởi động:
- Khởi động chung
- Xoay các khớp: cổ tay, cổ chân, vai, khủy tay, hông , gối, ép dọc, ép ngang.
Di chuyển đánh tay cao thấp, gập duỗi mũi tay trước ngực, vặn mình sang hai bên bước dài, tay này chạm mũi chân kia bước dài.
-Khởi động chuyên môn:
Chạy bước nhỏ
Chạy gót chạm mông
Chạy di chuyển bằng hai chân
Chạy cắt khéo
13-15 phút
1 – 2’
1 – 2’
8 phút
4 - 5’
5-6’
GV tập trung lớp theo đội hình, nói ngắn gọn về nội dung và yêu cầu của bài học.
Từ 4 hàng ngang, giãn cách một giang tay, hàng 2 và hàng 4 bước sang trái một bước, so le với hàng 1 và hàng 3
Đội hình khởi động
 X x x x x x
 X x x x x x
 X x x x x x
X x x x x x 
 Cự ly 3 – 5m
X x x x x x
X x x x x x
II. Phần cơ bản:
*G/v giới thiệu, phân tích và làm mẫu lại kỹ thuật giao bóng cơ bản trong kĩ thuật đánh bóng bàn ( thuận tay ) .
- BT1: G/v tổ chức hướng dẫn cho SV thực hiện kĩ thuật giao bóng cơ bản trong kĩ thuật đánh bóng ( vào bàn, thực hiên có bóng )
- Yêu cầu : Thực hiện đúng kỹ thuật tư thế thân người, hình tay khi kỹ thuật giao bóng cơ bản trong kĩ thuật đánh bóng
-BT2: G/v tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hiện kĩ thuật giao bóng theo khu vực đường thẳng.
*G/v giới thiệu, phân tích và làm mẫu kĩ thuật giao bóng cơ bản trong kĩ thuật đánh bóng bàn ( trái tay ).
- BT1: G/v tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hiện kĩ thuât giao bóng trái tay cơ bản trong kĩ thuật đánh bóng bàn theo nhịp hô của g/v. ( thực hiện không bóng ).
- BT2: G/v tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hiện kĩ thuât giao bóng trái tay, cơ bản trong kĩ thuật đánh bóng bàn ( vào bàn, thực hiên có bóng ).
- Yêu cầu: Thực hiện đúng kỹ thuật tư thế thân người, hình tay khi kỹ thuât đánh bóng cơ bản trong kĩ thuật đánh bóng.
-BT3: G/v tổ chức hướng dẫn cho học sinh thực hiện kĩ thuât giao bóng trái tay theo khu vực đường thẳng.
75 – 80 phút
2 ‘
8’
10’
5’
15’
15’
15
X x x x x x
 X x x x x x
 X x x x x x
- Người phía trước (người phục vụ A) cầm bóng, người đứng đối diện (người thực hiện B) ở tư thế chuẩn bị. GV quan sát sửa sai.
Đội hình tập luyện
GV phổ biến và triển khai đội hình tập luyện
 X x
 X x 
 X x
 X x 
X x x x x x
X x x x x x
X x x x x x
- SV tập hợp theo đội hình như trên và nghe GV phổ biến kiến thức; làm mẫu 1-2 lần để SV quan sát.
 X x
 X x 
 X x
 X x 
III. Kết thúc:
*Thả lỏng:
- Thả lỏng các khớp, toàn thân
- Hít thở nhẹ nhàng.
*Nhận xét giờ học:
- Ưu điểm: 
- Nhược điểm:
* Dặn dò :
- Bài tập về nhà: Tự tập và hoàn thiện các bài tập kỹ thuật được học để làm cơ sở cho buổi học sau. Xuống lớp kết thúc giờ học.
10 phút
5 ‘
3’
2’
Lớp tập trung 4 hàng ngang thả lỏng
X x x x x x
X x x x x x
X x x x x x
Lớp tập trung 4 hàng ngang nghe GV nhận xét giờ học và dặn dò
€€€€€€€€
€€€€€€€€
€€€€€€€€
€€€€€€€€
€GV

File đính kèm:

  • docluan_an_nghien_cuu_xay_dung_chuong_trinh_the_thao_ngoai_khoa.doc
  • pdfQuyết định thành lập Hội đồng đánh giá LATS cấp Truong NCS Nguyễn Quốc Trầm.PDF
  • pdfToan van LATS NGUYEN QUOC TRAM.pdf
  • docTom tat LATS NCS Nguyen Quoc Tram.doc
  • docTrang thong tin LATS NCS Nguyen Quoc Tram.doc