Luận án Nội luật hóa quy định của công ước liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam

Ngày 28/11/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Nghị quyết số

83/2014/QH13 phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức

trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm1 (Công ước Liên Hợp

quốc về chống tra tấn). Đây là một trong những ĐƯQT đa phương quan trọng về quyền

con người, thể hiện ý chí của nhân loại yêu chuộng hòa bình, mong muốn sớm loại bỏ

các hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội. Sự kiện này, có

ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo vệ nhân quyền, thể hiện chính sách nhân đạo

của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Qua đó, góp phần triển khai, thi hành có hiệu quả Hiến

pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Đồng thời đây là bước đi

cụ thể trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế, khẳng định Việt Nam là thành viên

tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Khoản 1, Điều 2 Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn quy định “mỗi quốc

gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cụ thể về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc

các biện pháp hiệu quả khác nhằm phòng ngừa mọi hành vi tra tấn trên bất cứ khu vực

lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của mình.”2 Căn cứ vào tình hình thực tế, Việt Nam

nội luật hoá các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn vào hệ thống

pháp luật quốc gia (trong đó có BLTTHS), để tổ chức triển khai thực hiện, phòng ngừa

tra tấn, đặc biệt là khi tiến hành các hoạt động tố tụng như: bắt, tạm giữ, ghi lời khai, hỏi

cung, giam giữ.

Thực tiễn cho thấy, tra tấn có khả năng xảy ra trong môi trường khép kín, giữa

một bên là đại diện quyền lực cơ quan nhà nước cần thu thập thông tin với một bên

đang bị nghi ngờ đã thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, LLK, HCBC ở giai đoạn điều

tra, là những hoạt động có khả năng xảy ra tra tấn, khi cơ quan có thẩm quyền tiến

hành tố tụng thu thập chứng cứ. Đánh giá các quy định của Công ước Liên Hợp quốc

về chống tra tấn đối với quy định LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015.

pdf 211 trang kiennguyen 9060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nội luật hóa quy định của công ước liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nội luật hóa quy định của công ước liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam

Luận án Nội luật hóa quy định của công ước liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH 
TRỊNH DUY THUYÊN 
NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC 
VỀ CHỐNG TRA TẤN ĐỐI VỚI LẤY LỜI KHAI, HỎI CUNG BỊ 
CAN TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
TP. HỔ CHÍ MINH NĂM 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH 
TRỊNH DUY THUYÊN 
NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC 
VỀ CHỐNG TRA TẤN ĐỐI VỚI LẤY LỜI KHAI, HỎI CUNG BỊ 
CAN TRONG BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ 
MÃ SỐ: 9.38.01.04 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA 
TP. HỒ CHÍ MINH NĂM 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin 
nêu trong luận án là trung thực. Các trích dẫn trong luận án đều được chú thích 
đầy đủ và chính xác. Các kết quả nghiên cứu luận án chưa được ai công bố trong 
bất kỳ công trình nào khác 
 Tác giả luận án 
 Trịnh Duy Thuyên 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
1. BLTTHS: 
2. BLHS : 
3. CAT : 
4. CTOC : 
5. CQĐT : 
6. CHLB : 
7. ĐTV : 
8. ĐƯQT : 
9. HCBC : 
10. KSV : 
11. LLK : 
12. PACE : 
13. VAHS : 
14. VKSND : 
Bộ luật tố tụng hình sự. 
Bộ luật hình sự. 
Công ước Chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối 
xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người 1984. 
Công ước chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. 
Cơ quan điều tra. 
Cộng hòa liên bang 
Điều Tra viên. 
Điều ước quốc tế. 
Hỏi cung bị can. 
Kiểm sát viên. 
Lấy lời khai. 
Luật Cảnh sát và chứng cứ hình sự 1984. 
Vụ án hình sự 
Viện kiểm sát nhân dân. 
MỤC LỤC 
Trang 
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. .... 01 
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.. 
Chương 1: Lý luận về nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc 
về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng 
hình sự Việt Nam.......... 
06 
23 
 1.1 Khái niệm, đặc điểm của tra tấn..... 23 
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tra tấn trong các văn kiện quốc tế và 
nghiên cứu nước ngoài... 
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của tra tấn theo quan điểm các nhà nghiên cứu 
Việt Nam.... 
1.2 Khái niệm, đặc điểm của lấy lời khai, hỏi cung bị can... 
1.2.1 Khái niệm, đặc điểm lấy lời khai... 
 1.2.2 Khái niệm, đặc điểm hỏi cung bị can..... 
 1.3 Khái niệm, nguyên tắc và ý nghĩa nội luật hóa quy định của Công 
ước Liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can 
trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam.. 
 1.3.1 Khái niệm nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc về 
chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự 
Việt Nam... 
 1.3.2 Nguyên tắc nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc về 
chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự 
Việt Nam................................................................................................................. 
1.3.3 Ý nghĩa nội luật hóa quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống 
tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 
 Chương 2: Đánh giá quy định về lấy lời khai, hỏi cung bị can trong 
Bộ tố tụng hình sự Việt Nam so với quy định của Công ước Liên hợp quốc 
về chống tra tấn ... 
23 
29 
33 
33 
35 
38 
38 
43 
44 
47 
 2.1 Quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn về nghĩa 
vụ của quốc gia thành viên phòng ngừa tra tấn có liên quan đến lấy lời khai, 
hỏi cung bị can...... 
 2.2 Những kết quả đạt được trong quy định của Bộ luật tố tụng hình 
sự Việt Nam về lấy lời khai, hỏi cung bị can so với Công ước Liên hợp quốc 
về chống tra tấn....... 
2.3 Những hạn chế trong quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt 
Nam về lấy lời khai, hỏi cung bị can so với Công ước Liên Hợp quốc về 
Chống tra tấn...... 
Chương 3: Đánh giá thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối 
với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam so với 
quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn.... 
3.1 Những kết quả đạt được trong thực tiễn phòng ngừa tra tấn của 
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở quy định của Công ước Liên 
hợp quốc về chống tra tấn.... 
3.2 Những hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn 
đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên 
cơ sở quy định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn.... 
3.2.1 Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối 
với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ 
sở nghĩa vụ thứ nhất của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn...................... 
3.2.2. Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối 
với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ 
sở quy định nghĩa vụ thứ ba của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn 
3.2.3. Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối 
với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ 
sở nghĩa vụ thứ tư của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn....................... 
47 
55 
63 
74 
74 
79 
79 
96 
98 
3.2.4. Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối 
với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ 
sở nghĩa vụ thứ năm của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn...................... 
3.2.5. Hạn chế trong thực tiễn áp dụng quy định phòng ngừa tra tấn đối 
với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ 
sở nghĩa vụ thứ sáu của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn....................... 
 Chương 4: Kinh nghiệm lập pháp nước ngoài về nội luật hóa quy 
định của Công ước Liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi 
cung bị can............................................................................................................ 
4.1 Cơ sở lựa chọn pháp luật tố tụng hình sự một số quốc gia đã tham gia 
Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn để nghiên cứu học tập kinh nghiệm..... 
4.2 Kinh nghiệm nước ngoài trong việc nội luật hóa quy định Công 
ước Liên hợp quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can.......... 
4.2.1.Liên Bang Nga................................................................................... 
4.2.2 .Cộng Hòa Liên bang Đức............................................................................... 
4.2.3. Vương quốc Anh ............................................................................... 
4.3 Kinh nghiệm lập pháp cho Việt Nam về phòng ngừa tra 
tấn.......................................................................................................................... 
Chương 5 : Kiến nghị về nội luật hóa quy định của Công ước Liên 
Hợp quốc về chống tra tấn đối với quy định lấy lời khai, hỏi cung bị can 
trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. 
5.1 Cơ sở kiến nghị nội luật hóa quy định của Công ước Liên Hợp 
quốc về chống tra tấn đối với quy định về lấy lời khai, hỏi cung bị can trong 
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam 
5.2. Một số kiến nghị nội luật hóa quy định của Công ước liên hợp 
quốc về chống tra tấn đối với lấy lời khai, hỏi cung bị can trong Bộ luật tố 
tụng hình sự Việt Nam. 
5.2.1. Kiến nghị để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thứ nhất, nghĩa vụ thứ ba, 
nghĩa vụ thứ năm, nghĩa vụ thứ sáu.... 
99 
100 
103 
103 
104 
104 
112 
116 
120 
123 
123 
126 
126 
5.2.2 Kiến nghị để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thứ tư. 
KẾT LUẬN........................................................................................................... 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
136 
138 
1 
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Ngày 28/11/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 8 đã thông qua Nghị quyết số 
83/2014/QH13 phê chuẩn Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức 
trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm1 (Công ước Liên Hợp 
quốc về chống tra tấn). Đây là một trong những ĐƯQT đa phương quan trọng về quyền 
con người, thể hiện ý chí của nhân loại yêu chuộng hòa bình, mong muốn sớm loại bỏ 
các hành vi tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo ra khỏi đời sống xã hội. Sự kiện này, có 
ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo vệ nhân quyền, thể hiện chính sách nhân đạo 
của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Qua đó, góp phần triển khai, thi hành có hiệu quả Hiến 
pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Đồng thời đây là bước đi 
cụ thể trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế, khẳng định Việt Nam là thành viên 
tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. 
Khoản 1, Điều 2 Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn quy định “mỗi quốc 
gia thành viên phải thực hiện các biện pháp cụ thể về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc 
các biện pháp hiệu quả khác nhằm phòng ngừa mọi hành vi tra tấn trên bất cứ khu vực 
lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của mình.”2 Căn cứ vào tình hình thực tế, Việt Nam 
nội luật hoá các quy định của Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn vào hệ thống 
pháp luật quốc gia (trong đó có BLTTHS), để tổ chức triển khai thực hiện, phòng ngừa 
tra tấn, đặc biệt là khi tiến hành các hoạt động tố tụng như: bắt, tạm giữ, ghi lời khai, hỏi 
cung, giam giữ... 
Thực tiễn cho thấy, tra tấn có khả năng xảy ra trong môi trường khép kín, giữa 
một bên là đại diện quyền lực cơ quan nhà nước cần thu thập thông tin với một bên 
đang bị nghi ngờ đã thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, LLK, HCBC ở giai đoạn điều 
tra, là những hoạt động có khả năng xảy ra tra tấn, khi cơ quan có thẩm quyền tiến 
hành tố tụng thu thập chứng cứ. Đánh giá các quy định của Công ước Liên Hợp quốc 
về chống tra tấn đối với quy định LLK, HCBC trong BLTTHS năm 2015. Tác giả 
1 Vào ngày 07/11/2013, Việt Nam đã ký Công ước Liên Hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức trừng phạt 
hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm. Sau khi được Quốc hội phê chuẩn, ngày 05/2/2015, Việt 
Nam nộp văn kiện phê chuẩn cho Tổng thư ký Liên Hợp quốc và chính thức trở là thành viên của Công ước này. 
2 Article 2, Convention against Torture “1. Each State Party shall take effective legislative, administrative, 
judicial or other measures to prevent acts of torture in any territory under its jurisdiction”. 
2 
nhận thấy, bên cạnh những điểm tương đồng, thì vẫn còn một số điểm hạn chế chưa 
phù hợp để phòng ngừa tra tấn. 
Thứ nhất, BLTTHS năm 2015 chưa ghi nhận triệt để vấn đề ghi âm, ghi hình có 
âm thanh khi tiến hành LLK người bị bắt, bị tạm giữ. Riêng đối với người người bị tố 
giác, kiến nghị khởi tố còn thiếu những quy định về trình tự, thủ tục. Thực tế cho thấy, 
tra tấn xảy ra nhiều, ở giai đoạn trước khi khởi tố vụ án. Bởi vì, thời điểm này cơ quan 
chức năng chưa đủ điều kiện, thời gian để thu thập tài liệu, chứng cứ chứng minh. Nhưng 
với tâm lý mong muốn khám phá nhanh vụ án, thì tra tấn nhằm thu thập thông tin, buộc  ...  
khỏe con người mà còn thể hiện 
sự xem thường pháp luật, cần thiết 
phải có hình phạt tương xứng, để 
cải tạo giáo dục, phòng ngừa 
chung trong xã hội. 
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét 
xử đã tuyên phạt hai cựu Công an 
đánh chết người là Bùi Đức Nghĩa 
và Nguyễn Tuấn Anh mỗi bị cáo 
8 năm tù giam. (tội danh cố ý gây 
thương tích) 
org.vn/truy-to-2-
cong-an-co-y-
gay-thuong-tich-
dan-den-chet-
nguoi-
580726.html 
https://news.zing.
vn/truy-to-2-cuu-
cong-an-danh-
nguoi-vi-pham-
giao-thong-den-
tu-vong-
post924685.html 
Bản án số 
56/2019/HSST 
Cáo trạng số 
200/CT-VKS-
OM ngày 
27/03/2019 
27 
Phó công an phường đạp nhân chứng 
Trung tá Huỳnh Minh Lễ - phó trưởng Công an P.Phú Thạnh - đạp Lê Hữu 
Quốc ngay tại trụ sở công an vào chiều 29-1. Trong khi anh được mời đến 
đây để làm chứng cho vụ đánh nhau giữa 2 thanh niên Theo lời kể của anh 
Quốc, khi thấy người làm chứng cùng mình không mặc áo từ trong phòng 
cung cấp thông tin cho công an phường bước ra, anh đã chạy vào hỏi lý 
do.Sau khi biết rằng người làm chứng kia phải cởi áo để công an ghi nhận 
vết thương trên cơ thể do can ngăn vụ đánh nhau gây ra, nên anh Quốc 
quay ra ngoài.Khi ra thì gặp ông Lễ bước vào. Ông ấy hỏi Quốc đi đâu, 
rồi bóp cổ, xô ra ngoài làm cho Quốc té, rồi ông dùng chân đạp lên người. 
01/2019 Chiều tối 30-1, ông Võ Ngọc Kha, 
chủ tịch UBND TP Tuy Hòa, cho 
biết lãnh đạo TP đã chỉ đạo Công 
an TP khẩn trương xác minh, xử 
lý nghiêm vụ trung tá Huỳnh 
Minh Lễ - phó trưởng Công an P. 
Phú Thạnh - đạp người dân ngay 
tại trụ sở công an. 
Đại tá Nguyễn Văn Dũng, Trưởng 
Công an TP Tuy Hòa, sau khi nắm 
được thông tin, Công an TP đã 
đình chỉ công tác đối với ông Lễ 
để tiến hành xác minh, xử lý. 
Đến nay chưa rõ kết quả xử lý 
https://baomoi.co
m/dinh-chi-pho-
cong-an-phuong-
dap-nhan-chung-
tai-tru-
so/c/29528548.ep
i 
https://tuoitre.vn/
pho-cong-an-
phuong-dap-
nhan-chung-do-
buc-xuc-viec-la-
loi-lon-tieng-
20190130203532
487.htm 
28 
Một điều tra viên của Công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) bị CQĐT 
VKSND Tối cao khởi tố vì tự viết thêm nhiều nội dung có tính chất 
buộc tội đối với các bị can. 
Tháng 7-2012, Công an tỉnh Phú Yên ra quyết định khởi tố vụ án hình 
sự, khởi tố bị can đối với ba người về tội vận chuyển trái phép chất ma 
túy. Sau đó, Công an tỉnh Phú Yên chuyển hồ sơ vụ án cho Công an TP 
Tuy Hòa điều tra theo thẩm quyền. 
Lúc đó, ông Nguyễn Việt Cường là đội trưởng Đội CSĐT tội phạm ma 
túy Công an TP Tuy Hòa được phân công thụ lý điều tra, giải quyết vụ 
án này. 
Trong quá trình điều tra, tháng 5-2013, Công an TP Tuy Hòa ra các 
quyết định khởi tố thêm bị can đối với Nguyễn Hồng Ngọc Anh và Từ 
Phạm Quang Vinh về tội mua bán trái phép chất ma túy. Sau đó, bị can 
Vinh bỏ trốn và bị truy nã. 
Tháng 3-2014, TAND TP Tuy Hòa xử sơ thẩm tuyên phạt bốn bị cáo, 
trong đó Nguyễn Hồng Ngọc Anh bảy năm tù. Xử phúc thẩm vụ án này 
hồi tháng 9-2014, TAND tỉnh Phú Yên hủy bản án sơ thẩm của TAND 
TP Tuy Hòa đối với bị cáo Nguyễn Hồng Ngọc Anh để điều tra lại. 
Trong quá trình điều tra lại vụ án, VKSND TP Tuy Hòa phát hiện khi 
thụ lý hồ sơ, điều tra viên Nguyễn Việt Cường tự viết thêm nhiều nội 
28/9/19 CQĐT VKSND Tối cao vừa tống 
đạt quyết định khởi tố bị can đối 
với ông Nguyễn Việt Cường (43 
tuổi, trung tá, cựu điều tra viên 
Công an TP Tuy Hòa, Phú Yên) 
về tội làm sai lệch hồ sơ vụ án 
quy định tại khoản 2 Điều 375 
BLHS năm 2015.Quyết định này 
đã được VKSND Tối cao phê 
chuẩn. 
Đang tiến hành điều tra. Chưa có 
kết quả 
https://plo.vn/an-
ninh-trat-tu/khoi-
to-trung-ta-cong-
an-tu-viet-them-
vao-bien-ban-
hoi-cung-
854995.html 
dung có tính chất buộc tội đối với Nguyễn Hồng Ngọc Anh vào các biên 
bản hỏi cung bị can của Từ Phạm Quang Vinh, Nguyễn Hồng Ngọc Anh, 
làm sai lệch hồ sơ vụ án. Đại diện VKSND TP Tuy Hòa đã đề nghị giám 
định các biên bản hỏi cung này. 
29 Ngày 17/11, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết 
định khởi tố bị can đối với 3 công an huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang 
để điều tra về tội “Dùng nhục hình” theo Điều 373 BLHS năm 2015. 
Theo đó, Cơ quan điều tra VKSND tối cao ra quyết định khởi tố bị 
can; Lệnh bắt bị can để tạm giam 3 tháng đối với Đại úy Đặng Thế Đông, 
Trưởng Công an thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang). 
Bên cạnh đó, VKSND tối cao cũng ra quyết định khởi tố bị can đối với 
Hoàng Trọng Tấn, Nguyễn Vũ Hiệp, cùng là công an viên thị trấn Vĩnh 
Tuy, huyện Bắc Quang. Các lệnh trên đã được VKSND tối cao (Vụ 6) 
phê chuẩn. Cụ thể, Đại úy Đặng Thế Đông, Trưởng công an Thị trấn 
Vĩnh Tuy cùng 2 thuộc cấp đã có hành vi dùng nhục hình và dùng các 
biện pháp tra tấn đối tượng tình nghi. 
Qua điều tra ban đầu xác định, trong quá trình làm việc với ông Vũ Đình 
H., trú tại Thị trấn Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, Đặng 
Thế Đông, Hoằng Trọng Tấn, Nguyễn Vũ Hiệp đã có hành vi tát, bẻ tay 
ra sau lưng, dùng thuốc đang cháy dí vào móng tay của Vũ Đình H. gây 
cháy, bỏng móng tay, dùng còng số 8 treo 2 tay lên tường 
17/11/20
20 
Đang điều tra làm rõ 
30 Công an tỉnh Quảng Nam thông tin, lúc 21 giờ ngày 8-9, tổ công tác 
Công an phường Vĩnh Điện (gồm bốn người) tuần tra phát hiện ba người 
tại khu vực phía sau Chợ Vĩnh Điện có biểu hiện nghi vấn nên tiến hành 
truy đuổi. Sau đó, tổ công tác bắt giữ Dương Văn Hoà (21 tuổi, ngụ xã 
Điện Tiến, thị xã Điện Bàn), hai người còn lại chạy thoát. Qua kiểm tra, 
Công an phát hiện, thu giữ năm con dao tự chế nên đưa về trụ sở công 
an phường để làm việc. 
Quá trình làm việc, Hoà ngoan cố, không hợp tác khai báo, có hành động 
chống đối lại tổ công tác. Do nôn nóng thu thập thông tin phục vụ công 
tác truy tìm hai người còn lại và phòng ngừa tội phạm Đại uý Trần Đình 
ĐịnhCông an phường Vĩnh Điện đã dùng roi điện dí vào người bị còng 
03/10/20
21 
Liên quan đến vụ việc, Thiếu 
tướng Nguyễn Đức Dũng (Giám 
đốc Công an tỉnh Quảng Nam) đã 
chỉ đạo, ngoài việc tạm đình chỉ 
công tác cán bộ liên quan, Công 
an thị xã Điện Bàn khẩn trương 
phối hợp với các đơn vị chức năng 
xác minh làm rõ vụ việc liên quan 
đến các băng nhóm tội phạm hình 
sự. Công an thị xã Điện Bàn phải 
làm rõ trách nhiệm của các tập 
https://plo.vn/an-
ninh-trat-tu/tam-
dinh-chi-cong-
tac-cong-an-di-
roi-dien-vao-
nguoi-bi-cong-
1019561.html 
là Dương Văn Hòa. Sau đó, Hoà đã hợp tác và khai nhận do mâu thuẫn 
từ trước, Hoà cùng Phạm Khắc Thành Trung (18 tuổi, ngụ xã Điện Hồng, 
thị xã Điện Bàn) và Hồ Công Huy (14 tuổi, ngụ xã Điện Tiến, thị xã Điện 
Bàn) đem theo dao tự chế đến xã Điện Phương tìm Trần Hải (18 tuổi, 
ngụ xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn) để đánh nhau nhưng không gặp. 
Trên đường quay về thì gặp Hải cùng 20 người khác chặn đánh, nên cả 
ba bỏ lại xe máy chạy về chợ Vĩnh Điện lấy hung khí thì bị tổ công tác 
phát hiện. 
thể, cá nhân liên quan đến việc sử 
dụng công cụ hỗ trợ khi làm việc 
với đối tượng hình sự. 
PHỤ LỤC 10 
TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT TỶ LỆ ĐỒNG THUẬN 
VỚI CÁC KIẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI 
STT Nội dung khảo sát 
Số 
lượng 
Tỷ lệ 
I. Kiểm sát viên 
1 Thời gian Đồng chí tiến hành hỏi cung diễn ra 
trong: 
- 2 giờ 
- 3 giờ 
- 4 giờ 
- Trên 4 giờ 
46 
11 
8 
1 
59.7% 
14.2% 
10.3% 
1.2% 
2 - Không quy định cụ thể LLK đối với từng 
người tham gia tố tụng mà nhóm lại quy định 
chung cho người người tham gia tố tụng có tính 
chất giống nhau (nhóm 1: người bị bắt, người bị 
tạm giữ; nhớm 2: người bị tố giác, kiến nghị 
khởi tố; nhóm 3: người làm chứng, bị hại) 
- Quy định LLK cụ thể đối với từng người 
tham gia tố tụng 
33 
26 
50.8% 
34.2% 
3 Biện pháp phòng ngừa tra tấn đối với LLK, 
HCBC: 
- Xác định trạng thái, tinh thần 
- Giải thích đầy đủ các quyền và nghĩa vụ 
- Quy định nội dung hỏi của ĐTV trong quy 
định lấy lời khai, hỏi cung bị can 
- Quy định cụ thể thời lượng, thời gian tiến 
hành lấy lời khai, hỏi cung bị can trừ trường 
hợp không thể trì hoãn 
- Không được tiến hành Lấy lời khai, Hỏi cung 
bị can vào ban đêm trừ những trường hợp 
không thể trì hoãn được 
- Khi buổi lấy lời khai, hỏi cung bị can kéo dài 
nhiều giờ đồng hồ thì cho phép nghĩ giải lao 
- Tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa 
tham gia lấy lời khai, hỏi cung bị can 
- Thực hiện ghi âm, ghi hình có âm thanh 
55 
55 
52 
58 
57 
54 
55 
61 
69.7% 
69.7% 
67.5% 
75.3% 
74% 
70.1% 
71.4% 
79.2% 
 Những trường hợp không thể trì hoãn được 
tiến hành HCBC vào ban đêm: 
- Ngay sau khi khởi tố bị can, bắt bị can để 
tạm giam 
- Trong trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi 
chuẩn bị phạm tội của đồng phạm 
- Trong trường hợp cần ngăn chặn ngay đồng 
phạm tiêu hủy tài liệu chứng cứ 
- Trong trường hợp phát hiện trong vụ án còn 
có đồng phạm khác cần thiết phải ngăn chặn 
hành vi bỏ trốn 
56 
64 
64 
64 
72.7% 
83.1% 
83.1% 
83.1% 
5 Những trường hợp không thể trì hoãn được 
tiến hành LLK vào ban đêm: 
- Có căn cứ xác định đồng bọn đang chuẩn bị 
thực hiện tội pham. 
- Có căn cứ cho rằng cần ngăn chặn kịp thời 
hành vi tiêu hủy tài liệu, chứng cứ của đồng 
bọn 
- Ngăn chặn ngay đồng bọn bỏ trốn 
- Bị hại, người làm chứng chính mắt nhìn thấy 
xác nhận người thực hiện hành vi phạm tội. 
- Vừa Bắt người phạm tội quả tang 
- Vừa Bắt truy nã 
63 
64 
62 
59 
60 
59 
81.8% 
83.1% 
80.5% 
76.6% 
77.9% 
76.6% 
II. Điều tra viên 
1 Thời gian Đồng chí tiến hành hỏi cung diễn ra 
trong: 
- 2 giờ 
- 3 giờ 
- 4 giờ 
- Trên 4 giờ 
149 
101 
66 
40 
48.8% 
36.7% 
18.5% 
10.9% 
3 Được nghỉ giải lao khi buổi LLK, HCBC kéo dài 89 25% 
4 Tiến hành hỏi cung vào ban đêm trong 
những trường hợp sau đây: 
- Tiến hành hỏi cung bị can lần đầu tiên khi 
tiến hành khởi tố bị can 
- Trong trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi 
chuẩn bị phạm tội của đồng phạm 
- Trong trường hợp cần ngăn chặn ngay đồng 
phạm tiêu hủy tài liệu chứng cứ 
249 
356 
224 
70% 
100% 
63% 
- Trong trường hợp phát hiện trong vụ án còn 
có đồng phạm khác cần thiết phải ngăn chặn 
hành vi bỏ trốn 
214 60.1% 
5 Tiến hành lấy lời khai vào ban đêm trong 
những trường hợp nào sau đây: 
- Có căn cứ xác định đồng bọn đang chuẩn bị 
thực hiện tội pham. 
- Có căn cứ cho rằng cần ngăn chặn kịp thời 
hành vi tiêu hủy tài liệu, chứng cứ của đồng bọn 
- Ngăn chặn ngay đồng bọn bỏ trốn 
- Bị hại, người làm chứng chính mắt nhìn thấy 
xác nhận người thực hiện hành vi phạm tội. 
- Vừa Bắt người phạm tội quả tang, Bắt truy nã 
250 
224 
214 
356 
0 
70.2% 
63% 
60.1% 
100% 
0% 
III. Người bào chữa (Luật sư) 
 Những trường hợp được phép tiến hành 
LLK bị can vào ban đêm (sau 22h) 
-Kịp thời bắt người phạm tội quả tang 
-Kịp thời truy bắt nóng đồng bọn 
-Kịp thời ngăn chặn hành vi tiêu hủy tài liệu chứng 
cứ 
78 
79 
77 
95% 
96.3% 
94% 
 Những trường hợp được phép tiến HCBC 
vào ban đêm (sau 22h) 
- Kịp thời ngăn chặn tội phạm đang tẩu tán 
tiêu hủy tài liệu chứng cứ 
- Truy bắt đồng bọn đang bỏ trốn 
- Ngăn chặn hành vi chuẩn bị phạm tôi 
80 
80 
81 
95.1% 
95.1% 
98.7% 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_noi_luat_hoa_quy_dinh_cua_cong_uoc_lien_hop_quoc_ve.pdf
  • pdftom tat luan an.pdf
  • pdfthong tin luan an.pdf