Luận án Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay
Lạm phát là một hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến và có ảnh hưởng
sâu rộng đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Thông thường, các chính
sách vĩ mô của một nền kinh tế sẽ được thực hiện xoay quanh lạm phát mục
tiêu của nền kinh tế. Việc nghiên cứu lạm phát để có được những cái nhìn
khái quát nhất về lạm phát có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện cũng
như lựa chọn chính sách điều hành giúp có được nền kinh tế quốc dân ổn định
và phát triển bền vững. Do đó, việc phân tích được các yếu tố tác động đến
lạm phát và dự báo lạm phát giúp các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra
các chính sách phù hợp để bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo phát triển kinh
tế bền vững.
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận.
Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh
chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở
thành quốc gia thu nhập trung bình. Những năm đầu của giai đoạn 1996-2000,
tăng trưởng kinh tế đạt trên 9% (9,5% và 9,3% lần lượt vào các năm 1995 và
1996) và đây là những dấu mốc quan trọng cho thời kỳ kinh tế mới. Trong
giai đoạn 2000-2007, hàng năm, tỷ lệ lạm phát là khá thấp với mức trung bình
5,5% mỗi năm. Trong khi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng trưởng với
tốc độ trung bình 7% mỗi năm. Đây cũng là giai đoạn quan trọng trong nền
kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới được đánh dấu bằng
cột mốc Việt Nam gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2007. Điều này thể hiện
quan điểm mở trong hoạt động kinh tế của nền kinh tế Việt Nam đối với các
nước trên thế giới. Tuy nhiên, ngoài những mặt tích cực, sự mở cửa sâu rộng
của nền kinh tế cũng sẽ có những hạn chế nhất định và cũng có những ảnh
hưởng tiêu cực từ nền kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam. Những ảnh2
hưởng tiêu cực này là những thách thức rất lớn đối với các nhà hoạch định
chính sách và điều hành nền kinh tế vĩ mô trong nước. Cụ thể, lạm phát bắt
đầu có xu hướng tăng mạnh từ năm 2007 (12,63% so với cùng kỳ năm trước)
và năm 2008 (19,98% so với cùng kỳ năm trước) là năm lạm phát cao nhất kể
từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới. Trước tình hình đó, chính phủ Việt Nam
đã phải thực hiện chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT)
thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Lạm phát năm 2009 chỉ khoảng 6,5% và tăng
trưởng kinh tế năm 2009 thấp hơn nhiều so với kỳ vọng ban đầu, đạt khoảng
5,4% và không đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Do vậy, chính phủ đã
thực hiện kích thích tăng trưởng thông qua gói kích cầu. Các ngân hàng thiếu
tiền mặt đã tăng lãi suất tiền gửi để thu hút dòng tiền trong dân. Do đó nửa
cuối năm 2009 giá bắt đầu tăng trở lại kéo theo xu hướng tăng lạm phát trong
năm 2010 (11,9%) và trở nên nghiêm trọng trong năm 2011 (18,1%) hơn 2,5
lần so với mục tiêu ban đầu là 7% của Chính phủ. Trong năm 2011, trước
diễn biến lạm phát tăng cao, chính phủ đưa ra Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24
tháng 02 năm 2011 nhằm kiềm chế lạm phát, đây là một trong những chính
sách đặc biệt quan trong đối với mục tiêu kiểm soát và phát triển kinh tế.
Theo đó, lạm phát đã giảm đáng kể trong ba quý đầu của năm 2012 làm cho
lạm phát cả năm 2012 xuống còn 6,8% và năm 2013 lạm phát chỉ khoảng
6,6%. Từ năm 2014 đến nay, lạm phát đang có xu hướng ổn định, tuy nhiên,
chính phủ vẫn đang thực hiện các chính sách tài khóa và các chính sách tiền tệ
thận trọng để kiểm soát lạm phát và tránh sự bùng nổ lạm phát gây bất ổn
kinh tế vĩ mô.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----o0o----- LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỚI LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY Ngành: Kinh tế quốc tế HOÀNG TUẤN DŨNG Hà Nội - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -----o0o----- LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỚI LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9310106 Họ và tên Nghiên cứu sinh: Hoàng Tuấn Dũng Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS Doãn Kế Bôn Hà Nội - 2021 i LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng cảm ơn các thầy cô ở Khoa Kinh tế quốc tế, Khoa Sau đại học và các đơn vị có liên quan của Trường Đại học Ngoại thương đã quan tâm, tham gia góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thiện luận án. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS,TS Doãn Kế Bôn đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. Tôi chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân đã quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cung cấp tài liệu, thông tin về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, làm cơ sở quan trọng cho tôi nghiên cứu hoàn thành luận án. Tôi cũng gửi lời cảm ơn trân trọng tới tập thể lãnh đạo nơi tôi công tác đã quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận án. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã luôn quan tâm, cổ vũ, động viên, tiếp thêm nghị lực cho tôi để hoàn thành luận án này. Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2021 Hoàng Tuấn Dũng ii LỜI CAM ĐOAN Tôi là Hoàng Tuấn Dũng, tác giả luận án tiến sĩ “Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế tới lạm phát tại Việt Nam từ khi gia nhập WTO đến nay”. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu được nêu và trích dẫn trong luận án là chính xác và trung thực. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong các công trình khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Hoàng Tuấn Dũng iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................ ix PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 5 2.1 Mục đích .......................................................................................... 5 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 5 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................... 6 3.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 6 3.2 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 6 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 6 5. Những đóng góp mới của Luận án .......................................................... 8 5.1 Về mặt lý luận ................................................................................. 8 5.2 Về mặt thực tiễn .............................................................................. 8 6. Kết cấu của Luận án ................................................................................ 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI . 11 1.1 Các nghiên cứu về lạm phát ................................................................ 11 1.2 Các nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát ................. 13 1.3 Các nghiên cứu về các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến lạm phát ..................................................................................................... 18 1.4 Các nghiên cứu về dự báo lạm phát .................................................... 21 1.5 Khoảng trống nghiên cứu .................................................................... 27 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỂ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỚI LẠM PHÁT ............................... 29 iv 2.1 Tổng quan về lạm phát ........................................................................ 29 2.1.1 Khái niệm lạm phát .................................................................... 29 2.1.2 Phân loại lạm phát ..................................................................... 30 2.1.3 Đo lường lạm phát ..................................................................... 32 2.1.4 Nguyên nhân của lạm phát ........................................................ 36 2.1.5 Một số tác động cơ bản của lạm phát ........................................ 43 2.2 Cơ sở lý luận về các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ......................... 46 2.2.1 Khái niệm, cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế .............................. 46 2.2.2 Chủ trương của Đảng và quá trình hội nhập KTQT của Việt Nam .................................................................................................... 47 2.2.3 Một số yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ...................................... 49 2.3 Mô hình đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế đến lạm phát .............................................................................................. 61 2.3.1 Mô hình phân tích theo quan điểm trường phái Keynes ........... 61 2.3.2 Mô hình phân tích theo quan điểm trường phái tiền tệ ............. 66 2.3.3 Mô hình dự kiến ......................................................................... 70 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ CÁC YẾU TỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM ..................................................................................................... 71 3.1 Bối cảnh kinh tế của Việt Nam ........................................................... 71 3.2 Thực trạng lạm phát tại Việt Nam ...................................................... 77 3.3 Thực trạng các các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến lạm phát ............................................................................................................ 80 3.3.1 Hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư ......................................... 80 3.3.2 Tỷ giá VND/USD ........................................................................ 84 3.3.3 Lãi suất tiền gửi ......................................................................... 85 3.3.4 Giá dầu thế giới ......................................................................... 87 3.3.5 Giá hàng hoá nhập khẩu ............................................................ 89 v 3.3.6 Tốc độ tăng trưởng GDP ........................................................... 91 3.3.7 Cung tiền M2 .............................................................................. 92 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỚI LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM TỪ KHI GIA NHẬP WTO ĐẾN NAY VÀ MỘT SỐ DỰ BÁO .............................. 95 4.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 95 4.2 Biến số và nguồn số liệu ..................................................................... 97 4.3 Quy trình phân tích và dự báo ........................................................... 104 4.4 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát ở Việt Nam . 108 4.4.1 Các kết quả kiểm định .............................................................. 108 4.4.2 Kết quả ước lượng và thảo luận .............................................. 112 4.5 Dự báo cho lạm phát của Việt Nam .................................................. 128 CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN CÁC YẾU TỐ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM .............................................................................. 131 5.1 Bối cảnh trong nước và quốc tế ........................................................ 131 5.2 Định hướng và quan điểm kiểm soát lạm phát ................................. 135 5.3 Một số giải pháp tác động đến các yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam .............................................................. 140 PHẦN KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................... 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 150 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt AD Aggregate demand Tổng cầu ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á AS Aggregate Supply Tổng cung ASLR Long-run Aggregate Supply Tổng cung dài hạn ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CNTB Chủ nghĩa tư bản CNXH Chủ nghĩa xã hội CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dung CSTK Chính sách tài khóa CSTT Chính sách tiền tệ ER Exchange Rate Tỷ giá EU European Union Liên minh Châu Âu FED Federal Reserve System Cục dự trữ liên bang Mỹ FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GSO General Statistics Office Tổng cục Thống kê GUM General Unrestricted Model Mô hình không bị ràng buộc chung IC Intermediate cost Chi phí trung gian IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế IR Interest Rate Biến số lãi suất LP Lạm phát MAPE Mean Average Percent Error Phần trăm sai số tuyệt đối trung bình NHTW Ngân hàng trung ương NHNN Ngân hàng nhà nước NSNN Ngân sách nhà nước OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất OPEC Organization of the Petroleum Exporting Countries Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ PI Import Price Chỉ số giá nhập khẩu PPP Purchasing Power Parity Sức mua tương đương RMSE Root Mean Square Error Sai số toàn phương trung bình USD Đô la Mỹ VAR Vector Autoregression Mô hình tự hồi quy véc tơ vii VECM Vector Error Correction Model Mô hình vector hiệu chỉnh sai số WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế giới viii DANH MỤC CÁC BẢ ... /132828-VIETNAMESE-REVISED-Taking-Stock-December-2018- Vietnamese.pdf, truy cập ngày 24/12/2018. 37. World Bank (2021), Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% năm 2021, tại Kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng khoảng 4,8% năm 2021: WB (worldbank.org) truy cập ngày 24/9/2021 Tài liệu Tiếng Anh 37. Adria Morron Salmeron (2016), A brief history of inflation as a monetary phenomenon, Monthly Report, Macroeconomics Unit, Strategic Planning and Research Department, CaixaBank. 38. Akerlof (1996), GA, Dickens, WT&Perry, GL, The Macro economics of Low Inflation, Brookings Papers on Economics Activity, Vol. 1, pp. 1-76. 39. Alina Carare (2005), Implementing inflation targeting: Forecasting inflation, IMF Institute, Inflation targeting course September 2005. 40. Aleksejs Melihovs and Anna Zasova (2007), Estimation of the phillips curve for latvia, ISBN 9984-676-73-0. 155 41. Andrea Schaechter (2000), Adopting inflation targeting: Practical issues for emerging market countries, IMF Occasional Paper No. 2020, International Monetary Fund, Washington DC. 42. Ang, A., G. Bekaert, and M. Wei (2007), Do Macro Variables, Asset Markets, or Surveys Forecast Inflation Better?, Journal of Monetary Economics, 54, 1163- 1212. 43. Antoni Espasa and Rebeca Albacete (2004), Econometric modelling for short- term inflation forecacsting in the EMU, Spanish Ministry of Science and Technology, project BEC2002-03720. 44. Asian Development Bank (2004), “Vietnam economic growth to remain strong in 2004 and 2005”. 45. Asian Development Bank (2005). Outlook 2005 update, ADB. 46. Bagliano, F. C, Golinelli, R. and Morana. C (2002), ‘Core inflation in the Euro area’, Applied Economic Letters. 9, pp. 353-357. 47. Bagliano, F. C, Morana, Morana, C (2003), ‘A Common Trends model of UK core Inflation’, Empirical Economics, Vol. 28, pp. 157-72. 48. Ball and Laurence M (2006), Has Globalization Changed Inflation, NBER Working Paper 12687. 49. Ball, L. & Sheridan N. (2003), Does inflation targeting matter?, NBER Working paper, No. W9577. 50. Batini, N., and Laxton, D. (2005), Under what conditions can inflation targeting be adopted? The experience of emerging markets, Central bank of Chile, Working papers No. 406. 51. Bates, J.M. and Clive W.J.Granger (1969), ‘The Combination of Forecasts’, Operations Research Quarterly 20, 451-468. 52. Bernanke, B.S., J. Bovian and P. Eliasz (2005), ‘Measuring the effects of monetary policy: a factor-augmented vector autoregressive (FAVAR) approach’, Quarterly Jounrnal of Economics, 120: 387-422. 156 53. Bernoholz (2003), Monetary Regimes and Inflation: History, Economic and Political Relationships, Edward Elgar Publishing Limited. 54. Bill Greiner (2015), ‘Oil prices and the significant long lasting impact on the economy’, Forbes, BP (2013), Statistical review of world energy. 55. Bùi Thị Kim Thanh (2008), Inflation in Vietnam over the period 1990- 2007, Institute of social Studies. 56. Brito, Ricardo D., Brianne B. (2010), Inflation targeting in emerging economies: Panel evidence, Journal of Development Economics, no. 91, pp. 198 – 210. 57. Bryan, Michael F and Stephen G. Cecchetti (1994), ‘Measuring Core Inflation’, NBER Studies in Business Cycles, Volume 29, tr.195-215. 58. Callen T and Chang D (1999), Modeling and Forecasting Iflation in India, IMF, Working paper No.99/119 59. Camen, U (2006), Monetary Policy in Vietnam: The case of a Transition Country, BIS Working Paper No.31.Bank for international Sefflement, Basel. 60. Canova, Fabio (2007), ‘G-7 Inflation Forecasts: Random Walk, Phillips Curve, or What Else?’, Macroeconomic Dynamics 11, 1-30. 61. Central Bank of Iceland (2002), The inflation outlook has improved, but the economic contration seems to be deepening, Monetary Bulletin. 62. Charles Freedman and Inci Otker-Robe (2009), Country experiences with the introduction and implementation of inflation targeting, IMF working paper No. 09/161. 63. Chhibber, A. (1991), Africa’s Rising Inflation: Causes, Consequences, and Curse, WB Working Paper WPS 577, Washington D.C. WB 157 64. Cogley, T., & Sargent, T. J. (2005). Drifts and volatilities: monetary policies and outcomes in the post WWII US. Review of Economic dynamics, 8(2), 262-302. 65. Chris Gill, I. S., I. Izvorski, W. van Eeghen, D. D. Rosa (2014), Diversified development: making the most of natural resources in Eurasia. Europe and Central Asia Studies. World Bank, Washington, DC. 66. Chris Pederson (2014), 5 reasons oil prices are dropping, Dropping.html, truy cập ngày 22/01/2015. 67. DBS group research (2015), Japan: mixed impact of low oil price 68. E.L (2014), Why oil price is falling, The Economist số tháng 12/2014. 69. Engle, R. F., & Granger, C. W. (1987). Co-integration and error correction: representation, estimation, and testing. Econometrica: journal of the Econometric Society, 251-276. 70. Frederic S. Mishkin (2000), Inflation targeting in emerging market countries, Working paper 7618. 71. Gelenn D. Rudebusch, Lars E.O. Svensson (1999), Policy rules for inflation targeting, Monetary Policy Rules, Taylor, University of Chicago Press. 72. Goncalves, C.E. & Salles, J.M. (2008), Inflation targeting in emerging economies: What do the data say? Journal of Development Economics, No. 85, 2008, pp. 312 – 218. 73. Granger, C. W. J. (1969), ‘Investigating Causal Relations by Econometric Models and Cross-spectralMethods’, Econometrica. 37 (3): 424-438. 74. IMF (2003), Vietnam: Statistical Appendix, IMF Country Report No. 03/382, International Monetary Fund. 158 75. IMF (2006), Vietnam: Statistical Appendix, IMF Country Report No. 06/52, International Monetary Fund. 76. International Energy Agency (2014), Oil market report. 77. Ito, T., & Sato, K. (2007). Exchange rate pass-through and domestic inflation: A comparison between East Asia and Latin American countries. Research institute of Economy, Trade and Industry, RIETI Discussion Papers, 7040. 78. IMF (2003), Vietnam Article IV Consultaion, IMF Country Report No 03/308. 79. International Monetary Fund Country Report: Vietnam Article IV Consultation—Staff Report; Staff Statement; Public. 80. Information Notice on the Executive Board Discussion; and Statement by the Executive Director for Vietnam. 2001, 2003, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009. 81. Jongwanich, J., & Park, D. (2008). Inflation in developing Asia: pass‐through from global food and oil price shocks. Asian‐Pacific Economic Literature, 25(1), 79-92. 82. Johansen, S. (1991). Estimation and hypothesis testing of cointegration vectors in Gaussian vector autoregressive models. Econometrica: journal of the Econometric Society, 1551-1580. 83. Le Viet Hung and W. Pfau (2008), VAR Analysis of the Monetary Transmission Mechanismin Vietnam, 84. Lynn Doan & Daniel Mutaugh (2014), US getting rid of oil addiction as price plummets amid glut, truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2015, từ < getting-rid-of-oil-addiction-as-price-plummets-amid-glut>. 85. Mioh Song (2014), Lower oil prices – a boom for China’s economy, 159 truy câp ngày 28 tháng 12 năm 2014, từ < 11/28/c_133821067.html>. 86. OPEC (2014), Oil market monthly report, November 2014. 87. OPEC (2015), Oil market monthly report, January 2015. 88. Phelps, E (1967), Phillips Curves, Expectation of Inflation, and Optimal Inflation over Time, Economica, 135, 254-281. 89. Phillips, A (1958), The Relation between Unemployment and the Rate of Change of Money Wage Rates in the United Kingdom, 1861-1857, Economica, 25, 283-99. 90. Quah, D. ang Vahey. S.P. (1995), Measuring Core Inflation, The Economic Journal. 105, September: 1130-1144. 91. Reuters (2014), Europe could save up to $80 billion in energy imports as prices plunge, Europe energy imports tháng 10/2014. 92. Rystard Energy (2014), Global liquids cost curve: Shale is pushing out oil sands and arctic, offshore is still in the race. 93. Sargent, T (1971), A note on the "Accelerationist" Controversy, Journal of Money, Credit and Banking, 3, 721-725. 94. Sims, C.A (1986), Are Forecasting Models Usable for Policy Analysis?, Federal Bank of Minnea polis Quarterly Review 10, 2-16. 95. Sargent, T (1971), A note on the "Accelerationist" Controversy, Journal of Money, Credit and Banking, 3, 721-725. 96. Sims, C.A (1986), Are Forecasting Models Usable for Policy Analysis?, Federal Bank of Minnea polis Quarterly Review 10, 2-16. 97. SSI research (2014), Giá dầu giảm được xem như một khoản giảm thuế để hỗ trợ nền kinh tế. 98. Starley Karnow (1997), Vietnam is history, Penguin Books, New York. 99. Stock, JH & Mark W. Watson (2015), Core Inflation and Trend 160 Inflation, Princeton University. 100. Stock, JH & Watson, MW (1999), Forecasting Inflation, NBER Working Papers, no.7023, National Bureau of Economic Research. 101. Stock, JH & Watson, MW (2007), ‘Why Has U.S. Inflation Become Harder to Forecast?’, Journal of Money, Credit, and Banking, vol.39, pp.3-34. 102. Stock, JH & Watson, MW (2008), Phillips Curve Inflation forcasts, NBER working paper, no.14322. 103. Stock, JH., and M.W. Watson (2002), Forecasting Using Principal Components from a large Number of Predictors, Journal of the American Statistical Association 97: 1167-1179. 104. Stock, JH., and M.W. Watson (2003), Forecasting ouput and Inflation: The role of asset prices, Journal of Economic Literature 41: 788-829. 105. Tao Sun (2004), ‘Forecasting Thailand’s Core Inflation’, IMF working paper, wp/04/90. 106. Taghizadeh-Hesary, F., Yoshino, N., Mohammadi Hossein Abadi, M., & Farboudmanesh, R. (2016). Response of macro variables of emerging and developed oil importers to oil price movements. Journal of the Asia Pacific Economy, 21(1), 91-102. 107. Tom Helbling (2014), Cheaper Oil: Winners and Losers, The Economist, số tháng 10-2014. 108. Vo Tri Thanh, Dinh Hien Minh, Do Xuan Truong, Hoang Van Thanh and Pham Chi Quang (2001), Exchange Rate Arrangement in Vietnam: Information Content and Policy Options, East Asian Development Network (EADN), Individual Research Project. 109. Webb, Roy H. and Tazewell S. Rowe (1995), An Index of Leading Indicators for Inflation, Federal Reserve Bank of Richmond Economic 161 Quarterly 81(2), 75- 96. 110. World Bank (2015), Understanding the plunge in oil prices: Sources and implications, chapter 4, Global Economic Prospect 1/2015. 111. Wright, J. H. (2009). Forecasting US inflation by Bayesian model averaging. Journal of Forecasting, 28(2), 131-144. 112. Yasser Abdih, Ravi Balakrishnan, Baoping Shang (2016), What is Keeping U.S. Inflation Low: Insights from a Bottom-Up Approach, IMF working paper., WP/16/124. 113. Yoshino, N., & Taghizadeh-Hesary, F (2014), Economic impacts of oil price fluctuations in developed and emerging economies, IEEJ Energy Journal, 9(3), 58-75.
File đính kèm:
- luan_an_phan_tich_anh_huong_cua_cac_yeu_to_hoi_nhap_kinh_te.pdf
- Hoang Tuan Dung - Tom tat luan an TA.pdf
- Hoang Tuan Dung - Tom tat luan an TV.pdf
- Hoàng Tuấn Dũng - Thông tin tóm tắt điểm mới TA.pdf
- Hoàng Tuấn Dũng - Thông tin tóm tắt điểm mới TV.pdf
- Hoàng Tuấn Dũng - Trích yếu luận án TA.pdf
- Hoàng Tuấn Dũng - Trích yếu luận án TV.pdf