Luận án Pháp luật về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu

rộng ở nước ta hiện nay, đất đai không còn đơn thuần là không gian cư trú, là nguồn

tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng cho mỗi quốc gia, mà cao hơn, ý nghĩa sâu rộng

hơn, đất đai trở thành tài sản có giá trị lớn của quốc gia, chúng đai tham gia vào hầu

hết quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội và lịch sử. Đất đai là là sự kiện chính trị, pháp

lý quan trọng của đất nước, là hiện thân của chủ quyền quốc gia, dân tộc; là điều

kiện tiền đề không thể thiếu để hiện thực hóa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước. Ở phạm vi gần hơn, đất đai tham gia vào hầu hết các giao dịch dân sự,

thương mại trong nền kinh tế thị trường, chúng không chỉ bó hẹp ở những giao dịch

đơn lẻ bởi những chủ thể là hộ gia đình, cá nhân mà ngày càng phát triển đa dạng và

phong phú, mở rộng bởi nhiều thành phần kinh tế, bởi nhiều chủ thể trong nước và

nước ngoài. Với mỗi con người trong đời sống thường ngày, đất đai là nơi ăn, chốn

ở, là nguồn sống, nguồn việc làm, là phương thức tích lũy của cải bền vững; là

thành phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên môi trường sống trong lành cho

con người.

Vị trí và vai trò to lớn của đất đai như vậy nên bất kỳ nhà nước nào, với thể

chế chính trị ra sao, với cách thức thiết lập về sở hữu đất đai khác nhau như thế nào

thì cũng đều quan tâm, chú trọng tới vấn đề đất đai, xây dựng những cơ sở và căn

cứ pháp lý cụ thể, rõ ràng để quản lý tài sản quý giá này. Trong các cách thức quản

lý đất đai được ghi nhận ở phần lớn các quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng

hiện nay là xây dựng hệ thống địa bạ và hệ thống sổ sách nhằm quản lý và kiểm

soát đất đai và sự biến động của nó trong đời sống thực tế. Ở Việt Nam đăng ký đất

đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những nội dung quan

trọng không thể thiếu trong quản lý nhà nước về đất đai. Hoạt động đăng ký và cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với

đất có tầm quan trọng đặc biệt trong quản lý nhà nước về đất đai nhằm tạo lập hành

lang và an toàn pháp lý đối với các chủ thể có quyền sử dụng đất, giúp họ an tâm sử

dụng, đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý đất đai, đồng thời

sẽ giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể2

có liên quan. Kể từ khi Luật Đất đai năm 1987 được ban hành lần đầu tiên cho đến

nay là Luật Đất đai năm 2013, các quy định pháp luật về đăng ký và cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã

được hình thành, từng bước đổi mới, góp phần quan trọng trong việc tạo khuôn khổ

pháp lý cần thiết trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Theo đó, cũng đã có các bài viết, công trình khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến

sĩ luật học nghiên cứu, luận giải về sự điều chỉnh pháp luật về đất đai ở nước ta nói

chung và về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và tài sản khác gắn liền với đất nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các

quy định pháp luật này ở nước ta cho đến nay, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề lý

luận và thực tiễn, cần được tiếp tục luận giải nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi

khách quan mới đặt ra. Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là GCN) có

tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ sử

dụng đất và quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của quốc gia; đồng thời giúp cho người

dân yên tâm sản xuất và đầu tư phát triển trên mảnh đất đó. Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất là căn cứ pháp lý để người sử dụng đất yên tâm và mạnh dạn hơn khi

đầu tư cũng như sử dụng thửa đất của mình và cũng còn là công cụ pháp lý để người

sử dụng đất thực hiện các giao dịch đất đai cũng như các giao dịch bất động sản, góp

phần xây dựng và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh ở nước ta trong giai

đoạn hiện nay. Thực tế ở nước ta hiện nay cũng đã cho thấy: Việc đăng ký và cấp

giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với

đất còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và có nhiều rào cản; kết quả triển khai trên

thực tế không đạt được như kỳ vọng đặt ra. Cụ thể:

Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

chưa phản ánh được đầy đủ, chính xác, trung thực và minh định về hiện trạng hiện

hữu của đất và tài sản trên đất; chưa phản ánh được diễn biến của tình trạng biến

động đất đai trên thực tế. Đặc biệt là hoạt động đăng ký biến động đất đai chưa

được triển khai thường xuyên, liên tục và chưa phân định trách nhiệm của cơ quan

đăng ký với nghĩa vụ của người sử dụng đất và người có quyền sở hữu tài sản; cùng

với đó là hệ thống hồ sơ địa chính chưa được kiện toàn một cách thống nhất và3

đồng bộ trong phạm vi cả nước. Vì vậy, sự biến động lớn đất đai và tài sản trên đất

song không được đăng ký và cập nhật kịp thời, do đó, có sự sai số và biến động lớn

giữa thông tin trong hồ sơ quản lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền với hiện

trạng sử dụng đất trên thực địa. Việc tách giữa vấn đề đăng ký quyền sử dụng đất là

yêu cầu bắt buộc, nhưng đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với

đất không là bắt buộc đối với người có quyền sở hữu đang là rào cản cho việc xác

định rõ ràng và cụ thể về việc ai là người có quyền sở hữu; từ đó, gây khó khăn

trong việc giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế và xác định di sản thừa kế, xác

định tài sản vợ chồng khi giải quyết tranh chấp về chia tài sản khi vợ chồng ly hôn,

tranh chấp về tài sản giữa cha mẹ với con dâu và con rể, tranh chấp về các giao dịch

về chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản với lý do “chuyển nhượng đất mà

không bán nhà”.

pdf 166 trang kiennguyen 9722
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Pháp luật về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Pháp luật về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

Luận án Pháp luật về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
VIỆN HÀN LÂM 
 KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
TRẦN THỊ THU HÀ 
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN 
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở 
VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Hà Nội, năm 2021
VIỆN HÀN LÂM 
 KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
TRẦN THỊ THU HÀ 
PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN 
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở 
VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT 
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Ngành: Luật Kinh tế 
 Mã số: 9 38 01 07 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Nga 
Hà Nội, năm 2021
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ “Pháp luật về đăng ký và cấp giấy chứng 
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ 
thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số 
liệu và tài liệu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công 
trình nghiên cứu nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và 
tham chiếu đầy đủ. 
 Nghiên cứu sinh 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN 
ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................... 10 
1.1. Tình hình nghiên cứu về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .......................... 10 
1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ........................ 25 
1.3 Cơ sở lý thuyết .............................................................................................. 30 
1.4 Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 32 
1.5 Giả thuyết nghiên cứu: ................................................................................ 33 
Kết luận chương 1 ................................................................................................... 34 
Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY 
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ 
TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ 
VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ 
HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT ................................ 36 
2.1 Những vấn đề lý luận về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .......................... 36 
2.2. Những vấn đề lý luận về pháp luật về đăng ký và cấp giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất .......... 57 
Kết luận chương 2 ................................................................................................... 75 
Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY 
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DUNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ 
TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT VÀ THỰC TIỄN THỰC THI TẠI 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 78 
3.1. Thực trạng pháp luật về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 
đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất ...................................... 78 
3.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền 
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn 
Thành phố Hồ Chí Minh ................................................................................... 103 
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 128 
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ 
ĐẢM BẢO THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ VÀ CẤP GIẤY 
CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ 
TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT ............................................................. 130 
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật và đảm bảo thực thi pháp luật về đăng 
ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài 
sản khác gắn liền với đất .................................................................................. 130 
4.2. Giải pháp hoàn thiện và đảm bảo thực thi pháp luật về đăng ký và cấp 
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn 
liền với đất ........................................................................................................ 137 
Kết luận chương 4 ................................................................................................. 146 
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 153 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 161 
DANH MỤC BẢNG BIỂU 
Bảng 3.1. Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và 
tài sản khác gắn liền với đất (cấp lần đầu) đối với các tổ chức ................. 108 
Bảng 3.2. Tình hình thực hiện cấp lần đầu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 
quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các cá 
nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015 – 2018 ......................... 111 
Bảng 3.3. Tình hình thực hiện đăng ký biến động (cập nhật GCN gốc hoặc cấp 
GCN mới cho chủ mới) giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở 
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại Thành phố Hồ Chí Minh 
giai đoạn 2015 – 2018 ................................................................................ 113 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu 
rộng ở nước ta hiện nay, đất đai không còn đơn thuần là không gian cư trú, là nguồn 
tài nguyên mà thiên nhiên ban tặng cho mỗi quốc gia, mà cao hơn, ý nghĩa sâu rộng 
hơn, đất đai trở thành tài sản có giá trị lớn của quốc gia, chúng đai tham gia vào hầu 
hết quan hệ chính trị, kinh tế, xã hội và lịch sử. Đất đai là là sự kiện chính trị, pháp 
lý quan trọng của đất nước, là hiện thân của chủ quyền quốc gia, dân tộc; là điều 
kiện tiền đề không thể thiếu để hiện thực hóa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước. Ở phạm vi gần hơn, đất đai tham gia vào hầu hết các giao dịch dân sự, 
thương mại trong nền kinh tế thị trường, chúng không chỉ bó hẹp ở những giao dịch 
đơn lẻ bởi những chủ thể là hộ gia đình, cá nhân mà ngày càng phát triển đa dạng và 
phong phú, mở rộng bởi nhiều thành phần kinh tế, bởi nhiều chủ thể trong nước và 
nước ngoài. Với mỗi con người trong đời sống thường ngày, đất đai là nơi ăn, chốn 
ở, là nguồn sống, nguồn việc làm, là phương thức tích lũy của cải bền vững; là 
thành phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên môi trường sống trong lành cho 
con người. 
Vị trí và vai trò to lớn của đất đai như vậy nên bất kỳ nhà nước nào, với thể 
chế chính trị ra sao, với cách thức thiết lập về sở hữu đất đai khác nhau như thế nào 
thì cũng đều quan tâm, chú trọng tới vấn đề đất đai, xây dựng những cơ sở và căn 
cứ pháp lý cụ thể, rõ ràng để quản lý tài sản quý giá này. Trong các cách thức quản 
lý đất đai được ghi nhận ở phần lớn các quốc gia trên thế giới đã và đang áp dụng 
hiện nay là xây dựng hệ thống địa bạ và hệ thống sổ sách nhằm quản lý và kiểm 
soát đất đai và sự biến động của nó trong đời sống thực tế. Ở Việt Nam đăng ký đất 
đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những nội dung quan 
trọng không thể thiếu trong quản lý nhà nước về đất đai. Hoạt động đăng ký và cấp 
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với 
đất có tầm quan trọng đặc biệt trong quản lý nhà nước về đất đai nhằm tạo lập hành 
lang và an toàn pháp lý đối với các chủ thể có quyền sử dụng đất, giúp họ an tâm sử 
dụng, đầu tư, cải tạo nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hợp lý đất đai, đồng thời 
sẽ giúp cho Nhà nước quản lý chặt chẽ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể 
 2 
có liên quan. Kể từ khi Luật Đất đai năm 1987 được ban hành lần đầu tiên cho đến 
nay là Luật Đất đai năm 2013, các quy định pháp luật về đăng ký và cấp giấy chứng 
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã 
được hình thành, từng bước đổi mới, góp phần quan trọng trong việc tạo khuôn khổ 
pháp lý cần thiết trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. 
Theo đó, cũng đã có các bài viết, công trình khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến 
sĩ luật học nghiên cứu, luận giải về sự điều chỉnh pháp luật về đất đai ở nước ta nói 
chung và về đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà 
ở và tài sản khác gắn liền với đất nói riêng. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi các 
quy định pháp luật này ở nước ta cho đến nay, đã và đang đặt ra nhiều vấn đề lý 
luận và thực tiễn, cần được tiếp tục luận giải nhằm đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi 
khách quan mới đặt ra. Công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là GCN) có 
tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay để xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ sử 
dụng đất và quản lý chặt chẽ quỹ đất đai của quốc gia; đồng thời giúp cho người 
dân yên tâm sản xuất và đầu tư phát triển trên mảnh đất đó. Giấy chứng nhận quyền 
sử dụng đất là căn cứ pháp lý để người sử dụng đất yên tâm và mạnh dạn hơn khi 
đầu tư cũng như sử dụng thửa đất của mình và cũng còn là công cụ pháp lý để người 
sử dụng đất thực hiện các giao dịch đất đai cũng như các giao dịch bất động sản, góp 
phần xây dựng và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh ở nước ta trong giai 
đoạn hiện nay. Thực tế ở nước ta hiện nay cũng đã cho thấy: Việc đăng ký và cấp 
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với 
đất còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và có nhiều rào cản; kết quả triển khai trên 
thực tế không đạt được như kỳ vọng đặt ra. Cụ thể: 
 Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất 
chưa phản ánh được đầy đủ, chính xác, trung thực và minh định về hiện trạng hiện 
hữu của đất và tài sản trên đất; chưa phản ánh được diễn biến của tình trạng biến 
động đất đai trên thực tế. Đặc biệt là hoạt động đăng ký biến động đất đai chưa 
được triển khai thường xuyên, liên tục và chưa phân định trách nhiệm của cơ quan 
đăng ký với nghĩa vụ của người sử dụng đất và người có quyền sở hữu tài sản; cùng 
với đó là hệ thống hồ sơ địa chính chưa được kiện toàn một cách thống nhất và 
 3 
đồng bộ trong phạm vi cả nước. Vì vậy, sự biến động lớn đất đai và tài sản trên đất 
song không được đăng ký và cập nhật kịp thời, do đó, có sự sai số và biến động lớn 
giữa thông tin trong hồ sơ quản lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền với hiện 
trạng sử dụng đất trên thực địa. Việc tách giữa vấn đề đăng ký quyền sử dụng đất là 
yêu cầu bắt buộc, nhưng đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài ... nh hình thi hành 
Luật Kinh do nh bất động sản năm 2006, đề xuất xây dựng Luật Kinh do nh 
bất động sản (sử đổi . 
7. Chính phủ (ngày 24/10/2012), Tờ trình số 302 TTr-CP về dự án Luật Đất đ i 
(sử đổi . 
8. Nguyễn Thị Dung (1998), Quản lí Nhà nước về đất đ i thực trạng và giải 
pháp, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 
9. . Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 
XII, Hà Nội: Văn phòng Trung ương Đảng xuất bản. 
10. Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB 
Công an nhân dân, Hà Nội. 
11. Đại học luật Hà Nội (2016), Giáo trình Luật Đất đ i, NXB Công an nhân 
dân, Hà Nội. 
12. Nguyễn Ngọc Điện, Mối qu n hệ giữ đăng ký bất động sản và xác lập quyền 
đối với bất động sản, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số tháng 12/2006. 
 162 
13. Nguyễn Ngọc Điện (2007), “Đăng ký bất động sản và vấn đề xác lập, công 
nhận các quyền liên quan đến bất động sản”, Kỷ yếu Hội thảo Pháp luật về 
đăng ký bất động sản, Hà Nội. 
14. Nguyễn Ngọc Điện (tháng 11/2011), Đăng ký bất động sản tại Việt N m - 
Các vấn đề lý luận và thực tiễn, Tham luận tại Tọa đàm pháp luật về đăng ký 
bất động sản của Việt Nam và kinh nghiệm của CHLB Đức trong quá trình 
hoàn thiện do Bộ Tư pháp và Viện KAS tổ chức tại TP Hồ Chí Minh. 
15. Nguyễn Ngọc Điện và Đoàn Thị Phương Diệp (ngày 26/6/2014), Sự cần thiết 
vận dụng lý thuyết vật quyền vào pháp luật dân sự, Hội thảo khoa học góp ý 
sửa đổi Bộ luật Dân sự năm 2005, Trường Đại học kinh tế - luật thành phố Hồ 
Chí Minh tổ chức. 
16. Nguyễn Hữu Đính (2016) “Pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng 
đất và thực tiễn thi hành tại quận 12, thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc 
sĩ luật học – Trường Đại học Luật Hà Nội 
17. Trần Thị Thu Hà (2015)“Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ thực tiễn quận Phú 
Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ luật học - Học viện Khoa 
học xã hội 
18. Lê Hồng Hạnh (2008), “Đảm bảo sự thống nhất của pháp luật về đăng ký bất 
động sản”, Thống nhất pháp luật về đăng ký bất động sản, Kỷ yếu Hội thảo 
khoa học cấp bộ, Hà Nội. 
19. Phạm Thị Kim Hiền (2001), Đăng ký bất động sản - Thực tiễn và phương 
hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội. 
20. Nguyễn Văn Hồng (2007) “Đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
ở nước t - Lý luận và thực tiễn”, luận văn thạc sĩ luật học - Trường Đại học 
Luật Thành phố Hồ Chí Minh 
21. Trần Quang Huy (2005), Giáo trình Luật đất đ i, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 
22. Trần Quang Huy và Nguyễn Quang Tuyến chủ biên (năm 2009): Pháp luật về 
kinh do nh bất động sản, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. 
 163 
23. Hồ Quang Huy, 2015, Thực hiện pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất, 
quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ở Việt N m trong gi i đoạn hiện n y, 
Luận án tiến sĩ Luật học, Hà Nội: Học viện Khoa học xã hội. 
24. Phùng Văn Nghệ, L ch sử hình thành và phát triển ngành quản lý đất đ i Việt 
Nam, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Quản lý đất đai 
(www.điachinh.org). 
25. Nguyễn Thị Nhung (2017) “Những khó khăn, vướng mắc trong việc cấp Giấy 
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền 
với đất theo Luật Đất đ i năm 2013”,Tạp chí Nhà nước và Pháp luật. Số 
5/2017 
26. Nguyễn Thị Trà Mi, 2012, Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt N m, 
Luận văn Thạc sĩ, Khoa Luật, Hà Nội: Đại học Quốc gia Hà Nội. 
27. Đặng Thị Phượng (2016), “Đăng ký quyền sử dụng đất theo pháp luật Việt 
N m hiện n y”, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội 
28. Đặng Anh Quân, 2011, Hệ thống đăng ký đất đ i theo pháp luật đất đ i Việt 
N m và Thụy Điển, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 
29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1987), Luật Đất đ i 
năm 1987, Hà Nội. 
30. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1993), Luật Đất đ i 
năm 1993, Hà Nội. 
31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Những sử đổi 
cơ bản củ Luật Đất đ i năm 2003, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 
32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2003), Luật Đất đ i 
năm 2003, Hà Nội. 
33. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đ i năm 
2013, Hà Nội. 
34. Trương Hữu Quýnh (năm 2004), “Chế độ ruộng đất Việt Nam thế kỷ XI – 
XVIII”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 
35. Đặng Trường Sơn (năm 2009), Một số vấn đề lý luận về đăng ký bất động sản 
trong Luật Dân sự - Thực trạng và phương hướng hoàn thiện, Luận văn Thạc 
 164 
sĩ, ĐH Luật Hà Nội 
36. Phùng Trung Tập, 2014, Một số vấn đề lý luận về đăng ký tài sản tại Việt 
Nam, Hà Nội: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số chuyên đề tháng 10/2014. 
37. Lê Văn Thành (2012) “Áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước về đất đ i củ 
Ủy b n nhân dân ở thành phố Hồ Chí Minh hiện n y”, luận án tiến sĩ luật học - 
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh 
38. Lê Thị Quỳnh Trang (2016) “Pháp luật về về cấp Giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất và thực tiễn thi hành tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”, Luận văn 
thạc sĩ luật học – Trường Đại học Luật Hà Nội 
39. Nguyễn Quang Tuyến, 2003, Đ v pháp lý củ người sử dụng đất gi o trong 
các gi o d ch dân sự, thương mại về đất đ i, Bản tóm tắt Luận án tiến sĩ Luật 
học, Hà Nội: Trường Đại học Luật Hà Nội. 
40. Nguyễn Quang Tuyến (tháng 11/2006), Hệ thống pháp luật đất đ i Việt N m 
trong 20 năm Đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 87, Hà Nội. 
41. Lê Xuân Trường (2013), Pháp luật đất đ i về cấp giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất từ thực tiễn củ 
Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội 
42. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trình Đăng ký và Thống kê 
đất đ i, Hà nội: Nxb. Chính trị Quốc gia. 
43. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học 
:Luật Đất đ i, Luật L o động, Tư pháp quốc tế, Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, 
Hà Nội: Nxb. Công an nhân dân. 
44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật đất đ i, Hà Nội: Nxb. 
Tư pháp. 
45. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2008, Giáo trình Luật Hành chính, Hà 
Nội:.Nxb. Công an nhân dân. 
46. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2016, Giáo trình Luật Đất đ i (Tái bản lần thứ 
13), Hà Nội: Nxb. Công an Nhân dân. 
47. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, Giáo trình Luật Đất đ i 
(Tái bản lần thứ nhất), Hà Nội: Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. 
 165 
48. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường (2010), Giáo trình Đăng ký và 
Thống kê đất đ i. 
49. Viện Khoa học pháp lý (năm 2006), Từ điển Luật học, Hà Nội.: Nxb. Từ điển 
Bách khoa và Nxb. Tư pháp. 
50. Viện Khoa học pháp lý (2008), Tổng hợp kinh nghiệm củ một số quốc gi về 
đăng ký bất động sản - Chuyên đề pháp luật về đăng ký bất động sản - Thực 
trạng và một số giải pháp hoàn thiện, Hà Nội. 
51. Viện Kho học pháp lý, Bộ Tư pháp (2008 “Pháp luật về đăng ký bất động 
sản - Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện”, (Chuyên đề số 4 năm 2008 
52. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2010) “Cấp Giấy chứng nhận quyền sử 
dụng đất tại Việt N m - Thực trạng và một số vấn đề đặt r ”, (Chuyên đề số 1 
và số 2 năm 2010) 
53. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Đại từ điển Tiếng Việt, Hà Nội: Nxb. Văn hóa - 
Thông tin. 
54. Vũ Thị Hồng Yến (2013), Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy 
đ nh củ pháp luật dân sự Việt N m hiện hành, Luận án Tiến sỹ luật học, Đại 
học Luật Hà Nội. 
II. Tiếng nước ngoài 
55. Registration of real estates, Doing Business in 2006: Creating Jobs, 
Publication by IFC-World Bank (Đăng ký bất động sản, Ấn phẩm Môi 
trường kinh doanh năm 2006 do Ngân hàng Thế giới và Công ty tài chính 
quốc tế đồng xuất bản). 
56. An overview about immovable property law and Japanese Law on 
registration of immovable property, Prof. Matsumoto Tsuneo - Hitobashi 
University, 2007 (Khái quát về pháp luật bất động sản và Luật Đăng ký bất 
động sản của Nhật Bản của Giáo sư Matsumoto Tsuneo - Trường Đại học 
Hitobasi, năm 2007). 
57. Making the Law work for everybody - Commission for the Legal 
Empowerment of the Poor, 2008 (Pháp luật cho mọi người - Báo cáo của Ủy 
ban trao quyền pháp lý cho người nghèo, xuất bản năm 2008). 
 166 
58. Registration of immovable properties in France - Experience for Viet Nam - 
Mr. Olivier Goussard, Notary, 2008 (Đăng ký bất động sản của CH Pháp - 
Kinh nghiệm đối với Việt Nam của Ông Olivier Goussard - Công chứng viên 
CH Pháp, năm 2008). 
III. Tài liệu Internet 
59. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, nguồn truy cập 17:44 16/08/2017n 
viet-nam-450278.html 
60. Bob Arnot and John Meadows, “Reforming the Land Registration Process in 
Nigeria”. Trong: “Promoting Land Administration and Good Governance”, 
Hội thảo khu vực lần thứ 5 của FIG, tại Accra, Ghana, từ ngày 8-11/3, 2006, 
 Truy 
cập [20101020 10:09].) 
61. Cơ quan Đo đạc Đất đai quốc gia Thụy Điển, “The 2008 Annual Report”, 
_EN.pdf. Truy cập [2010102010:14]. 
62. Cơ quan Đo đạc Đất đai quốc gia Thụy Điển, “The 2009 Annual Report”, 
_EN.pdf#search='report'. Truy cập [20101020 10:15]. 
63. Cơ quan thuế quốc gia Thụy Điển, “Taxes in Sweden 2008”, Bản tóm tắt bằng 
tiếng Anh của Niên giám Thống kê thuế của Thụy Điển, 
0409.pdf. Truy cập [2010102010:11]. 
64. Cơ quan thuế quốc gia Thụy Điển, “Taxes in Sweden 2009”, Bản tóm tắt bằng 
tiếng Anh của Niên giám thống kê thuế của Thụy Điển, 
0410.pdf. Truy cập [2010102010:12]. 
65. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, nguồn truy cập 10:20 
21/07/2015 
vuong-mac-trong-qua-trinh-thi-hanh-luat-dat-dai-nam-2013-313383.html 
 167 
66. Hồ Quang Huy, 14/07/2016, Bàn về khái niệm đăng ký quyền sử dụng đất, 
tài sản gắn liền với đất”, 
trao-doi.aspx?ItemID=1993, 
67. Ủy ban Kinh tế về châu Âu của Liên Hiệp Quốc, “Guideline on Real Property Units 
and Identifiers”, New York và Geneva, 2004, ECE/HBP/135, tr. 2. 
truy cập [20101020 09:31]. 
68. Lisa Ting và Ian P. Williamson, “Cadastral Trends – A Synthesis”, The 
Australian Surveyor, Quyển 4, Số 1, 46–54 (1999), 
Synthesis.html. Truy cập [20101020 10:06]. 
69. Paul van der Molen, “Benchmarking the Cadastre in the Netherlands - Some 
General Considerations and the Case”. Trong: “Benchmarking Cadastral 
System”, biên soạn và hiệu chỉnh bởi Daniel Steudler và Jürg Kaufmann. 
Hội thảo lần thứ 7 của FIG về “Cadastre and Land Management”, Working 
Group 1998-2002 - Reforming the Cadastre, tháng 4/2002, xuất bản bởi 
International Federeation of Surveyors FIG, Đan Mạch, 
 BenchmarkingCadastralSystems.pdf. 
Truy cập [20101020 10:07]). 
70. Land Registration. PayrollHeaven.com. Payroll & Accounting Heaven Ltd. 
https://payrollheaven.com/define/land-registration/ (accessed: December 
11, 2020). 
71. Gardner, Simon. "Đạo luật đăng ký đất đai 2002 ở Anh – Một sự trình diễn trước 
công chúng” [The Land Registration Act 2002 – the Show on the Road], bài 
viết tạp chí, trên tập chí The Modern Law Review 77, no. 5, 2014: 763-79. Truy 
cập ngày 11/12/2020.  

File đính kèm:

  • pdfluan_an_phap_luat_ve_dang_ky_va_cap_giay_chung_nhan_quyen_su.pdf
  • jpgkl_thuha1.jpg
  • jpgkl_thuha2.jpg
  • pdfTT Eng TranThiThuHa.pdf
  • pdfTT TranThiThuHa.pdf
  • pdfTrichyeu_TranThiThuHa.PDF