Luận án Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Giáo dục pháp luật cho học sinh giữ vai trò vô cùng quan trọng nhằm tạo ra những công dân tương lai biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật để xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của dân, do dân và vì dân ở nước ta. Học sinh THPT là những công dân tương lai cần phải nắm vững pháp luật và thực hiện đúng pháp luật trong mọi hoạt động nhằm giữ vững kỷ cương, trật tự xã hội của nhà nước pháp quyền, vì vậy GDPL cho học sinh THPT vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ, nội dung giáo dục cần thiết của nhà trường THPT.

Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh THPT nói riêng giúp học sinh có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc chấp hành pháp luật, nhận diện được quy tắc hành vi ứng xử chấp hành pháp luật trong thế giới thật và thế giới ảo, có thái độ tích cực đối với việc học tập, rèn luyện để thực hiện đúng chuẩn mực pháp luật trong học tập, lao động, tham gia mạng xã hội và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày; tích cực tuyên truyền và lôi cuốn người khác cùng tham gia chấp hành pháp luật và đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi vi phạm pháp luật trong thực tế cuộc sống, qua đó tích cực tham gia đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật và trật tự an ninh, an toàn trong xã hội xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Để thực hiện được các mục tiêu trên, giáo dục pháp luật cho học sinh phải trở thành mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục cơ bản trong trường học, đồng thời phải có cơ chế quản lý các hoạt đó một cách hiệu quả.

 

docx 194 trang kiennguyen 19/08/2022 5480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Luận án Quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN NHÂN CHINH
QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TỈNH BẮC NINH TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG 
CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9140114
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Phạm Viết Vượng
2. PGS.TS Vũ Lệ Hoa
THÁI NGUYÊN - 2021 
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021
Tác giả
Nguyễn Nhân Chinh
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả luận án xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS.TS Phạm Viết Vượng và PGS.TS Vũ Lệ Hoa đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tác giả hoàn thành luận án này. 
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu, hoàn thành khóa học.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Tư Pháp, Công An tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo các Trường Trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh đã hỗ trợ tác giả khảo sát, lấy số liệu phục vụ cho luận án.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2021
Tác giả
Nguyễn Nhân Chinh
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SỐ TT
VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ
1
CB
Cán bộ
2
CBQL
Cán bộ quản lý
3
CNTT
Công nghệ thông tin
4
CMCN
Cách mạng công nghiệp
5
CSVC
Cơ sở vật chất
6
GD
Giáo dục
7
GV
Giáo viên
8
GDPL
Giáo dục pháp luật
9
HĐ GDPL
Hoạt động giáo dục pháp luật
10
HĐTN
Hoạt động trải nghiệm
11
HS
Học sinh
12
PB GDPL
Phổ biến giáo dục pháp luật
13
QL GDPL
Quản lý giáo dục pháp luật
14
QPAN
Quốc phòng an ninh
15
PL
Pháp luật
16
THPT
Trung học phổ thông
17
TNCSHCM
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
18
CNTT
Công nghệ thông tin
19
PP
Phương pháp
20
HTTC
Hình thức tổ chức
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. 	Xếp loại hạnh kiểm HSTHPT tỉnh Bắc Ninh năm học 2016 - 2017	59
Bảng 2.2. 	Xếp loại học lực học sinh THPT tỉnh Bắc Ninh năm học 2016 - 2017	60
Bảng 2.3. 	Thực trạng mức độ đạt được mục tiêu của giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông	64
Bảng 2.4. 	Đánh giá mức độ thực hiện nội dung giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc Ninh	67
Bảng 2.5. 	Đánh giá mức độ thực hiện phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc Ninh	69
Bảng 2.6. 	Đánh giá mức độ thực hiện hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT tỉnh Bắc Ninh	71
Bảng 2.7. 	Biểu hiện hành vi vi phạm pháp luật của học sinh THPT 	74
Bảng 2.8. 	Thuận lợi trong việc thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông	77
Bảng 2.9. 	Khó khăn trong thực hiện GDPL cho học sinh THPT 	79
Bảng 2.10. Thực trạng lập kế hoạch giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THPT tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư 	81
Bảng 2.11. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư	84
Bảng 2.12. Chỉ đạo thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh trường trung học phổ thông tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư	87
Bảng 2.13. Đánh giá về chỉ đạo thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THPT 	90
Bảng 2.14. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDPL cho học sinh các trường THPT	93
Bảng 3.1. 	Khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp	136
Bảng 3.2. 	Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp	138
Bảng 3.3a. Kết quả đánh giá kiến thức hiểu biết về pháp luật của giáo viên, cán bộ Đoàn trước thực nghiệm	142
Bảng 3.3b. Kết quả đánh giá năng lực thiết kế bài học và kịch bản HĐTN theo chủ đề GDPL của giáo viên, cán bộ Đoàn trước thực nghiệm	142
Bảng 3.4a. Kết quả khảo sát năng lực hiểu biết kiến thức về Luật An ninh mạng của giáo viên, cán bộ Đoàn	143
Bảng 3.4b. Kiểm định T -Test kết quả năng lực hiểu biết về Luật của GV, cán bộ Đoàn trước và sau thực nghiệm	144
Bảng 3.5a. 	Kết quả khảo sát năng lực thiết kế bài học, HĐTN	144
Bảng 3.5b. Kiểm định T - Test kết quả năng lực thiết kế bài học tích hợp và thiết kế HĐTN theo chủ đề GDPL trước và sau thực nghiệm	145
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. 	Nhận thức của CBQL, GV, CB đoàn thanh niên và của HS về ý nghĩa, vai trò của giáo dục pháp luật cho HS THPT	63
Biểu đồ 2.2. 	Mức độ thường xuyên tham gia của các lực lượng giáo dục trong hoạt động giáo dục pháp luật cho HS ở các trường THPT	73
Biểu đồ 2.3. Thuận lợi trong việc thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông	78
Biểu đồ 2.4. 	Khó khăn trong thực hiện công tác GDPL cho HS THPT	80
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục pháp luật cho học sinh giữ vai trò vô cùng quan trọng nhằm tạo ra những công dân tương lai biết sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật để xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của dân, do dân và vì dân ở nước ta. Học sinh THPT là những công dân tương lai cần phải nắm vững pháp luật và thực hiện đúng pháp luật trong mọi hoạt động nhằm giữ vững kỷ cương, trật tự xã hội của nhà nước pháp quyền, vì vậy GDPL cho học sinh THPT vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ, nội dung giáo dục cần thiết của nhà trường THPT.
Giáo dục pháp luật cho học sinh phổ thông nói chung và học sinh THPT nói riêng giúp học sinh có nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc chấp hành pháp luật, nhận diện được quy tắc hành vi ứng xử chấp hành pháp luật trong thế giới thật và thế giới ảo, có thái độ tích cực đối với việc học tập, rèn luyện để thực hiện đúng chuẩn mực pháp luật trong học tập, lao động, tham gia mạng xã hội và sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày; tích cực tuyên truyền và lôi cuốn người khác cùng tham gia chấp hành pháp luật và đấu tranh không khoan nhượng với những hành vi vi phạm pháp luật trong thực tế cuộc sống, qua đó tích cực tham gia đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật và trật tự an ninh, an toàn trong xã hội xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Để thực hiện được các mục tiêu trên, giáo dục pháp luật cho học sinh phải trở thành mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung giáo dục cơ bản trong trường học, đồng thời phải có cơ chế quản lý các hoạt đó một cách hiệu quả.
Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề giáo dục pháp luật cho người dân và thế hệ trẻ. Nghị quyết Đại hội XI Đảng ta khẳng định: “Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia cuộc vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên, xây dựng nếp sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong toàn xã hội” [24]. 
Ngày 20/11/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1928/QĐ-TTg về Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường”.
Ngày 16/11/2010, Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Tư pháp ban hành Thông tư Liên tịch số: 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP Hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường nhằm mục đích “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhà giáo và người học” [11]. 
Học sinh trung học phổ thông đang ở vào thời kỳ đầu của tuổi thanh niên, chuẩn bị bước vào cuộc sống lao động, hoặc học tập ở bậc cao hơn, các em dễ tiếp cận được nội dung giáo dục pháp luật tuy nhiên lại chưa đủ năng lực và ý chí kiên trì để chấp hành pháp luật vì vậy cần phải được giáo dục, tập luyện rèn luyện để chấp hành pháp luật một cách chuẩn mực. Trong giáo dục nhà trường kiến thức về pháp luật là một phần của học vấn và ý thức thực hiện pháp luật là một phẩm chất nhân cách quan trọng cần hình thành ở học sinh, nếu được giáo dục pháp luật ngay từ khi còn ngồi ghế trong nhà trường thì các em sẽ trở thành những công dân có ý thức tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước “dân giầu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”. 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0), đã đặt ra những vấn đề mới về chấp hành pháp luật và giáo dục pháp luật cho học sinh đặc biệt là vấn đề an ninh mạng và vấn đề sử dụng công nghệ số, vấn đề về tham gia mạng xã hội của học sinh hiện nay, công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, thanh, thiếu niên đang đứng trước nhiều thách thức mới. Bên cạnh những mặt tích cực do cách mạng công nghiệp đem lại, mặt trái của nó là tình trạng suy thoái đạo đức, vi phạm kỷ luật học đường, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng, người vi phạm trẻ hoá.
Ngày 30/3/2018, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký ban hành Quyết định số 1235/QĐ-BGDĐT về phê duyệt Đề án “Phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020”. Theo đó, đề án đã đề ra mục tiêu chung đến năm 2020 là: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và năng lực hành động của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, người lao động và học sinh, sinh viên trong công tác phòng ngừa tội phạm và phòng chống vi phạm pháp luật. Phòng ngừa hiệu quả, làm giảm tội phạm, vi phạm pháp luật trong học sinh, sinh viên, góp phần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.
Thực hiện Luật Phổ biến Giáo dục Pháp luật, thời gian qua công tác giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THPT đã được các nhà trường quan tâm, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau nên kết quả giáo dục chưa đạt được mục tiêu mong muốn, một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do một phần công tác quản lý chưa thực sự được coi trọng. 
Bắc Ninh là một tỉnh đồng bằng trù phú nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ giáp với Thủ đô Hà Nội. Với mật độ dân số cao, lại tập trung nhiều lao động trong và ngoài tỉnh (tại các khu công nghiệp), thuận lợi về giao thương, nên các quan hệ xã hội trong tỉnh phát triển rất mạnh mẽ, đa dạng nhưng phức tạp. Bắc Ninh hiện có 16 khu công nghiệp tập trung được thủ tướng phê duyệt, trong đó 10 khu công nghiệp cùng 62 làng nghề và 22 cụm công nghiệp đang hoạt động. 
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh ngày 31/8/2016 đã ra Nghi quyết số 04 - NQ/TV về việc “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016 - 2020”. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tỉnh, tuy nhiên hiện tượng vi phạm pháp luật vẫn có những diễn biến phức tạp, trong đó có một bộ phận không nhỏ đối tượng vi phạm pháp luật là học sinh THPT. Thực tế cho thấy việc giáo dục pháp luật cho học sinh các trường THPT còn nhiều bất cập, chưa đạt được kết quả mong muốn, một bộ phận học sinh nhận diện về pháp luật chưa đầy đủ, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao. Thực trạng này có nhiều nguyên nhân, một trong đó là có nguyên nhân là do công tác quản lý các hoạt động giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường THPT còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với yêu cầu đặt ra của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn vấn đề "Quả ...  THPT theo các mức độ sau:
Nội dung GDPL
Mức độ thực hiện
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa thực hiện
1.Giáo dục các vấn đề về đạo đức,lối sống liên quan đến quyền, bổn phận của học sinh trong nhà trường, gia đình và xã hội 
2.Giáo dục cho học sinh THPT về Luật GD, Điều lệ trường trung học; Nội quy, quy chế của nhà trường; Luật nghĩa vụ quân sự,
3.Giáo dục cho học sinh THPT về các vấn đề: An toàn giao thông; Trách nhiệm của công dân với tài nguyên môi trường; Trách nhiệm của công dân với vấn đề xây dựng bảo vệ tổ quốc, lao động, việc làm
4.Giáo dục luật an ninh mạng, công dân toàn cầu, vấn đề tham gia mạng xã hội, văn hóa mạng và an toàn thông tin, cho học sinh THPT
5.Giáo dục về những hiểu biết về chính trị: Hiến pháp và bộ máy nhà nước, Công dân với chủ quyền quốc gia; Công dân với một số vấn đề toàn cầu; Công dân với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
6.Giáo dục về một số những hiểu biết ban đầu liên quan đến các Luật kinh doanh thường gặp (Tiền tệ, Tiêu tiền thông minh, Kinh tế thị trường, Đạo đức kinh doanh, khởi nghiệp)
Câu 4: Em đánh giá mức độ thực hiện phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh của nhà trường THPT theo các mức độ nào sau đây?
Nhóm phương pháp GDPL
Mức độ thực hiện
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa thực hiện
1.Phương pháp thuyết phục (đàm thoại, tranh luận, nêu gương)
2.Phương pháp tổ chức hoạt động (giao công việc, tạo dư luận XH, tạo tình huống GD, phiên tòa giả định)
3.Phương pháp kích thích và điều chỉnh hành vi (thi đua, khen thưởng, trách phạt)
4 Các phương pháp khác
Câu 5: Em đánh giá mức độ thực hiện hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh của nhà trường THPT theo các mức độ nào sau đây ?
Hình thức tổ chức GDPL
Mức độ thực hiện
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa thực hiện
1.Tích hợp, lồng ghép thông qua hoạt động dạy học các môn học
2.Hoạt động trải nghiệm (sinh hoạt CLB pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn pháp luật)
3.Tổ chức hoạt động xã hội và sinh hoạt tập thể
4.Thông qua hoạt động tự giáo dục pháp luật
5.Giáo dục trực tuyến thông qua sử dụng mạng nội bộ nhà trường và mạng xã hội
Câu 6: Em cho biết có những lực lượng nào sau đây tham gia giáo dục pháp luật cho học sinh THPT? 
Nhà trường
Gia đình
Công an và cơ quan tư pháp
Đoàn thanh niên và các lực lượng xã hội
đ. Các lực lượng khác
Câu 7: Em hãy đánh giá về mức độ biểu hiện của những hiện tượng thể hiện những hành vi vi phạm pháp luật của học sinh trong nhà trường.
Các biểu hiện của hành vi 
vi phạm pháp luật
Mức độ thể hiện
Rất nhiều
Nhiều
ít
Chưa thể hiện
1.Vi phạm nội quy, quy chế trong học tập, kiểm tra, thi đánh giá kết quả học tập
2.Chưa thực hiện đúng quyền, bổn phận của trẻ em trong nhà trường, gia đình và xã hội
3.Vi phạm luật an ninh mạng, văn hóa mạng và an toàn thông tin
4.Uống rượu bia, say rượu bia và các chất gây kích thích thần kinh khi đến lớp
5.Nghiện hút ma túy, các chất gây nghiện
6.Vi phạm các quy định về an toàn giao thông
7.Vi phạm những hành vi không được làm của người học
8.Vi phạm Luật bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh
Chân thành cảm ơn em!
PHỤ LỤC 3
BẢNG HỎI PHỎNG VẤN CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN
Câu 1: Thầy (cô) cho biết về mức độ thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật của nhà trường như thế nào? Mục tiêu nào được thực hiện tốt? Mục tiêu nào thực hiện chưa tốt?
Câu 2: Thầy cô cho biết thầy (cô) và nhà trường đã thực hiện nội dung GDPL cho học sinh như thế nào? Nội dung nào đã thực hiện tốt và nội dung nào chưa thực hiện tốt?
Câu 3: Thầy cô cho biết thầy (cô) và nhà trường đã thực hiện phương pháp và hình thức tổ chức GDPL cho học sinh như thế nào? Thầy cô hãy đánh giá về mức độ thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức GDPL hiện nay của giáo viên và nhà trường?
Câu 4: Thầy (cô) và nhà trường gặp những thuận lợi và khó khăn nào trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT?
Câu 5: Thầy (cô) hãy đánh giá về công tác lập kế hoạch GDPL cho học sinh ở trường THPT nơi thầy cô quản lý hoặc công tác? 
Câu 6: Thầy (cô) hãy đánh giá về công tác tổ chức thực hiện kế hoạch GDPL cho học sinh ở trường THPT nơi thầy cô quản lý hoặc công tác? 
Câu 7: Thầy (cô) hãy đánh giá về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch GDPL cho học sinh ở trường THPT nơi thầy cô quản lý hoặc công tác? 
Câu 8: Thầy (cô) hãy đánh giá về công tác kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch GDPL cho học sinh ở trường THPT nơi thầy cô quản lý hoặc công tác? 
Câu 9: Quản lý giáo dục pháp luật ở trường thầy(cô) thường chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Yếu tố nào ảnh hưởng có tính chất quyết định? 
Trân trọng cảm ơn thầy(cô)!
PHỤ LỤC 4
	Câu 1: Xin thầy (cô) cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT sau đây bằng cách tích vào ô thích hợp ? 
Mức độ cần thiết của các biện pháp
TT
Biện pháp
Rất cần thiết
Cần thiết 
Không cần thiết
1
Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục về giáo dục pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
2
Xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật theo hướng tích hợp với kế hoạch giáo dục ở trường trung học phổ thông
3
Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công tác viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
4
Xây dựng hệ thống học liệu, tài liệu giáo dục pháp luật trực tiếp và trực tuyến để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật ở trường THPT
5
Phát triển môi trường giáo dục số và môi trường học tập Elerning nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục pháp luật ở trường THPT
6
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục pháp luật cho học sinh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
7
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật cho học sinh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Câu 2: Xin thầy(cô) cho biết ý kiến của mình về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục pháp luật cho học sinh ở trường THPT sau đây bằng cách tích vào ô thích hợp ? 
Mức độ khả thi của các biện pháp
TT
Biện pháp
Rất khả thi 
Khả thi 
Không khả thi 
1
Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục về giáo dục pháp luật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
2
Xây dựng, thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật theo hướng tích hợp với kế hoạch giáo dục ở trường trung học phổ thông
3
Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công tác viên trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
4
Xây dựng hệ thống học liệu, tài liệu giáo dục pháp luật trực tiếp và trực tuyến để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật ở trường THPT
5
Phát triển môi trường giáo dục số và môi trường học tập Elerning nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục pháp luật ở trường THPT
6
Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục pháp luật cho học sinh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
7
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục pháp luật cho học sinh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
PHỤ LỤC 5
NỘI DUNG THỰC NGHIỆM
Điều 3. Chính sách của Nhà nước về an ninh mạng 
1. Ưu tiên bảo vệ an ninh mạng trong quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ và đối ngoại. 2. Xây dựng không gian mạng lành mạnh, không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 3. Ưu tiên nguồn lực xây dựng lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng; nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ an ninh mạng và tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng; ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ để bảo vệ an ninh mạng. 4. Khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh mạng, xử lý các nguy cơ đe dọa an ninh mạng; nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng nhằm bảo vệ an ninh mạng; phối hợp với cơ quan chức năng trong bảo vệ an ninh mạng. 5. Tăng cường hợp tác quốc tế về:
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng 
1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
 a) Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này;
 b) Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; 
đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; 
e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. 
2. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. 
3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thông, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử của người khác.
 4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng. 
5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi. 6. Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này. 
Điều 9. Xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy. 
Điều 16. Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
 Điều 17. Phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.
Điều 18. Phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

File đính kèm:

  • docxluan_an_quan_ly_giao_duc_phap_luat_cho_hoc_sinh_trung_hoc_ph.docx
  • docxNguyễn Nhân Chinh_Tom tat luan an Tieng Anh.docx
  • docxNguyễn Nhân Chinh_Tom tat luan an Tieng Viet.docx
  • docxNguyễn Nhân Chinh_Trang thông tin luận án Tiếng Anh.docx
  • docxNguyễn Nhân Chinh_Trang thông tin luận án Tiếng Việt.docx
  • docxNguyễn Nhân Chinh_Trích yếu luận án.docx